intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

NGHIÊN CỨU SO SÁNH SƠ YẾU LÝ LỊCH PHÁP - VIỆT

Chia sẻ: Phạm Đức Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

209
lượt xem
27
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong hồ sơ xin việc, sơ yếu lý lịch là một trong những đòi hỏi bắt buộc của các nhà tuyển dụng. Chẳng phải ngẫu nhiên khi hiện nay có rất nhiều lớp học rèn luyện kĩ năng viết đơn xin việc, kĩ năng viết sơ yếu lý lịch và kĩ năng phỏng vấn. Từ đòi hỏi cấp thiết này, tôi đã nảy ra ý tưởng nghiên cứu về sự khác nhau giữa sơ yếu lý lịch tiếng Pháp và tiếng Việt. Hi vọng kết quả nghiên cứu này sẽ giúp cho các bạn sinh viên khoa Pháp soạn thảo...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: NGHIÊN CỨU SO SÁNH SƠ YẾU LÝ LỊCH PHÁP - VIỆT

  1. Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 NGHIÊN CỨU SO SÁNH SƠ YẾU LÝ LỊCH PHÁP - VIỆT. A COMPARASON FRENCH AND VIETNAMESE CURRICULUMS VITAES TRẦN THỊ HOÀNG OANH Lớp 04CNP03, Khoa tiếng Pháp, Trường Đại Học Ngoại Ngữ. GVHD: HỒ THỊ NGÂN ĐIỆP Khoa tiếng Pháp, trường Đại Học Ngoại Ngữ Đà Nẵng Tóm tắt Trong hồ sơ xin việc, sơ yếu lý lịch là một trong những đòi hỏi bắt buộc của các nhà tuyển dụng. Chẳng phải ngẫu nhiên khi hiện nay có rất nhiều lớp học rèn luyện kĩ năng viết đơn xin việc, kĩ năng viết sơ yếu lý lịch và kĩ năng phỏng vấn. Từ đòi hỏi cấp thiết này, tôi đã nảy ra ý tưởng nghiên cứu về sự khác nhau giữa sơ yếu lý lịch tiếng Pháp và tiếng Việt. Hi vọng kết quả nghiên cứu này sẽ giúp cho các bạn sinh viên khoa Pháp soạn thảo tốt một sơ yếu lý lịch tiếng Pháp khi có nhu cầu. Summary: In a job's application, profile a curriculum vitae is a compelling condition of recruiters. It is not accidental that a large number of classes are opened to train skills of writing an application, a curriculum vitae or reacting in an interview. From this essential requirement, an idea came up my mind, whech urges me to research the differences between French anh Vietnamese CV. In hopes that it might help students of French departement write a good French CV when necessary. 1.Mở đầu: Tìm kiếm một công việc luôn là câu hỏi đặt ra cho tất cả các bạn sinh viên sau khi ra trường. Trong thời kì toàn cầu hóa hiện nay, các bạn sinh viên có rất nhiều sự lựa chọn cho nghề nghiệp tương lai .Rất nhiều ngành nghề đa dạng để các bạn lựa chọn. Tuy nhiên rất nhiều bạn chưa có kĩ năng viết đơn xin việc hay sơ yếu lý lịch mà đó là những yêu cầu thiết yếu của các nhà tuyển dụng. Đơn xin việc đi kèm sơ yếu lý lịch dường như là chìa khóa trong quá trình tìm việc. Sơ yếu lý lịch cũng là ấn tượng đầu tiên của nhà tuyển dụng đối với ứng viên. Và nó cũng là một giấy tờ quan trọng trong hồ sơ dự tuyển. Từ niềm đam mê và đòi hỏi thực tế đó, tôi đã quyết định chọn đề tài nghiên cứu so sánh sơ yếu lý lịch Pháp - việt. Tôi hi vọng rằng kết quả nghiên cứu của tôi có thể giúp ít cho bản thân tôi và các bạn trong việc tìm kiếm nghề nghiệp tương lai sau này. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Tôi sẽ chọn ra 10 mẫu sơ yếu lý lịch tiếng Pháp và 10 sơ yếu lý lịch tiếng Pháp để phân tích. Tôi không chỉ chọn các mẫu trong sách báo mà sẽ tìm kiếm các mẫu các ứng viên đang giới thiệu để xin việc trên mạng. Thêm vào đó tôi sẽ đến các cơ quan có thẩm quyền xin các mẫu lý lịch đã có xác nhận hay xin bộ phận nhân sự của các cơ quan. Các mẫu lý lịch thực tế đó sẽ giúp cho bài nghiên cứu của tôi có giá trị, mang tính chính xác và tính ứng dụng cao. Ngoài ra, tôi sẽ tiến hành một cuộc điều tra để khảo sát sự hiểu biết của các bạn năm 4 khoa Pháp về việc soạn thảo sơ yếu lý lịch bằng tiếng Pháp. Từ đó, tôi có thể tìm ra các lỗi mà các bạn hay gặp phải và đưa ra những lời khuyên thiết thực 2. Nội dung: 2.1. Cơ sở lý thuyết: Trong phần này tôi sẽ tìm các các định nghĩa thật thuyết phục giúp ích cho việc nghiên cứu của tôi. Bao gồm các khái niệm: - Khái niệm văn bản. 391
  2. Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 - Khái niệm văn bản hành chính - Khái niệm sơ yếu lý lịch Ngoài ra trong phần này tôi còn giới thiệu các loại sơ yếu lý lịch đang thông dụng hiện nay. Các định nghĩa này được lấy từ sách báo tiếng Pháp và tiếng Việt. Điều này giúp cho tôi có cái nhìn tổng quát hơn về sơ yếu lý lịch của 2 nước. 2.2.Phương pháp tiến hành: 2.2.1. Phân tích 20 mẫu sơ yếu lý lịch của 2 nướcPháp và Việt 2.2.1.1. Nội dung và cách trình bày của một sơ yếu lý lịch tiếng Pháp. Một sơ yếu lý lịch thông thường gồm có 5 phần: - État civil, - Formation, - Expérience personnelle, - Compétence, - Centres d'intérêt. 2.2.1.2. Nội dung và cách trình bày của một sơ yếu lý lịch tiếng Việt. Một sơ yếu lý lịch tiếng Việt thông thường có 2 phần: - Phần giới thiệu về bản thân người khai lý lịch. - Phần giới thiệu về gia đình, họ hàng của người khai lý lịch. 2.2.1.3. So sánh từ vựng và câu sử dụng trong các sơ yếu lý lịch Pháp và Việt. 2.2.1.4. Một vài điểm khác biệt trong nội dung của sơ yếu lý lich Pháp và Việt Trong một sơ yếu lý lịch tiếng Pháp, người ta không ghi câu Quốc hiệu, không ghi đề mục "Sơ yếu lý lịch", không có sự xác nhận của chính quyền địa phương và không bao giờ người khai kí tên. Ngược lại, trong các sơ yếu lý lịch của người Việt luôn có đầy đủ các thông tin trên. 2.2.2. Phân tích kết quả điều tra. Qua điều tra cho thấy rất nhiều bạn đã từng viết một bản sơ yếu lý lịch trong khi học, nhưng do chưa áp dụng vào cuộc sống nên có thể quên cách viết, hay chưa nắm vững các thông tin yêu cầu, quên các nội dung cần viết trong một bản sơ yếu lý lịch tiếng Pháp. 2.2.3. Một số lời khuyên trong lúc soạn thảo một sơ yếu lý lịch bằng tiếng Pháp. Trong phần này tôi sẽ đưa ra một vài lời khuyên giúp các bạn thực hiện tốt một bản sơ yếu lý lịch bằng tiếng Pháp. Cụ thể: Một sơ yếu lý lịch tiếng Pháp thông thường được trình bày trên một mặt giấy A4. Trên đầu trang, các bạn không bao giờ ghi câu Quốc hiệu và không ghi đề mục “Curriculum vitae”. - Phần État civil: bạn ghi các thông tin cá nhân gồm tên họ, địa chỉ, số điện thoại liên lạc, e-mail, tuổi, tình trạng gia đình…Bên cạnh đó bạn dán 1 tấm anh 3×4 hoặc 4×6. Ảnh phải rõ ràng và chụp trong thời hạn không quá 6 tháng. - Phần Formation: Ghi lại quá trình học tập, nghiên cứu của bản thân theo trình tự các khoá học gần nhất rồi đến các khoá học trước hoặc ngược lại. - Phần Expérience personnelle: Như phần Formation, có thể ghi lại quá trình công tác của bản thân theo chức vụ gần đây nhất rồi đến các chức vụ đã làm trước kia hoặc ngược lại. Thông thường trong 2 phần kể trên, người viết hay chọn theo cách viết các khoá đào tạo, các chức vụ đã làm gần nhất trước. - Phần Compétence: ghi lại thông tin về các ngoại ngữ, các kĩ thuật về tin học hay một vài kĩ năng lặt vặt mà bạn biết (ví dụ biết lái xe ôtô). 392
  3. Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 - Phần Centre d’intérêt: trong phần này bạn nêu các sở thích hay đam mê cá nhân. Chú ý đừng ghi những sở thích quá tẻ nhạt mà phải chọn lựa. Nhiều lúc một sở thích hay một đam mê của bạn lại là điều gây chú ý cho các ông chủ và là nguyên nhân ảnh hưởng không nhỏ đến sự được tuyển dụng của bạn. Cuối bản sơ yếu lý lịch bạn không bao giờ kí tên họ của mình và không cần sự xác nhận của chính quyền địa phương. 3. Kết luận: Từ kết quả nghiên cứu có thể kết luận giữa sơ yếu lý lịch Pháp và Việt có rất nhiều sự khác biệt rõ rệt. Các sơ yếu lý lịch của nước Pháp rõ ràng, đơn giản hơn và chỉ viết về bản thân của người khai lý lịch. Ngược lại, sau khi nghiên cứu có thể thấy sơ yếu lý lịch của Việt Nam rất dài. Ngoài việc phải khai nhiều thông tin về bản thân, còn phải khai thêm các mối quan hệ gia đình, họ hàng. Việc nghiên cứu còn có thể giúp các bạn sinh viên tìm ra các lỗi các bạn hay mắc phải trong lúc soạn thảo một lý lịch. Cuối cùng là nó giúp cho các bạn có thế viết đúng và đầy đủ nội dung của một sơ yếu lý lịch bằng tiếng Pháp. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Michelle fayet, Aline imbert, Nishimata (1991), Le francais commercial, Dunod, Paris. [2] Anatole Bloom Field, Beatrice Tauzin (2001), Affaires à suivre, Hachette livre, Vanves. [3] Marie-Odile Sanchez Macagno (1997), Faire des affaires en francais, Hachette livre, Vanves. [4] Christiane Descotes-Genon (7/1992), La Voyagerie, Campus international de l'université de Toulon-Var. [5] Thérèse de Cheriseu, Véronique Kempf(2004), 500 letrre pour tous les jours. 393
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1