intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu sự biến đổi khoảng QT ở bệnh nhân xơ gan

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

44
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết nghiên cứu khoảng QT trên điện tim thường quy ở 60 bệnh nhân (BN) xơ gan có so sánh với nhóm chứng là 30 người bình thường. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu sự biến đổi khoảng QT ở bệnh nhân xơ gan

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2013<br /> <br /> NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI KHOẢNG QT Ở BỆNH NHÂN XƠ GAN<br /> Dương Quang Huy*; Hoàng Đình Anh*<br /> TÓM TẮT<br /> Nghiên cứu khoảng QT trên điện tim thường quy ở 60 bệnh nhân (BN) xơ gan có so sánh với<br /> nhóm chứng là 30 người bình thường, chúng tôi nhận thấy:<br /> - Khoảng QTc ở BN xơ gan là 430,43 ± 31,05 ms, cao hơn so với nhóm người bình thường và<br /> kéo dài dần theo mức độ suy chức năng gan.<br /> - 30,0% BN xơ gan có khoảng QTc kéo dài.<br /> - Tỷ lệ BN xơ gan có khoảng QTc kéo dài tăng dần theo mức độ xơ gan (42,9%; 26,9% và 15,4%<br /> theo thứ tự tương ứng với Child A, Child B và Child C, p < 0,05).<br /> * Từ khóa: Xơ gan; Khoảng tâm thu.<br /> <br /> CHANGE OF THE QT INTERVAL IN PATIENTS WITH CIRRHOSIS<br /> summary<br /> The study of QT interval was carried out on 60 cirrhotic patients without overt heart disease and<br /> 30 control subjects. The results showed that:<br /> - QTc interval in patients with cirrhosis was 430,43 ± 31,05 ms, significantly longer than that in<br /> control group and paralleled the severity of the disease.<br /> - 30% of cirrhotic patients had QTc interval prolongation.<br /> - The percentage of cirrhosis with long QTc duration rosed from class A to C of the Child - Pugh<br /> classification (15,4%, 26,9% and 42,9%, respectively).<br /> * Key words: Cirrhosis; QT interval.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Xơ gan là bệnh lý khá phổ biến trên thế<br /> giới với tỷ lệ tử vong tương đối cao vì nhiều<br /> biến chứng nặng như xuất huyết tiêu hóa<br /> do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản, hôn mê gan,<br /> hội chứng gan thận, ung thư gan… Theo số<br /> liệu thống kê của WHO (1980 - 2002) ở 41<br /> quốc gia, tỷ lệ tử vong do xơ gan dao động<br /> từ 40 - 70 trường hợp/100.000 dân [3].<br /> Một trong những nguyên nhân tử vong<br /> khác cũng được Day PC và CS (1993) [4] đề<br /> <br /> cập ở BN xơ gan do rượu, sau đó là<br /> Mohamed R (1996) [5]. Ở BN bệnh gan<br /> giai đoạn cuối cần ghép gan là kéo dài<br /> khoảng QT trên điện tim. Kéo dài khoảng<br /> QT là cơ sở dẫn đến những rối loạn nhịp<br /> tim nặng và làm gia tăng nguy cơ đột tử ở<br /> BN xơ gan. Tuy nhiên, vấn đề này ở Việt Nam<br /> hiện còn chưa được quan tâm và chưa có<br /> nghiên cứu nào đề cập đến. Vì vậy, chúng<br /> tôi tiến hành đề tài nghiên cứu với mục<br /> tiêu: Đánh giá sự biến đổi khoảng QT ở BN<br /> xơ gan.<br /> <br /> * Bệnh viện 103<br /> Chịu trách nhiệm nội dung khoa học: GS. TS. Nguyễn Văn Mùi<br /> PGS. TS. Trần Việt Tú<br /> <br /> 92<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2013<br /> <br /> ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br /> * Nhóm nghiên cứu: 60 BN xơ gan điều<br /> trị nội trú tại Khoa Nội Tiêu hóa, Bệnh viện<br /> 103 từ tháng 02 - 2012 đến 06 - 2012.<br /> Chẩn đoán xơ gan khi lâm sàng và xét<br /> nghiệm có đủ 2 hội chứng kinh điển là suy<br /> chức năng gan và tăng áp lực tĩnh mạch<br /> cửa cùng với những thay đổi hình thái gan<br /> trên siêu âm gan.<br /> Loại khỏi nhóm nghiên cứu những trường<br /> hợp xơ gan kèm ung thư biểu mô tế bào<br /> gan, BN đang có biến chứng nặng như xuất<br /> huyết tiêu hóa, đang sử dụng thuốc ảnh<br /> hưởng đến khoảng QT và gây rối loạn nhịp<br /> tim như thuốc chẹn β, thuốc lợi tiểu… hoặc<br /> có các bệnh lý tim mạch, hô hấp, nội tiết<br /> kèm theo.<br /> * Nhóm chứng: 30 người khỏe mạnh,<br /> không có bệnh lý gan mật, tim mạch, hô hấp,<br /> nội tiết, phân bố tuổi giới tương đương với<br /> nhóm bệnh.<br /> 2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br /> - Nghiên cứu mô tả cắt ngang.<br /> - Tất cả BN chọn vào nghiên cứu được<br /> khám lâm sàng và chỉ định xét nghiệm cận<br /> lâm sàng cần thiết để xác định hội chứng<br /> suy chức năng gan và tăng áp lực tĩnh<br /> mạch cửa. Phân loại xơ gan theo phân loại<br /> của Child - Pugh (1972).<br /> - Xác định khoảng QT: tất cả các đối<br /> tượng nghiên cứu được ghi điện tim bằng<br /> máy điện tim 3 cần NihonKohden (Nhật<br /> Bản) tại Khoa Chẩn đoán Chức năng, Bệnh<br /> viện 103 vào buổi sáng sau khi nghỉ ngơi ít<br /> nhất 30 phút. Ghi 12 đạo trình cơ bản (DI,<br /> DII, DIII, aVR, aVL, aVF, V1, V2, V3, V4,<br /> V5, V6), mỗi đạo trình ghi ít nhất 4 nhịp cơ<br /> sở, tốc độ ghi 25 mm/giây. Đo khoảng QT<br /> <br /> (từ điểm bắt đầu của phức bộ QRS đến<br /> điểm cuối sóng T) ở 3 chu kỳ liên tiếp, lấy<br /> trung bình.<br /> Tính khoảng QTc (corrected - QT: QT<br /> hiệu chỉnh theo nhịp tim) theo công thức<br /> của Bazett [1]: QTc (ms) = QT (ms) /RR1/2<br /> (s). Khoảng QTc kéo dài khi ≥ 440 ms [1].<br /> - Xử lý số liệu nghiên cứu theo phương<br /> pháp thống kê y sinh học, chương trình SPSS<br /> 16.0.<br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br /> BÀN LUẬN<br /> Bảng 1: Đặc điểm tuổi, giới của nhóm<br /> nghiên cứu và nhóm chứng.<br /> NHÓM CHỨNG<br /> (n = 30)<br /> <br /> Giới<br /> <br /> NHÓM<br /> NGHIÊN CỨU<br /> (n = 60)<br /> <br /> p<br /> <br /> n<br /> <br /> Tỷ lệ %<br /> <br /> n<br /> <br /> Tỷ lệ %<br /> <br /> Nam<br /> <br /> 26<br /> <br /> 86,7<br /> <br /> 54<br /> <br /> 90,0<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Nữ<br /> <br /> 4<br /> <br /> 13,3<br /> <br /> 6<br /> <br /> 10,0<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Tuổi trung bình<br /> <br /> 53,6 ± 10,4<br /> <br /> 55,4 ± 13,6<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Không có sự khác biệt về tuổi, giới ở<br /> nhóm nghiên cứu và nhóm chứng. Đa số BN<br /> xơ gan trong nghiên cứu là nam giới (90,0%).<br /> Bảng 2: Các căn nguyên và phân loại<br /> xơ gan.<br /> n<br /> <br /> Căn nguyên<br /> <br /> Phân độ gan<br /> <br /> %<br /> <br /> Nhiễm virut (B, C)<br /> <br /> 15<br /> <br /> 25,0<br /> <br /> Rượu<br /> <br /> 40<br /> <br /> 66,7<br /> <br /> Rượu và virut<br /> <br /> 5<br /> <br /> 8,3<br /> <br /> Child A<br /> <br /> 13<br /> <br /> 21,7<br /> <br /> Child B<br /> <br /> 26<br /> <br /> 33,3<br /> <br /> Child C<br /> <br /> 21<br /> <br /> 35,0<br /> <br /> 66,7% BN xơ gan có tiền căn lạm dụng<br /> rượu, chỉ có 25% nhiễm virut B và/hoặc C.<br /> Mức độ xơ gan đa số là Child - Pugh B và<br /> C (68,3%).<br /> <br /> 93<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2013<br /> <br /> Bảng 3: Tần số tim, thời khoảng QT và<br /> QTc ở BN xơ gan so với nhóm chứng.<br /> NHÓM CHỨNG<br /> (n = 30)<br /> <br /> NHÓM XƠ GAN<br /> (n = 60)<br /> <br /> Bảng 4: Tần số tim, thời khoảng QT và<br /> QTc ở BN xơ gan theo mức độ xơ gan.<br /> MỨC ĐỘ XƠ GAN<br /> <br /> p<br /> <br /> p<br /> <br /> Tần số tim<br /> (ck/phút)<br /> <br /> 70,34 ± 10,45<br /> <br /> QT (ms)<br /> <br /> 370,73 ± 15,43 391,40 ± 44,43 < 0,05<br /> <br /> QTc (ms)<br /> <br /> 405,96 ± 18,56 430,43 ± 31,05 < 0,001<br /> <br /> QTc ≥ 440 ms<br /> <br /> 2 (6,7%)<br /> <br /> 83,70 ± 15,12<br /> <br /> 18 (30,0%)<br /> <br /> < 0,05<br /> <br /> < 0,01<br /> <br /> Ở BN xơ gan, khoảng QT và QTc kéo<br /> dài hơn rõ so với nhóm chứng, sự khác biệt<br /> có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) (QTc là thời<br /> khoảng đã được hiệu chỉnh theo tần số tim,<br /> do đó có thể đánh giá chính xác hơn thời<br /> gian tâm thu điện học của 2 tâm thất). Kết<br /> quả của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu<br /> của Bernardi M. (1998) [2] và Zamirian M<br /> (2012) [6]. Các tác giả cho rằng, khoảng QT<br /> kéo dài ở BN xơ gan là do kết hợp của<br /> nhiều yếu tố như: những bất thường điện<br /> giải (K+, Ca+), do cường aldosterol thứ phát<br /> và hoạt hóa hệ RAA, tình trạng tổn thương<br /> cơ tim do rượu (66,7% BN xơ gan trong<br /> nghiên cứu do rượu), mất cân bằng trong<br /> hoạt động của hệ thần kinh giao cảm…<br /> Đặc biệt, 18 BN xơ gan (30,0%) có khoảng<br /> QTc kéo dài, trong khi chỉ có 2 BN ở nhóm<br /> chứng. Nghiên cứu của Bernardi M (1998)<br /> [2] cũng cho kết quả: 46,8% BN xơ gan có<br /> khoảng QTc kéo dài. Theo dõi trung bình 19<br /> tháng (2 - 33 tháng), có tới 56,7% BN tử<br /> vong, cao hơn so với nhóm có khoảng QTc<br /> bình thường. Như vậy, khoảng QT kéo dài<br /> là một dấu hiệu tiên lượng nặng cho BN xơ<br /> gan, đòi hỏi phải được điều chỉnh kịp thời,<br /> nhất là tránh sử dụng những thuốc có thể<br /> gây kéo dài hơn khoảng QT.<br /> <br /> 94<br /> <br /> (n = 13)<br /> <br /> (n = 26)<br /> <br /> (n = 21)<br /> <br /> 79,46 ±<br /> 11,93<br /> <br /> 82,85 ±<br /> 15,08<br /> <br /> 87,38 ±<br /> 14,45<br /> <br /> QT (ms)<br /> <br /> 383,85 ±<br /> 48,80<br /> <br /> 393,27 ±<br /> 41,58<br /> <br /> 393,76 ± > 0,05<br /> 46,77<br /> <br /> QTc (ms)<br /> <br /> 422,62 ±<br /> 19,04<br /> <br /> 430,04 ±<br /> 30,32<br /> <br /> 435,76 ± > 0,05<br /> 37,24<br /> <br /> QTc ≥ 440 ms<br /> <br /> 2 (15,4%)<br /> <br /> 7 (26,9%) 9 (42,9%) < 0,05<br /> <br /> Tần số<br /> (ck/phút)<br /> <br /> tim<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Khoảng QT và QTc kéo dài dần theo<br /> mức độ nặng của tình trạng suy chức năng<br /> gan, nhưng sự khác biệt chưa có ý nghĩa<br /> thống kê. Tuy nhiên, 42,9% BN xơ gan<br /> Child C có kéo dài khoảng QTc, trong khi ở<br /> nhóm xơ gan Child B và Child A, tỷ lệ này<br /> thấp hơn nhiều (26,9%, 15,4%), p < 0,05,<br /> tương tự như kết quả của nhiều nghiên cứu<br /> khác [2, 6]. Như vậy, có mối liên quan giữa<br /> khoảng QTc và mức độ suy chức năng gan,<br /> khi suy chức năng gan càng nặng, những<br /> nguy cơ về rối loạn nhịp tim trên nền QTc<br /> bất thường sẽ càng cao, do đó, cần phát<br /> hiện và điều trị kịp thời, nhất là ở những BN<br /> xơ gan Child C.<br /> KẾT LUẬN<br /> Nghiên cứu khoảng QT trên điện tim<br /> thường quy ở 60 BN xơ gan, chúng tôi có<br /> một số kết luận:<br /> - Khoảng QTc ở BN xơ gan là 430,43 ±<br /> 31,05 ms, cao hơn so với nhóm người bình<br /> thường và kéo dài dần theo mức độ xơ gan.<br /> - 30,0% số BN xơ gan có khoảng QTc<br /> kéo dài.<br /> - Tỷ lệ BN xơ gan có khoảng QTc kéo<br /> dài tăng dần theo mức độ xơ gan (42,9%;<br /> 26,9% và 15,4% theo thứ tự tương ứng với<br /> Child A, Child B và Child C, p < 0,05).<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2013<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1. Bazett HC. An analysis of the time<br /> relations of electrocardiography. Heart. 1920, 7,<br /> pp.353-370.<br /> 2. Bernardi M, Calandra S, et al. QT interval<br /> prolongation in cirrhosis: Prevalence, relationship<br /> with severity and etiology of the disease and<br /> possible pathogenetic factors. Hepatology. 1998,<br /> 27 (1), pp.28-34.<br /> 3. Bosetti C, et al. Worldwide mortality from<br /> cirrhosis: An Update to 2002. J Hepatol. 2007,<br /> 46 (5), pp.827-839.<br /> <br /> 4. Day PC, James FWO, et al. QT prolongation<br /> and sudden cardiac death in patients with alcoholic<br /> liver disease. Lancet. 1993, 341, pp.1423-1428.<br /> 5. Mohamed R, Forsey PR et al. Effect of<br /> liver transplantation on QT interval prolongation<br /> and autonomic dysfunction in end-stage liver<br /> disease. Hepatology. 1996, 23, pp.1128-1134.<br /> 6. Zamirian M, Tavassoli M. Corrected-QT<br /> interval and QT dispersion in cirrhotic patients<br /> before and after liver transplantation. Arch Iran<br /> Med. 2012, 15 (6), pp.375-377.<br /> <br /> Ngµy nhËn bµi: 11/9/2012<br /> Ngµy giao ph¶n biÖn: 28/11/2012<br /> Ngµy giao b¶n th¶o in: 28/12/2012<br /> <br /> 95<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2013<br /> <br /> 96<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1