intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu sự đột biến vùng D-loop của hệ gen ty thể ở người tiếp xúc nghề nghiệp với bức xạ ion hóa liều thấp

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

39
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong nghiên cứu này, giới thiệu đến bạn kết quả phát hiện một số loại hình đột biến xảy ra ở vùng D-loop trên một số đối tượng trong số 40 đối tượng tiếp xúc với bức xạ ion hóa trong lao động nghề nghiệp, cảnh báo cần nâng cao an toàn lao động trong môi trường bức xạ ion hóa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu sự đột biến vùng D-loop của hệ gen ty thể ở người tiếp xúc nghề nghiệp với bức xạ ion hóa liều thấp

Tổng quan<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010<br /> <br /> NGHIÊN CỨU SỰ ĐỘT BIẾN VÙNG D-LOOP<br /> CỦA HỆ GEN TY THỂ Ở NGƯỜI TIẾP XÚC NGHỀ NGHIỆP<br /> VỚI BỨC XẠ ION HÓA LIỀU THẤP<br /> Nguyễn Hữu Nghĩa*, Đặng Trần Trung*, Phạm Xuân Mai*, Đái Duy Ban**, Lờ Thanh Hòa**,<br /> Nguyễn Thị Bích Nga**<br /> SUMMARY<br /> ANALYSIS OF MUTATIONS IN MITOCHONDRIAL D-LOOP REGION INDUCED BY RADIATION<br /> IN OCCUPATIONAL WORKERS IN VIETNAM<br /> Nguyen Huu Nghia, Dang Tran Trung, Pham Xuan Mai, Dai Duy Ban, Le Thanh Hoa,<br /> Nguyen Thi Bich Nga * Y Hoc TP. Ho Chi Minh – Vol.14 - Supplement of No 4 – 2010 : 3 - 9<br /> Genetic marker for mitochondrial D-loop region (of 369-370 bp in size) from blood isolates of 40<br /> occupational workers frequently exposed to radiation was obtained and comparatively analyzed with<br /> D-loop sequence from Chinese breast cancer patient, and normal humans including Kinh (Vietnam),<br /> Han and Chinese (China), Fillipino (Asia) and Morrocian (Africa). As results, it revealed that there<br /> are 40 nucleotide mutations among the isolates compared, of which, apart from variations resulting<br /> from polymorphism common among human clades, many are originated from mutated DNA<br /> synthesis due to affection of radiation or cancer. Majority of 40 studied humans have point-mutations<br /> dominant in 9 positions and the second human (isolate: NX2(VN)) possesses largest number of<br /> mutations compared to normal ones. Mutations at 7 positions in this NX2 human are similar to those<br /> found in a patient having breast cancer (BRC-BN10(CN)) due to the malsynthesis of DNA in<br /> mitochondrial genome. Severe mutations including point-, insertion-deletion (indel) are mostly<br /> consequence of damaging DNA syntheis, giving a rise to warn that attention to biological safety must<br /> be paid in order to protect occupational workers exposed to radiation.<br /> Key words: D-loop, mitochondrion, polymorphism, exposure to radiation, mutation,<br /> pathogenicity.<br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Các tác nhân gây ung thư trong đó có<br /> bức xạ ion hóa thường gây nên nhiều dạng<br /> đột biến nghiêm trọng trong hệ gen ty thể<br /> của người và động vật (Hochhauser, 2000;<br /> Kim và CS, 2006). Trong các dạng đột biến,<br /> đột biến đứt đoạn và đột biến điểm thường<br /> gặp nhiều nhất, người ta gọi đó là “đột biến<br /> thường xuyên” (CD, common deletion<br /> (Wang và cs, 2007). Hệ gen ty thể ở người<br /> <br /> (Homo sapiens) có độ dài là 16569 cặp<br /> nucleotide, mã hóa cho 13 gen cho sản<br /> phẩm protein, 2 gen RNA ribôxôm, 22 gen<br /> của RNA vận chuyển và một phần không<br /> gen có chứa vùng Dloop điều hòa sao chép<br /> gen (Anderson và CS, 1981). Vùng D-loop<br /> trong hệ gen ty thể của người hiện đại có độ<br /> dài 1158 cặp nucleotide, giới hạn giữa RNA<br /> vận chuyển Proline (tRNAPro) và RNA vận<br /> chuyển Phenylalanine (tRNAPhe), và là vùng<br /> <br /> *<br /> <br /> Viện Y Học Phóng xạ và U Bướu Quân Đội ; ** Viện Công nghệ Sinh Học<br /> Địa chỉ liên lạc: BS. Nguyễn Hữu Nghĩa. Email: nghiaubqd@hotmail.com<br /> <br /> Chuyên ñề Ung Bướu<br /> <br /> 3<br /> <br /> Tổng quan<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010<br /> <br /> điều hòasự nhân lên của ty thể trong tế bào.<br /> Vùng này có nhiều cấu trúc lặp và có điễm<br /> mầm (origin), có nhiều biến đổi đặc trưng<br /> cho loài, và nhiều đột biến diễn tiến của<br /> nhiều bệnh và hội chứng, trong đó có ung<br /> thư và chịu tác động của các tác nhân ngoại<br /> lai (Rosson và Keshgegian, 2004; Pang và<br /> CS, 2007). Hệ gen ty thể bao gồm nhiều gen<br /> mã hóa tổng hợp protein enzym cần thiết<br /> cho quá trình ô xy hóa-khử, mà vùng Dloop chịu trách nhiệm vai trò điều hòasinh<br /> tổng hợp (Irwin, 2008). Do vai trò quan<br /> trọng như vậy, hệ gen ty thể luôn luôn là<br /> đích chịu tác động của các tác nhân gây đột<br /> biến, trong đó có tác nhân sinh học và vật lý<br /> (Wallace, 1999).<br /> Trong nghiên cứu này chúng tôi giới<br /> thiệu kết quả phát hiện một số loại hình đột<br /> biến xảy ra ở vùng D-loop trên một số đối<br /> tượng trong số 40 đối tượng tiếp xúc với<br /> bức xạ ion hóa trong lao động nghề nghiệp,<br /> cảnh báo cần nâng cao an toàn lao động<br /> trong môi trường bức xạ ion hóa.<br /> NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> Mẫu nghiên cứu<br /> <br /> Hệ gen ty thể cùng với hệ gen nhân là<br /> toàn bộ DNA có trong tế bào, gọi là DNA<br /> tổng số, được tách chiết bằng bộ hóa chất<br /> QIAamp DNA Kit (QIAGEN Inc.) theo qui<br /> trình của nhà sản xuất. Mô tả rút gọn như<br /> sau: Mẫu bệnh phẩm được ly tâm, lấy tế<br /> bào, xử lý với các dung môi của Kit, hấp<br /> phụ lên màng và ly chiết thu nhận DNA<br /> theo qui trình tách chiết. Tính toán hàm<br /> lượng DNA tổng số và sử dụng khoảng 150<br /> nanogam trong dung tích là 50 microlit mỗi<br /> phản ứng PCR.<br /> Chọn mồi, thực hiện phản ứng RT-PCR<br /> Cặp mồi (primer) sử dụng cho phản<br /> ứng PCR (polymerase chain reaction), nhân<br /> đoạn DNA vùng D-loop, bao gồm mồi xuôi<br /> DLF, định vị trên RNA vận chuyển Proline<br /> (tRNAPro)<br /> (5’CTCCACCATTAGCACCCAAAGC3’) và<br /> mồi ngược DLR, định vị trên RNA vận<br /> chuyển<br /> Phenylalanine<br /> (tRNAPhe)<br /> (5’<br /> CACGGAGGATGGTGGTCAAG 3’). Sản<br /> phẩm PCR có độ dài khoảng 440 nucleotide.<br /> DNA đích của vùng D-loop đã được nhân<br /> bản bằng PCR, với bộ hóa chất PCR Master<br /> Mix Kit (Promega). Chu trình nhiệt của PCR<br /> trên máy MJ (Mỹ) gồm các bước như sau:<br /> 940C/5 phút trong 1 chu kỳ; tiếp theo là 35<br /> chu kỳ ở 940C/1 phút, 500C/1 phút và 720C/1<br /> phút; chu kỳ cuối kéo dài 10 phút ở 720C.<br /> <br /> Mẫu nghiên cứu: Máu chống đông thu<br /> nhận từ 40 đối tượng đang lao động trong<br /> môi trường bức xạ ion hóa liều thấp. Mẫu<br /> được bảo quản ở điều kiện lạnh –20°C, sử<br /> dụng để tách chiết DNA tổng số.<br /> Tách chiết DNA tổng số<br /> Bảng 1. Liệt kê các chuỗi DNA vùng D-loop phân tích so sánh với các mẫu nghiên cứu<br /> Ký hiệu chuỗi<br /> so sánh<br /> <br /> Loài<br /> <br /> Vùng<br /> gen<br /> <br /> Độ dài<br /> (bp)<br /> <br /> Nguồn<br /> gốc<br /> <br /> Số ñăng ký<br /> Ngân hàng<br /> gen<br /> <br /> NX1(VN)<br /> <br /> người (tiep xuc<br /> BX)<br /> <br /> D-loop<br /> <br /> 369<br /> <br /> Việt Nam<br /> <br /> Đang ñăng ký<br /> <br /> NX2(VN)<br /> <br /> người (TXBX)<br /> <br /> D-loop<br /> <br /> 370<br /> <br /> Việt Nam<br /> <br /> Đang ñăng ký<br /> <br /> Chuyên ñề Ung Bướu<br /> <br /> 4<br /> <br /> Tổng quan<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010<br /> <br /> NX3(VN)<br /> <br /> người (TXBX)<br /> <br /> D-loop<br /> <br /> 369<br /> <br /> Việt Nam<br /> <br /> Đang ñăng ký<br /> <br /> NX4(VN)<br /> <br /> người (TXBX)<br /> <br /> D-loop<br /> <br /> 369<br /> <br /> Việt Nam<br /> <br /> Đang ñăng ký<br /> <br /> NX6(VN)<br /> <br /> người (TXBX)<br /> <br /> D-loop<br /> <br /> 369<br /> <br /> Việt Nam<br /> <br /> Đang ñăng ký<br /> <br /> BRC(BN10)CN<br /> <br /> người (ung thư)<br /> <br /> D-loop<br /> <br /> 369<br /> <br /> Trung<br /> Quốc<br /> <br /> EF429141<br /> <br /> BT-VN71(Vie)<br /> <br /> người (bình<br /> thường)<br /> <br /> D-loop<br /> <br /> 369<br /> <br /> Việt Nam<br /> <br /> DQ834256<br /> <br /> BT-Viet0040<br /> <br /> người (bình<br /> thường)<br /> <br /> D-loop<br /> <br /> 369<br /> <br /> Việt Nam<br /> <br /> DQ535941<br /> <br /> BTCN(XJ8416)<br /> <br /> người (bình<br /> thường)<br /> <br /> D-loop<br /> <br /> 369<br /> <br /> Trung<br /> Quốc<br /> <br /> AY255157<br /> <br /> BT-han<br /> (SD10334)CN<br /> <br /> người (bình<br /> thường)<br /> <br /> D-loop<br /> <br /> 369<br /> <br /> Trung<br /> Quốc<br /> <br /> AY255154<br /> <br /> BT-Phil<br /> <br /> người (bình<br /> thường)<br /> <br /> D-loop<br /> <br /> 369<br /> <br /> Philippine<br /> <br /> AF382012<br /> <br /> BT-Mor<br /> <br /> người (bình<br /> thường)<br /> <br /> D-loop<br /> <br /> 369<br /> <br /> Morroco<br /> <br /> AF381990<br /> <br /> Tách dòng sản phẩm<br /> Sản phẩm PCR được tinh sạch bằng bộ<br /> hóa chất QIAquick PCR Purification Kit<br /> (QIAGEN) và được dòng hóa vào vector<br /> pCR2.1-TOPO của bộ hóa chất TA-cloning<br /> Kit (Invitrogen Inc.). Vector tái tổ hợp tiếp<br /> nhận sản phẩm PCR được chuyển nạp vào<br /> dòng tế bào DH5-T1 và chọn lọc khuẩn lạc<br /> theo phương pháp kháng sinh và chỉ thị<br /> màu (Sambrook và Russell, 2001). DNA của<br /> plasmid có chứa PCR (tái tổ hợp) được tách<br /> chiết với bộ hóa chất QIAprep Spin Plasmid<br /> Extraction Kit (QIAGEN Inc.). Chuỗi DNA<br /> được giải trình tự trên máy giải trình tự<br /> động ABI Genetic Analyzer Avant 3100 tại<br /> Viện Công nghệ sinh học, thực hiện với số<br /> lượng nhiều plasmid tái tổ hợp nhằm thu<br /> được kết quả chính xác.<br /> Xử lý số liệu, so sánh bằng ñối chiếu và phân<br /> tích phả hệ<br /> <br /> Chuyên ñề Ung Bướu<br /> <br /> Bằng phương pháp truy cập Ngân hàng<br /> gen tại (http://www.ncbi.nlm.nih.gov),<br /> chúng tôi thu nhận hệ gen ty thể của người<br /> bình thường Việt Nam (DQ834256;<br /> DQ535941), Trung Quốc, Phillipine, Marốc<br /> và người Trung Quốc bị ung thư, để phân<br /> tích so sánh (Bảng 1). Sắp xếp, đối chiếu<br /> trình tự tương ứng của các chuỗi nucleotide<br /> bằng hệ chương trình máy tính<br /> AsemblyLIGNv1.9<br /> và<br /> MacVector8.5<br /> (Accelrys Inc.) trên máy tính Macintosh. So<br /> sánh đối chiếu và xử lý số liệu của các chuỗi<br /> bằng chương trình GENEDOC2.5 (Nicholas<br /> và Nicholas, 1997), sau đó phân tích phả hệ<br /> chương trình MEGA4.0 (Tamura và CS,<br /> 2007).<br /> KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br /> Kết quả thu nhận và phân tích ñột biến các<br /> chuỗi DNA vùng D-loop của nhóm nghiên<br /> cứu<br /> <br /> 5<br /> <br /> Tổng quan<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010<br /> <br /> Từ các mẫu nghiên cứu, chúng tôi sử<br /> dụng cặp mồi bám vào 2 đầu vùng D-loop<br /> (DLF-DLR), thu được sản phẩm PCR là<br /> đoạn DNA có độ dài 440 bp, điện di trên gel<br /> agarose 1% để kiểm tra. Tách dòng chọn<br /> lọc, và giải trình trình tự, từ đó, chọn chuỗi<br /> có độ dài khoảng 369-370 bp đưa vào phân<br /> tích.<br /> Trình tự và phân tích biến đổi thành<br /> phần nucleotide của phân đoạn DNA trong<br /> vùng D-loop thu nhận từ hệ gen ty thể các<br /> mẫu của người lao động nhiễm xạ, của<br /> người bị ung thư vú, của người bình<br /> thường Việt Nam và một số tộc người đại<br /> diện các châu của thế giới được trình bày ở<br /> hình 1. Có tất cả 40 vị trí có sự sai khác về<br /> nucleotide giữa các chủng, chủ yếu là các<br /> dạng đột biến điểm hoặc đột biến điểm<br /> thêm vào hay bớt đi 1 nucleotide. Những<br /> sai khác thuộc dạng đa hình giữa các<br /> chủng/tộc người thường gặp trên thế giới,<br /> ví dụ tại vị trí 88, 93, 153, 156, 261, 262, 328,<br /> 366 là những dấu hiệu bình thường phân<br /> biệt các tộc người (Hình 1).<br /> Tuy nhiên, so với chuỗi DNA vùng Dloop của các tộc người bình thường trên thế<br /> giới và người Việt Nam (VN-71 và<br /> Viet0040), tất cả các mẫu của người nhiễm<br /> xạ đều có những đột biến khác biệt, trong<br /> đó mẫu số 2 (NX2 (VN)) có hiện tượng đột<br /> biến thêm nucleotide ở vị trí 320 và 323<br /> (Hình 1). Những đột biến khác còn được<br /> tìm thấy ở vị trí 104, 146, 147, 181, 187, 238,<br /> 299, chỉ có ở mẫu (NX2(VN)) và mẫu bị ung<br /> thư của người Trung Quốc (mẫu BRC(BN10)CN), và có lẽ mang đặc tính đột biến<br /> do tác động của các tác nhân sinh học và vật<br /> lý ảnh hưởng đến quá trình sinh tổng hợp<br /> DNA (phần đóng khung ở Hình 1). Mẫu<br /> <br /> Chuyên ñề Ung Bướu<br /> <br /> nghiên cứu số 1 (mẫu NX1 (VN) không có<br /> nhiều đột biến do nhiễm xạ, có thể coi là<br /> còn ở mức độ bình thường; các mẫu nhiễm<br /> xạ khác (mẫu NX3(VN), NX4(VN),<br /> NX6(VN)) tuy có nhiều sai khác hơn nhưng<br /> cũng không lớn đến mức vượt xa so với<br /> bình thường. Như vậy, trong số mẫu<br /> nghiên cứu, một mẫu có thể coi là bị đột<br /> biến do nhiễm xạ nghề nghiệp được xác<br /> định bằng sinh học phân tử, và điều này<br /> cần chú ý công tác bảo hộ an toàn bức xạ,<br /> thực sự chưa đảm bảo an toàn sinh học.<br /> Kết quả phân tích tương ñồng và phả hệ dựa<br /> trên dữ liệu chuỗi nucleotide vùng D-loop<br /> Mức độ tương đồng (%) về nucleotide<br /> giữa các chuỗi so sánh được trình bày ở<br /> Bảng 2. Các chuỗi của người bình thường có<br /> mức độ tương đồng cao (98 - 99%), số sai<br /> khác phản ánh mức độ đa hình các tộc<br /> người vốn gặp.<br /> Chuỗi nucleotide của các mẫu nghiên<br /> cứu cùng với tất cả các chuỗi mẫu người ung<br /> thư và các chuỗi mà chúng tôi dùng để so<br /> sánh (gồm 12 chuỗi) được sắp xếp bằng<br /> GENEDOC2.5 (Nicholas và Nicholas, 1997)<br /> và đưa vào phân tích phả hệ bằng chương<br /> trình MEGA4.0 (Tamura và cs, 2007). Kết<br /> quả được trình bày ở Hình 2 cho thấy, các<br /> chủng phân chia thành 2 nhóm rõ rệt, trong<br /> đó, mẫu NX2 (VN) của người nhiễm xạ ở<br /> Việt Nam tập hợp cùng với mẫu ung thư của<br /> người Trung Quốc, tạo nên một nhóm riêng<br /> biệt (Hình 2). Các mẫu nhiễm xạ khác (mẫu<br /> còn lại của người nhiễm xạ), tuy có những<br /> đột biến nhất định ở vùng D-loop, nhưng<br /> mức độ đột biến không lớn và vẫn tập hợp<br /> cùng các mẫu phân tích từ người bình<br /> thường của Việt Nam, châu Á, và châu Phi<br /> (Hình 2). Kết quả phân tích quan hệ phả hệ<br /> giữa các mẫu, một lần nữa khẳng định sự<br /> 6<br /> <br /> Tổng quan<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010<br /> <br /> nhóm họp cùng nhau của các mẫu có mức<br /> độ đột biến vật lý do nhiễm xạ và có đột biến<br /> do tác nhân sinh học ung thư. Những mẫu<br /> nhiễm xạ khác, tuy vẫn cùng với các mẫu<br /> bình thường nhưng mức độ phân nhánh đã<br /> xa hơn, và có thể trải qua nhiều thế hệ phân<br /> chia tế bào của những người lao động nghề<br /> nghiệp, đến lúc nào đó, trong họ có thể xuất<br /> hiện đột biến như mẫu số 2 (NX2 (VN). Sự<br /> đột biến mức độ cao, và tỷ lệ người nhiễm xạ<br /> đột biến ty thể trên mức cho phép cảnh báo<br /> thực trạng an toàn lao động và an toàn sinh<br /> học trong môi trường nghề nghiệp. Cần có<br /> những biến pháp hữu hiệu đảm bảo môi<br /> trường cho người lao động tránh bị đột biến<br /> ty thể.<br /> Bảng 2. So sánh mức độ tương đồng (%) của<br /> chuỗi nucleotide vùng D-loop giữa các mẫu<br /> nghiên cứu (Ghi chú: Các mẫu đánh số như<br /> danh sách ở bảng 1)<br /> 1<br /> <br /> 2<br /> <br /> 3<br /> <br /> 4<br /> <br /> 5<br /> <br /> 6<br /> <br /> 7<br /> <br /> 8<br /> <br /> 9<br /> <br /> 10<br /> <br /> 1<br /> <br /> 94 97 97 97 96 98 98 97 98<br /> <br /> 2<br /> <br /> 94 94 94 97 95 95 94 95<br /> <br /> 3<br /> <br /> 97 97 96 98 98 97 98<br /> <br /> 4<br /> <br /> 97 95 97 97 97 97<br /> <br /> 5<br /> <br /> 96 97 97 97 98<br /> <br /> DNA vùng D-loop, xuất hiện có một số mức<br /> độ đột biến trầm trọng, trong đó những đột<br /> biến thêm-bớt (indel mutation), một loại<br /> hình đột biến nguy hiểm đặc biệt nếu xảy ra<br /> trong D-loop ảnh hưởng đến vai trò điều<br /> hòasao chép gen ty thể, và đột biến mức độ<br /> giống nhau với mẫu người bị ung thư<br /> (Hochhauser, 2000; Rosson và Keshgegian,<br /> 2004). Hệ gen ty thể có hệ số nhân lên nhiều<br /> và nhanh như sự phân chia tế bào, và hệ số<br /> đột biến cao so với hệ gen nhân do chịu áp<br /> lực tác động của tác nhân sinh học, vật lý,<br /> hóa chất, dược chất, ung thư, nhiễm xạ<br /> (Kim và CS, 2006; Wang và CS, 2007). Nếu<br /> như người lao động tiếp xúc hoặc phơi<br /> nhiễm với phóng xạ không được bảo vệ chu<br /> đáo, rất có thể dễ bị đột biến xảy ra trong hệ<br /> gen ty thể ảnh hưởng đến chức năng sinh<br /> học của cơ thể và có tính di truyền. Điều<br /> này cảnh báo cần nghiêm túc thực hiện qui<br /> định<br /> an toàn sinh học trong môi trường lao<br /> 11 12<br /> động có bức xạ và các môi trường phơi<br /> 98 98<br /> nhiễm với các tác nhân gây đột biến ty thể.<br /> 95 quả<br /> 95 nghiên cứu của chúng tôi góp phần<br /> Kết<br /> làm<br /> 98 sáng<br /> 98 tỏ một số vấn đề an toàn lao động<br /> và quan hệ sinh học trong môi trường làm<br /> 98 97<br /> việc tại Việt Nam.<br /> 98 98<br /> <br /> 6<br /> <br /> 97 97 96 97 97 97<br /> <br /> 7<br /> <br /> 99 98 98 98 98<br /> <br /> 8<br /> <br /> 98 98 98 98<br /> <br /> 9<br /> <br /> 98 98 98<br /> <br /> 10<br /> <br /> 98 98<br /> <br /> 11<br /> <br /> 98<br /> <br /> 12<br /> BÀN LUẬN<br /> Xem xét trong số 40 người lao động<br /> trong môi trường bức xạ và xem xét chuỗi<br /> <br /> Chuyên ñề Ung Bướu<br /> <br /> 7<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2