intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu sự hiện hữu của chi phí cứng nhắc trong các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bằng việc thực hiện nghiên cứu định lượng đối với các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, bài viết "Nghiên cứu sự hiện hữu của chi phí cứng nhắc trong các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam" đã trình bày những bằng chứng khoa học về sự hiện hữu của chi phí cứng nhắc và làm rõ vai trò ngành nghề hoạt động đối với mức độ cứng nhắc của các chi phí trong doanh nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu sự hiện hữu của chi phí cứng nhắc trong các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

  1. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 NGHIÊN CỨU SỰ HIỆN HỮU CỦA CHI PHÍ CỨNG NHẮC TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM RESEARCH ON THE EXISTENCE OF STICKY COSTS IN VIETNAMESE LISTED COMPANIES TS. Phạm Thị Thủy, TS. Lê Ngọc Thăng Trường Đại học Kinh tế Qu/ốc dân Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Trên phương diện lý thuyết chi phí biến đổi là những chi phí có liên hệ chặt chẽ và thay đổi tỷ lệ thuận với mức độ hoạt động, nhưng trong thực tế chi phí thay đổi một cách bất đối xứng theo quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Theo đó, các chi phí biến đổi tăng nhanh hơn và giảm chậm hơn dù quy mô hoạt động của doanh nghiệp tăng giảm cùng một mức độ được gọi là chi phí cứng nhắc. Bằng việc thực hiện nghiên cứu định lượng đối với các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, bài viết đã trình bày những bằng chứng khoa học về sự hiện hữu của chi phí cứng nhắc và làm rõ vai trò ngành nghề hoạt động đối với mức độ cứng nhắc của các chi phí trong doanh nghiệp. Từ khóa: Cách ứng xử của chi phí, Bất đối xứng, Chi phí cứng nhắc, Doanh thu ABSTRACT In theory, variable costs are costs that are closely related and change proportional to the level of activity of the business, but in reality there is always an asymmetry in the cost behavior. Accordingly, variable costs that increase faster and decrease more slowly even though the level of activity change by the same degree are called sticky costs. By conducting quantitative research on Vietnamese listed companies, the article proves evidences of the existence of cost stickiness and clarify the role of the industrial sectors in the magnitude of costs stickiness. Keywords: Cost behavior, Asymmetric, Sticky cost, Revenue 1. Giới thiệu vấn đề Thông thường chi phí được phân chia thành chi phí biến đổi và chi phí cố định dựa trên mối quan hệ với mức độ hoạt động, trong đó tổng chi phí biến đổi được giả định rằng có mối liên hệ chặt chẽ và tỷ lệ thuận với sự thay đổi trong quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Điều này nghĩa là nếu doanh thu tăng 1% thì tổng chi phí biến đổi tăng lên 1% và ngược lại nếu doanh thu giảm 1% thì tổng chi phí biến đổi giảm 1%. Tuy nhiên Anderson và cộng sự (2003) đã chỉ ra rằng mức độ thay đổi của chi phí là khác nhau cho hai trường hợp tăng và giảm quy mô hoạt động. Sự sụt giảm của chi phí bán hàng và quản lý (CP BH&QL) khi quy mô hoạt động giảm xuống là thấp hơn so với sự tăng lên của chi phí này khi quy mô hoạt động tăng lên với cùng mức độ, và điều này gọi là sự “cứng nhắc” (stickiness) của chi phí. Nghiên cứu của Anderson và cộng sự (2003) đã mở đường cho nhiều nghiên cứu sau này về “chi phí cứng nhắc” (sticky costs) ở các cấp độ chi 1661
  2. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 tiết và phạm vi đa dạng hơn. Sự phổ biến của chi phí cứng nhắc được phát hiện trong những nghiên cứu ở nhiều quốc gia trên thế giới như nghiên cứu của He và cộng sự (2010) ở Nhật Bản, Namitha & Shijin (2016) ở Ấn Độ, Xue & Hong (2016) ở Trung Quốc, Ibrahim & Ezat (2017) ở Ai Cập, Cohen và cộng sự (2017) ở Hy Lạp, Stimolo & Portorato (2020) ở Achentina & Özkaya (2021) ở Thổ Nhĩ Kỳ. Kết quả của những nghiên cứu này đã chỉ ra rằng mức độ chi phí cứng nhắc thay đổi tùy theo sự khác biệt về văn hóa và môi trường kinh tế vĩ mô của từng quốc gia. Điều này được chỉ ra bằng cách so sánh sự bất đối xứng của chi phí giữa các doanh nghiệp tại Mỹ, Anh, Pháo và Đức trong nghiên cứu của Calleja và cộng sự (2006), giữa các doanh nghiệp tại Achentina, Braxin và Canada (Porporato & Werbin, 2012), giữa các doanh nghiệp tại Braxin, Chile và Mexico (Pamploma và cộng sự, 2016) và giữa các doanh nghiệp tại 39 quốc gia trên toàn thế giới (Kitching và cộng sự, 2016). Bên cạnh những nghiên cứu theo cách tiếp cận ban đầu là chú trọng tới sự cứng nhắc của CP BH&QL, những nhà nghiên cứu khác cũng tìm hiểu về tổng chi phí hoạt động và giá vốn hàng bán (GVHB), điển hình như nghiên cứu của Subramaniam & Watson (2016) hay nghiên cứu của Via & Perego (2016). Những nghiên cứu này cũng khám phá sự khác biệt về sự cứng nhắc của chi phí trong các ngành khác nhau. Kết quả của những nghiên cứu tiền nhiệm là động cơ thúc đẩy chúng tôi xem xét cách ứng xử bất đối xứng của chi phí hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, một quốc gia với nền kinh tế đang phát triển, để tìm kiếm những luận giải sâu hơn cho các quyết định quản lý đối với các chi phí phát sinh ngoài quy luật. Theo đó, nhóm nghiên cứu thực hiện kiểm định trên cơ sở mẫu ngẫu nhiên gồm 211 công ty đại chúng trong giai đoạn 10 năm (2009-2019). Chúng tôi cũng xem xét sự cứng nhắc của chi phí trong các lĩnh vực sản xuất, thương mại và dịch vụ một cách riêng biệt. Nghiên cứu này cũng là giàu hơn lý luận về chi phí cứng nhắc bằng cách mở rộng bối cảnh nghiên cứu trong bối cảnh một quốc gia đang phát triển có nhiều sự biến động về môi trường kinh tế. Thêm vào đó, bằng chứng về sự tồn tại của chi phí cứng nhắc trong các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ giúp các nhà đầu tư hiểu rõ hơn về báo cáo kết quả kinh doanh, từ đó nâng cao độ chính xác của việc dự báo thu nhập. Nội dung bài viết được chia thành 05 phần cụ thể gồm: Giới thiệu vấn đề; Tổng quan nghiên cứu và phát triển giả thuyết; Phương pháp nghiên cứu và thống kê mô tả mẫu; Kết quả nghiên cứu và thảo luận; Kết luận. 2. Tổng quan nghiên cứu và phát triển giả thuyết Không giống như giả định phổ biến về chi phí biến đổi và chi phí cố định trong các tài liệu học tập chuyên ngành kế toán, trong thực tế các chi phí thường thay đổi một cách bất đối xứng với sự thay đổi quy mô hoạt động. Khái niệm “cứng nhắc” được đưa ra bởi Anderson và cộng sự (2003) cho những khoản chi phí tăng nhanh hơn so với mức độ tăng của doanh thu và giảm chậm hơn khi doanh thu giảm. Anderson và cộng sự (2003) đưa ra các mô hình xem xét mức độ thay đổi của chi phí theo sự thay đổi của quy mô hoạt động. Thực hiện nghiên cứu điển hình đối với các doanh nghiệp Mỹ trong giai đoạn từ 1979 tới 1998, nhóm tác giả này chỉ ra rằng mỗi 1% tăng lên của doanh thu sẽ làm CP BH&QL tăng lên 0,55% nhưng mỗi sự giảm đi 1% của doanh thu chỉ cắt giảm được 0,35% đối với chi phí này. Kết quả thu được được từ nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sự can thiệp của các nhà quản lý đối với các điều kiện bên trong như thay đổi quy mô tài sản hay quy mô lao động cũng như các điều kiện kinh doanh bên ngoài như tăng trưởng kinh tế chính là nguyên nhân tạo nên sự cứng nhắc của chi phí. Theo đó, sự thay đổi quy mô tài sản là nhân tố có ảnh 1662
  3. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 hưởng mạnh nhất và tăng trưởng kinh tế là nhân tố có ảnh hưởng thấp nhất tới sự cứng nhắc của chi phí. Khi quy mô doanh thu giảm, các nhà quản lý có xu hướng duy trì các nguồn lực đã cam kết mặc dù doanh nghiệp phải gánh chịu chi phí hoạt động ở mức cao do họ kỳ vọng về sự phục hồi doanh thu trong các kỳ kinh doanh tới. Kế thừa cách tiếp cận của Anderson và cộng sự (2003), nhiều nhà nghiên cứu bổ sung xem xét nguyên nhân của cách ứng xử cứng nhắc của chi phí từ nhiều khía cạnh. Calleja và cộng sự (2006) đã so sánh mức độ cứng nhắc của tổng chi phí hoạt động thay vì chỉ xem xét CP BH&QL giữa các doanh nghiệp Mỹ, Anh, Pháp và Đức. Nhóm tác giả này đã tìm thấy sự cứng nhắc hơn của chi phí hoạt động tại các doanh nghiệp Pháp và Đức cũng như mối liên hệ nghịch chiều giữa chi phí cứng nhắc và thời gian: “thời gian càng lâu thì độ cứng nhắc càng thấp”. Kết quả nghiên cứu của Calleja và cộng sự (2006) cũng chỉ ra rằng sự gia tăng của tài sản có ảnh hưởng mạnh mẽ hơn tới sự cứng nhắc so với sự gia tăng về lao động. Những bằng chứng tương tự ủng hộ cho sự cứng nhắc của chi phí cũng được tìm thấy trong các doanh nghiệp Nhật Bản trong suốt giải đoạn từ 1975-2000, đặc biệt, mức độ cứng nhắc giảm đi rõ rệt khi các bong bóng tài sản bị vỡ năm 1990 (He và cộng sự, 2010). Trong khi đó, Via & Parego (2013) đã tìm thấy các ứng xử cứng nhắc của chi phí trong các doanh nghiệp niêm yết tại Italia nhưng họ không phát hiện sự hiện hữu của nó trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs). Nghiên cứu về tính bất đối xứng của chi phí cũng không giới hạn tại các quốc gia phát triển, nhiều học giả cũng mở rộng nghiên cứu của mình trong môi trường các nền kinh tế mới nổi và tìm thấy tính bất đối xứng của chi phí tồn tại trong các doanh nghiệp tại Ấn Độ (Namitha & Shijin, 2016), tại Brazil, Chile, và Mexico (Pamploma và cộng sự, 2016), tại Ai Cập (Ibrahim & Ezat, 2017), tại Achentina (Stimolo & Porporato, 2020), tại Indonesia, Singapore, và Malaysia (Krisnadewi & Soewarno, 2020), và tại Thổ Nhĩ Kỳ (Özkaya, 2021). Điển hình như, Banker & Byzalov (2014) cũng chỉ ra rằng sự cứng nhắc của chi phí là vấn đề phổ biến toàn cầu dựa trên việc kiểm định dữ liệu thống kê toàn cầu ở tất cả các quốc gia trong giai đoạn 1988-2008. Một vài nghiên cứu không chỉ thực hiện nghiên cứu đối với CP BH&QL mà còn với GVHB như nghiên cứu của Subramaniam & Watson (2016), Ibrahim & Ezat (2017), và Özkaya (2021). Bên cạnh việc chỉ ra sự hiện hữu của chi phí cứng nhắc, một số nghiên cứu còn phát hiện ra hiện tượng phản cứng nhắc (anti-sticky) của chi phí trong những tình huống cụ thể. Nghiên cứu của Namitha & Shijin (2016) đã chỉ ra rằng những chi phí sẽ phản cứng nhắc nếu những kỳ vọng về doanh thu trong tương lai là tiêu cực hơn và Ibrahim & Ezat (2017) khám phá ra rằng một số chi phí có thể thay đổi từ cứng nhắc sang phản cứng nhắc khi có những thay đổi trong điều lệ của công ty. Nghiên cứu về tính bất đối xứng của chi phí trong doanh nghiệp là một chủ đề hấp dẫn và mới mẻ tại Việt Nam. Kế thừa cách tiếp cận từ những nghiên cứu tiền nhiệm, nhóm tác giả đưa ra giả thuyết nghiên cứu H1 về sự hiện hữu của chi phí cứng nhắc trong các doanh nghiệp Việt Nam như sau: H1: CP BH&QL và GVHB của các doanh nghiệp Việt Nam là các chi phí cứng nhắc một cách độc lập hoặc kết hợp Song song với việc khẳng định sự hiện hữu của chi phí cứng nhắc, nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra rằng tính bất đối xứng của chi phí là khác nhau giữa các lĩnh vực kinh doanh. Kết quả của những nghiên cứu tiền nhiệm này cho thấy cách ứng xử của chi phí là khác biệt giữa các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương mại và doanh nghiệp dịch vụ, cùng với đó các kết quả cũng không 1663
  4. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 đồng nhất giữa các quốc gia. Cụ thể, nghiên cứu của He và cộng sự (2010) cho thấy CP BH&QL là những chi phí có mức độ cứng nhắc mạnh nhất trong các công ty thương mại tại Nhật Bản nhưng lại là yếu nhất trong các doanh nghiệp tại Mỹ (Subramaniam & Watson, 2016). Theo Subramaniam và Watson (2016), chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất là có độ cứng nhắc cao nhất, và quy mô tài sản cố định là yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất, tuy nhiên, trong tổng số 20 lĩnh vực sản xuất được điều tra thì hai tác giả chỉ tìm thấy sự cứng nhắc trong tổng chi phí ở 08 lĩnh vực, sự cứng nhắc trong CP BH&QL ở 09 lĩnh vực và ở 03 lĩnh vực đối với GVHB. Tương tự như vậy, nghiên cứu gần đây của Özkaya (2021) cũng cho thấy, khi xem xét các doanh nghiệp hoạt động trong 21 lĩnh vực cụ thể tại Thổ Nhĩ Kỳ thì sự cứng nhắc trong tổng chi phí xuất hiện trong 13 lĩnh vực, 11 lĩnh vực đối với CP BH&QL và 12 lĩnh vức đối với GVHB. Gray (2020) thậm chí đã nghiên cứu sự cứng nhắc của chi phí trong từng thành phần thuộc CP BH&QL trong các doanh nghiệp bán lẻ tại Mỹ và thấy rằng chi phí thuê vận hành là cứng nhắc nhưng không có bằng chứng về sự cứng nhắc đối với chi phí quảng cáo. Hầu hết các nghiên cứu tiền nhiệm đều tập trung vào các doanh nghiệp phi tài chính nhưng cũng có những tác giả đã tìm thấy sự hiện hữu của chi phí cứng nhắc trong các ngân hàng như Porporato & Werbin (2012) hay Subramaniam & Watson (2016). Các nhà nghiên cứu cũng đã khám phá ra cách ứng xử phản cứng nhắc của chi phí trong một số lĩnh vực kinh doanh. Cannon (2014) chứng minh sự tồn tại của các chi phí phản cứng nhắc trong các ngành vận tải Mỹ bởi vì các công ty trong lĩnh vực này tiết kiệm được nhiều chi phí hơn khi doanh thu vận tải giảm so với phần chi phí tăng lên khi doanh thu tăng. Cùng năm đó, Balakrishnan và cộng sự (2014) đã cung cấp bằng chứng về sự hiện hữu của hành vi phản cứng nhắc của chi phí ở 03 trong 25 lĩnh vực kinh doanh được xem xét. Tương tự như vậy Ibrahim & Ezat (2017) đã tiến hành xem xét 09 lĩnh vực cụ thể và họ cũng đưa ra những bằng chứng về cách ứng xử cứng nhắc của chi phí trong ngành bất động sản, không có bằng chứng cho cách ứng xử cứng nhắc của chi phí trong ngành công nghiệp và du lịch và các chi phí ở các ngành còn lại cho lại có cách ứng xử phản cứng nhắc. Khi nghiên cứu CP BH&QL một cách riêng biệt, nghiên cứu gần đây của Stimolo & Porporato (2020) chỉ ra rằng các chi phí quản lý doanh nghiệp là cứng nhắc ở hầu hết các trường hợp nhưng chi phí bán hàng chỉ thể hiện sự cứng nhắc đối với 1 nhóm duy nhất, sự phản cứng nhắc trong 1 nhóm khác và còn lại các chi phí là hoàn toàn đối xứng. Những kết quả này được giải thích bởi sự khác biệt về mức độ sử dụng tài sản cố định hay lao động trong các lĩnh vực kinh doanh. Với những phân tích tổng quan trên, chúng tôi cho rằng tồn tại sự khác biệt trong cách ứng xử bất đối xứng của chi phí trong doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực kinh doanh khác nhau tại Việt Nam. Do đó, nhóm tác giả đưa ra giả thuyết nghiên cứu H2: H2: Cách ứng xử cứng nhắc của chi phí trong các doanh nghiệp Việt Nam thay đổi tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh 3. Phương pháp nghiên cứu và thống kê mô tả mẫu Dữ liệu nghiên cứu được lấy trong giai đoạn 10 năm từ 2009 tới 2019 trên hệ thống cơ sở dữ liệu COMPUSTAT. Chúng tôi bắt đầu với toàn bộ các doanh nghiệp Việt Nam niêm yết sau đó loại bỏ những doanh nghiệp tài chính và doanh nghiệp bị thiếu dữ liệu của một năm nào đó nằm trong giai đoạn nghiên cứu. Mẫu nghiên cứu cuối cùng bao gồm 2110 quan sát của 211 doanh nghiệp. Mẫu nghiên cứu cũng được chia nhóm theo lĩnh vực kinh doanh: sản xuất và phi sản xuất. Thống kê mô tả các chỉ tiêu doanh thu, GVHB, CP BH&QL và tổng chi phí cùng với các tỉ lệ 1664
  5. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 GVHB/Doanh thu, CPBH&QL/Doanh thu và Tổng chi phí hoạt động/Doanh thu được trình bày ở các bảng 1a, 1b, 1c và 1d. Bảng 1a: Đặc điểm mẫu theo lĩnh vực hoạt động Số quan sát Tỉ trọng Sản xuất 1.460 69,19% Phi sản xuất 650 30,81% Tổng 2.110 100% Tác giả tự tổng hợp Bảng 1b: Thống kê mô tả các chỉ tiêu Số quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Doanh thu 2110 3236612.1 7954831.9 GVHB 2110 2495922 5969923.5 CP BH&QL 2110 292014.98 951646.11 Tổng chi phí hoạt động 2110 2787937 6691966.2 Tác giả tự tổng hợp Bảng 1c: Tỷ lệ chi phí trên doanh thu theo năm Tổng chi phí hoạt GVHB/doanh thu CPBH&QL/doanh thu động/doanh thu Giá trị Sai số Giá trị Sai số Giá trị trung Sai số chuẩn trung bình chuẩn trung bình chuẩn bình 2010 0.788 0.013 0.068 0.006 0.857 0.010 2011 0.790 0.013 0.070 0.006 0.861 0.010 2012 0.782 0.014 0.078 0.007 0.860 0.014 2013 0.769 0.017 0.085 0.008 0.854 0.017 2014 0.772 0.019 0.088 0.010 0.859 0.019 2015 0.768 0.017 0.091 0.010 0.858 0.013 2016 0.762 0.021 0.098 0.012 0.860 0.014 2017 0.764 0.020 0.100 0.013 0.864 0.015 2018 0.769 0.020 0.096 0.013 0.865 0.015 2019 0.767 0.021 0.100 0.014 0.868 0.015 Tác giả tự tổng hợp 1665
  6. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Bảng 1d: Tỷ lệ chi phí trên doanh thu theo lĩnh vực hoạt động Giá trị trung Sai số bình chuẩn CPBH&QL/doanh thu Doanh nghiệp sản xuất 0.095 0.005 Doanh nghiệp phi sản xuất 0.081 0.006 GVHB/doanh thu Doanh nghiệp sản xuất 0.767 0.009 Doanh nghiệp phi sản xuất 0.779 0.008 Tổng chi phí hoạt động/doanh thu Doanh nghiệp sản xuất 0.862 0.005 Doanh nghiệp phi sản xuất 0.860 0.010 Tác giả tự tổng hợp Để kiểm định giả thuyết H1, nhóm tác giả lặp lại mô hình nghiên cứu của Anderson và cộng sự (2003) nhưng mở rộng hơn với GVHB và tổng chi phí hoạt động thay vì chỉ áp dụng với CP BH&QL. Do đó, mô hình nghiên cứu tổng quát được triển khai thành 03 mô hình chi tiết như mô tả dưới đây: Mô hình (1): SG&Ai,t Si,t Si,t log [ ] = β0 + β1 log [ ] + β2 ∗ Decrease_Dummyi,t ∗ log [ ] + εi,t SG&Ai,t−1 Si,t−1 Si,t−1 Mô hình (2): COGSi,t Si,t Si,t log [ ] = β0 + β1 log [ ] + β2 ∗ Decrease_Dummyi,t ∗ log [ ] + εi,t COGSi,t−1 Si,t−1 Si,t−1 Mô hình (3): TCi,t Si,t Si,t log [ ] = β0 + β1 log [ ] + β2 ∗ Decrease_Dummyi,t ∗ log [ ] + εi,t TCi,t−1 Si,t−1 Si,t−1 Trong đó - SG&Ai,t là CP BH&QL của công ty i trong năm t và SG&Ai,t-1 là CP BH&QL của công ty i trong năm t-1 - COGSi,t là GVHB của công ty i trong năm t và COGSi,t-1 là GVHB của công ty i trong năm t-1 - TCi,t là tổng chi phí hoạt động của công ty i trong năm t và TCi,t-1 là tổng chi phí hoạt động của công ty i trong năm t-1 - Si,t là doanh thu của công ty i trong năm t và Si,t-1 là doanh thu của công ty i trong năm t-1 - Biến giả Decrease_Dummyi,t = 0 khi doanh thu của công ty i trong năm t tăng so với năm t-1 và = 1 nếu doanh thu của công ty i trong năm t giảm so với năm t-1. Hệ số β1 cho biết tỷ lệ tăng của các chi phí (CP BH&QL, GVHB và tổng chi phí hoạt động) cho mỗi 1% tăng lên của doanh thu và tổng của β1 và β2 cho biết tỷ lệ % giảm xuống của các chi phí cho mỗi 1% giảm xuống của doanh thu. Nếu β2 < 0 và β1 > 0 chúng ta có thể kết luận rằng các chi phí này là cứng nhắc. Ba mô hình này sẽ được sử dụng để phân tích riêng cho các doanh nghiệp sản xuất các các doanh nghiệp phi sản xuất để kiểm định giả thuyết H2. Hệ số β của từng nhóm doanh nghiệp sẽ được so sánh với nhau để xem xét sự khác biệt trong mức độ cứng nhắc của chi phí. 1666
  7. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận Kết quả kiểm định hồi qui bình phương nhỏ nhất (OLS) của các mô hình (1), (2) và (3) cho thấy các hệ số β1 và β2 có ý nghĩa thống kê. Hệ số phóng đại phương sai VIF = 2,08 thể hiện các mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến. Để so sánh giữa mô hình OLS và mô hình tác động cố định (FEM), nhóm tác giả thực hiện kiểm định F. Giá trị p-value của kiểm định F bằng 0,000 thể hiện FEM phù hợp hơn mô hình OLS. Sau đó nhóm tác giả tiếp tục thực hiện hồi qui theo mô hình tác động ngẫu nhiên (REM), và thực hiện kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình phù hợp nhất. Kết quả kiểm định Hausman của các mô hình (1), (2) và (3) lần lượt có chi2(2) bằng 0,79 (p- value=0,6741), 0,18 (p-value=0.9153) và 0,67 (p-value=0.7143) thể hiện REM phù hợp hơn FEM. Kết quả hồi qui REM cho mô hình (1) (Bảng 2a) với β2 = - 0,074 (p-value = 0,045) cho thấy CP BH & QL ứng xử cứng nhắc trước sự thay đổi của doanh thu. β1 = 0,705 (p-value = 0) thể hiện CP BH&BL tăng 0,71% khi doanh thu tăng 1%. Tổng hợp β1 và β2 (0,705 - 0,074 = 0,631) cho thấy CP BH&BL giảm 0,63% khi doanh thu giảm 1%. Tương tự, kết quả hồi qui REM cho mô hình (2) và mô hình (3) cũng cho thấy sự cứng nhắc của GVHB và tổng chi phí hoạt động. Bảng 2b cho thấy khi doanh thu tăng 1% thì GVHB tăng 1,03% (β1 = 1,032; p-value = 0) nhưng khi doanh thu giảm 1% thì GVHB chỉ giảm 0,99% (β2 = -0,034; p-value = 0,05) và Bảng 2c cho thấy khi doanh thu tăng 1% thì tổng chi phí hoạt động tăng 0,99% (β1 = 0,986; p-value = 0) nhưng khi doanh thu giảm thì tổng chi phí hoạt động chỉ giảm 0,94% (β2 = -0,046; p-value = 0,02). Bảng 2a: Kết quả kiểm định REM của mô hình (1) CP t- p- [95% Interva Coef. St.Err. Sig BH&QL value value Conf l] β0 .015 .004 3.97 0 .007 .022 *** β1 .705 .024 29.68 0 .659 .752 *** β2 -.074 .037 -2.00 .045 -.147 -.002 ** Mean dependent var 0.040 SD dependent var 0.191 Overall r-squared 0.467 Number of obs 1900 Chi-square 1661.401 Prob > chi2 0.000 R-squared within 0.467 R-squared between 0.460 *** p
  8. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Bảng 2c: Kết quả kiểm định REM của mô hình (3) Tổng chi phí p- [95% Coef. St.Err. t-value Interval] Sig hoạt động value Conf β0 .002 .001 1.29 .197 -.001 .005 β1 .986 .01 102.03 0 .967 1.005 *** β2 -.046 .015 -3.07 .002 -.076 -.017 *** Mean dependent var 0.036 SD dependent var 0.196 Overall r-squared 0.916 Number of obs 1900 Chi-square 20723.155 Prob > chi2 0.000 R-squared within 0.915 R-squared between 0.939 *** p
  9. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Kết quả nghiên cứu này trái ngược với kết quả nghiên cứu của He và cộng sự (2010) tại Nhật Bản, trong đó sự cứng nhắc của chi phí đều tìm thấy trong tất cả các loại hình kinh doanh sản xuất và phi sản xuất. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu này khá nhất quán với kết quả nghiên cứu của Subramaniam & Watson (2016) trong đó chỉ phát hiện ra sự cứng nhắc của GVHB ở các doanh nghiệp sản xuất, và mặc dù CP BH&QLDN ở các doanh nghiệp phi sản xuất cũng có tính cứng nhắc nhưng kém hơn so với các doanh nghiệp sản xuất. 5. Kết luận Nghiên cứu này muốn kiểm chứng sự cứng nhắc của chi phí trong các công ty cổ phần niêm yết trên TTCK Việt Nam theo từng thành phẩn CP BH&QL, GVHB và tổng chi phí hoạt động. Nghiên cứu này cũng muốn so sánh mức độ cứng nhắc của chi phí giữa các doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp phi sản xuất. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả CP BH&QL và GVHB đều cứng nhắc, trong đó CP BH&QL cứng nhắc hơn GVHB. Tuy nhiên sự cứng nhắc của chi phí chỉ tìm thấy trong các doanh nghiệp sản xuất. Điều này có thể do các doanh nghiệp sản xuất có tỉ trọng tài sản cố định nhiều hơn, nên khi doanh thu thay đổi các nhà quản lý khó có thể thay đổi nhanh chóng các chi phí liên quan đến các tài sản này. Nghiên cứu này gợi mở hướng nghiên cứu tiếp theo là cần khám phá đặc điểm hoạt động để giải thích cho sự khác biệt về mức độ cứng nhắc của chi phí giữa các lĩnh vực kinh doanh. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Anderson, M., Banker, R. & Janakiraman, S. (2003). Are selling, general, and administrative costs “sticky”’. Journal of Accounting Research, 41(1), 47-63. [2] Banker, R. & Byzalov, D. (2014). Asymmetric cost behavior, Journal of Management Accounting Research, 26(2), 43-79. [3] Balaktishnan, R., Labro, E. & Soderstrom, N. (2014). Cost structure and sticky costs, Journal of Management Accounting Research, 26(2), 91-116. [4] Calleja, K., Steliaros, M. & Thomas, D. (2006). A note on cost stickiness: Some international comparisons, Management Accounting Research, 17, 127-140. [5] Cannon, J. (2014). Determinants of “Sticky costs”: An analysis of cost behavior using United States air transportation industry data, The Accounting Review, 89(5), 1645-1672. [6] Chen, C., Lu, H. & Sougiannis, T. (2012). The agency problem, corporate governance, and the asymmetrical behaviour of selling, general, and administrative costs, Contemporary Accounting Research, 29(1), 252-282. [7] Cohen, S., Karatzimas, S. & Naoum, V. (2017). The sticky cost phenomenon at the local government level: empirical evidence from Greece, Journal of Applied Accounting Research, 18(4), 445-463. [8] Golden, J., Mashruwala, R. & Pevzner, M. (2020). Labor adjustment costs and asymmetric cost behavior: An extension, Management Accounting Research, 46, 1-10. [9] Gray, D. (2020). Are operating lease costs sticky for retail firms?, Advances in Management Accounting, 32, 75-100. [10] Haga, J., Höglung, H. & Sundvik, D. (2019). Cost behavior around corporate tax rate cuts, Journal of International Accounting, Auditing and Taxation, 34, 1-11. 1669
  10. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 [11] He, D., Teruya, J. & Shimizu, T. (2010). Sticky selling, general, and administrative cost behavior and its changes in Japan, Global Journal of Business Research, 4(4), 1-10. [12] Huong, D. (2018). Impact of cost stickiness on profitability: the case of listed companies in Vietnam, Research on Economic and Integration, 111, 54-63. [13] Ibrahim, A. & Ezat, A. (2017). Sticky cost behavior: Evidence from Egypt, Journal of Accounting in Emerging Economies, 7(1), 16-34. [14] Kama, I. & Weiss, D. (2012). Do earnings targets and managerial incentives affect sticky costs?, Journal of Accounting Research, 51(1), 201-223. [15] Kitching, K., Mashruwala & Pevzner, M. (2016). Culture and cost stickiness: A cross- country study, The International Journal of Accounting, 51(3), 402-417. [16] Krisnadewi, K. & Soewarno, N. (2020). Competitiveness and cost behavior: evidence from the retail industry, Journal of Applied Accounting Research, 21(1),125-141. [17] Namitha, C. & Shijin, S. (2016). Managerial discretion and agency cost in Indian market, Advances in Accounting, incorporating Advances in International Accounting, 35, 159-169. [18] Özkaya, H. (2021). Sticky cost behavior: evidence from small and medium sized enterprises in Turkey, Eurasian Business Review, 11, 349-369. [19] Pamplona, E., Fiirst, C., Silva, T. & Zonatto, V. (2016). Sticky costs in cost behavior of the largest companies in Brazil, Chile and Mexico, Contaduría Administración, 61(4), 682-704. [20] Porporato, M. & Werbin, E. (2012). Evidence of sticky costs in banks of Argentina, Brazil and Canada, International Journal of Financial Services Management, 5(4), 303-320. [21] Stimolo, M. & Portorato, M. (2020). How different cost behavior is emerging economies? Evidence from Argentina, Journal of Accounting in Emerging Economies, 10(1), 21-47. [22] Subramaniam, C. & Watson, M. (2016). Additional evidence on the sticky behavior of costs, Advanced in Management Accounting, 26, 275-305. [23] Trinh, H. (2018). Do managers cut sticky costs to alleviate financial distress during the global economic crisis?: Evidence from Vietnamese public enterprises, The 5th IBSM International Conference on Business, management and Accounting, Hanoi University of Industry, Vietnam, 736-749. [24] Venieris, G., Naoum, V. & Vlismas, O. (2015). Organization capital and sticky behavior of selling, general and administrative expenses, Management Accounting Research, 26, 54-82. [25] Via, N. & Perego, P. (2013). Sticky cost behavior: Evidence from small and medium sized companies, Accounting & Finance, 54(3), 753-778. [26] Xue, A. & Hong, Y. (2016). Earnings management, corporate governance and expense stickiness, China Journal of Accounting Research, 9, 41-58. [27] Weiss, D. (2010). Cost behavior and Analysts’ Earnings Forecast, The Accounting Review, 85(4), 1441-1471. [28] Zhang, J., Yin, M., Han, J. & Aroskar, R. (2019). Why is assets-light strategy necessary” An empirical analysis through the lens of cost stickiness, Tourism Management Perspectives, 32, 1-8. 1670
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0