Hóa học và Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
NGHIÊN CỨU SỰ PHỤ THUỘC CỦA TỐC ĐỘ NỔ VÀO<br />
THÀNH PHẦN THUỐC NỔ HỖN HỢP ТГ<br />
<br />
Nguyễn Mậu Vương1*, Ngô Văn Giao1, Đặng Văn Đường2<br />
<br />
Tóm tắt: Bài báo trình bày những kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thành<br />
phần tới tốc độ nổ của thuốc nổ TГ (hỗn hợp của TNT và RDX). Từ đó, đã xác lập<br />
quy luật sự phụ thuộc của tốc độ nổ vào thành phần hỗn hợp tại cùng một mật độ<br />
hoặc tại mật độ đúc cao nhất của các hỗn hợp khác nhau. Kết quả thu được là cơ<br />
sở dữ liệu cho việc tính toán thành phần thuốc nổ hỗn hợp TГ để sử dụng cho các<br />
loại đạn dược có yêu cầu khác nhau về mật độ và tốc độ nổ.<br />
Từ khóa: Thuốc nổ, TГ, Mật độ, Tốc độ nổ, TNT, RDX.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Trong thực tế, có nhiều loại đạn dược lòng rộng, miệng nhỏ. Để nhồi nạp các<br />
loại đạn này, người ta thường sử dụng phương pháp đúc. Thuốc nổ 2,4,6-<br />
trinitrotoluen (TNT) rất dễ đúc do nhiệt độ nóng chảy khoảng 80,2oC nhưng không<br />
đảm bảo về năng lượng [5]. Hexogen (RDX) là thuốc nổ mạnh tiêu biểu nhưng bị<br />
phân hủy trước khi nóng chảy [4,5].<br />
Chính vì vậy, người ta sử dụng thuốc nổ hỗn hợp giữa TNT và RDX nhằm kết<br />
hợp cả đặc tính công nghệ của TNT và sức công phá mạnh của RDX. Thuốc nổ hỗn<br />
hợp dạng này được gọi là thuốc nổ T.<br />
Thông thường, người ta hay sử dụng T có hàm lượng TNT từ (23÷60)% để đảm<br />
bảo tính năng nổ cháy và khả năng đúc rót công nghệ. Mặc dù, có nhiều nghiên cứu về<br />
thuốc nổ hỗn hợp này [6,8,9,10] nhưng chỉ dừng ở việc đưa ra các thông số nổ cháy<br />
với T có một số thành phần khác nhau, chưa có tính khái quát thành quy luật.<br />
Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thành phần tới tốc độ nổ<br />
của thuốc nổ T.<br />
<br />
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
2.1. Phương pháp nghiên cứu<br />
Nghiên cứu các tài liệu, thiết lập phương pháp đúc tạo mẫu thuốc để xác định<br />
mật độ cao nhất của hỗn hợp T theo thành phần. Sau đó, sử dụng công nghệ nén<br />
ép tạo thỏi thuốc có mật độ tương đương mật độ đúc cao nhất vừa tìm được để đảm<br />
bảo độ đồng đều, ổn định mật độ cho mẫu đo và thuận lợi trong quá trình ghép thỏi<br />
đo tốc độ nổ. Kiểm tra mật độ bằng phương pháp thủy tĩnh theo tỷ lệ ~20% số<br />
lượng mẫu. Từ đó mới tiến hành đo tốc độ nổ theo đúng tiêu chuẩn [1] sử dụng<br />
thiết bị đo hiện đại có độ chính xác cao.<br />
<br />
<br />
<br />
220 N.M.Vương, N.V. Giao, Đ.V.Đường, “Nghiên cứu sự phụ thuộc … hỗn hợp TГ.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Trong quá trình thực hiện, có sử dụng các phương pháp phân tích, đo đạc cụ thể<br />
như sau:<br />
+ Phương pháp đo mật độ bằng thủy tĩnh: sử dụng nguyên lý lực đẩy Acsimet<br />
bằng trọng lượng nước mà vật thể chiếm chỗ để xác định thể tích mẫu thuốc. Kết<br />
quả mật độ chính bằng khối lượng của mẫu thuốc chia cho thể tích vừa tìm được.<br />
+ Phương pháp xác định tốc độ nổ: theo TCVN 6422:1998 tại phòng thí nghiệm<br />
Vilas-15 của Viện Thuốc phóng Thuốc nổ.<br />
2.2. Công nghệ chế tạo mẫu<br />
2.2.1. Chế tạo mẫu theo phương pháp đúc<br />
Gia nhiệt ca inox chứa TNT trong bình cách thủy, nâng và giữ ở nhiệt độ T1 (T1<br />
trong khoảng 85÷95oC), cho từ từ RDX vào, khuấy bằng đũa thủy tinh đến khi tạo<br />
thành hỗn hợp đồng đều (hỗn hợp T).<br />
Rót T nóng chảy vào ống thép đường kính trong 30mm, chiều dài 50mm đã<br />
hàn kín 1 đầu bằng nắp thép, đến vạch đánh dấu 35mm thì dừng lại. Ống thép được<br />
cố định bởi giá đỡ và ngập 40mm trong cốc nước. Nhiệt độ của nước lúc đầu cũng<br />
bằng T1. Để nguội từ từ đến T2 (T2 trong khoảng 60÷70oC). Khi đã đóng rắn hoàn<br />
toàn, bỏ ra môi trường, để nguội tự nhiên đến nhiệt độ môi trường.<br />
Kiểm tra mật độ của thỏi thuốc với tỷ lệ thành phần TNT/RDX thay đổi từ<br />
60/40 đến 23/77.<br />
2.2.2. Chế tạo mẫu theo phương pháp nén ép<br />
Nghiền TNT đạt độ mịn qua sàng 0,1mm. Cân TNT và RDX thay đổi theo các<br />
tỷ lệ thành phần TNT/RDX từ 60/40 đến 23/77. Đổ TNT và RDX vào khay, trộn<br />
hai thuốc nổ vào nhau đến khi đồng đều.<br />
Cân thuốc nổ hỗn hợp đưa vào khuôn ép. Cho chày ép vào khuôn, ấn nhẹ bằng<br />
tay. Đưa khuôn ép vào vị trí ép. Đặt 2 cữ thép hai bên khuôn. Tiến hành ép và điều<br />
chỉnh lực ép lên bề mặt thuốc trong khoảng (2500÷3000) KG/cm2 sao cho quan sát<br />
qua camera thấy trục ép chạm cữ là đạt.<br />
Giữ nguyên áp lực ép trong 10 giây. Sau đó, nâng trục ép lên. Đưa bộ tháo<br />
thuốc vào. Bỏ hai cữ thép ra. Điều khiển trục ép hạ từ từ xuống cho đến khi thỏi<br />
thuốc rơi xuống khay hứng (có bông mềm) thì dừng.<br />
Lấy thỏi thuốc ra cân kiểm tra mật độ bằng phương pháp thủy tĩnh. Điều chỉnh<br />
khối lượng thuốc đưa vào sao cho đến khi thỏi thuốc đạt mật độ theo yêu cầu<br />
(kiểm tra 3 lần), chốt số liệu và công nghệ. Tiến hành ép đủ số thỏi cần thiết.<br />
2.2.3. Chế tạo thỏi thuốc để đo tốc độ nổ<br />
Để đo tốc độ nổ đảm bảo độ chính xác cao, yêu cầu ống thuốc phải có mật độ<br />
đồng đều cao. Việc đúc những thỏi thuốc để đo tốc độ nổ đảm bảo có mật độ đồng<br />
đều trong phạm vi sai số nhỏ gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, tốc độ nổ không<br />
phụ thuộc vào phương pháp đúc hay nén ép [7]. Vì vậy, người ta thường sử dụng<br />
phương pháp nén ép để đo tốc độ nổ. Thông thường, tạo các thỏi thuốc ngắn (chiều<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Viện Hóa học – Vật liệu, 10 - 2015 221<br />
Hóa học và Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
dài không vượt quá 2 lần đường kính), sau đó ghép chúng lại với nhau bằng ống<br />
giấy hoặc nhựa đảm bảo giữa hai dây tín hiệu có khoảng cách xấp xỉ 250mm.<br />
Thỏi thuốc nổ thực tế sau nén ép có đường kính 30,2mm và có chiều dài<br />
33,4mm. Ghép 9 thỏi thuốc lại với nhau chắc chắn trong ống nhựa (1 đầu ngoài<br />
cùng là thỏi thuốc có để lỗ tra kíp sâu 10mm, đường kính 8,2mm).<br />
Đánh dấu 2 điểm để lắp dây tín hiệu. Khoan nhẹ bằng khoan tay. Sau khi lắp<br />
xong 2 dây tín hiệu, cố định bằng băng dính. Lấy thước đo chính xác khoảng cách<br />
từ tâm 2 dây tín hiệu.<br />
Tiến hành đo tốc độ nổ theo TCVN 6422:1998.<br />
Một số hình ảnh được minh họa trong hình 1 và hình 2.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Các thỏi thuốc sau khi nén ép Hình 2. Thỏi thuốc đã được ghép vào ống<br />
và cách ghép để đo tốc độ nổ. nhựa, lắp dây tín hiệu và kíp.<br />
2.3. Thiết bị và hóa chất chủ yếu<br />
2.3.1. Thiết bị<br />
- Máy ép thủy lực 100 tấn;<br />
- Bộ khuôn, chày ép, cữ ép;<br />
- Thiết bị đo tốc độ nổ VOD-8: do hãng OZM của Séc sản xuất, có độ chính xác<br />
về thời gian là 10-7s;<br />
- Các thiết bị khác như: tủ sấy, cân phân tích độ chính xác 10-4g, ...<br />
2.3.2. Hóa chất<br />
- Thuốc nổ Hexogen (RDX): Hàn Quốc, đạt tiêu chuẩn hóa lý theo [2].<br />
- Thuốc nổ TNT: Trung Quốc, đạt tiêu chuẩn hóa lý theo [3], dạng cốm.<br />
<br />
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
3.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thành phần đến mật độ đúc<br />
Thay đổi thành phần tỷ lệ TNT/RDX và tiến hành chế tạo mẫu, trong đó có<br />
thay đổi nhiệt độ T1 và T2 trong khoảng cho phép, theo như phần 2.2.1, mật độ của<br />
các mẫu đúc được trình bày trong bảng 1.<br />
<br />
<br />
222 N.M.Vương, N.V. Giao, Đ.V.Đường, “Nghiên cứu sự phụ thuộc … hỗn hợp TГ.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Bảng 1. Mật độ của các mẫu đúc.<br />
TT Tên thuốc Mật độ đúc, Mật độ đúc cao Mật độ tối đa Độ chênh, %<br />
nổ hỗn hợp g/cm3 nhất, g/cm3 lý thuyết, g/cm3 ∆ρ= (ρTĐLT-ρĐMAX) .100/ρTĐLT<br />
<br />
1 TГ 60/40 1,637÷1,665 1,665 1,742 4,420<br />
2 TГ 55/45 1,655÷1,682 1,682 1,752 3,995<br />
3 TГ 50/50 1,666÷1,693 1,693 1,762 3,916<br />
4 TГ 45/55 1,671÷1,698 1,698 1,772 4,176<br />
5 TГ 40/60 1,686÷1,712 1,712 1,782 3,928<br />
6 TГ 35/65 1,693÷1,718 1,718 1,792 4,129<br />
7 TГ 30/70 1,699÷1,725 1,725 1,802 4,273<br />
8 TГ 25/75 1,711÷1,736 1,736 1,812 4,194<br />
9 TГ 23/77 1,714÷1,739 1,739 1,815 4,187<br />
Mật độ tối đa lý thuyết của thuốc nổ hỗn hợp được tính toán dựa trên mật độ<br />
tinh thể TNT, RDX và tỷ lệ thành phần giữa chúng theo công thức:<br />
ρTĐLT = (ρTNT.NTNT + ρRDX.NRDX)/100<br />
Trong đó: + ρTĐLT là mật độ tối đa lý thuyết<br />
+ ρTNT là mật độ tinh thể TNT (1,663g/cm3)<br />
+ ρRDX là mật độ tinh thể RDX (1,861g/cm3)<br />
+ NTNT là phần trăm khối lượng TNT trong hỗn hợp (%)<br />
+ NRDX là phần trăm khối lượng RDX trong hỗn hợp (%)<br />
Như vậy, bảng 1 cho thấy mật độ đúc của hỗn hợp ở các điều kiện khác nhau<br />
thì khác nhau, mật độ đúc cao nhất so với mật độ tối đa lý thuyết của các hỗn hợp<br />
có độ chênh tương đối từ (3,916÷4,420)%. Điều này có thể giải thích là do sự hình<br />
thành các khối tinh thể TNT trong các điều kiện khác nhau sẽ có mật độ khác nhau.<br />
Nhóm nghiên cứu quan tâm đến mật độ đúc cao nhất (ρĐMAX) vì nó có ý nghĩa<br />
thực tiễn lớn trong nhồi nạp vào đạn dược (đặc biệt là đạn xuyên).<br />
Từ kết quả bảng 1, thiết lập được đồ thị 1.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đồ thị 1. Sự phụ thuộc của mật độ đúc cao nhất của<br />
thuốc nổ TГ (g/cm3) vào hàm lượng RDX (%)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Viện Hóa học – Vật liệu, 10 - 2015 223<br />
Hóa học và Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
Như vậy, ta có thể kết luận:<br />
+ Mật độ đúc cao nhất của thuốc nổ TГ (mg/cm3) phụ thuộc vào thành phần<br />
của RDX (%) theo hàm bậc 2: y = - 0,014.x2 +3,518.x + 1549,020 (1) với hệ số<br />
tương quan R2 = 0,992 hoặc hàm bậc nhất: y = 1,884.x + 1595,115 (2) với hệ số<br />
tương quan R2 = 0,986.<br />
+ Mật độ đúc cao nhất của thuốc nổ TГ (mg/cm3) phụ thuộc vào hàm lượng<br />
của TNT (z, %) theo phương trình (1) hoặc (2) với việc thay biến số x bằng biến số<br />
z theo tương quan: x=100-z.<br />
3.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thành phần đến tốc độ nổ<br />
3.3.1. Tại cùng một mật độ<br />
Trong quá trình nén ép tạo mẫu thuốc TГ, nhận thấy thỏi thuốc với mẫu thuốc<br />
có hàm lượng RDX nhiều nhất (TГ-23/77) khi đạt mật độ ~1,500 g/cm3 đã đảm<br />
bảo độ cứng vững tốt. Do đó, chọn mật độ này để nghiên cứu ảnh hưởng của thành<br />
phần đến tốc độ nổ của thuốc nổ hỗn hợp TГ tại một mật độ cố định.<br />
Kết quả đo tốc độ nổ của thuốc nổ TГ được đưa ra trong bảng 2.<br />
Bảng 2. Kết quả đo tốc độ nổ với các hỗn hợp khác nhau.<br />
TT Tên thuốc nổ hỗn hợp Mật độ thỏi trung Tốc độ nổ trung bình,<br />
bình, g/cm3 m/s<br />
1 TГ 60/40 1,500±0,002 7220,9<br />
2 TГ 55/45 1,500±0,002 7294,3<br />
3 TГ 50/50 1,500±0,002 7368,5<br />
4 TГ 45/55 1,500±0,002 7440,3<br />
5 TГ 40/60 1,500±0,002 7516,8<br />
6 TГ 35/65 1,500±0,002 7563,7<br />
7 TГ 30/70 1,500±0,002 7595,5<br />
8 TГ 25/75 1,500±0,002 7676,9<br />
9 TГ 23/77 1,500±0,002 7698,4<br />
Từ kết quả bảng 2, ta thiết lập được đồ thị 2.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đồ thị 2. Sự phụ thuộc của tốc độ nổ thuốc nổ TГ (m/s)<br />
vào hàm lượng RDX (%).<br />
<br />
<br />
224 N.M.Vương, N.V. Giao, Đ.V.Đường, “Nghiên cứu sự phụ thuộc … hỗn hợp TГ.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Như vậy, ta có thể kết luận:<br />
+ Tốc độ nổ của thuốc nổ TГ phụ thuộc vào hàm lượng của RDX theo hàm bậc<br />
2: y = - 0,081.x2 + 22,210.x + 6462,006 (3) với hệ số tương quan R2 = 0,996 hoặc<br />
hàm bậc nhất: y = 12,637.x + 6732,165 (4) với hệ số tương quan R2 = 0,992.<br />
+ Tốc độ nổ của thuốc nổ TГ (mg/cm3) phụ thuộc vào hàm lượng của TNT (z,<br />
%) theo Phương trình (3) hoặc (4) với việc thay biến số x bằng biến số z theo<br />
tương quan: x=100-z.<br />
3.3.2. Tại mật độ đúc cao nhất<br />
Theo [5], TNT chịu nén rất tốt nên mật độ nén cao nhất có thể đạt được là 1,620<br />
g/cm3 còn mật độ cao nhất khi đúc đạt được là 1,600 g/cm3. Do đó, dễ dàng nén<br />
hỗn hợp TГ đạt mật độ đúc cao nhất theo như bảng 1.<br />
Kết quả đo tốc độ nổ của thuốc nổ TГ được đưa ra trong bảng 3.<br />
Bảng 3. Kết quả đo tốc độ nổ với các hỗn hợp khác nhau<br />
tại mật độ đúc cao nhất.<br />
TT Tên thuốc nổ hỗn hợp Mật độ thỏi trung Tốc độ nổ trung bình,<br />
bình, g/cm3 m/s<br />
1 TГ 60/40 1,665±0,002 7492,5<br />
2 TГ 55/45 1,682±0,002 7541,0<br />
3 TГ 50/50 1,693±0,002 7573,6<br />
4 TГ 45/55 1,698±0,002 7727,8<br />
5 TГ 40/60 1,712±0,002 7860,9<br />
6 TГ 35/65 1,718±0,002 7949,2<br />
7 TГ 30/70 1,725±0,002 8055,9<br />
8 TГ 25/75 1,736±0,002 8232,6<br />
9 TГ 23/77 1,739±0,002 8244,3<br />
Từ kết quả bảng 3, ta thiết lập được đồ thị 3.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đồ thị 3. Sự phụ thuộc của tốc độ nổ thuốc nổ TГ (m/s)<br />
vào hàm lượng RDX (%) tại mật độ đúc cao nhất.<br />
<br />
Như vậy, ta có thể kết luận:<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Viện Hóa học – Vật liệu, 10 - 2015 225<br />
Hóa học và Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
+ Tốc độ nổ của thuốc nổ TГ (mg/cm3) phụ thuộc vào hàm lượng của RDX (%)<br />
tại mật độ đúc cao nhất theo hàm bậc 2: y = 0,222.x2 – 4,537.x + 7297,657 (5)<br />
với hệ số tương quan R2 = 0,991 hoặc hàm bậc nhất: y = 21,733.x + 6556,360 (6)<br />
với hệ số tương quan R2 = 0,980.<br />
+ Tốc độ nổ của thuốc nổ TГ (mg/cm3) phụ thuộc vào hàm lượng của TNT (z,<br />
%) theo Phương trình (5) hoặc (6) với việc thay biến số x bằng biến số z theo<br />
tương quan: x=100-z.<br />
<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Qua tổng quan về lý thuyết và thực tế, nhóm nghiên cứu đã xác định được mật<br />
độ đúc cao nhất của thuốc nổ TГ trên cơ sở TNT Trung Quốc và RDX Hàn Quốc<br />
khi thay đổi tỷ lệ thành phần. Nhóm nghiên cứu còn sử dụng phương pháp nén ép<br />
tạo thỏi để đảm bảo độ chính xác cao cho phép đo tốc độ nổ tại những mật độ trên.<br />
Từ kết quả thu được, xây dựng đồ thị sự phụ thuộc của tốc độ nổ vào thành phần<br />
hỗn hợp tại cùng một mật độ hoặc tại mật độ đúc cao nhất của các hỗn hợp khác<br />
nhau. Đây là cơ sở dữ liệu cho việc tính toán thành phần thuốc nổ hỗn hợp TГ đối<br />
với các yêu cầu khác nhau của đạn dược về mật độ và tốc độ nổ.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. TCVN 6422:1998 “Vật liệu nổ công nghiệp – Xác định tốc độ nổ”.<br />
[2]. TQSA 1274:2006 “Thuốc nổ RDX”. Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.<br />
[3]. TQSA 596:2006 “Thuốc nổ TNT”. Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.<br />
[4]. Е.Ю.Орлова (1973), “Химия и технология бризантных взрывчатых<br />
веществ”, Издательство Химия, c.520-542<br />
[5]. Е.Ю.Орлова (1981), “Химия и технология бризантных взрывчатых<br />
веществ”, Издательство Химия, c.84-126, c.227-244.<br />
[6]. К. Д. Алферов (1965), “Взрывчатые вещества”, Часть II, Пенза, c.64-65,<br />
98, 102, 104, 105.<br />
[7]. Г. А. Демидов (1968), “Основы теории горения и взрыва”, ПВАИУ,<br />
Пенза, c.284-296.<br />
[8]. Headquarters Department of the army (1984), “Military Explosive”, p.8-35, 8-<br />
103, 8-109, 8-125, 8-128, 11-4, 11-8, 11-15.<br />
[9]. Tadeusz Urbanski (1967), “Chemistry and technology of Explosives”, Vol. III,<br />
p.77, 78, 84-117.<br />
[10]. www.exploders.infoFilespirosprawka2012.pdf, p.174.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
226 N.M.Vương, N.V. Giao, Đ.V.Đường, “Nghiên cứu sự phụ thuộc … hỗn hợp TГ.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
ABSTRACT<br />
RESEARCH RESULTS ABOUT THE DEPENDENCE OF VOLUME<br />
OF DETONATION ON COMPONENTS OF MIXTURE TГ<br />
<br />
This paper presents the research results about the influence of TГ<br />
mixture’s component (TNT and RDX) to volume of detonation (VoD). From<br />
obtained results, set up laws express the dependence of VoD on mixture’s<br />
component at determined density or max desity of other cast mixtures.<br />
These are bases for calculating component of TГ mixtures to use for<br />
ammunition having other demands for density and VoD.<br />
<br />
Keywords: Explosive, TГ, Density, Volume of detonation, TNT, RDX.<br />
<br />
Nhận bài ngày 09 tháng 07 năm 2015<br />
Hoàn thiện ngày 10 tháng 08 năm 2015<br />
Chấp nhận đăng ngày 07 tháng 09 năm 2015<br />
<br />
1<br />
Địa chỉ: Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng;<br />
2<br />
Viện Hóa học - Vật liệu, Viện Khoa học - Công nghệ Quân sự;<br />
*Email: tptnvuong@gmail.com<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Viện Hóa học – Vật liệu, 10 - 2015 227<br />