TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ 2-2015<br />
<br />
NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM<br />
CỘT SỐNG THẮT LƢNG CỦA PHƢƠNG PHÁP<br />
TIÊM NGOÀI MÀNG CỨNG KỸ THUẬT HAI KIM<br />
Trần Thị Bích Thảo*; Nguyễn Văn Chương*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh cộng hưởng từ cột sống thắt lưng (CSTL)<br />
ở bệnh nhân (BN) thoát vị đĩa đệm (TVĐĐ) CSTL. Đánh giá kết quả lâm sàng của phương<br />
pháp tiêm ngoài màng cứng (NMC) với kỹ thuật hai kim. Nhận xét tác dụng không mong muốn,<br />
tai biến, biến chứng của các phương pháp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 73 BN<br />
được chẩn đoán TVĐĐ CSTL theo tiêu chuẩn chẩn đoán và loại trừ chung, chia thành 2 nhóm;<br />
nhóm nghiên cứu (37 BN) điều trị bằng tiêm NMC kỹ thuật hai kim, nhóm chứng (36 BN) điều trị<br />
bằng kỹ thuật một kim và so sánh kết quả điều trị 2 nhóm với nhau. Kết quả: đặc điểm lâm sàng<br />
và cộng hưởng từ: 98,6% BN có chỉ số Schober giảm, các triệu chứng trong tiêu chuẩn chẩn<br />
đoán mSaporta chiếm tỷ lệ cao (83,6 - 98,6%). Trên hình ảnh cộng hưởng từ TVĐĐ L4-L5<br />
(45,2%), L5-S1 (13,7%), kết hợp L4-L5 và L5-S1 20,5%). Kết luận: cả 2 nhóm BN đạt kết quả điều<br />
trị cao, nhóm tiêm bằng kỹ thuật 2 kim có kết quả tốt hơn (p < 0,05), đặc biệt ở BN có TVĐĐ lớn,<br />
đa tầng và sau mổ. Không thấy tác dụng không mong muốn ở cả 2 nhóm.<br />
* Từ khóa: Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng; Kỹ thuật hai kim; Tiêm ngoài màng cứng.<br />
<br />
Study of Effect Treatment of Peridural Injection by Two-Needle<br />
Technique on Lumbar Intervertebral Disc Herniation<br />
Summary<br />
Purposes: Describing the clinical feature and MRIs at patients with lumbar intervertebral disc<br />
herniation. Determining the effectiveness of peridural injection with two-needle technique in<br />
treatment of patients with lumbar intervertebral disc herniation. Method: Two groups of lumbar<br />
intervertebral disc herniation patients were selected and excluded according to defined criteria<br />
and treated with two peridural injection techniques. The first one (study group 37 patients) received<br />
the two-needle technique, whereas the control group treated with one-needle technique.<br />
Results: The clinical features and MRIs: 98.5% of patients showed decreasing Schober-index;<br />
the symptoms of mSaporta diagnostic criteria had high percentage (83.6 - 98.6%); in MRI<br />
herniation of L4-L5 45.2%, L5-S1 13.7% and both of these discs 20.5%. All both groups showed<br />
good treatment results, but the study group showed better results than control group; especially in<br />
* Học viện Quân y<br />
** Bệnh viện Quân y 103<br />
Người phản hồi (Corresponding): Trần Thị Bớch Thảo (bichthaotka4@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 31/01/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 12/02/2015<br />
Ngày bài báo được đăng: 26/02/2015<br />
patient with big herniation, multilevel herniation with failed back syndrom (p > 0.05). Not any<br />
side effects were seen during study time. Conclusion: The peridural injection with the two-needle<br />
<br />
49<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ 2-2015<br />
and one-needle technique had high treatment effectiveness, the two-needle technique has more<br />
effect than the one-needle technique (p < 0.05), especially in cases of big; multilevel and<br />
postoperative herniation. No sides effects are seen in both group.<br />
* Key words: Lumbar intervertebral disc herniation; Two-needle technique; Peridural injection.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là<br />
một bệnh lý thường gặp, chiếm phần lớn<br />
trong các bệnh lý về cột sống. Theo thống<br />
kê 10 năm (2004 - 2013) của Nguyễn Văn<br />
Chương và CS, trong tổng số BN điều trị<br />
tại Khoa Nội Thần Kinh, Bệnh viện Quân<br />
y 103, TVĐĐ CSTL chiếm tỷ lệ cao nhất<br />
(26,94%). Bệnh thường xảy ra ở lứa tuổi<br />
lao động, đang có nhiều đóng góp cho xã<br />
hội. Vì vậy, bệnh gây ảnh hưởng nhiều<br />
đến nền kinh tế xã hội.<br />
Cùng với sự phát triển của khoa học<br />
kỹ thuật và tiến bộ trong y học, đã có<br />
nhiều phương pháp điều trị TVĐĐ CSTL<br />
được ứng dụng theo ba hướng: điều trị bảo<br />
tồn, can thiệp tối thiểu và phẫu thuật. Mỗi<br />
phương pháp đều có những ưu điểm đặc<br />
thù, bên cạnh đó cũng có nhược điểm<br />
riêng và tỷ lệ thất bại nhất định. Tuy<br />
nhiên, theo các tác giả trong và ngoài<br />
nước, phương pháp điều trị bảo tồn vẫn<br />
là chỉ định hàng đầu cho hầu hết các<br />
trường hợp và đạt kết quả điều trị cho<br />
90% BN TVĐĐ. Vì các thủ thuật nội khoa<br />
thường là chỉ định đầu tiên, dễ thực hiện<br />
và không gây tổn thương đến cấu trúc<br />
giải phẫu của cơ thể, nhưng kết quả điều<br />
trị vẫn cao.<br />
Trong các phương pháp điều trị, tiêm<br />
NMC được xem là phương pháp điều trị<br />
bảo tồn chủ đạo cho TVĐĐ CSTL. Tuy<br />
nhiên, tỷ lệ không đạt mục tiêu điều trị<br />
còn khá cao. Đã có nhiều đề tài được<br />
<br />
50<br />
<br />
thiết kế và triển khai độc lập nghiên cứu<br />
về các phương pháp điều trị bảo tồn<br />
TVĐĐ CSTL, tỷ lệ BN không đạt mục tiêu<br />
điều trị chiếm 9,28 - 28,9%. Một trong<br />
những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết<br />
quả điều trị có thể do nhiều BN có rãnh<br />
ống sống, ổ TVĐĐ lớn, thoát vị đa tầng<br />
hoặc đã phẫu thuật một hoặc nhiều lần,<br />
gây cản trở việc ngấm thuốc. Như vậy, vấn<br />
đề đặt ra là tìm một giải pháp để thuốc có<br />
thể ngấm qua được các chỗ NMC bị hẹp<br />
do ổ thoát vị lớn, TVĐĐ đa tầng và ngấm<br />
qua được chỗ ống sống thay đổi hình thái,<br />
cấu trúc sau phẫu thuật. Do vậy, chúng tôi<br />
tiến hành đề tài này nhằm:<br />
- Mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh<br />
cộng hưởng từ CSTL ở BN TVĐĐ CSTL.<br />
- Đánh giá kết quả lâm sàng của<br />
phương pháp tiêm NMC với kỹ thuật hai<br />
kim so với kỹ thuật một kim hiện đang<br />
được sử dụng tại Khoa A4 - Bệnh viện<br />
Quân y 103. Nhận xét tác dụng không<br />
mong muốn, tai biến, biến chứng của các<br />
phương pháp này.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
73 BN được chẩn đoán xác định TVĐĐ<br />
CSTL, điều trị tại Bộ môn - Khoa Nội thần<br />
kinh (AM4), Bệnh viện Quân y 103 từ<br />
tháng 12 - 2013 đến 6 - 2014. Chia ngẫu<br />
nhiên BN thành 2 nhóm: nhóm nghiên<br />
cứu 37 BN, nhóm chứng 36 BN.<br />
* Tiêu chuẩn chọn BN:<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ 2-2015<br />
<br />
- Tiêu chuẩn lâm sàng:<br />
+ BN được chẩn đoán TVĐĐ CSTL theo<br />
tiêu chuẩn m.Saporta (1970).<br />
+ BN TVĐĐ CSTL giai đoạn II - IIIa<br />
(theo Arseni K).<br />
- Tiêu chuẩn chẩn đoán hình ảnh: tất<br />
cả BN đều được chụp cộng hưởng từ và<br />
có hình ảnh TVĐĐ CSTL.<br />
- Tiêu chuẩn hòa hợp: hình ảnh TVĐĐ trên<br />
cộng hưởng từ phải phù hợp với triệu<br />
chứng lâm sàng về phương diện định khu.<br />
<br />
môn - Khoa Nội Thần kinh, Bệnh viện<br />
Quân y 103 (25 điểm).<br />
- Nghiên cứu cận lâm sàng: chủ yếu<br />
thống kê các đặc điểm trên hình ảnh cộng<br />
hưởng từ của BN như vị trí đĩa đệm thoát<br />
vị, số tầng đĩa đệm thoát vị, mức độ chèn<br />
ép thần kinh.<br />
- Mức độ chèn ép thần kinh: xác định<br />
trên một hình ảnh cộng hưởng từ axial<br />
có mức độ thoát vị lớn nhất (theo<br />
Nguyễn Văn Chương).<br />
<br />
* Tiêu chuẩn loại trừ:<br />
<br />
- TVĐĐ CSTL kèm theo các bệnh nội<br />
khoa khác như: rối loạn đông chảy máu, suy<br />
gan, suy thận, lao, viêm nhiễm vùng CSTL,<br />
đang có sốt...<br />
<br />
- BN không đồng ý tham gia nghiên cứu.<br />
<br />
H<br />
<br />
E<br />
<br />
c<br />
<br />
- BN có TVĐĐ CSTL kèm theo trượt<br />
đốt sống. Thoát vị và tổn thương đĩa đệm<br />
do lao, ung thư cột sống.<br />
- BN có chống chỉ định với các thuốc<br />
trong phác đồ điều trị TVĐĐ CSTL.<br />
<br />
d<br />
<br />
a<br />
<br />
- TVĐĐ CSTL kèm theo các bệnh thần<br />
kinh khác: viêm đa dây thần kinh, xơ cột<br />
bên teo cơ, u tủy, viêm tủy, chấn thương<br />
cột sống...<br />
<br />
I<br />
b<br />
Độ<br />
4<br />
<br />
1<br />
<br />
F<br />
2<br />
<br />
G<br />
<br />
3<br />
<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
* Thiết kế nghiên cứu: tiến cứu, mở,<br />
ngẫu nhiên, có đối chứng.<br />
* Nội dung nghiên cứu:<br />
- Nghiên cứu lâm sàng:<br />
+ 73 BN đều được khám và thống kê<br />
theo mẫu bệnh án nghiên cứu thống nhất<br />
với các nội dung: đặc điểm chung (tuổi,<br />
giới, nghề nghiệp...), đặc điểm khởi phát<br />
bệnh, hoàn cảnh xuất hiện, đặc điểm triệu<br />
chứng đau và triệu chứng lâm sàng.<br />
+ Tính điểm lâm sàng trước và sau<br />
điều trị theo Bảng điểm Lâm sàng của Bộ<br />
<br />
51<br />
<br />
Hình 1: Mức độ chèn ép trên cộng hưởng từ.<br />
a: Đường là trục trước - sau của đốt sống.<br />
b: Đường thẳng vuông góc với a qua điểm<br />
thành sau ống sống.<br />
c: Đường thẳng vuông góc với a qua điểm<br />
thành trước lỗ liên đốt.<br />
d: Đường thẳng song song a qua chỗ hẹp<br />
nhất của lỗ liên đốt.<br />
EG: Đường chéo hình chữ nhật EHGF.<br />
Điểm I: Giao điểm giữa đường chéo EG và<br />
thành sau ống sống.<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ 2-2015<br />
Đoạn thẳng EI được chia đều thành 4 phần<br />
bằng, nhau, tương ứng với 4 độ chèn ép thần<br />
kinh 1, 2, 3, 4 theo hướng từ E đến G.<br />
<br />
- Nghiên cứu điều trị:<br />
+ 73 BN nghiên cứu đều được điều trị<br />
theo một phác đồ nền chung, gồm thuốc:<br />
tăng dẫn truyền thần kinh (galanthamin 5 mg),<br />
phục hồi bao myelin (nucleo CMP forte 2<br />
viên/ngày), chống viêm non-steroid (celebrex<br />
0,2 x 2 viên/ngày), giãn cơ (mydocalm<br />
150 mg x 2 viên/ngày), vitamin nhóm B<br />
liều cao (neurobion x 2 viên/ngày).<br />
- 37 BN trong nhóm nghiên cứu được<br />
tiêm NMC với kỹ thuật hai kim (bơm 1 ml<br />
depo-medrol pha với 4 ml lidocain), chia<br />
đều 5 ml hỗn hợp thuốc ra 2 bơm tiêm và<br />
tiêm song song theo quy trình tiêm NMC<br />
qua 2 đường (liên gai và hốc xương cùng).<br />
- 36 BN nhóm chứng được tiêm NMC<br />
với kỹ thuật một kim (bơm 1 ml depomedrol pha với 4 ml lidocain) cả 5 ml hỗn<br />
hợp thuốc tiêm qua 1 bơm tiêm theo quy<br />
trình tiêm NMC qua đường liên gai.<br />
- Đánh giá kết quả điều trị.<br />
- Tính điểm lâm sàng trước và sau điều<br />
trị: theo Bảng điểm lâm sàng của Bộ môn<br />
Nội Thần kinh, Bệnh viện Quân y 103.<br />
- Các chỉ tiêu đánh giá kết quả:<br />
+ Điểm chèn ép thần kinh: điểm bệnh<br />
lý = 25 - điểm lâm sàng trước điều trị;<br />
<br />
điểm thuyên giảm = điểm lâm sàng trước<br />
trừ điểm lâm sàng sau điều trị; hệ số<br />
thuyên giảm = điểm thuyên giảm chia cho<br />
điểm số trước điều trị.<br />
+ Đánh giá theo thang điểm MacNab.<br />
+ Đánh giá hiệu quả điều trị của từng<br />
phương pháp và so sánh hiệu quả điều<br />
trị của hai phương pháp với nhau.<br />
+ Đánh giá theo ý kiến tự nhận định<br />
của bản thân BN về kết quả điều trị.<br />
+ BN tự đánh giá kết quả điều trị của<br />
mình đạt được bao nhiêu % so với trước<br />
khi điều trị .<br />
+ Đánh giá hiệu quả điều trị: rất tốt<br />
(hệ số thuyên giảm từ 0,8 - 1,0); tốt (hệ số<br />
thuyên giảm từ 0,65 đến < 0,8); trung<br />
bình: (hệ số thuyên giảm 0,5 đến < 0,65);<br />
kém: (hệ số thuyên giảm < 0,5); đạt mục<br />
tiêu điều trị khi hệ số thuyên giảm ≥ 0,5.<br />
Không đạt mục tiêu điều trị khi hệ số<br />
thuyên giảm < 0,5.<br />
+ Đánh giá tác dụng không mong<br />
muốn: thống kê biến chứng lâm sàng của<br />
từng phương pháp; đánh giá ảnh hưởng<br />
của hai phương pháp điều trị tới chức<br />
năng gan, thận...<br />
* Phương pháp xử lý số liệu: xử lý trên<br />
máy tính với phần mềm SPSS 16.0.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br />
1. Đặc điểm chung.<br />
Bảng 1: Phân bố BN theo tuổi, giới.<br />
BN<br />
TUỔI, GIỚI<br />
<br />
Tuổi BN<br />
<br />
52<br />
<br />
NHÓM NGHIÊN CỨU<br />
<br />
NHÓM CHỨNG<br />
<br />
TỔNG<br />
p<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
20 - 29<br />
<br />
4<br />
<br />
10,81<br />
<br />
3<br />
<br />
8,33<br />
<br />
7<br />
<br />
9,59<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
30 - 39<br />
<br />
7<br />
<br />
18,92<br />
<br />
7<br />
<br />
19,44<br />
<br />
14<br />
<br />
19,18<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
40 - 49<br />
<br />
14<br />
<br />
37,84<br />
<br />
13<br />
<br />
36,11<br />
<br />
27<br />
<br />
36,99<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ 2-2015<br />
50 - 59<br />
<br />
12<br />
<br />
32,43<br />
<br />
13<br />
<br />
36,12<br />
<br />
25<br />
<br />
34,24<br />
<br />
Cộng<br />
<br />
37<br />
<br />
100<br />
<br />
36<br />
<br />
100<br />
<br />
73<br />
<br />
100<br />
<br />
X ± SD<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
46,81 ± 11,08<br />
<br />
46,52 ± 10,97<br />
<br />
46,65 ± 11,03<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Nam<br />
<br />
22<br />
<br />
59,5<br />
<br />
15<br />
<br />
41,7<br />
<br />
37<br />
<br />
50,7<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
15<br />
<br />
40,5<br />
<br />
21<br />
<br />
58,3<br />
<br />
36<br />
<br />
49,3<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Cộng<br />
<br />
37<br />
<br />
100<br />
<br />
36<br />
<br />
100<br />
<br />
73<br />
<br />
100<br />
<br />
Giới tính (tỷ lệ<br />
nam/nữ = 1,05/1)<br />
<br />
Tuổi trung bình chung hai nhóm 46,65 ± 11,03. Lứa tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 40 - 49<br />
(36,99%), 20 - 49 tuổi chiếm 65,76%. Nam 50,7%, nữ 49,3%. Tỷ lệ giới tính giữa 2<br />
nhóm chênh lệch không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).<br />
Kết quả này tương tự nghiên cứu của Bùi Quang Tuyển (77,7%) [9], Nguyễn Văn<br />
Chương (67,7%) [1], Hoàng Văn Thuận (85,54%) [7], Hồ Hữu Lương (91,8%) [5]. Theo<br />
R. Prasad (89,4%) [8], phân bố tỷ lệ nam/nữ = 1,05. Các tác giả trong và ngoài nước<br />
công bố tỷ lệ này cao hơn, tuy nhiên, nam cao hơn nữ (Vũ Hùng Liên 2/1, R.<br />
Prasad 1,89/1) [4].<br />
- Đặc điểm nghề nghiệp: BN thường có nghề lao động thể chất nặng (72,6%). Tuy<br />
nhiên, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi thấy những BN lao động trí óc mà công<br />
việc đòi hỏi giữ nguyên một tư thế trong thời gian lâu (nhân viên văn phòng) cũng có<br />
nguy cơ mắc TVĐĐ CSTL cao (tương tự với Ngô Thanh Hồi [2], Hồ Hữu Lương [5],<br />
Bùi Quang Tuyển [9]).<br />
Bảng 2: Thời gian mắc bệnh.<br />
NHÓM<br />
NHÓM NGHIÊN CỨU<br />
<br />
NHÓM CHỨNG<br />
<br />
TỔNG<br />
<br />
p<br />
<br />
THỜI GIAN MẮC BỆNH<br />
<br />
53<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
< 1 tháng<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
2<br />
<br />
5,6<br />
<br />
2<br />
<br />
2,7<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
1 - 6 tháng<br />
<br />
4<br />
<br />
10,8<br />
<br />
5<br />
<br />
13,9<br />
<br />
9<br />
<br />
12,3<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
6 - 12 tháng<br />
<br />
3<br />
<br />
8,1<br />
<br />
5<br />
<br />
13,9<br />
<br />
8<br />
<br />
11<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
> 12 tháng<br />
<br />
30<br />
<br />
81,1<br />
<br />
24<br />
<br />
66,7<br />
<br />
54<br />
<br />
74<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
37<br />
<br />
100<br />
<br />
36<br />
<br />
100<br />
<br />
73<br />
<br />
100<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />