Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
NGHIÊN CỨU TẦN XUẤT NHÓM MÁU HỆ ABO VÀ RH(D)<br />
CỦA NGƯỜI HIẾN MÁU TÌNH NGUYỆN TẠI TRUNG TÂM HUYẾT HỌC<br />
- TRUYỀN MÁU THÁI NGUYÊN (THÁNG 01/2011 - 06/2011)<br />
Phạm Thị La*, Nguyễn Thu Hạnh*, Nguyễn Thế Tùng*, Vũ Bích Vân**, Nguyễn Kiều Giang**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Máu là sinh phẩm đặc biệt được ứng dụng rộng rãi trên lâm sàng để điều trị. Tuy nhiên, khi<br />
điều trị bằng truyền máu có thể xảy ra tai biến do nhầm nhóm máu hoặc do xuất hiện kháng thể bất thường trong<br />
máu người nhận. Để sàng lọc kháng thể bất thường từ người nhóm máu O có Rh(D) dương, chúng tôi nghiên<br />
cứu đề tài nhằm mục tiêu sau:<br />
Mục tiêu: “Xác định tỷ lệ nhóm máu hệ ABO và Rh(D) của người hiến máu tình nguyện tại Trung tâm<br />
Huyết học - Truyền máu Thái Nguyên từ tháng 01/2011 - 06 /2011”.<br />
Đối tượng nghiên cứu: 3105 người hiến máu tình nguyện tại Trung tâm Huyết học - Truyền máu Thái<br />
Nguyên.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang.<br />
Kết quả nghiên cứu cho thấy: 1. Hệ nhóm máu ABO: Tỷ lệ nhóm máu tuân theo quy luật O > B > A > AB.<br />
- Các dân tộc khác nhau thì tỷ lệ nhóm máu tuân theo quy luật khác nhau. - Cả 4 dân tộc Dao, Thái, Cao Lan,<br />
H’Mông không có trường hợp nào mang nhóm máu AB. 2. Hệ nhóm máu Rh(D): - Tỷ lệ Rh(D) dương 99,74%,<br />
Rh(D) âm rất thấp (0,26%). Với P < 0,01. - Tỷ lệ Rh(D) âm ở nam (0,37%) cao hơn nữ (0,20%) với P < 0,05. Dân tộc Kinh tỷ lệ Rh(D) âm (0,27%) thấp hơn dân tộc Tày (1,98%). Với P < 0,05. - Người nhóm máu AB tỷ lệ<br />
Rh(D) âm cao nhất (1,14%).; nhóm A và B tỷ lệ như nhau (0,62%). Thấp nhất nhóm O (0,29%). Với P < 0,05.<br />
Kết luận: Nghiên cứu trên 3105 đối tượng hiến máu tình nguyện thấy tỷ lệ nhóm máu hệ ABO tuân theo<br />
quy luật O > B > A > AB. Các dân tộc khác nhau, tỷ lệ nhóm máu tuân theo quy luật khác nhau. Với hệ Rh(D)<br />
thì phần lớn là Rh(D) dương (99,74%). Các dân tộc khác nhau thì tỷ lệ Rh(D) dương khác nhau (dân tộc kinh là<br />
99,73%, một số dân tộc khác là 100%). Kết quả nghiên cứu này phù hợp với Đỗ Trung Phấn(2), Lê Thành<br />
Uyên(3). Theo Clande và Awill (4) nhận xét: không có một chủng tộc nào có một nhóm máu đặc trưng nhất định.<br />
Sự khác nhau giữa các chủng tộc chỉ có thể biểu hiện dưới tần số tương đối của các nhóm máu khác nhau. Tần số<br />
này duy trì qua nhiều thế hệ, có thể thay đổi khi có giao lưu về hôn nhân giữa các dân tộc với nhau. Hiện nay sự<br />
giao lưu ngày càng nhiều, rất khó có một dân tộc thuần chủng để nghiên cứu một cách hoàn hảo.<br />
Từ khóa: Hệ nhóm máu ABO, Rh, người hiến máu.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
THE ABO AND RH(D) BLOOD GROUP RATE IN VOLUNTEER BLOOD DONORS AT THAI<br />
NGUYEN CENTER OF HEMATOLOGY AND BLOOD TRANSFUSION (01/2011 - 06/2011)<br />
Pham Thi La, Nguyen Thu Hanh, Nguyen The Tung, Vu Bich Van, Nguyen Kieu Giang<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 421 - 426<br />
Background: Blood is a special bio-product which is widely used in clinical treatment. However, patients<br />
treated with blood transfusions may have sudden catastrophe because of the wrong blood groups or the abnormal<br />
*Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên, ** Trung tâm Huyết Học -Truyền máu Thái Nguyên<br />
Tác giả liên lạc: ThS.BS Phạm Thị La, ĐT:0943415190, Email:ladhyktn@gmail.com<br />
<br />
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học<br />
<br />
421<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
<br />
antibody appearances in the recipient bloods. To screen abnormal antibodies from the blood type O, Rh (D)<br />
positive group, we conduct the study to obtain the objective:<br />
Objectives: "Determine the rate of ABO blood group systems and Rh (D) of volunteer blood donors<br />
(01/2011 - 06 / 2011)" Subjects of study: 3105 volunteer blood donors at Thai nguyen center of hematology and<br />
blood trasfusion.<br />
Research Methodology: cross-sectional study.<br />
The results are as follow: * ABO blood group system: the frequency of ABO blood group follows the rule of O<br />
> B > A > AB. The frequency of ABO blood group follows the different rules in different ethnic groups. No one<br />
has AB in all four ethnic groups ( Dao, Thai, Cao Lan, H’Mong). * Rh (D) blood group: 99.74% positive, 0.26%<br />
negative with p < 0.01. Negative Rh (D): 0.37% in male, 0.20% in female (p < 0.05). 0.27% in Kinh ethnic<br />
group, which is lower than in the Tay ethnic group (1.98%) with p < 0.05. The rate of negative Rh (D) is highest<br />
(14.1%) in AB group, and is lowest in O group (0.29%); A and B groups have the same rate of negative Rh (D)<br />
(0.62%); p < 0.05.<br />
Conclusion: Research on the 3,105 volunteer blood donors shows that: the rate of ABO blood group system<br />
follows the rule O> B> A> AB. The frequency of ABO blood group follows the different rules in different ethnic<br />
groups. Rh (D) positive (99.74%) is the most common. Different ethnic groups have the different rates of Rh (D)<br />
positive (99.73% in King group, 100% in some other groups). Our study hase the same results as the study of Do<br />
Trung Phan(2), Le Thanh Uyen(3). According to Clande and Awille(4), no race has a unique particular blood type.<br />
The frequency of different blood types is somewhat different in every race. This frequency is maintained over<br />
many generations, however, it can be changed for the reason of marriage exchanges between the different ethnic<br />
groups. Nowadays, the exchanges are more and more, so it is difficult to choose a purebred ethnic group for a<br />
perfect study.<br />
Key word: ABO and Rh blood group, blood donors.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Máu là một sinh phẩm đặc biệt, vô cùng quý<br />
giá trong điều trị mà cho đến nay chưa một vật<br />
phẩm nào có thể thay thế được.<br />
Từ thời cổ xưa người ta đã biết máu rất quan<br />
trọng và cần thiết cho sự sống. Để cứu sống<br />
bệnh nhân người ta đã lấy máu cừu truyền trực<br />
tiếp cho người bệnh nhưng đều thất bại. Sau đó<br />
người ta đã lấy máu của người khỏe mạnh<br />
truyền cho người bệnh thì thấy một số trường<br />
hợp được cứu sống, nhưng phần lớn bị tử vong.<br />
Ở thời điểm đó, con người chưa thực sự hiểu<br />
được tại sao máu lại quan trọng đối với sự sống<br />
như vậy. Tại sao khi truyền máu có trường hợp<br />
thành công nhưng hầu hết lại thất bại.<br />
Năm 1900, Landsteiner đã phát minh ra<br />
nhóm máu hệ ABO. Đây là nhóm máu được biết<br />
đến đầu tiên ở người và được coi là nhóm máu<br />
cơ bản chiếm vị trí quan trọng trong truyền<br />
máu. Từ năm 1940, Karl Landsteiner và Wiener; rồi<br />
<br />
422<br />
<br />
năm 1941, Levine và CS tiếp tục phát minh ra<br />
nhóm máu hệ Rh(1). Tiếp sau đó, có rất nhiều hệ<br />
nhóm máu hồng cầu khác lần lượt đã được phát<br />
hiện như hệ Kell, hệ Kidd, hệ Duffy... thì khái<br />
niệm về các kháng nguyên và kháng thể nhóm<br />
máu hệ hồng cầu đã được biết đến một cách rõ<br />
ràng. Phát minh này là một cống hiến rất to lớn<br />
của các tác giả đối với ngành Y học, đặc biệt là<br />
ngành Huyết học - Truyền máu. Từ đó, trong<br />
lâm sàng việc tuyền máu đã an toàn hơn.<br />
Ngày nay, truyền máu đã trở thành phương<br />
pháp điều trị khoa học rất có hiệu lực và mang<br />
lại nhiều thành công lớn. Do đó, việc truyền<br />
máu ngày càng được sử dụng rộng rãi hơn.<br />
Tuy nhiên, việc sử dụng máu trong điều trị<br />
có thể gây ra các tai biến khôn lường cho bệnh<br />
nhân (người nhận máu) và có thể dẫn đến tử<br />
vong. Một trong những nguyên nhân dẫn đến<br />
tai biến trong truyền máu là do sự bất đồng về<br />
nhóm máu hệ ABO và Rh. Do đó, việc đảm bảo<br />
<br />
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
an toàn truyền máu là rất cần thiết và ngày càng<br />
được quan tâm.<br />
Năm 2000, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã<br />
lấy ngày 7/4 là ngày An toàn truyền máu.<br />
Tại nước ta trong những năm gần đây công<br />
tác an toàn truyền máu cũng được Chính phủ và<br />
Bộ Y tế rất quan tâm, với việc phê duyệt<br />
Chương trình An toàn truyền máu năm 2001 và<br />
ban hành “Quy chế truyền máu” năm 2007.<br />
An toàn truyền máu là đảm bảo an toàn cho<br />
cả người cho máu, người nhận máu và nhân<br />
viên y tế. An toàn truyền máu cho người bệnh<br />
phải được đảm bảo tốt trên cả hai lĩnh vực là an<br />
toàn về miễn dịch và phòng lây nhiễm các bệnh<br />
lây truyền qua đường truyền máu.<br />
Trên thực tế, một số trường hợp nhận máu<br />
cùng nhóm nhiều lần, trong huyết thanh của<br />
người nhận xuất hiện những kháng thể bất<br />
thường chống lại các kháng nguyên có trên bề<br />
mặt hồng cầu của người cho gây ra những tai<br />
biến truyền máu, thậm chí rất nghiêm trọng.<br />
Vì vậy, việc triển khai thực hiện một cách<br />
triệt để các xét nghiệm đảm bảo an toàn truyền<br />
máu về mặt miễn dịch như: định nhóm máu hệ<br />
ABO, Rh và một số hệ nhóm máu khác của cả<br />
người cho và người nhận, xét nghiệm phản ứng<br />
hòa hợp đầy đủ và sàng lọc kháng thể bất<br />
thường ở người cho và người nhận là rất cần<br />
thiết để hạn chế những tai biến do truyền máu.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
định danh kháng thể bất thường mang tính đặc<br />
thù của người Việt Nam. Từ đó, giúp cho các cơ<br />
sở truyền máu triển khai các xét nghiệm này để<br />
nâng cao chất lượng an toàn truyền máu về mặt<br />
miễn dịch tại nước ta(3).<br />
Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm<br />
mục tiêu: “Xác định tỷ lệ nhóm máu hệ ABO và<br />
Rh(D) của người hiến máu tình nguyện tại Trung<br />
tâm Huyết học - Truyền máu Thái Nguyên từ tháng<br />
01 đến tháng 06 năm 2011”.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
3105 người hiến máu tình nguyện tại Trung<br />
tâm Huyết học - Truyền máu Thái Nguyên từ<br />
tháng 1 đến tháng 6 năm 2011.<br />
<br />
Thời gian và địa điểm nghiên cứu<br />
- Thời gian: từ tháng 1 đến hết tháng 6/2011.<br />
- Địa điểm: Trung tâm Huyết học - Truyền<br />
máu Thái Nguyên.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Mô tả cắt ngang.<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn mẫu<br />
Những người hiến máu lần một từ tháng 1<br />
đến hết tháng 6/2011năm 2011 tại Trung tâm<br />
Huyết học - Truyền máu Thái Nguyên. Không<br />
thiếu máu, kết quả sàng lọc HIV, HBV, HCV,<br />
giang mai, sốt rét âm tính.<br />
<br />
Tại Việt Nam, việc thực hiện các kỹ thuật xét<br />
nghiệm sàng lọc kháng thể bất thường ở người<br />
cho và người nhận máu mới chỉ được thực hiện<br />
tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương.<br />
Ngoài ra, một số trung tâm khác thực hiện các<br />
xét nghiệm này cho người được nhận máu. Vì<br />
vậy, việc thực hiện an toàn truyền máu chưa<br />
được triệt để.<br />
<br />
Chỉ tiêu nghiên cứu<br />
<br />
Tại trung tâm Huyết học - Truyền máu Thái<br />
Nguyên, thời gian gần đây cũng đã bắt đầu tiến<br />
hành các kỹ thuật sàng lọc kháng thể bất<br />
thường. Do đó, nghiên cứu tỷ lệ nhóm máu<br />
ABO và Rh ở người hiến máu là rất cần thiết, từ<br />
đó chọn người mang nhóm máu O có Rh(D)<br />
dương để xây dựng panel hồng cầu, sàng lọc và<br />
<br />
- Xác định tỷ lệ nhóm máu hệ ABO của đối<br />
tượng nghiên cứu.<br />
<br />
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học<br />
<br />
- Xác định tỷ lệ nhóm máu chung (ABO và<br />
Rh).<br />
- Xác định tỷ lệ nhóm máu hệ ABO theo<br />
giới.<br />
- Xác định tỷ lệ nhóm máu hệ Rh(D) theo<br />
giới.<br />
<br />
- Xác định tỷ lệ nhóm máu hệ Rh(D) âm theo<br />
dân tộc.<br />
<br />
423<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
<br />
Kỹ thuật thu thập số liệu<br />
Lấy 0,5ml máu, làm xét nghiệm để xác định<br />
nhóm máu hệ ABO và Rh bằng 2 phương pháp:<br />
- Phương pháp hồng cầu mẫu: dùng hồng<br />
cầu mẫu đã biết trước kháng nguyên (A, B, O),<br />
trộn với huyết tương người thử. Dựa vào hiện<br />
tượng ngưng kết hoặc không ngưng kết để xác<br />
định kháng thể, từ đó xác định nhóm máu hệ<br />
ABO (2).<br />
- Phương pháp huyết thanh mẫu: dùng<br />
huyết thanh mẫu đã biết trước kháng thể (antiA,<br />
antiB, antiA,B của hệ ABO và antiD của hệ Rh),<br />
trộn với máu người thử. Dựa vào hiện tượng<br />
ngưng kết hoặc không ngưng kết để xác định<br />
kháng nguyên, từ đó xác định nhóm máu hệ<br />
ABO và Rh(2).<br />
<br />
Xử lý số liệu<br />
Theo phương pháp thống kê y sinh học.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Bảng 1: Tỷ lệ (%) nhóm máu hệ ABO trên đối tượng<br />
nghiên cứu<br />
Nhómmáu<br />
n<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
A<br />
595<br />
19,2<br />
<br />
Hệ ABO (n = 3105)<br />
AB<br />
B<br />
180<br />
916<br />
5,8<br />
29,5<br />
<br />
O<br />
1414<br />
45,5<br />
<br />
Nhận xét: kết quả bảng 1 cho thấy nhóm<br />
máu O chiếm tỷ lệ cao nhất (45,5%), tiếp đó là<br />
nhóm máu B, nhóm A. Nhóm máu AB chiếm tỷ<br />
lệ thấp nhất (5,8%). Kết quả này tuân theo quy<br />
luật O B A AB.<br />
Bảng 2: Tỷ lệ (%) nhóm máu hệ ABO theo giới<br />
Nhóm máu<br />
Giới<br />
Nam (n = n<br />
1093) % (1)<br />
n<br />
Nữ (n =<br />
2015) % (1)<br />
P<br />
<br />
A<br />
291<br />
26,6<br />
306<br />
15,2<br />
P1-2 < 0,05<br />
<br />
AB<br />
<br />
B<br />
<br />
O<br />
<br />
86<br />
429<br />
287<br />
7,9<br />
39,2<br />
26,3<br />
95<br />
487<br />
1127<br />
4,7<br />
24,2<br />
55,9<br />
P1-2 <<br />
P1-2 < 0,05P1-2 < 0,05<br />
0,05<br />
<br />
* Nhận xét: kết quả bảng 2 cho thấy:<br />
- Nam giới: có tỷ lệ nhóm máu B cao nhất<br />
(39,2%), tiếp đến nhóm A (26,6%), nhóm O<br />
<br />
424<br />
<br />
- Tỷ lệ nhóm máu A, AB, B, ở nam đều cao<br />
hơn nữ. Tuy nhiên, tỷ lệ nhóm máu O (26,3%)<br />
thấp hơn nữ (55,9%). Sự khác biệt với P < 0,05.<br />
Bảng 3: Tỷ lệ (%) nhóm máu hệ ABO theo dân tộc<br />
Nhóm<br />
A<br />
máu n<br />
%<br />
Dân tộc<br />
Kinh (n = 1122)<br />
Tày (n = 253)<br />
Nùng (n = 90)<br />
Mường (n = 31)<br />
Sán Dìu (n =<br />
31)<br />
Dao (n = 19)<br />
Thái (n = 16)<br />
H’Mông (n = 15)<br />
Cao Lan (n = 7)<br />
Khác (n = 12)<br />
<br />
AB<br />
n %<br />
<br />
223<br />
49<br />
18<br />
8<br />
8<br />
<br />
19,9<br />
19,4<br />
20,0<br />
25,8<br />
25,8<br />
<br />
64<br />
16<br />
4<br />
1<br />
2<br />
<br />
5,7<br />
6,3<br />
4,5<br />
3,2<br />
6,5<br />
<br />
8<br />
4<br />
1<br />
2<br />
2<br />
<br />
42,1<br />
25,0<br />
6,7<br />
28,6<br />
16,7<br />
<br />
0 0<br />
0 0<br />
0 0<br />
0 0<br />
1 8,3<br />
<br />
B<br />
<br />
O<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
345<br />
81<br />
19<br />
12<br />
9<br />
<br />
30,7<br />
32,0<br />
21,1<br />
38,7<br />
29,0<br />
<br />
490<br />
107<br />
49<br />
10<br />
12<br />
<br />
43,7<br />
42,3<br />
54,4<br />
32,3<br />
38,7<br />
<br />
2<br />
7<br />
9<br />
2<br />
1<br />
<br />
10,5<br />
43,7<br />
60,0<br />
28,6<br />
8,3<br />
<br />
9<br />
5<br />
5<br />
3<br />
8<br />
<br />
47,4<br />
31,3<br />
33,3<br />
42,8<br />
66,7<br />
<br />
Nhận xét: kết quả bảng 3 cho thấy:<br />
<br />
Hệ nhóm máu ABO<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
<br />
(26,3%). Thấp nhất là nhóm AB (7,9%). Nữ có<br />
nhóm máu O cao nhất (55,9%), tiếp đến nhóm B<br />
(24,2%), nhóm A (15,2%). Thấp nhất nhóm AB<br />
(4,7%).<br />
<br />
- Dân tộc Kinh: có tỷ lệ cao nhất là nhóm<br />
máu O (43,7%), tiếp theo là nhóm B (30,7%),<br />
nhóm A (19,9%). Thấp nhất là nhóm ỷ lệ cao<br />
nhất là nhóm máu O (42,3%), tiếp theo là nhóm<br />
B (32%), nhóm A (19,4%), AB (5,7%).<br />
- Dân tộc Tày: thấp nhất là nhóm AB (6,3%).<br />
- Dân tộc Nùng: có tỷ lệ cao nhất là nhóm<br />
máu O (54,4%), tiếp theo là nhóm B (21,1%),<br />
nhóm A (20%). Thấp nhất là nhóm AB (4,5%).<br />
- Các dân tộc khác nhau, tỷ lệ nhóm máu<br />
khác nhau.<br />
<br />
Hệ Rh (D)<br />
Bảng 4: Tỷ lệ (%) hệ nhóm máu Rh(D)<br />
Nhóm<br />
Hệ Rh(D) n = 3105<br />
máu Rh(D) dương Rh(D) âm<br />
<br />
P<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
n<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
3097<br />
99,74<br />
<br />
8<br />
0,26<br />
<br />
P < 0,01<br />
<br />
Nhận xét: kết quả bảng 4 cho thấy người<br />
hiến máu chủ yếu mang Rh(D) dương (99,74%).<br />
Rh (D) âm chiếm tỷ lệ rất thấp (0,26%). Sự khác<br />
biệt với P < 0,05.<br />
<br />
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
Bảng 5: Tỷ lệ (%) hệ nhóm máu Rh(D) theo giới<br />
Hệ Rh (D)<br />
Giới<br />
Nam (1) (n =<br />
1093)<br />
Nữ (2) (n =<br />
2015)<br />
<br />
Rh(D) dương<br />
<br />
Rh(D) âm<br />
<br />
1089<br />
99,63<br />
2011<br />
99,8<br />
> 0,05<br />
<br />
4<br />
0,37<br />
4<br />
0,20<br />
< 0,05<br />
<br />
n<br />
%<br />
n<br />
%<br />
<br />
P1,2<br />
<br />
Nhận xét: kết quả bảng 5 cho thấy nam giới<br />
có tỷ lệ Rh(D) dương (99,63%) thấp hơn nữ<br />
(99,8%), Rh (D) âm (0,37%) cao hơn nữ (0,20%).<br />
Sự khác biệt với P > 0,05.<br />
Bảng 6: Tỷ lệ (%) nhóm máu Rh(D) theo dân tộc<br />
Hệ Rh (D)<br />
Dân tộc<br />
Kinh (1) (n = 1122)<br />
Tày (2) (n = 253)<br />
Nùng (n = 90)<br />
Mường (n = 31)<br />
Sán Dìu (n = 31)<br />
’<br />
<br />
H Mông (n = 15)<br />
<br />
Rh(D) dương<br />
<br />
Rh(D) âm<br />
<br />
1119<br />
99,73<br />
248<br />
98,02<br />
90<br />
100<br />
31<br />
100<br />
31<br />
100<br />
15<br />
100<br />
P1 - 2 < 0,05<br />
<br />
3<br />
0,27<br />
5<br />
1,98<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
P1 - 2 < 0,05<br />
<br />
n<br />
%<br />
n<br />
%<br />
n<br />
%<br />
n<br />
%<br />
n<br />
%<br />
n<br />
%<br />
<br />
P<br />
<br />
Nhận xét: kết quả bảng 6 cho thấy<br />
- Tỷ lệ Rh(D) dương ở dân tộc Kinh (99,73%)<br />
cao hơn dân tộc Tày (98,02%). Tỷ lệ Rh(D) âm<br />
(Kinh: 0,27%) thấp hơn (Tày: 1,98%). Sự khác<br />
biệt với P < 0,05.<br />
Bảng 7: Tỷ lệ (%) Rh(D) âm theo hệ nhóm máu ABO<br />
Hệ Rh(D)<br />
Hệ ABO<br />
A (n = 324) (1)<br />
AB (n = 88) (2)<br />
B (n = 485) (3)<br />
O (n = 999) (4)<br />
P<br />
<br />
n<br />
2<br />
1<br />
3<br />
2<br />
<br />
Rh(D) âm<br />
Tỷ lệ (%)<br />
0,62<br />
1,14<br />
0,62<br />
0,29<br />
P2- 1, 3, 4 < 0,05<br />
<br />
Nhận xét: kết quả bảng 7 cho thấy người<br />
mang nhóm máu AB có tỷ lệ Rh(D) âm cao nhất<br />
(1,14%). Người nhóm máu A và B tỷ lệ như<br />
nhau (0,62%). Thấp nhất là người nhóm máu O<br />
(0,29%). Sự khác biệt với P < 0,05.<br />
<br />
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Về hệ nhóm máu ABO<br />
- Trong 3105 đối tượng hiến máu, nhóm máu<br />
O chiếm tỷ lệ cao nhất (45,5%), tiếp đến nhóm B<br />
(29,5%), nhóm A (19,2%). Thấp nhất là nhóm<br />
máu AB (5,8%). Nghiên cứu của chúng tôi thấy<br />
tỷ lệ nhóm máu hệ ABO cũng tuân theo quy luật<br />
O > B > A > AB(6).<br />
- Kết quả bảng 2 cho thấy nam giới có nhóm<br />
A chiếm tỷ lệ cao nhất (45,5%), thấp nhất nhóm<br />
O (20,3%). Ngược lại, nữ có nhóm O cao nhất,<br />
thấp nhất nhóm B.<br />
- Bảng 3 thấy:<br />
+ Dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu có tỷ lệ<br />
nhóm máu tuân theo quy luật O > B > A > AB.<br />
Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Đỗ<br />
Trung Phấn vã CS (khi nghiên cứu về dân tộc<br />
Kinh và Sán Dìu)(2), Lê Thành Uyên(3).<br />
+ Dân tộc Dao, Cao Lan có tỷ lệ nhóm máu<br />
tuân theo quy luật O > A > B > AB. Kết quả này<br />
phù hợp với nghiên cứu của Đỗ Trung Phấn vã<br />
CS(2) (nghiên cứu về dân tộc Dao).<br />
+ Dân tộc H’Mông và Thái có tỷ lệ nhóm<br />
máu tuân theo quy luật B > O > A > AB. Kết quả<br />
nghiên cứu của chúng tôi khác với nghiên cứu<br />
của Đỗ Trung Phấn (O > A > B > AB)(2), khi<br />
nghiên cứu về hệ nhóm máu ABO của người<br />
H’Mông.<br />
+ Dân tộc Mường có tỷ lệ nhóm máu tuân<br />
theo quy luật B > O > A > AB. Kết quả này tương<br />
tự nghiên cứ của Lê Thành Uyên(3).<br />
+ Cả 4 dân tộc Dao, Thái, Cao Lan, H’Mông<br />
chúng tôi không gặp trường hợp nào mang<br />
nhóm máu AB, có thể do số liệu còn ít. Vấn đề<br />
này chúng tôi thấy cần phải nghiên cứu thêm.<br />
Clande và Awille(4) nhận xét: không có một<br />
chủng tộc nào có một nhóm máu đặc trưng nhất<br />
định. Sự khác nhau giữa các chủng tộc chỉ có thể<br />
biểu hiện dưới tần số tương đối của các nhóm<br />
máu khác nhau. Tần số này duy trì qua nhiều<br />
thế hệ, có thể thay đổi khi có giao lưu về hôn<br />
nhân giữa các dân tộc với nhau. Hiện nay sự<br />
giao lưu ngày càng nhiều, rất khó có một dân<br />
<br />
425<br />
<br />