Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 4/2014<br />
<br />
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC<br />
<br />
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI TRÙNG BÁNH XE<br />
VÀ THỬ NGHIỆM BIỆN PHÁP TRỊ BỆNH TRÊN CÁ RÔ PHI VẰN<br />
(Oreochromis niloticus) GIAI ĐOẠN GIỐNG NUÔI TẠI HÀ NỘI<br />
STUDY ON PARASITIC COMPONENTS AND TREATMENT TEST<br />
IN JUVENILE NILE TILAPIA (Oreochromis niloticus) CULTURED IN HANOI CAPITAL<br />
Trần Thị Bưởi1, Bùi Quang Tề2, Trần Thị Lê Trang3<br />
Ngày nhận bài: 11/4/2014; Ngày phản biện thông qua: 29/5/2014; Ngày duyệt đăng: 01/12/2014<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Kết quả kiểm tra trên 260 mẫu cá rô phi vằn giống đã xác định được 9 loài trùng bánh xe (Trichodina siluri,<br />
Trichodina pediculus, Trichodina centrostrigata, Trichodina heterodentata, Trichodina mutabilis, Trichodina compacta,<br />
Tripartiella clavodonta, Tripartiella bulbosa và Paratrichodina incisa) thuộc 3 giống (Trichodina, Tripartiella và<br />
Paratrichodina) ký sinh trên da và mang cá với tỉ lệ nhiễm trung bình là 34,5% và cường độ nhiễm dao động từ 2 - 29 trùng/thị<br />
trường kính. Kết quả sử dụng CuSO4 để trị bệnh trùng bánh xe gây ra trên cá rô phi vằn giai đoạn giống cho thấy loại thuốc<br />
này có khả năng trị bệnh với hiệu quả cao. Sử dụng thuốc với nồng độ từ 0,5 - 0,7 ppm để ngâm cá trong 24 giờ có thể loại<br />
bỏ hoàn toàn trùng bánh xe ký sinh trên cá mà cá vẫn khỏe mạnh.<br />
Từ khóa: Cá rô phi vằn, thành phần trùng bánh xe, Trichodina, Tripartiella, Paratrichodina<br />
<br />
ABSTRACT<br />
In experiment period, nine parasitic species (Trichodina siluri, Trichodina pediculus, Trichodina centrostrigata,<br />
Trichodina heterodentata, Trichodina mutabilis, Trichodina compacta, Tripartiella clavodonta, Tripartiella bulbosa and<br />
Paratrichodina incisa) belonging to three genera (Trichodina, Tripartiella and Paratrichodina) were found on two hundred<br />
and sixty examined fishes. The infection rate and intensity of parasites on skin and gills of fish in turn were 34.5% and 2 - 29<br />
parasites/field of vision, respectively. In treatment test, the result showed that Trichodina, Tripartiella and Paratrichodina<br />
parasitized on fish were eliminated absolutely after soak treatment of CuSO4 between 0.5 and 0.7 ppm for 24 hours.<br />
Keywords: Nile tilapia, parasitic components, Trichodina, Tripartiella, Paratrichodina<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Cá rô phi là đối tượng nuôi rất phổ biến và có giá<br />
trị kinh tế cao nhờ có nhiều ưu điểm vượt trội: thuộc<br />
nhóm ăn tạp, tốc độ sinh trưởng nhanh, có thể sống ở<br />
cả môi trường nước ngọt, lợ hay mặn, chịu được biên<br />
độ nhiệt độ rộng từ 9 - 420C, ít bệnh tật và có khả năng<br />
kháng bệnh cao [9]. Bên cạnh đó, thịt cá rô phi rất giàu<br />
dinh dưỡng với hàm lượng khoáng cao (147,5 mg<br />
phốt pho; 50,5 mg canxi/100g thịt cá), vitamin B6, B12,<br />
cộng với thịt cá trắng, thơm, vị ngọt, béo và đặc biệt<br />
không có xương dăm nên được người tiêu dùng rất ưa<br />
chuộng [7]. Do đó, sản lượng và diện tích nuôi loài cá<br />
<br />
này ngày càng phát triển nhanh chóng trong những<br />
năm gần đây nhất là ở các tỉnh phía Bắc, trong đó có<br />
Hà Nội. Tuy nhiên, với mô hình nuôi thâm canh, mật<br />
độ cao như hiện nay cộng với khí hậu nhiệt đới ẩm<br />
gió mùa ở nước ta là nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm<br />
môi trường và bùng phát dịch bệnh trên cá rô phi ở<br />
nhiều nơi. Điển hình nhất trong 3 năm 2009, 2010 và<br />
2011, tình hình cá rô phi chết đã xảy ra trên diện rộng<br />
ở các tỉnh miền Bắc, tập trung chủ yếu ở Hà Nội, Hải<br />
Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng với sản lượng thiệt<br />
hại ước tính lên đến hàng trăm tấn, gây thiệt hại đáng<br />
kể về kinh tế cho ngành Thủy sản nước ta.<br />
<br />
Trần Thị Bưởi: Cao học Nuôi trồng thủy sản 2009 - Trường Đại học Nha Trang<br />
TS. Bùi Quang Tề: Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I - Bắc Ninh<br />
3<br />
ThS. Trần Thị Lê Trang: Viện Nuôi trồng thủy sản – Trường Đại học Nha Trang<br />
1<br />
2<br />
<br />
88 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 4/2014<br />
<br />
Trùng bánh xe là ký sinh trùng đơn bào gây<br />
bệnh nguy hiểm cho cá nước ngọt nói chung và cá<br />
rô phi nói riêng chủ yếu ở giai đoạn sớm: cá bột, cá<br />
hương, cá giống [4], [9]. Chúng ký sinh trên da, vây,<br />
mang của cá làm cá tiết ra nhiều nhớt, tạo ra nhiều<br />
vết thương nhỏ li ti trên cơ thể, là tác nhân cơ hội<br />
cho các mầm bệnh khác (vi rút, vi khuẩn, nấm) dễ<br />
dàng tấn công và gây cho cá bệnh nặng hơn [2], [3].<br />
Nghiên cứu của Bùi Quang Tề (2001) [5] và Nguyễn<br />
Thị Thu Hằng và ctv (2008) [1] cho thấy trùng bánh<br />
xe thường ký sinh trên cá nước ngọt, chúng xuất<br />
hiện quanh năm với tỉ lệ nhiễm 30 - 100%, lây nhiễm<br />
nhiều nhất là vào mùa mưa; trường hợp trùng ký<br />
sinh dày đặc trên da sẽ làm cá giống chết hàng<br />
loạt. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào<br />
nghiên cứu về bệnh trùng bánh xe trên cá rô phi vằn<br />
nuôi tại Hà Nội. Chính vì vậy, “Nghiên cứu thành<br />
phần loài trùng bánh xe và thử nghiệm điều trị bệnh<br />
trên cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus) giai đoạn<br />
giống nuôi tại Hà Nội” là rất cần thiết nhằm xác định<br />
một số bệnh phổ biến do ký sinh trùng gây ra làm cơ<br />
sở cho việc đề xuất các biện pháp trị bệnh ký sinh<br />
trùng, góp phần vào việc phát triển nghề nuôi cá rô<br />
phi bền vững.<br />
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu<br />
Cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus) giai đoạn<br />
giống (30 - 60 ngày tuổi) được thu ngẫu nhiên tại<br />
các khu ương nuôi ở Hà Nội từ tháng 2 - 4/2011.<br />
Thời gian thu mẫu được chia làm 2 đợt, 30 ngày/đợt,<br />
với số lượng 15 - 30 con/ao. Cá được thu vẫn còn<br />
sống hoặc vừa mới chết, bảo quản trong thùng xốp<br />
có nước kết hợp sục khí (cá sống) hoặc có đá lạnh<br />
(cá vừa mới chết). Cá được vận chuyển ngay đến<br />
phòng thí nghiệm và phân tích mẫu trong ngày tại<br />
Viện Nuôi trồng thủy sản I.<br />
Cường độ nhiễm trung bình<br />
<br />
3. Thử nghiệm trị bệnh trùng bánh xe bằng<br />
CuSO4<br />
Cá rô phi vằn giai đoạn giống có biểu hiện của<br />
bệnh, được điều trị bằng cách ngâm trong CuSO4<br />
với 3 nồng độ: 0,3; 0,5; 0,7 ppm trong 24 giờ và lô<br />
đối chứng (không xử lí CuSO4). Cá thí nghiệm được<br />
bố trí trong bể kính có thể tích 50 lít với số lượng<br />
20 con/bể. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu<br />
nhiên và lặp lại 3 lần trong cùng thời điểm. Trước<br />
và sau khi xử lí bằng CuSO4, cá được kiểm tra mức<br />
độ nhiễm ký sinh trùng để xác định hiệu quả sử<br />
dụng thuốc.<br />
Các yếu tố môi trường nước gồm: nhiệt độ, pH,<br />
oxy hòa tan được kiểm tra và duy trì ổn định ở tất<br />
cả các nghiệm thức trong suốt thời gian thực hiện<br />
thí nghiệm.<br />
4. Phương pháp thu thập và xử lí số liệu<br />
4.1. Phương pháp xác định cường độ nhiễm<br />
Cường độ nhiễm: được xác định bằng cách<br />
đếm số lượng trùng bánh xe trên thị trường kính<br />
hiển vi ở độ phóng đại 10X (TT10X).<br />
Cường độ nhiễm trung bình được xác định theo<br />
công thức:<br />
<br />
Tổng số trùng bánh xe của 15 thị trường kiểm tra<br />
<br />
=<br />
<br />
15<br />
<br />
4.2. Phương pháp xác định tỉ lệ nhiễm<br />
Tỉ lệ nhiễm (%)<br />
<br />
2. Nghiên cứu thành phần loài trùng bánh xe<br />
trên cá rô phi vằn<br />
Mẫu cá sau khi thu được đo chiều dài toàn thân<br />
(mm) và cân trọng lượng (gam), sau đó kiểm tra<br />
ngoại ký sinh ở các vị trí gồm: da, vây, mang dưới<br />
kính soi nổi. Khi phát hiện trùng bánh xe, tiến hành<br />
cố định mẫu, làm tiêu bản, nhuộm màu Hematoxylin<br />
và nhuộm AgNO3 2% trước khi tiến hành phân loại<br />
bằng kính hiển vi quang học, theo phương pháp của<br />
Lom và Dykova (1992) [10] và được bổ sung bởi tài<br />
liệu của Hà Ký và Bùi Quang Tề (2007) [3] cho phù<br />
hợp với điều kiện ở Việt Nam.<br />
<br />
=<br />
<br />
Số cá nhiễm trùng bánh xe x100<br />
<br />
Số cá kiểm tra<br />
4.3. Phương pháp xử lí số liệu<br />
Tất cả các số liệu sau khi thu thập được xử lí theo phương pháp thống kê sinh học và phần mềm Microsoft<br />
Excel 2010.<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
1. Thành phần giống, loài trùng bánh xe ký sinh trên cá rô phi vằn<br />
Kết quả phân tích trên 260 mẫu cá giai đoạn giống (chiều dài: 53 - 106mm và khối lượng: 3,1 - 24,4gam)<br />
chúng tôi đã xác định được 9 loài trùng bánh xe ký sinh trên da và mang của cá rô phi vằn nuôi tại Hà Nội với<br />
tỉ lệ nhiễm (TLN) và cường độ nhiễm (CĐN) khá cao (bảng 1).<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 89<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 4/2014<br />
<br />
Cụ thể, 9 loài trùng bánh xe tìm thấy được trên da và mang cá (Trichodina siluri, Trichodina pediculus,<br />
Trichodina centrostrigata, Trichodina heterodentata, Trichodina mutabilis, Trichodina compacta, Tripartiella<br />
clavodonta, Tripartiella bulbosa và Paratrichodina incisa) thuộc 3 giống Trichodina, Tripartiella và Paratrichodina.<br />
Mẫu cá được quan sát trên kính hiển vi còn cho thấy TLN trung bình là 34,5% trong khi đó CĐN dao động<br />
từ 2 - 29 trùng/TT10X.<br />
Bảng 1. Thành phần loài trùng bánh xe và mức độ nhiễm trên cá rô phi vằn<br />
STT<br />
<br />
Tên loài trùng bánh xe<br />
<br />
1<br />
<br />
Trichodina siluri Lom, 1970<br />
<br />
2<br />
<br />
Trichodina pediculus Ehrenberg, 1838<br />
<br />
3<br />
<br />
Trichodina centrostrigata Basson, Van As & Paperna, 1983<br />
<br />
4<br />
<br />
Trichodina heterodentata Duncan, 1977<br />
<br />
5<br />
<br />
Trichodina mutabilis Kazubaski & Migala, 1968<br />
<br />
6<br />
7<br />
8<br />
9<br />
<br />
Trichodina compacta Bassion & Van As, 1989<br />
Tripartiella clavodonta Bassion & Van As, 1987<br />
Tripartiella bulbosa Davis, 1947<br />
Paratrichodina incisa Lom, 1963<br />
<br />
CQKS<br />
<br />
Da<br />
Mang<br />
Da<br />
Mang<br />
Da<br />
Mang<br />
Da<br />
Mang<br />
Da<br />
Mang<br />
Da<br />
Mang<br />
Mang<br />
Mang<br />
<br />
TLN (%)<br />
<br />
76,5<br />
36,5<br />
72,4<br />
22,9<br />
29,4<br />
14,7<br />
38,8<br />
18,8<br />
31,2<br />
13,5<br />
61,8<br />
43,5<br />
15,9<br />
7,1<br />
<br />
CQKS: cơ quan ký sinh; TLN: tỉ lệ nhiễm; CĐN: cường độ nhiễm<br />
<br />
Hình 1. Hình dạng của trùng bánh xe ký sinh trên cá rô phi vằn<br />
Trichodina siluri; B- Trichodina pediculus; C- Trichodina centrostrigata<br />
D- Trichodina heterodentata; E- Trichodina mutabilis; F- Trichodina compacta<br />
G- Tripartiella clavodonta; H- Tripartiella bulbosa; I- Paratrichodina incisa<br />
<br />
90 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
CĐN<br />
Min<br />
<br />
Max<br />
<br />
TB<br />
<br />
1<br />
1<br />
1<br />
1<br />
1<br />
1<br />
1<br />
1<br />
1<br />
1<br />
1<br />
1<br />
1<br />
1<br />
<br />
15<br />
3<br />
9<br />
3<br />
7<br />
3<br />
9<br />
3<br />
5<br />
2<br />
9<br />
29<br />
6<br />
3<br />
<br />
4,65<br />
1,50<br />
3,01<br />
1,36<br />
2,60<br />
1,28<br />
3,55<br />
1,22<br />
2,23<br />
1,09<br />
3,41<br />
13,47<br />
1,96<br />
1,25<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 4/2014<br />
<br />
Nghiên cứu của Hà Ký và Bùi Quang Tề (2007) [3]<br />
trên cá rô phi đen, rô phi vằn và rô phi đỏ (điêu hồng)<br />
cũng phát hiện được 9 loài trùng bánh xe thuộc<br />
3 giống (Trichodina, Tripartiella, Paratrichodina).<br />
Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi trên cá rô<br />
phi vằn giống ở Hà Nội không thấy xuất hiện loài<br />
Trichodina orientalis Chen & Hsieh, 1964 nhưng bổ<br />
sung thêm loài Trichodina mutabilis Kazubaski &<br />
Migala, 1968.<br />
Trùng bánh xe thuộc nhóm ngoại ký sinh, là một<br />
trong những tác nhân gây bệnh nguy hiểm cho cá<br />
nước ngọt nói chung và rô phi vằn nói riêng [6, 8].<br />
Ở giai đoạn sớm của bệnh, trùng bánh xe xuất hiện<br />
với cường độ từ 20 - 30 trùng/TT10X; cá sẽ phát<br />
bệnh khi nhiễm 50 - 100 trùng/TT10X, tỉ lệ cá chết<br />
dao động từ 70 - 100% tùy theo giai đoạn và sức<br />
đề kháng của cá [5]. Theo kết quả nghiên cứu của<br />
Nguyễn Thị Thu Hằng và ctv., (2008) [1] cho thấy<br />
trùng bánh xe thường ký sinh trên cá tra, cá trê, cá<br />
lóc, cá rô phi, cá cảnh... với CĐN từ 2 - 57 trùng/<br />
TT10X, TLN là 30 - 100%; trường hợp trùng ký sinh<br />
dày đặc trên da (CĐN >100 trùng/TT10X) sẽ làm cá<br />
giống chết hàng loạt. Có thể thấy rằng, TLN trung<br />
bình 34,5% và CĐN dao động từ 2-29 trùng/TT10X<br />
trên cá rô phi vằn giống trong nghiên cứu này tương<br />
tự với các nghiên cứu trên khi cá ở giai đoạn mới<br />
<br />
xuất hiện bệnh. Vì vậy, ở thời điểm này cần có biện<br />
pháp chữa trị kịp thời nhằm ngăn chặn sự lây lan<br />
của trùng và bùng phát dịch bệnh trên diện rộng,<br />
giảm thiểu tỉ lệ chết và tránh được nguy cơ chết cá<br />
hàng loạt gây tổn thất nặng nề về kinh tế cho các<br />
hộ nuôi.<br />
Dấu hiệu bệnh lý của cá rô phi vằn nhiễm trùng<br />
bánh xe<br />
Trong thời gian nghiên cứu, chúng tôi đã ghi<br />
nhận được một số biểu hiện bệnh đặc trưng do<br />
trùng bánh xe gây ra trên cá rô phi vằn tại các<br />
khu ương nuôi ở Hà Nội. Cụ thể, cá mới mắc<br />
bệnh thường cảm thấy ngứa ngáy và nổi từng<br />
đàn trên mặt nước, một số tách đàn và bơi quanh<br />
bờ ao. Dấu hiệu đặc trưng nhất của việc nhiễm<br />
trùng là trên thân và mang cá có nhiều chất nhầy<br />
màu trắng đục, da cá chuyển màu xám nhạt.<br />
Khi cá bệnh nặng sẽ phát hiện một số lượng<br />
lớn trùng ký sinh ở mang, phá huỷ các tơ mang<br />
khiến cá bị ngạt thở, toàn thân đầy nhớt và bạc<br />
trắng. Lúc này, cá không định được hướng bơi,<br />
lật bụng, chìm xuống đáy ao và chết. Theo kết<br />
quả ghi nhận từ các hộ ương nuôi, tỉ lệ cá chết<br />
hàng ngày dao động từ 2 - 3%, riêng những ao<br />
có dấu hiệu bệnh có tỉ lệ chết > 10%, một số ao<br />
cá chết hàng loạt.<br />
<br />
Hình 2. Trùng bánh xe ký sinh trên vây cá rô phi vằn<br />
<br />
điều trị bằng thuốc cho thấy: 100% cá giống đều nhiễm<br />
2. Kết quả thử nghiệm thuốc để trị bệnh trùng<br />
trùng bánh xe ở cả da và mang với CĐN rất cao; trong<br />
bánh xe gây ra trên cá rô phi vằn<br />
đó CĐN ở da dao động từ 1 - 55 trùng/TT10X và ở<br />
Kết quả kiểm tra mức độ nhiễm trùng bánh xe trên<br />
mang dao động từ 1 - 60 trùng/TT10X (bảng 2).<br />
cá rô phi vằn giống trước khi tiến hành thử nghiệm<br />
Bảng 2. Bảng điều tra trùng bánh xe trước thí nghiệm<br />
Trùng bánh xe<br />
<br />
Trichodina, Tripartiella, Paratrichodina<br />
<br />
Tỷ lệ nhiễm (%)<br />
<br />
Cường độ nhiễm<br />
<br />
Da<br />
<br />
Mang<br />
<br />
Da<br />
<br />
Mang<br />
<br />
100<br />
<br />
100<br />
<br />
1-55 (9,53)<br />
<br />
1- 60 (11,33)<br />
<br />
Cường độ nhiễm ít nhất - nhiều nhất (trung bình)<br />
<br />
Sau 24 giờ thí nghiệm ngâm trong CuSO4, TLN<br />
và CĐN trùng bánh xe trên cá giống giảm rõ rệt và<br />
sạch trùng hoàn toàn ở nồng độ 0,5 và 0,7 ppm<br />
so với lô đối chứng (bảng 3.3). Trong đó, TLN và<br />
CĐN của cá được xử lý ở nồng độ CuSO4 thấp<br />
<br />
0,3 ppm vẫn ở mức cao (83,33% ở da và 92,47%<br />
ở mang) với CĐN dao động từ 1 - 11 trùng/TT10X<br />
ở da và 1 - 7 trùng/TT10X ở mang. Tuy nhiên, khi<br />
tăng nồng độ CuSO4 đến 0,5 và 0,7ppm, toàn bộ<br />
số cá đều sạch trùng mà cá vẫn khỏe và bơi lội<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 91<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 4/2014<br />
<br />
bình thường. Trong khi đó, lô đối chứng không được xử lí CuSO4 có TLN và CĐN không thay đổi so với trước<br />
khi xử lí (1 - 50 trùng/TT10X ở da và 1 - 52 trùng/TT10X ở mang). Mặt khác, tình trạng sức khỏe của cá ở lô đối<br />
chứng rất yếu, cá bơi chậm và thân cá có nhiều nhớt; sau 24 giờ có 6 con chết, chiếm 10% tổng số cá thí nghiệm.<br />
Bảng 3. Kết quả ngâm CuSO4 sau 24h để trị bệnh trùng bánh xe cho cá giống<br />
Nồng độ<br />
<br />
Số cá<br />
<br />
to (TB)<br />
<br />
pH (TB)<br />
<br />
0,3 ppm<br />
<br />
60<br />
<br />
28<br />
<br />
0,5 ppm<br />
<br />
60<br />
<br />
0,7 ppm<br />
<br />
60<br />
<br />
ĐC<br />
<br />
60<br />
<br />
TLN (%)<br />
<br />
CĐN<br />
<br />
Sức khỏe cá<br />
<br />
Da<br />
<br />
Mang<br />
<br />
Da<br />
<br />
Mang<br />
<br />
7,5<br />
<br />
83,33<br />
<br />
92,47<br />
<br />
1-11(1,19)<br />
<br />
1-7(1,29)<br />
<br />
Bình thường<br />
<br />
28<br />
<br />
7,5<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
Bình thường<br />
<br />
28<br />
<br />
7,5<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
Bình thường<br />
<br />
28<br />
<br />
7,5<br />
<br />
100<br />
<br />
100<br />
<br />
1-50(9,33)<br />
<br />
1-52(11)<br />
<br />
Cá yếu, chết 6 con<br />
<br />
Cường độ nhiễm ít nhất - nhiều nhất (trung bình)<br />
<br />
Tóm lại, phương pháp điều trị bệnh nhiễm trùng bánh xe bằng cách ngâm trong CuSO4 cho hiệu quả cao<br />
khi sử dụng ở nồng độ từ 0,5 - 0,7 ppm trong thời gian 24 giờ. Cá hoàn toàn sạch trùng mà vẫn khỏe mạnh và<br />
hoạt động bình thường.<br />
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ<br />
1. Kết luận<br />
Nghiên cứu đã xác định được 9 loài trùng bánh xe (Trichodina siluri, Trichodina pediculus, Trichodina<br />
centrostrigata, Trichodina heterodentata, Trichodina mutabilis, Trichodina compacta, Tripartiella clavodonta,<br />
Tripartiella bulbosa và Paratrichodina incisa) thuộc 3 giống (Trichodina, Tripartiella và Paratrichodina)<br />
ký sinh trên cá rô phi vằn nuôi tại Hà Nội. Tỉ lệ nhiễm trung bình là 34,5% và cường độ nhiễm dao động từ<br />
2 - 29 trùng/TT10X.<br />
Cá rô phi vằn nhiễm trùng bánh xe có các biểu hiện bệnh lý: da và mang có nhiều chất nhầy màu trắng đục,<br />
da màu xám nhạt, mang cá nhợt nhạt và có dấu hiệu bị tổn thương. Cá có hiện tượng kém ăn sau đó bỏ ăn,<br />
chết rải rác; nếu không xử lí và điều trị kịp thời cá sẽ chết hàng loạt.<br />
Sử dụng CuSO4 nồng độ từ 0,5 - 0,7 ppm để ngâm cá trong 24 giờ sẽ loại bỏ hoàn toàn trùng bánh xe ký<br />
sinh trên cá rô phi vằn giai đoạn giống.<br />
2. Kiến nghị<br />
Xây dựng quy trình ương nuôi hợp lí, áp dụng các biện pháp kĩ thuật phòng và trị bệnh nhằm ngăn chặn sự<br />
lây nhiễm trùng bánh xe trên cá, tạo nguồn sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
2.<br />
3.<br />
4.<br />
5.<br />
<br />
Tiếng Việt<br />
Nguyễn Thị Thu Hằng, Đặng Thụy Mai Thy, Nguyễn Thanh Phương, Đặng Thị Hoàng Oanh, 2008. Khảo sát sự nhiễm ký<br />
sinh trùng trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) nuôi thâm canh ở tỉnh An Giang. Tạp chí Khoa học, quyển 1: 204-213.<br />
Đỗ Thị Hòa, Bùi Quang Tề, Nguyễn Hữu Dũng, Nguyễn Thị Muội, 2000. Bệnh học thủy sản. NXB Nông nghiệp. TP. Hồ<br />
Chí Minh, 400.<br />
Hà Ký, Bùi Quang Tề, 2007. Ký sinh trùng cá nước ngọt Việt Nam. NXB Khoa học - Kỹ thuật. Hà Nội, 360.<br />
Bùi Quang Tề, 1997. Ký sinh trùng đơn bào của một số loài cá nước ngọt đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Thủy sản, số 3.<br />
Bùi Quang Tề, 2001. Ký sinh trùng của một số loài cá nước ngọt ở đồng bằng sông Cửu Long và giải pháp phòng trị chúng.<br />
Luận văn Tiến sĩ Sinh học. Trường Đại học Khoa học tự nhiên. Đại học Quốc gia Hà Nội.<br />
<br />
Tiếng Anh<br />
Arthur, J.R and Bui Quang Te, 2006. Checklist of the parasites of fishes of Viet Nam. FAO Fisheries Technical Paper, (369/2).<br />
Rome: 140.<br />
7. El-Sayed, Abdel-Fattah M., 2006. Tilapia culture. CABI Publishing. ISBN-13: 978-0-85199-014-9.<br />
8. Hrubec, C. T., J. L. Cardinace and S. A. Smith, 2000. Hematology and plasma chemistry reference intervals for culture Tilapia<br />
(Oreochromis hybrid). Veterinary Clinical Pathology, Vol. 29, No. 1: 7-12.<br />
9. Intervet, 2006. Diseases of Tilapia. Digenectic Trematodes parts I and II. Inter-sciences publishers Inc. New York: 1575.<br />
10. Lom, J. And I. Dykova, 1992. Protozoan parasites of Fishes, Developments in Aquaculture and Fisheries Science, 26.<br />
6.<br />
<br />
92 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />