intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu thay đổi nồng độ hormon T3, T4, TSH huyết tương trên bệnh nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực giai đoạn hưng cảm

Chia sẻ: Ngan Ngan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

96
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm khảo sát thay đổi nồng độ hormon T3, T4, TSH huyết tương và tìm hiểu mối liên quan giữa nồng độ các hormon trên với đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân RLCX lưỡng cực giai đoạn hưng cảm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu thay đổi nồng độ hormon T3, T4, TSH huyết tương trên bệnh nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực giai đoạn hưng cảm

T¹p chÝ Y - d−îc häc qu©n sù sè 7-2018<br /> <br /> NGHIÊN CỨU THAY ĐỔI NỒNG ĐỘ HORMON T3, T4, TSH<br /> HUYẾT TƯƠNG TRÊN BỆNH NHÂN RỐI LOẠN CẢM XÚC<br /> LƯỠNG CỰC GIAI ĐOẠN HƯNG CẢM<br /> Nguyễn Văn Linh*; Bùi Quang Huy*; Lê Văn Quân*<br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: đánh giá thay đổi nồng độ hormon T3, T4 và TSH huyết tương trên bệnh nhân rối<br /> loạn cảm xúc lưỡng cực giai đoạn hưng cảm. Đối tượng và phương pháp: 59 bệnh nhân được<br /> chẩn đoán rối loạn cảm xúc lưỡng cực giai đoạn hưng cảm, điều trị nội trú tại Khoa Tâm thần,<br /> Bệnh viện Quân y 103. Đánh giá thay đổi nồng độ FT3, FT4 và TSH huyết tương theo một số<br /> đặc điểm lâm sàng và thời gian điều trị trên nhóm bệnh nhân này. Kết quả: không có khác biệt<br /> có ý nghĩa thống kê về nồng độ FT3, FT4 và TSH giữa các nhóm tuổi, giới cũng như đặc điểm<br /> có loạn thần hay không có loạn thần, trong khi nồng độ TSH tăng và FT4 giảm ở nhóm bệnh<br /> nhân mắc bệnh > 10 năm so với nhóm bệnh nhân mắc bệnh < 10 năm; sau điều trị so với trước<br /> điều trị. Kết luận: nghiên cứu đưa ra bằng chứng về mối liên quan giữa nồng độ hormon T3, T4<br /> và TSH huyết tương với một số đặc điểm lâm sàng của rối loạn cảm xúc lưỡng cực giai đoạn<br /> hưng cảm.<br /> * Từ khóa: Rối loạn cảm xúc lưỡng cực; Hormon T3; T4; TSH.<br /> <br /> Studying the Changes in Serum Concentrations of T3, T4 and TSH<br /> Hormone in Patients with Bipolar Mania<br /> Summary<br /> Objectives: To study the changes in serum concentrations of triiodothyronine, tetraiodothyronine<br /> and thyroid stimulating hormone in patients with bipolar mania. Subjects and methods: 59 patients<br /> with bipolar mania episode were hospitalized and treated at 103 Military Hospital. Serum<br /> concentrations of TSH, FT3 and FT4 were assessed following their clinical features and<br /> treatment duration. Results: There were no significant differences in serum concentrations of<br /> TSH, FT3 and FT4 regarding ranges of ages, genders, delusions, and hallucinations. Serum<br /> concentrations of TSH were increased and FT4 were decreased significantly in patients with<br /> more than 10 years of onset in compared to those in patients with less than 10 years of onset,<br /> respectively. Conclusion: Our study provided new evidences of the correlation between serum<br /> concentrations of FT3, FT4, TSH and some clinical features in patients with bipolar mania.<br /> * Keywords: Bipolar disorder; Serum concentrations of T3; T4; TSH.<br /> * Bệnh viện Quân y 103<br /> Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Văn Linh (nguyenvanlinh.hvqy@gmail.com)<br /> Ngày nhận bài: 19/06/2018; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 27/08/2018<br /> Ngày bài báo được đăng: 30/08/2018<br /> <br /> 60<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 7-2018<br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Rối loạn cảm xúc (RLCX) lưỡng cực<br /> chiếm tỷ lệ 1% dân số, biểu hiện bằng giai<br /> đoạn hưng cảm phối hợp với giai đoạn<br /> trầm cảm, hưng cảm nhẹ và hỗn hợp.<br /> Nhiều nghiên cứu chỉ ra có nhiều yếu<br /> tố liên quan đến sự xuất hiện, phát triển<br /> của các triệu chứng giai đoạn hưng cảm,<br /> đặc biệt là FT3, FT4, TSH [1, 2]. Ở Việt Nam,<br /> chưa có tác giả nào nghiên cứu về vấn<br /> đề này.<br /> Chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm:<br /> Khảo sát thay đổi nồng độ hormon T3,<br /> T4, TSH huyết tương và tìm hiểu mối liên<br /> quan giữa nồng độ các hormon trên với<br /> đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân RLCX<br /> lưỡng cực giai đoạn hưng cảm.<br /> ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đối tượng nghiên cứu.<br /> Nghiên cứu gồm 59 bệnh nhân (BN)<br /> được chẩn đoán RLCX lưỡng cực giai<br /> đoạn hưng cảm, điều trị nội trú tại<br /> Khoa Tâm thần, Bệnh viện Quân y 103<br /> từ tháng 10 - 2017 đến 7 - 2018.<br /> <br /> Tiêu chuẩn chẩn đoán RLCX lưỡng cực<br /> giai đoạn hưng cảm theo DSM-5 (2013).<br /> 2. Phương pháp nghiên cứu.<br /> Nghiên cứu tiến cứu cắt ngang, mô tả<br /> từng trường hợp.<br /> Định lượng FT3, FT4, TSH huyết tương<br /> xác định ở 2 thời điểm: trong vòng 04 ngày<br /> đầu sau vào viện và sau điều trị tuần<br /> thứ 3. Lấy máu vào khoảng 8 giờ sáng ở<br /> tất cả thời điểm nghiên cứu, bảo quản<br /> theo đúng quy trình kỹ thuật. Định lượng<br /> FT3, FT4, TSH huyết tương trên máy xét<br /> nghiệm miễn dịch tự động tại Bộ môn Khoa Sinh hóa, Bệnh viện Quân y 103.<br /> * Phân tích số liệu:<br /> Khác biệt về nồng độ FT3, FT4 và<br /> TSH theo tuổi, thời gian bị bệnh được<br /> phân tích bằng thuật toán thống kê so<br /> sánh phương sai một nhân tố không lặp.<br /> Khác biệt về nồng độ FT3, FT4 và TSH<br /> theo giới, đặc điểm lâm sàng có loạn thần<br /> hay không có loạn thần và thời gian điều<br /> trị được phân tích bằng thuật toán thống<br /> kê so sánh T-test student. Khác biệt có ý<br /> nghĩa thống kê khi p < 0,05. Tất cả số liệu<br /> được biểu diễn dưới dạng trung bình ± SD.<br /> <br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> 1. Thay đổi nồng độ FT3, FT4, TSH theo nhóm tuổi.<br /> Bảng 1: Thay đổi nồng độ FT3, FT4 và TSH theo tuổi.<br /> Tuổi<br /> <br /> TSH (mIU/l)<br /> <br /> FT3 (pg/ml)<br /> <br /> FT4 (ng/dl)<br /> <br /> < 30 tuổi (n = 36)<br /> <br /> 1,14 ± 0,73<br /> <br /> 2,81 ± 0,65<br /> <br /> 1,03 ± 0,21<br /> <br /> 30 - 40 tuổi (n = 15)<br /> <br /> 1,22 ± 1,06<br /> <br /> 2,64 ± 0,56<br /> <br /> 1,09 ± 0,22<br /> <br /> > 40 tuổi ( n = 8)<br /> <br /> 1,56 ± 0,98<br /> <br /> 2,83 ± 0,53<br /> <br /> 1,06 ± 0,16<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> p<br /> <br /> Kết quả cho thấy không có khác biệt có ý nghĩa thống kề về nồng độ huyết tương<br /> của cả 3 hormon T3, T4 và TSH giữa các nhóm tuổi (p > 0,05).<br /> 61<br /> <br /> T¹p chÝ Y - d−îc häc qu©n sù sè 7-2018<br /> 2. Thay đổi nồng độ FT3, FT4, TSH theo giới.<br /> Bảng 2: Nồng độ FT3, FT4 và TSH giữa nam và nữ.<br /> Giới<br /> <br /> TSH (mIU/l)<br /> <br /> FT3 (pg/ml)<br /> <br /> FT4 (ng/dl)<br /> <br /> Nam (n = 28)<br /> <br /> 1,15 ± 0,71<br /> <br /> 2,91 ± 0,63<br /> <br /> 1,01 ± 0,19<br /> <br /> Nữ (n = 31)<br /> <br /> 1,39 ± 1,08<br /> <br /> 2,59 ± 0,53<br /> <br /> 1,11 ± 0,20<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> p<br /> <br /> Không có khác biệt có ý nghĩa thống kê về giá trị nồng độ huyết tương của hormon<br /> T3, T4 và TSH giữa 2 giới trên BN RLCX lưỡng cực giai đoạn hưng cảm (p > 0,05).<br /> 3. Thay đổi nồng độ FT3, FT4, TSH theo thời gian mắc bệnh.<br /> Bảng 3: Thay đổi hormon tuyến giáp theo thời gian mắc bệnh.<br /> Thời gian mắc bệnh<br /> Chỉ số<br /> <br /> p<br /> <br /> < 5 năm (1) (n = 31)<br /> <br /> 5 - 10 năm (2)<br /> (n = 15)<br /> <br /> > 10 năm (3)<br /> (n = 13)<br /> <br /> TSH (mIU/l)<br /> <br /> 1,09 ± 0,65<br /> <br /> 1,16 ± 0,75<br /> <br /> 1,87 ± 1,40<br /> <br /> p3-1,2 < 0,05<br /> <br /> FT3 (pg/ml)<br /> <br /> 2,65 ± 0,65<br /> <br /> 2,84 ± 0,48<br /> <br /> 2,86 ± 0,62<br /> <br /> p > 0,05<br /> <br /> FT4 (ng/dl)<br /> <br /> 1,08 ± 0.11<br /> <br /> 1,06 ± 0,13<br /> <br /> 0,90 ± 0,15<br /> <br /> p3-1 < 0,05<br /> p3-2 < 0,1<br /> <br /> Nồng độ TSH tăng dần, trong khi FT4 giảm dần ở nhóm BN có thời gian bị bệnh<br /> < 5 năm, 5 - 10 năm và > 10 năm. Tuy nhiên, khác biệt có ý nghĩa thống kê về nồng độ<br /> TSH và FT4 chỉ thấy giữa nhóm mắc bệnh > 10 năm với 2 nhóm mắc bệnh 5 - 10 năm<br /> và < 10 năm (p < 0,05). Chúng tôi không thấy khác biệt có ý nghĩa thống kê về nồng độ<br /> FT3 giữa các nhóm BN.<br /> 4. Mối liên quan giữa nồng độ FT3, FT4, TSH với đặc điểm lâm sàng.<br /> Bảng 4: Mối liên quan giữa FT3, FT4, TSH với đặc điểm lâm sàng.<br /> Đặc điểm lâm sàng<br /> <br /> TSH (mIU/l)<br /> <br /> FT3 (pg/ml)<br /> <br /> FT4 (ng/dl)<br /> <br /> Có loạn thần (n = 32)<br /> <br /> 1,35 ± 1,09<br /> <br /> 2,56 ± 0,47<br /> <br /> 1,08 ± 0,20<br /> <br /> Không có loạn thần (n = 27)<br /> <br /> 1,21 ± 0,69<br /> <br /> 2,96 ± 0,67<br /> <br /> 1,03 ± 0,21<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> p<br /> <br /> Không có khác biệt có ý nghĩa thống kê về nồng độ các hormon trên giữa 2 nhóm BN<br /> (p > 0,05).<br /> 62<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 7-2018<br /> 5. Thay đổi nồng độ FT3, FT4, TSH trước và sau điều trị.<br /> Bảng 5: Thay đổi nồng độ hormon tuyến giáp trung bình trước và sau điều trị.<br /> Chỉ tiêu<br /> <br /> Trước điều trị (n = 38)<br /> <br /> Sau điều trị (n = 38)<br /> <br /> p<br /> <br /> TSH (mIU/l)<br /> <br /> 1,41 ± 1,04<br /> <br /> 1,98 ± 1,03<br /> <br /> 0,001<br /> <br /> FT3 (pg/ml)<br /> <br /> 2,72 ± 0,59<br /> <br /> 2,79 ± 0,52<br /> <br /> 0,541<br /> <br /> FT4 (ng/dl)<br /> <br /> 1,02 ± 0,19<br /> <br /> 0,84 ± 0,13<br /> <br /> 0,000<br /> <br /> Sau điều trị, nồng độ TSH máu tăng và FT4 giảm có ý nghĩa thống kê so với trước<br /> điều trị (p < 0,001), trong khi giữa trước và sau điều trị không có khác biệt có ý nghĩa<br /> thống kê về nồng độ FT3 máu (p > 0,05).<br /> BÀN LUẬN<br /> Trong nghiên cứu này, lần đầu tiên<br /> chúng tôi khảo sát thay đổi nồng độ<br /> hormon T3, T4 và TSH huyết tương trên<br /> BN RLCX giai đoạn hưng cảm mức độ<br /> nặng. Để xác định mối tương quan giữa<br /> nồng độ các loại hormon trên với bệnh<br /> RLCX lưỡng cực, chúng tôi tập trung<br /> đánh giá thay đổi nồng độ của các<br /> hormon trên với đặc điểm lâm sàng trên<br /> BN có RLCX lưỡng cực điều trị nội trú tại<br /> Khoa Tâm thần, Bệnh viện Quân y 103.<br /> Kết quả nghiên cứu cho thấy không có<br /> khác biệt về nồng độ hormon T3, T4 và<br /> TSH trong huyết tương giữa các nhóm<br /> tuổi, giới cũng như đặc điểm có loạn thần<br /> và không có loạn thần. Trong khi, nồng độ<br /> hormon TSH và T4 lại khác biệt theo thời<br /> gian bị bệnh, cũng như giữa trước và sau<br /> điều trị. Cụ thể, nồng độ hormon TSH<br /> tăng, FT4 giảm trên nhóm BN có thời gian<br /> mắc bệnh > 10 năm so với nhóm BN bị<br /> bệnh < 10 năm. Kết quả tương tự giữa<br /> trước và sau điều trị. Kết quả này có thể<br /> so sánh với các nghiên cứu trước đây.<br /> Một số nghiên cứu cho thấy, nồng độ<br /> <br /> TSH cao ở nhóm BN nam lớn tuổi và thấp<br /> hơn ở nhóm BN nam trẻ tuổi [3, 4]. Một<br /> số nghiên cứu chỉ ra tương đồng về nồng<br /> độ hormon tuyến giáp giữa 2 giới [5],<br /> nhưng lại có nghiên cứu cho rằng nồng<br /> độ hormon tuyến giáp ở nữ cao hơn nam<br /> [6]. Khác biệt về kết quả có thể liên quan<br /> đến cỡ mẫu trong nghiên cứu của chúng<br /> tôi với các nghiên cứu trước.<br /> Một số nghiên cứu đưa ra bằng chứng<br /> về mối liên quan giữa nồng độ hormon<br /> tuyến giáp với RLCX lưỡng cực.<br /> Wysokiński và CS phân tích nồng độ<br /> hormon tuyến giáp trên nhóm BN tâm<br /> thần cho thấy nhóm bệnh RLCX lưỡng<br /> cực giai đoạn hưng cảm có nồng độ TSH<br /> máu thấp nhất (giá trị trung bình khoảng<br /> 1,38 µIU/ml) [7]. Tương tự, một số nghiên<br /> cứu khác cũng cho thấy BN RLCX lưỡng<br /> cực giai đoạn hưng cảm có nồng độ<br /> hormon tuyến giáp T3, T4 tăng và nồng<br /> độ hormon TSH giảm [8]. Điều này phù<br /> hợp với kết quả của chúng tôi. Chúng tôi<br /> thấy nồng độ hormon TSH huyết tương<br /> thấp và nồng độ FT4 cao trong giai đoạn<br /> hưng cảm (thời điểm trước điều trị),<br /> 63<br /> <br /> T¹p chÝ Y - d−îc häc qu©n sù sè 7-2018<br /> khi so sánh giá trị này trong giai đoạn<br /> được điều trị ổn định (thời điểm sau điều<br /> trị). Hơn nữa, nhóm BN bị bệnh > 10 năm<br /> có nồng độ hormon TSH cao và T4 thấp<br /> hơn nhóm BN bị bệnh < 10 năm. Điều<br /> này có thể giải thích do ảnh hưởng của<br /> quá trình điều trị hoặc tính chất đảo pha<br /> trong bệnh RLCX lưỡng cực làm ảnh<br /> hưởng ít nhiều đến chức năng nội tiết.<br /> Vấn đề này cần được nghiên cứu tiếp.<br /> KẾT LUẬN<br /> Qua nghiên cứu đánh giá thay đổi<br /> nồng độ hormon T3, T4 và TSH huyết<br /> tương trên BN RLCX lưỡng cực giai đoạn<br /> hưng cảm cho thấy không có khác biệt có<br /> ý nghĩa thống kê về nồng độ trong huyết<br /> tương của các hormon trên theo tuổi, giới,<br /> đặc điểm loạn thần. Ngược lại, hormon<br /> TSH tăng và hormon T4 giảm trên nhóm<br /> BN bị bệnh > 10 năm và sau 3 tuần điều trị.<br /> Kết quả này là bằng chứng khoa học về<br /> mối liên quan giữa hormon T3, T4 và<br /> TSH với bệnh RLCX lưỡng cực giai đoạn<br /> hưng cảm.<br /> <br /> 64<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1. Krishna V.N, Thunga R, Unnikrishnan B<br /> et al. Association between bipolar affective<br /> disorder and thyroid dysfunction. Asian Journal<br /> of Psychiatry. 2013, pp.42-45.<br /> 2. Sadock B.J, Kaplan H.I. Synopsis of<br /> th<br /> psychiatry. 2015, 11 edition, pp.1358-1361.<br /> 3. Burroughs V, Shenkman L. Thyroid<br /> function in the elderly. Am J Med Sci. 1982,<br /> 283 (1), pp.8-17.<br /> 4. Peeters R.P. Thyroid hormones and<br /> aging. Hormones (Athens). 2008, 1, pp.28-35.<br /> 5. Subho Chakrabarti. Thyroid functions<br /> and bipolar affective disorder. J Thyroid Res.<br /> 2011, pp.306-367.<br /> 6. Ahmadi-Abhari S, Ghaeli P, Fahimi F<br /> et al. Risk factors of thyroid abnormalities in<br /> bipolar patients receiving lithium: A case<br /> control study. BMC Psychiatry. 2003, 3, p.4.<br /> 7. Wysokiński A, Kłoszewska I. Level of<br /> thyroid-stimulating hormone in patients with<br /> acute schizophrenia, unipolar depression or<br /> bipolar disorder. Neurochem Res. 2014, 39 (7),<br /> pp.1245-1253.<br /> 8. Rugüla K.C, Yasemina G, Bülent S.M et al.<br /> Haematological and biochemical differences<br /> between mania and euthymia. Eur J Psychiat.<br /> 2016, 30 (3), pp.163-171.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2