T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2016<br />
<br />
NGHIÊN CỨU THAY ĐỔI VỀ HÔ HẤP VÀ TUẦN HOÀN BẰNG<br />
PHƯƠNG PHÁP AN THẦN DO NGƯỜI GÂY MÊ ĐIỀU KHIỂN<br />
SỬ DỤNG PROPOFOL TRONG THỦ THUẬT RĂNG<br />
Nguyễn Quang Bình*; Đồng Ngọc Quang*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: đánh giá thay đổi về hô hấp và tuần hoàn bằng phương pháp an thần do người<br />
gây mê điều khiển (ACS) sử dụng propofol trong thủ thuật răng. Phương pháp: thử nghiệm lâm<br />
sàng có đối chứng, tiến hành trên 108 bệnh nhân (BN), tuổi 18 - 60, ASA I - II. Nhóm gây tê<br />
đơn thuần (GTĐT) (n = 54): gây tê tại chỗ (GTTC) bằng lidocain 2% có epinephrin 1/100.000<br />
với liều khởi đầu 2 mg/kg sau 5 phút tiến hành phẫu thuật, có thể thêm lidocain tùy theo đáp<br />
ứng đau của BN. Nhóm ACS (n = 54): propofol liều khởi đầu 20 mg tiêm tĩnh mạch trước GTTC<br />
1 phút (như GTĐT), duy trì liều tiếp theo bằng cách tiêm từng liều bolus: 20 mg propofol tùy<br />
theo đáp ứng của BN. Tiêu chí đánh giá: tần số tim, huyết áp (tâm thu, tâm trương, trung bình),<br />
tần số hô hấp (TSHH), SpO2. Thời điểm đánh giá T0: 5 phút truớc an thần, T1: 1 phút sau an<br />
thần, T2: 5 phút, T3: 10 phút, T4: 15 phút phẫu thuật, T5: kết thúc phẫu thuật, TX: xuất viện. Kết<br />
quả: tuần hoàn: ở ACS, tần số tim (từ T1 - T5) thấp hơn có ý nghĩa (p < 0,001; p < 0,05), huyết<br />
áp tâm thu (HATT) và trung bình (từ T1 - TX) thấp hơn có ý nghĩa (p < 0,001; p < 0,01; p < 0,05),<br />
huyết áp tâm trương (HATTr) (từ T1 - T5) thấp hơn có ý nghĩa (p < 0,05) so với GTĐT; hô hấp:<br />
ở ACS, TSHH (từ T1 - T4) thấp hơn có ý nghĩa (p < 0,01; p < 0,05), SpO2 tương đương (p ><br />
0,05) so với GTĐT. Kết luận: phương pháp ACS sử dụng propofol luôn ổn định về hô hấp và<br />
tuần hoàn hơn so với GTĐT trong thủ thuật răng.<br />
* Từ khóa: An thần; ACS; Gây tê đơn thuần; Propofol; Phẫu thuật răng; Tần số tim; Huyết áp.<br />
<br />
Research on the Changes of Respiratory and Circulary Parameters<br />
by Propofol ACS in Dental Procedures<br />
Summary<br />
Objectives: To evaluate changes of respiratory and circulary parameters by propofol ACS in<br />
dental procedures. Methods: Compared clinical trials, 108 patients were collected, average age<br />
18 - 60, ASA I - II. Local anesthesia only (LAO) group (n = 54): local anesthesia by lidocaine 2%<br />
and epinephrine 1/100,000 with the first dose of 2 mg/kg, 5 minutes after surgery more 0.5<br />
mg/kg doses can be given depending on the patient's response. ACS group (n = 54): first dose<br />
of 20 mg propofol was injected intravenously 1 minute before the local anesthesia (such as<br />
group 1) and the next dose of propofol for to anesthesia maintemance was injected by bolus of<br />
anesthesiologist: propofol 20 mg depending on patient's response. Evaluation criteria: heart<br />
rate, blood pressure (systolic, diastolic, mean), respiratory rate, SpO2. Times of evaluation: T 0 : 5<br />
minutes before sedation; T1: 1 minute after sedation; T2: 5 minutes; T 3 : 10 minutes;<br />
* Bệnh viện Răng Hàm Mặt TW<br />
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Quang Bình (nguyenbinh3010@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 15/05/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 16/06/2016<br />
Ngày bài báo được đăng: 16/09/2016<br />
<br />
170<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2016<br />
T4: 15 minutes of surgery; T5: ending surgery; Tx: discharge. Results: Circulation: heart rate in<br />
ACS group (from T1 to T5) was significantly lower than in LAO group (p < 0.001; p < 0.05);<br />
systolic blood pressure, mean (from T1 to Tx) and diastolic blood pressure (from T1 to T5) were<br />
significantly lower (p < 0.05) than LAO group. Respiratory: respiratory rate in ACS group (from<br />
T1 to T4) was significantly lower than in LAO group (p < 0.01; p < 0.05); SpO2 in ACS was<br />
similar to LAO group (p > 0.05). Conclusion: Anesthesiologist controlled propofol sedation<br />
makes more stable respiratory and circulatory parametes than only local annesthesia in dental<br />
procedures.<br />
* Key words: Sedation; ACS; Local anesthesia; Propofol; Dental surgery; Heart rate; Blood<br />
pressure.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Phương pháp ACS (anesthesiologist<br />
controlled sedation) là phương pháp an<br />
thần do người gây mê điều khiển tiêm<br />
từng liều nhỏ thuốc an thần tùy theo đáp<br />
ứng của BN mỗi khi BN thấy lo sợ, khó<br />
chịu hay kém hợp tác. Propofol là thuốc<br />
mê tĩnh mạch có tác dụng ngắn. Tuy<br />
nhiên, propofol sử dụng với liều nhỏ có<br />
tác dụng an thần và ít gây ảnh hưởng đến<br />
hô hấp và tuần hoàn [8]. Người ta dùng<br />
phương pháp ACS bằng propofol kết hợp<br />
TSHH trong can thiệp nha khoa với mục<br />
đích làm cho BN được an thần, tinh thần<br />
thoải mái, giảm ngưỡng đau, hợp tác tốt<br />
với phẫu thuật, BN hài lòng với phương<br />
pháp và dễ chấp nhận lần sau nếu phải<br />
can thiệp. Đây là những lợi điểm của<br />
phương pháp ACS bằng propofol, tuy<br />
nhiên phương pháp này áp dụng trong<br />
nha khoa ở Việt Nam vẫn còn mới mẻ.<br />
Chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm:<br />
Đánh giá thay đổi về hô hấp và tuần hoàn<br />
bằng phương pháp ACS sử dụng propofol<br />
trong thủ thuật răng.<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu.<br />
- BN có chỉ định phẫu thuật răng khôn<br />
hàm dưới (răng 38 hoặc 48), vô cảm dưới<br />
<br />
GTTC đơn thuần hoặc GTTC kết hợp với<br />
an thần. Tuổi từ 18 - 60, tình trạng toàn<br />
thân theo ASA I, II.<br />
- Địa điểm nghiên cứu: phòng mổ<br />
ngoại trú, Bệnh viện Răng Hàm Mặt<br />
Trung ương có bác sỹ chuyên phẫu thuật<br />
trong miệng và gây mê hồi sức.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu.<br />
Thử nghiệm lâm sàng, mù đơn, có đối<br />
chứng. Chia làm hai nhóm:<br />
- Nhóm 1 (GTĐT = GTTC đơn thuần):<br />
54 BN.<br />
- Nhóm 2 (ACS = an thần do người<br />
gây mê điều khiển): 54 BN.<br />
* Chuẩn bị BN, dụng cụ, phương tiện:<br />
Theo quy trình chuẩn.<br />
* Phương pháp vô cảm:<br />
- Nhóm 1 (GTĐT): phẫu thuật viên<br />
thực hiện GTTC vị trí lỗ gai spix (nơi dây<br />
thần kinh huyệt răng dưới đi qua) bằng<br />
cách tiêm trực tiếp lidocain 2% có pha<br />
epinephrin 1/100.000 với liều đầu 2 mg/kg,<br />
sau 5 phút tiến hành phẫu thuật, nếu<br />
trong phẫu thuật BN kêu đau có thể thêm<br />
liều lidocain 0,5 mg/kg tùy theo đáp ứng<br />
của BN (tổng liều lidocain không > 6 mg/kg).<br />
- Nhóm 2 (ACS): do người gây mê<br />
thực hiện tiêm tĩnh mạch liều đầu 20 mg<br />
propofol trước 1 phút GTTC, sau đó tiến<br />
hành như nhóm 1. Duy trì những liều tiếp<br />
171<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2016<br />
theo bằng cách tiêm từng liều ngắt quãng<br />
bolus: 20 mg propofol theo đáp ứng của<br />
BN, khi BN cảm thấy đau, lo sợ hay khó<br />
chịu.<br />
* Chỉ tiêu nghiên cứu:<br />
- Đặc điểm chung BN: tuổi, giới, cân<br />
nặng, ASA, thời gian phẫu thuật, mức độ<br />
khó phẫu thuật.<br />
<br />
* Đạo đức nghiên cứu: tuân thủ các<br />
nguyên tắc trong Tuyên bố Helsinki<br />
(1975), được thông qua tại Hội nghị Y tế<br />
Thế giới 29 (Tokyo, 1986).<br />
* Xử lý số liệu: bằng phần mềm thống<br />
kê SPSS 15.0.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br />
1. Đặc điểm chung.<br />
<br />
- Thay đổi về tuần hoàn:<br />
+ Tần số tim: < 60 chu kỳ/phút: chậm,<br />
> 100 chu kỳ/phút: nhanh.<br />
+ Huyết áp động mạch: HATT ≥ 140<br />
mmHg và HATTr ≥ 90 mmHg: tăng. HATT<br />
< 90 mmHg: giảm.<br />
+ BN có tần số tim chậm và huyết áp<br />
tụt.<br />
- Thay đổi về hô hấp:<br />
+ TSHH: < 10 lần/phút: chậm và > 20<br />
lần/phút: nhanh.<br />
+ Độ bão hòa oxy ở mao mạch (SpO2):<br />
nếu SpO2 < 90%: giảm.<br />
+ BN có ức chế hô hấp.<br />
* Thời điểm nghiên cứu:<br />
T0: 5 phút trước sử dụng an thần; T1:<br />
1 phút sau dùng an thần; T2: 5 phút, T3:<br />
10 phút, T4: 15 phút sau phẫu thuật; T5:<br />
khi kết thúc phẫu thuật; TX: ngay trước khi<br />
xuất viện.<br />
<br />
Nhóm ACS: 28,81 ± 8,51 tuổi; giới<br />
tính: nam: 72,22%, nữ: 27,78%; cân nặng<br />
56,56 ± 8,11 kg. ASA: loại I: 88,89%, loại<br />
II: 11,11%, khác nhau không có ý nghĩa<br />
(p > 0,05) so với các giá trị tương ứng ở<br />
GTĐT về tuổi: 28,30 ± 8,15 tuổi; giới tính:<br />
nam: 70,37%, nữ: 29,63%; cân nặng:<br />
54,74 ± 7,68 kg; ASA: loại I: 83,33%, loại<br />
II: 16,67%. Như vậy, tuổi, giới, cân nặng<br />
và sức khỏe toàn thân ở 2 nhóm đồng<br />
nhất.<br />
Mức độ khó của phẫu thuật răng khôn<br />
(theo Pedensen): ở ACS 8,72 ± 2,12 điểm<br />
và GTĐT 8,48 ± 1,83 điểm, khác nhau<br />
không có ý nghĩa (p > 0,05). Thời gian<br />
phẫu thuật: ở ACS 22,85 ± 4,50 phút và<br />
GTĐT 23,35 ± 4,02 phút, khác nhau<br />
không có ý nghĩa (p > 0,05). Như vậy, về<br />
mức độ khó và thời gian phẫu thuật răng<br />
khôn ở 2 nhóm như nhau.<br />
<br />
2. Thay đổi về tuần hoàn.<br />
* Thay đổi về tần số tim:<br />
Bảng 1: Thay đổi về tần số tim (chu kỳ/phút).<br />
Nhóm GTĐT (n = 54)<br />
<br />
Nhóm ACS (n = 54)<br />
<br />
X ± SD<br />
<br />
X ± SD<br />
<br />
T0<br />
<br />
88,57 ± 15,69<br />
<br />
87,02 ± 13,50<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
T1<br />
<br />
96,59 ± 15,55<br />
<br />
82,74 ± 13,40<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
T2<br />
<br />
96,50 ± 13,33<br />
<br />
86,17 ± 13,91<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
Thời điểm<br />
<br />
172<br />
<br />
p<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2016<br />
T3<br />
<br />
96,15 ± 14,22<br />
<br />
84,67 ± 12,66<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
T4<br />
<br />
95,18 ± 14,17<br />
<br />
85,43 ± 12,39<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
T5<br />
<br />
91,13 ± 13.00<br />
<br />
84,22 ± 11,80<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Tx<br />
<br />
87,74 ± 12.30<br />
<br />
83,74 ± 11,47<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Tại T0, tần số tim ở GTĐT khác nhau<br />
không có ý nghĩa (p > 0,05) so với ACS.<br />
Theo “Các giá trị sinh học người Việt<br />
Nam bình thường thập kỷ 90 - thế kỷ<br />
XX”, tần số tim ở lứa tuổi 25 - 34 (cùng<br />
với lứa tuổi nghiên cứu) là 76 ± 6 chu<br />
kỳ/phút [3]. Tại T0, tần số tim ở 2 nhóm<br />
tăng so với tần số tim trong điều kiện<br />
bình thường. Tần số tim tăng trước phẫu<br />
thuật có thể do BN lo sợ, vì khi lo sợ sẽ<br />
làm tăng yếu tố thần kinh thể dịch, tăng<br />
hoạt động của cơ tim và tần số tim [7].<br />
Tuy nhiên, tần số tim chỉ tăng trong giới<br />
hạn cao của người bình thường. Thời<br />
điểm từ T1 - T5, tần số tim ở ACS thấp<br />
hơn có ý nghĩa (p < 0,001; p < 0,05) so<br />
với GTĐT. Như vậy, ở GTĐT, tần số tim<br />
tăng là do lo sợ, ở ACS chỉ sau 1 phút<br />
<br />
dùng an thần bệnh nhân đã giảm lo sợ.<br />
Như vậy, tần số tim tăng là dấu hiệu<br />
khách quan phản ánh mức độ lo sợ của<br />
bệnh nhân để người gây mê có thể biết<br />
dùng thêm liều an thần. Tại Tx, tần số tim<br />
ở 2 nhóm khác nhau không có ý nghĩa<br />
(p > 0,05). Như vậy, tần số tim ở GTĐT<br />
trở về gần như giá trị ban đầu trước<br />
phẫu thuật và ở ACS thấp hơn so với giá<br />
trị ban đầu, nhưng vẫn trong giới hạn<br />
bình thường. Sử dụng an thần bằng<br />
propofol có thể đạt được ổn định về tần<br />
số tim sau 1 phút. Nhưng sử dụng midazolam,<br />
tần số tim có thể tăng từ 77 - 90 chu<br />
kỳ/phút sau 1 phút [4]. Như vậy, sử dụng<br />
propofol, tần số tim ít bị ảnh hưởng hơn<br />
so với midazolam, chứng tỏ propofol ưu<br />
điểm hơn midazolam.<br />
<br />
* Thay đổi về huyết áp:<br />
- HATT:<br />
Bảng 2: Thay đổi HATT (mmHg).<br />
Nhóm GTĐT (n = 54)<br />
<br />
Nhóm ACS (n = 54)<br />
<br />
X ± SD<br />
<br />
X ± SD<br />
<br />
T0<br />
<br />
130,28 ± 12,33<br />
<br />
127,63 ± 13,71<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
T1<br />
<br />
134,50 ± 14,86<br />
<br />
123,39 ± 13,83<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
T2<br />
<br />
137,13 ± 11,94<br />
<br />
124,74 ± 13,96<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
T3<br />
<br />
137,78 ± 14,83<br />
<br />
125,69 ± 12,60<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
T4<br />
<br />
134,39 ± 13,24<br />
<br />
127,53 ± 13,55<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
T5<br />
<br />
132,69 ± 13,51<br />
<br />
126,37 ± 13,05<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Tx<br />
<br />
129,76 ± 10,90<br />
<br />
125,30 ± 11,16<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Thời điểm<br />
<br />
p<br />
<br />
173<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2016<br />
- HATTr:<br />
Bảng 3: Thay đổi HATTr (mmHg).<br />
Nhóm GTĐT (n = 54)<br />
X ± SD<br />
<br />
Nhóm ACS (n =54)<br />
X ± SD<br />
<br />
p<br />
<br />
T0<br />
<br />
76,91 ± 9,93<br />
<br />
77,69 ± 10,53<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
T1<br />
<br />
77,67 ± 12,92<br />
<br />
72,74 ± 11,84<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
T2<br />
<br />
77,65 ± 11,30<br />
<br />
71,30 ± 11,23<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
T3<br />
<br />
76,33 ± 10,06<br />
<br />
70,59 ± 13,49<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
T4<br />
<br />
75,35 ± 9,80<br />
<br />
70,60 ± 12,06<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
T5<br />
<br />
76,61 ± 10,57<br />
<br />
71,31 ± 10,58<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Tx<br />
<br />
75,41 ± 8,83<br />
<br />
72,54 ± 9,84<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Thời điểm<br />
<br />
- Huyết áp trung bình:<br />
Bảng 4: Thay đổi huyết áp trung bình (mmHg).<br />
Nhóm GTĐT (n = 54)<br />
X ± SD<br />
<br />
Nhóm ACS (n = 54)<br />
X ± SD<br />
<br />
p<br />
<br />
T0<br />
<br />
93,59 ± 10,54<br />
<br />
92,56 ± 10,18<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
T1<br />
<br />
94,83 ± 12,24<br />
<br />
88,37 ± 11,66<br />
<br />
< 0,01<br />
<br />
T2<br />
<br />
96,94 ± 10,81<br />
<br />
87,69 ± 10,69<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
T3<br />
<br />
95,83 ± 9,94<br />
<br />
87,74 ± 11,62<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
T4<br />
<br />
94,27 ± 94,27<br />
<br />
87,72 ± 12,29<br />
<br />
< 0,01<br />
<br />
T5<br />
<br />
93,69 ± 11,27<br />
<br />
87,70 ± 11,42<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Tx<br />
<br />
92,15 ± 8,95<br />
<br />
87,63 ± 10,23<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Thời điểm<br />
<br />
Tại T0, giá trị huyết áp (tâm thu, tâm<br />
trương và trung bình) ở GTĐT và ACS<br />
khác nhau không có ý nghĩa (p > 0,05).<br />
Theo “Các giá trị sinh học người Việt Nam<br />
bình thường thập kỷ 90 - thế kỷ XX”, ở lứa<br />
tuổi từ 25 - 34 (cùng với lứa tuổi nghiên<br />
cứu), giá trị HATT là 113 ± 11 mmHg,<br />
HATTr 72 ± 8 mmHg [3]. Như vậy, tại T0,<br />
huyết áp ở 2 nhóm tăng so với huyết áp<br />
trong điều kiện bình thường. Tăng huyết<br />
áp trước phẫu thuật có thể do bệnh nhân<br />
lo sợ, vì khi lo sợ sẽ làm tăng yếu tố thần<br />
kinh thể dịch, tăng huyết áp [8]. Tuy nhiên,<br />
huyết áp chỉ tăng trong giới hạn cao của<br />
người bình thường. Từ T1 - T5, khi sử<br />
dụng an thần, huyết áp ở ACS thấp hơn có<br />
174<br />
<br />
ý nghĩa (p < 0,001; p < 0,01 và p < 0,05) so<br />
với GTĐT. Tại Tx, HATT ở ACS thấp hơn<br />
có ý nghĩa (p < 0,05) so với GTĐT và<br />
HATTr ở 2 nhóm khác nhau không có ý<br />
nghĩa (p > 0,05). Như vậy, ACS dùng an<br />
thần propofol, huyết áp luôn ổn định và<br />
gần giá trị nền hơn so với GTĐT trong<br />
phẫu thuật cho đến lúc xuất viện. Rodrigo<br />
(2004) cho biết: sử dụng an thần bằng<br />
propofol, BN có tuần hoàn luôn ổn định,<br />
không có trường hợp nào tụt huyết áp<br />
nghiêm trọng [5]. Rudkin (1995) cho thấy<br />
BN sử dụng an thần propofol đều ổn định<br />
về tuần hoàn. Tuy nhiên, có 1 BN sử dụng<br />
propofol bắt gặp mạch chậm và huyết áp<br />
giảm, nhưng đáp ứng tốt với atropin [6].<br />
<br />