Hóa học – Sinh học – Môi trường<br />
<br />
NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ CHẾ TẠO THIẾT BỊ NHỒI ĐÚC<br />
THUỐC NỔ NHIỆT ÁP VÀO ĐẦU ĐẠN ĐNA-7V<br />
Trần Quang Phát1*, Ngô Văn Giao2, Ninh Đức Hà3,<br />
Nguyễn Mậu Vương1, Hoàng Văn Quyên1<br />
Tóm tắt: Vũ khí nhiệt áp có nhiều tính năng vượt trội khi so sánh với vũ khí<br />
thông thường. Ở Việt Nam, thuốc nổ nhiệt áp gần đây đã được bắt đầu nghiên cứu<br />
để sử dụng cho một số loại vũ khí hiện đại. Các tác giả đã trình bày một số kết quả<br />
nghiên cứu ban đầu về thuốc nổ nhiệt áp, việc lựa chọn thành phần của thuốc nổ<br />
nhiệt áp dùng cho phương pháp nhồi đúc [1]. Bài báo trình bày một số kết quả<br />
nghiên cứu thiết kế, chế tạo thiết bị và kết quả nhồi đúc thuốc nổ nhiệt áp vào đầu<br />
đạn nhiệt áp ĐNA-7V.<br />
Từ khóa: Đạn nhiệt áp ĐNA-7V; Thuốc nổ hỗn hợp; Thuốc nổ nhiệt áp.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Thành phần của thuốc nổ nhiệt áp (TNNA) thường gồm có thuốc nổ phá, chất cháy,<br />
chất oxi hóa, chất kết dính và phụ gia. Thực tế, TNNA là 1 loại thuốc nổ PBX (Plastic<br />
Bonded eXplosives) nhiệt rắn. Thuốc nổ này được chuẩn bị bằng công nghệ đúc trực tiếp<br />
vào các loại vũ khí, sau đó được đóng rắn ở nhiệt độ cao, chúng trở thành khối thuốc nổ<br />
dạng rắn với các đặc trưng của cao su đàn hồi [3], [4]. Tuy nhiên, các công trình này<br />
không công bố thông tin chi tiết về công nghệ cũng như thiết bị và phương pháp nhồi đúc<br />
TNNA.<br />
Ở trong nước, TNNA nói chung và TNNA dùng cho đạn nhiệt áp ĐNA-7V mới bắt đầu<br />
được nghiên cứu, chế tạo. Đạn nhiệt áp ĐAN-7V có hình dạng vỏ đầu đạn phức tạp, 2 đầu<br />
có đường kính nhỏ hơn phần giữa (hình 1) nên phương pháp nhồi đúc thuốc nổ là phương<br />
pháp phù hợp nhất.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Đầu đạn nhiệt áp ĐNA-7V.<br />
Yêu cầu quan trọng nhất của trạng thái TNNA đúc là mật độ cao (không nhỏ hơn 1,89<br />
g/cm3) và hiện nay trong nước cũng chưa có sản phẩm nào đạt được mật độ này. Một khó<br />
khăn cần giải quyết là xác định công nghệ chế tạo và nhồi đúc vào thân đạn. Qua phân tích,<br />
đánh giá, phương án công nghệ đúc có áp suất kết hợp hút chân không trong lòng thân đạn<br />
được lựa chọn để đảm bảo chất lượng khối thuốc.<br />
Về mặt nguyên lý, có 2 phương án nhồi đúc là nhồi xuôi chiều và nhồi ngược chiều<br />
thuốc nổ vào trong lòng thân đạn.<br />
- Đối với phương án nhồi đúc xuôi chiều (hình 2a): Trong lòng thân đạn được hút chân<br />
không sẽ tạo áp suất âm. Xi lanh thủy lực hoạt động đẩy piston đi xuống và đẩy thuốc nổ<br />
từ bầu đúc rơi xuống thân đạn. Thuốc nổ sẽ điền đầy vào trong lòng thân đạn bắt đầu từ<br />
phía dưới, bịt kín cửa hút chân không. Do đó tác dụng hút chân không sẽ bị hạn chế, đặc<br />
biệt khi trong lòng khối thuốc nổ còn có bọt khí thì sẽ không thể hút hết làm khối thuốc<br />
còn có khuyết tật, mật độ không cao.<br />
<br />
<br />
<br />
302 T. Q. Phát, …, H. V. Quyên, “Nghiên cứu thiết kế chế tạo … áp vào đầu đạn ĐNA-7V.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
a. Nhồi đúc xuôi chiều b. Nhồi đúc ngược chiều<br />
Hình 2. Nguyên lý nhồi đúc.<br />
1. Xi lanh thủy lực 2. Bầu đúc 3. Piston<br />
4. Thuốc nổ nhiệt áp 5. Thân đạn 6. Thiết bị hút chân không<br />
- Đối với phương pháp nhồi đúc ngược chiều (hình 2b): Trong lòng thân đạn được hút<br />
chân không sẽ tạo áp suất âm. Xi lanh thủy lực hoạt động đẩy piston đi lên và đẩy thuốc nổ<br />
từ bầu đúc đi lên vào trong lòng thân đạn. Thuốc nổ sẽ điền đầy vào trong lòng thân đạn<br />
bắt đầu từ phía dưới, trong quá trình đó độ chân không trong lòng thân đạn vẫn được duy<br />
trì, chỉ đến khi thuốc nổ điền đầy lòng thân đạn thì cửa hút chân không mới bị bịt kín, lúc<br />
này tác dụng hút chân không mới bị suy giảm. Nhờ áp lực của xilanh thủy lực sẽ tiếp đúc<br />
đẩy thuốc vào trong lòng thân đạn để đến mật độ cần thiết.<br />
Do đó, phương án nhồi đúc ngược chiều bảo đảm yếu tố công nghệ hơn được lựa chọn<br />
làm nguyên lý hoạt động cho thiết bị nhồi đúc thuốc nổ nhiệt áp.<br />
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, KỸ THUẬT SỬ DỤNG<br />
2.1. Hóa chất, vật tư<br />
2.1.1. Hóa chất<br />
- Thuốc nổ RDX cấp 1: Theo TCVN/QS 1274:2017;<br />
- Thuốc nổ A-IX-1 cấp 1: Theo TCVN/QS 1921:2017;<br />
- Bột nhôm: Kích thước hạt < 6 m, hàm lượng Al tinh khiết 99,5 %;<br />
- Amonipeclorat (AP): Hàm lượng AP 98,5 %;<br />
- Cao su polyacrylic: Độ nhớt động học ở 30oC 40 cSt;<br />
- Dinitrat dietylenglycol (DNDEG): Khối lượng riêng: 1,37 1,40 g/cm3;<br />
- Dinitrat trietylenglycol (DNTEG): Khối lượng riêng: 1,33 1,37 g/cm3;<br />
- Toluen diizoxianat (TDI): Tỷ trọng 1,22 1,25;<br />
- Diphenylamin (DPA): Điểm đông đặc 52,6oC;<br />
- Lecithin: Hàm lượng photphatit 77 %.<br />
Đơn thành phần TNNA cho trong bảng 1.<br />
Bảng 1. Thành phần của thuốc nổ nhiệt áp.<br />
TT Thành phần Hàm lượng (%)<br />
1 Thuốc nổ RDX 25 ± 0,5<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san FEE, 08 - 2018 303<br />
Hóa học – Sinh học – Môi trường<br />
<br />
2 Bột Al cỡ hạt < 6 m 29,0 ± 0,5<br />
3 Amonipeclorat 28,5 ± 0,5<br />
4 Cao su polyacrylic + hỗn hợp HD-70 16,0 ± 0,3<br />
5 Lecithin 0,15 ± 0,01<br />
6 TDI 0,75 ± 0,03<br />
7 DPA 0,4 ± 0,02<br />
2.1.2. Vật tư<br />
- Thép C45 TCVN 1766-75<br />
- Thép CT3;<br />
- Thép SUS 304;<br />
- Đồng vàng;<br />
- Nhôm 6061;<br />
2.2. Tiến trình công nghệ nhồi đúc TNNA vào đạn nhiệt áp ĐNA-7V<br />
Công nghệ nhồi đúc TNNA vào đạn nhiệt áp ĐNA-7V gồm các nguyên công chủ yếu<br />
sau đây:<br />
1. Sấy RDX đạt hàm lượng ẩm;<br />
2. Sấy AP đạt hàm lượng ẩm;<br />
3. Cân định lượng các thành phần rắn;<br />
4. Trộn đều thành phần lỏng trên máy trộn hành tinh;<br />
5. Cho bột Al vào hỗn hợp chất lỏng, trộn đều trên máy trộn hành tinh có cơ cấu hút<br />
chân không;<br />
6. Cho thuốc nổ RDX vào hỗn hợp, trộn đều trên máy trộn hành tinh có cơ cấu hút<br />
chân không;<br />
7. Cho AP vào hỗn hợp, trộn đều trên máy trộn hành tinh có cơ cấu hút chân không;<br />
8. Đúc thuốc nổ:<br />
- Chuẩn bị thân đạn;<br />
- Chuẩn bị thiết bị đúc thuốc nổ;<br />
- Đúc thuốc nổ;<br />
- Đóng rắn sơ bộ;<br />
- Tháo thân đạn, lắp ống chứa ngòi;<br />
9. Sấy, đóng rắn;<br />
10. Sửa bề mặt thuốc;<br />
11. Bảo quản sản phẩm.<br />
2.3. Phương pháp thiết kế thiết bị nhồi đúc TNNA<br />
- Nghiên cứu lựa chọn nguyên lý nhồi đúc TNNA;<br />
- Nghiên cứu tính toán thiết kế thiết bị nhồi đúc: Về nguyên lý, thiết bị hoạt động theo<br />
cơ cấu piston-xilanh. Thiết bị nhồi đúc gồm nhiều chi tiết, trong đó chi tiết quan trọng nhất<br />
là bầu đúc. Bầu đúc đóng vai trò đóng vai trò như 1 xi lanh và hoạt động trong môi trường<br />
áp suất cao (đến 130 atm), là nơi chứa các thành phần của hỗn hợp thuốc nổ nhiệt áp. Bầu<br />
đúc dạng trình trụ tròn. Do đó, có thể coi hệ piston-xilanh như một bình chịu áp lực cao.<br />
Sử dụng phương pháp tính toán bền bình chịu áp lực để tính toán chiều dày của bầu đúc.<br />
Công thức đưa vào tính toán chiều dày nhỏ nhất dựa theo ứng suất chu vi là [2]:<br />
P.D<br />
T (1)<br />
2. f P<br />
<br />
<br />
304 T. Q. Phát, …, H. V. Quyên, “Nghiên cứu thiết kế chế tạo … áp vào đầu đạn ĐNA-7V.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
Trong đó:<br />
- T: Chiều dày của bầu đúc, mm;<br />
- P là áp suất thiết kế, MPa;<br />
- D là đường kính trong, mm;<br />
- f là độ bền kéo ở nhiệt độ thiết kế, MPa;<br />
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
3.1. Nghiên cứu tính toán thiết kế thiết bị nhồi đúc TNNA<br />
Thiết bị nhồi đúc gồm nhiều chi tiết, trong đó chi tiết quan trọng nhất là bầu đúc. Bầu<br />
đúc đóng vai trò quan trọng trong quá trình đúc thuốc nổ, nó là nơi chứa các thành phần<br />
của hỗn hợp thuốc nổ nhiệt áp. Bầu đúc dạng trình trụ tròn.<br />
Quá trình tính toán thiết kế bầu đúc:<br />
3.1.1. Tính toán thể tích bầu đúc<br />
Lượng TNNA đưa vào trong bầu đúc khoảng 2800 g.<br />
Mật độ đong của hỗn hợp là khoảng 1,70 g/cm3, tức là thể tích tối đa của khối lượng<br />
hỗn hợp đưa vào là khoảng 1450 cm3.<br />
Để có thể đúc được thì piston phải di chuyển trong bầu đúc, do đó cần phải có không<br />
gian để dẫn hướng cho piston, lấy thể tích khoảng không gian này bằng ½ thể tích của<br />
thuốc nổ chiếm chỗ. Như vậy tổng thể tích của bầu đúc vào khoảng 1450 × 1,5 = 2175<br />
cm3. Chọn kích thước trong của bầu đúc như sau: 130 mm × 165 mm, thể tích trong là:<br />
V = 2190 cm3.<br />
3.1.2. Tính toán chiều dày của bầu đúc<br />
Lựa chọn vật liệu làm bầu đúc là thép SUS 304 để tránh phát sinh tia lửa do va chạm<br />
giữa các chi tiết khi làm việc. Giả sử khi đúc, áp suất trong bầu lên cao tối đa là 120 atm<br />
(ngưỡng an toàn cho thiết bị).<br />
Theo công thức (1) ta có:<br />
P = 120 atm = 11,76 Mpa; D = 130 mm;<br />
Trong [2], tra bảng 3.3.1 ta có f = 110 MPa; tra bảng 3.5.1.7 ta có = 0,9;<br />
11, 76.130<br />
Vậy T 8, 2mm<br />
2.110.0,9 11, 76<br />
Do đó với chiều dày là 9 mm thì thiết bị đảm bảo độ bền khi chịu áp suất làm việc cao.<br />
3.2. Đặc tính kỹ thuật của thiết bị<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Bầu đúc.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san FEE, 08 - 2018 305<br />
Hóa học – Sinh học – Môi trường<br />
Hình vẽ bầu đúc được đưa ra trong hình 3, hình vẽ thiết bị nhồi đúc TNNA vào đầu đạn<br />
nhiệt áp ĐNA-7V được đưa ra trong hình 4 và hình 5. Thiết bị được chế tạo gồm 27 chi tiết.<br />
Đặc tính kỹ thuật chính:<br />
- Kích thước bầu đúc: × H = (130 × 165) mm<br />
- Công suất làm việc tối đa: 3,0 kg/mẻ<br />
- Áp suất đúc (35 45) atm<br />
- Hành trình tối đa của xi lanh: 120 mm<br />
- Áp suất chân không trong quá trình đúc: -450 mmHg<br />
- Khối lượng máy: 120 kg.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4. Thiết bị nhồi đúc TNNA. Hình 5. Bản vẽ lắp thiết bị nhồi đúc TNNA vào đầu<br />
đạn nhiệt áp ĐNA-7V.<br />
3.3. Kết quả nhồi đúc TNNA vào đầu đạn nhiệt áp ĐNA-7V<br />
Áp dụng tiến trình công nghệ trong 2.3 với thiết bị đúc TNNA, đầu đạn nhiệt áp ĐNA-<br />
7V đã được đúc thành công. Hình 6 cho thấy rõ điều này.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(a) (b)<br />
Hình 6. Đầu đạn chưa nhồi TNNA (a) và đã nhồi, tổng lắp hoàn chỉnh (b).<br />
- Kết quả kiểm tra khối lượng TNNA và mật độ thuốc nổ của 10 quả đạn được cho<br />
trong bảng 2.<br />
<br />
<br />
<br />
306 T. Q. Phát, …, H. V. Quyên, “Nghiên cứu thiết kế chế tạo … áp vào đầu đạn ĐNA-7V.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
Bảng 2. Kết quả tính toán mật độ thuốc nổ nhiệt áp trong đạn.<br />
TT Ký hiệu đạn Khối lượng TNNA (g) Mật độ (g/cm3)<br />
1 Đầu đạn số 1 2359,4 1,90<br />
2 Đầu đạn số 2 2346,2 1,90<br />
3 Đầu đạn số 3 2324,4 1,89<br />
4 Đầu đạn số 4 2346,2 1,90<br />
5 Đầu đạn số 5 2357,2 1,90<br />
6 Đầu đạn số 6 2328,2 1,89<br />
7 Đầu đạn số 7 2359,4 1,90<br />
8 Đầu đạn số 8 2326,3 1,89<br />
9 Đầu đạn số 9 2343,1 1,89<br />
10 Đầu đạn số 10 2357,5 1,90<br />
- Kiểm tra độ đồng đều mật độ của TNNA trong từng đầu đạn bằng cách đo mật độ ở 3<br />
vị trí đầu, giữa và cuối đầu đạn của 3 đầu đạn số 1, 2, 3 (ví trí đầu lắp ống chứa ngòi, là<br />
nơi thuốc bắt đầu vào trong quả đạn khi đúc). Kết quả đo được cho trong bảng 3.<br />
Bảng 3. Kết quả đo mật độ tại các vị trí khác nhau trong đầu đạn.<br />
Mật độ (g/cm3)<br />
TT Ký hiệu đạn<br />
Ở đầu quả đạn Ở giữa quả đạn Ở cuối quả đạn<br />
1 Đầu đạn số 1 1,90 1,90 1,89<br />
2 Đầu đạn số 2 1,91 1,89 1,89<br />
3 Đầu đạn số 3 1,90 1,89 1,89<br />
Nhận xét:<br />
- Từ hình 6b nhận thấy khối thuốc có chất lượng tốt, không có khoang rỗng, bọt khí.<br />
- Từ kết quả của bảng 2 nhận thấy mặc dù khối lượng thuốc nổ của các quả đạn khác<br />
nhau (do khối lượng vỏ các quả đạn khác nhau), mật độ của thuốc nổ trong các quả đạn<br />
đồng đều và đều đạt yêu cầu (không nhỏ hơn 1,89 g/cm2).<br />
- Từ kết quả của bảng 3 nhận thấy có sự khác nhau về mật độ tại vị trí đầu và cuối quả<br />
đạn. Nguyên nhân là do áp suất nén lên các lớp thuốc ở cuối quả đạn bị nhỏ hơn so với ở<br />
đầu quả đạn trong quá trình đúc.<br />
4. KẾT LUẬN<br />
1. Đã lựa chọn nguyên lý đúc phù hợp; tính toán, thiết kế, chế tạo thiết bị đúc TNNA<br />
vào đầu đạn nhiệt áp.<br />
2. Đã xây dựng quy trình công nghệ đúc TNNA vào đầu đạn nhiệt áp.<br />
3. Đã lựa chọn vật liệu phù hợp để chế tạo các chi tiết của thiết bị.<br />
4. Đã thực hiện đúc thuốc nổ vào trong đầu đạn, kết quả kiểm tra cho thấy mật độ của<br />
thuốc nổ trong các quả đạn đồng đều và đều đạt yêu cầu (không nhỏ hơn 1,89 g/cm2).<br />
Những kết quả đạt được trên đây là tiền đề cho việc nghiên cứu các thông số của<br />
TNNA và của đạn nhiệt áp ĐNA-7V.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Tran Quang Phat, Ngo Van Giao, Ninh Duc Ha, and Nguyen Khac Phuong Hoa,<br />
“Several initial results of research into thermobaric explosives in Vietnam,” The 5th<br />
academic conference on natural science for young scientict, master & Ph.D. students<br />
from Asian countries, Da Lat city, Vietnam. 4-7 October 2017, ISBN: 978-604-913-<br />
088-5. pp 219-225.<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san FEE, 08 - 2018 307<br />
Hóa học – Sinh học – Môi trường<br />
[2]. Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8366:2010, Bình chịu áp lực - Yêu cầu về thiết kế và chế<br />
tạo, (2010).<br />
[3]. Danica Simić, Radoslav Sirovatka, Uroš Anđelić, Milorad Popović, "Influence of cast<br />
composite thermobaric explosive composition on air shock wave parametres," ),<br />
Scientific technical review (2013), Vol.63, No.2, pp 63-69.<br />
[4]. Uroš ANDJELIĆ, Dragan KNEŽEVIĆ, Katarina SAVIĆ, Vladimir DRAGANIĆ,<br />
Radoslav SIROVATKA, Ljubiša TOMIĆ Danica SIMIĆ, "Thermobaric effects of<br />
cast composite explosives of different charge masses and dimentions", Central<br />
European Journal of Energetic material (2016), pp 161-182.<br />
ABSTRACT<br />
RESEARCH ON DESIGN, MANUFACTURING EQUIPMENT FOR CASTING<br />
THERMOBARIC EXPLOSIVE OF WARHEAD ĐNA-7V<br />
Thermobaric weapons have spectacular features compared to conventional<br />
weapons. In Vietnam, thermobaric explosive recently are researched for modern<br />
weapons. Authors discusses some initial results of choosing composition of<br />
thermobaric explosive for casting. This paper presents results of designing,<br />
manufacturing equipments and casting technology on warhead ĐNA-7V.<br />
Keywords: Warhead ĐNA-7V; Explosive composition; Thermobaric explosive.<br />
<br />
Nhận bài ngày 30 tháng 5 năm 2018<br />
Hoàn thiện ngày 17 tháng 8 năm 2018<br />
Chấp nhận đăng ngày 20 tháng 9 năm 2018<br />
1<br />
Địa chỉ: Viện Thuốc phóng Thuốc nổ;<br />
2<br />
Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng;<br />
3<br />
Viện Hóa học vật liệu.<br />
*<br />
Email: quangphat17@gmail.com.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
308 T. Q. Phát, …, H. V. Quyên, “Nghiên cứu thiết kế chế tạo … áp vào đầu đạn ĐNA-7V.”<br />