NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ẢNH HƯỞNG CỦA<br />
MÔI TRƯỜNG TẠI ĐIỂM BÁN ĐẾN HÀNH VI MUA<br />
HÀNG NGẪU HỨNG CỦA KHÁCH HÀNG TẠI SIÊU THỊ<br />
COOPMART THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM<br />
Nguyễn Thị Thúy Hằng1<br />
Tóm tắt: Mục đích của bài viết là xây dựng mô hình các nhân tố tại điểm bán ảnh<br />
hưởng đến hành vi mua ngẫu hứng của khách hàng tại siêu thị CoopMart TP Tam Kỳ.<br />
Số liệu được tác giả thu thập tại địa bàn TP Tam Kỳ (11/2013) theo phương pháp thuận<br />
tiện và được xử lý qua phần mềm SPSS. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố tại<br />
điểm bán gồm: các hoạt động quảng cáo; khuyến mãi; hành vi, thái độ của nhân viên và<br />
cách trưng bày, trang trí tại điểm bán là có ảnh hưởng đến hành vi mua ngẫu hứng của<br />
khách hàng.<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Khoảng vài năm gần đây, Việt Nam đã trở thành một điểm đến hấp dẫn cho các<br />
nhà kinh doanh bán lẻ tại Châu Á nói chung và các quốc gia trên thế giới nói riêng. Họ<br />
không chỉ thực hiện những chiến lược tiếp thị đơn thuần như nâng cao chất lượng sản<br />
phẩm, dịch vụ mà còn đi sâu nghiên cứu sở thích cũng như các vấn đề về tâm lý, cảm<br />
xúc của người tiêu dùng để từ đó có những phương án kinh doanh thích hợp nhằm có<br />
được lợi nhuận cao nhất.<br />
Một trong những vấn đề tâm lý của người tiêu dùng được nhiều nhà nghiên cứu<br />
quan tâm đó là “Hành vi mua hàng ngẫu hứng”. Hiện nay, có nhiều nhà nghiên cứu<br />
nước ngoài đã quan tâm, tìm hiểu và nghiên cứu về hành vi mua hàng ngẫu hứng trong<br />
lĩnh vực kinh doanh bán lẻ nói chung và siêu thị nói riêng. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện<br />
nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu đi sâu về lĩnh vực này. Xuất phát từ thực tế đó, cùng<br />
với điều kiện cho phép, bài viết đi sâu nghiên cứu để tìm ra những nhân tố tại điểm bán<br />
ảnh hưởng đến hành vi mua ngẫu hứng của khách hàng tại siêu thị CoopMart TP Tam<br />
Kỳ.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu<br />
Đề tài sử dụng hai phương pháp nghiên cứu gồm:<br />
• Phương pháp nghiên cứu định tính: đề ra mô hình dự kiến; điều chỉnh thang đo;<br />
thiết kế bảng câu hỏi và kiểm tra tính hợp lý của mô hình.<br />
• Phương pháp nghiên cứu định lượng: Để kiểm định mô hình nghiên cứu đã đề<br />
ra. Thực hiện điều tra: 200 khách hàng, sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện.<br />
1<br />
<br />
ThS, Khoa Kinh tế, trường Đại học Quảng Nam<br />
<br />
NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG…<br />
3. Cơ sở lý thuyết và các mô hình nghiên cứu trước<br />
Có nhiều nhà khoa học trên thế giới đã đi sâu nghiên cứu các vấn đề thuộc hành vi<br />
mua ngẫu hứng của người tiêu dùng, nhưng ở phạm vi các nhân tố tại điểm bán và trong<br />
môi trường bán lẻ thì kết quả công trình của Zhou và Wong, 2004: “Consumer impulse<br />
buying and in-store stimuli in Chinese supermarkets” lần đầu tiên đưa ra lý thuyết này.<br />
Kết quả của công trình nghiên cứu đã giúp tác giả xác định và đưa ra được những nhân tố<br />
thuộc môi trường tại điểm bán ảnh hưởng đến hành vi mua hàng ngẫu hứng của người tiêu dùng tại<br />
siêu thị gồm:<br />
- Âm nhạc (+): Yếu tố âm nhạc đóng một vai trò quan trọng trong việc thu hút sự<br />
chú ý và tạo ra sự thoải mái cho người tiêu dùng. Âm nhạc có khả năng gợi lên những<br />
phản ứng tình cảm và hành vi mua phức tạp của người tiêu dùng (North and Hargreaves<br />
(1998)). Âm nhạc có thể làm ảnh hưởng không chỉ đến thời gian mua sắm mà còn ảnh<br />
hưởng đến khoảng chi tiêu mỗi lần mua sắm của người tiêu dùng tại siêu thị (Mattila và<br />
Wirtz, 2001).<br />
- Cách thức trang trí, trưng bày tại các cửa hàng (+): Đề cập đến các vấn đề về việc sắp<br />
đặt, trưng bày sản phẩm, cách thức trang trí, màu sắc cửa hàng để tạo ấn tượng và kích thích<br />
cảm xúc người mua ngay khi bước vào cửa hàng. Do đó, có thể ảnh hưởng đến trạng thái tình<br />
cảm của người tiêu dùng và thể hiện mức độ tác động lớn đến hành vi mua hàng ngẫu hứng<br />
(Iyer,1989; Wakefield và Baker, 1998; Mattila và Wirtz, 2001). Và việc trang trí, trưng bày sản<br />
phẩm tại các cửa hàng có thể làm gia tăng doanh thu cho siêu thị thông qua hành vi mua sắm<br />
ngẫu hứng của khách hàng.<br />
- Hành vi của đội ngũ nhân viên (+): Hành vi thân thiện và sự thuyết phục của nhân<br />
viên bán hàng có thể gia tăng hành vi mua hàng ngẫu hứng của người tiêu dùng (Grewal<br />
và cộng sự, 1998; Dittmar , 2000; Crawford và Melewar, 2003). Khách hàng có xu hướng<br />
thích mua sắm với các nhân viên có nhiều kinh nghiệm và thái độ phục vụ thân thiện.<br />
Nhân viên phải có kinh nghiệm trong việc tạo ra một bầu không khí mua sắm vui vẻ cho<br />
khách hàng đồng thời cần phải nhiệt tình trong việc cung cấp các thông tin về sản phẩm,<br />
dịch vụ cho khách hàng.<br />
- Các hoạt động quảng cáo (+): Các hoạt động quảng cáo được chứng minh là có<br />
khả năng khuyếch đại độ lớn của hành vi mua hàng ngẫu hứng của người tiêu dùng<br />
(McClure và West, 1969; Woodside và Waddle, 1975; Wilkinson và cộng sự, 1982;<br />
Inman và cộng sự, 1990). Người tiêu dùng sẽ có hành vi mua hàng ngẫu hứng khi sự chú<br />
ý của họ tập trung mải mê vào các mặt hàng vừa ý, hoặc sự hấp dẫn của các chương trình<br />
quảng cáo tại điểm bán (Dholakia, 2000; Tendai và Crispen, 2009; Virvilaite và cộng sự,<br />
2009).<br />
- Chính sách giá thấp (+): Chính sách giá thấp là cực kỳ quan trọng đối với<br />
những người có thu nhập thấp, khó khăn trong cuộc sống. Và những hành vi mua hàng<br />
ngẫu hứng của họ là vì những lý do kinh tế hơn là lý do hưởng thụ. Việc giảm số tiền<br />
dành cho một hàng hóa nào đó sẽ làm gia tăng số tiền để dành cho một hàng hóa khác,<br />
<br />
27<br />
<br />
NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG<br />
tạo ra hiệu ứng lan tỏa đồng dư (Stern, 1962; Thaler, 1985).<br />
- Các hoạt động khuyến mãi, xúc tiến bán hàng (+): Tác giả đề cập đến các hình<br />
thức khuyến mãi như: phiếu giảm giá hàng bán, chương trình giảm giá sản phẩm, chiết<br />
khấu và các hoạt động xúc tiến bán hàng như: mua hàng tặng kèm sản phẩm hoặc quà,<br />
các chương trình bốc thăm may mắn. Tuy nhiên, tác giả đề cao vai trò của phiếu giảm<br />
giá và các chương trình giảm giá hàng hóa tại siêu thị (Heilman et al., 2002). Bằng cách<br />
giảm số tiền người tiêu dùng đã lên kế hoạch ban đầu để chi tiêu, các phiếu giảm giá bất<br />
ngờ có thể có ảnh hưởng đến thu nhập tâm lý sẽ làm gia tăng hành vi mua không có kế<br />
hoạch của khách hàng nhiều hơn.<br />
- Mức độ đông đúc của cửa hàng (-): Sự tắc nghẽn hay mật độ đông đúc của dòng<br />
người khi đi mua sắm ở siêu thị được xem là một sự trải nghiệm khó chịu của người tiêu<br />
dùng (Bateson and Hui, 1987). Người tiêu dùng thường có xu hướng mua sắm ít hơn,<br />
mua chủ yếu dựa vào kế hoạch định trước, họ thường chịu ít sự ảnh hưởng thông tin từ<br />
người khác và dành ít thời gian mua sắm hơn để nhanh chóng ra khỏi môi trường đông<br />
đúc này.<br />
4. Thiết kế mô hình nghiên cứu<br />
Về cơ bản, mô hình tác giả đề xuất dựa chủ yếu từ mô hình của Zhou and Wong<br />
(2004). Tuy nhiên, so với mô hình gốc thì mô hình này có các điểm mới sau:<br />
- Mô hình không có biến số chính sách giá thấp, bởi vì siêu thị CoopMart Tam<br />
Kỳ chưa áp dụng chính sách giá thấp cho các mặt hàng của mình.<br />
- Mô hình cũng không đề cập đến biến số nhạc nền tại cửa hàng. Cũng giống như<br />
trường hợp chính sách giá thấp, biến số nhạc nền chưa được chú trọng và ứng dụng<br />
trong việc kích thích nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng tại siêu thị CoopMart Tam<br />
Kỳ.<br />
Cách thức trang trí,<br />
trưng bày tại điểm<br />
Hành vi, thái độ của<br />
nhân viên<br />
Mức độ đông đúc tại<br />
siêu thị<br />
<br />
Hành vi<br />
mua<br />
ngẫu<br />
hứng của<br />
người<br />
tiêu dùng<br />
tại siêu<br />
thị<br />
<br />
Các hoạt động quảng<br />
cáo tại điểm bán<br />
<br />
Các hoạt động<br />
khuyến mãi tại điểm<br />
<br />
Hình 1: Mô hình đề xuất các nhân tố tại điểm bán ảnh hưởng đến hành vi mua<br />
hàng ngẫu hứng của người tiêu dùng tại siêu thị CoopMart TP Tam Kỳ.<br />
28<br />
<br />
NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG…<br />
5. Kết quả nghiên cứu<br />
5.1. Kết quả phân tích nhân tố<br />
Bảng 1: Kết quả phân tích nhân tố thang đo: “Hành vi mua hàng ngẫu hứng”<br />
Total Variance Explained<br />
Extraction Sums of Squared<br />
Loadings<br />
<br />
Initial Eigenvalues<br />
Component Total<br />
<br />
% of<br />
Variance<br />
<br />
Cumulative %<br />
<br />
HVM1<br />
<br />
2.216<br />
<br />
55.398<br />
<br />
55.389<br />
<br />
HVM2<br />
<br />
.800<br />
<br />
19.994<br />
<br />
75.392<br />
<br />
HVM3<br />
<br />
.526<br />
<br />
13.142<br />
<br />
88.634<br />
<br />
Total<br />
<br />
% of<br />
Variance<br />
<br />
Cumulative<br />
%<br />
<br />
2.216<br />
<br />
55.398<br />
<br />
55.398<br />
<br />
HVM4<br />
.459<br />
11.466<br />
100.000<br />
Extraction Method: Principal Component Analysis<br />
Thang đo “Hành vi mua hàng ngẫu hứng” có KMO = 0.711 ở mức ý nghĩa 0,000<br />
và các biến đều có hệ số tải nhân tố > 0.5 với tổng phương sai trích = 55.398%. Như<br />
vậy, sau khi tiến hành phân tích nhân tố, không có biến nào bị loại và thành phần “Hành<br />
vi mua hàng ngẫu hứng” vẫn được giữ nguyên số biến quan sát, đều đạt yêu cầu về độ<br />
giá trị và sẵn sàng để tiến hành các phân tích tiếp theo.<br />
- Kết quả phân tích nhân tố các biến độc lập:<br />
Bảng 2: KMO của tổ hợp các biến độc lập<br />
KMO and Bartlett's Test<br />
Kaiser-Meyer-Olkin<br />
Measure<br />
of<br />
Sampling<br />
.848<br />
Adequacy.<br />
Bartlett's<br />
Sphericity<br />
<br />
Test<br />
<br />
of Approx. Chi-Square<br />
<br />
2.427E3<br />
<br />
Df<br />
<br />
190<br />
<br />
Sig.<br />
<br />
.000<br />
<br />
Trị số KMO trong trường hợp này đạt 0.848 > 0.5 và Sig của Bartlett’s Test nhỏ hơn<br />
1/1000, tổng phương sai trích = 66.89%, cho biết 5 nhóm nhân tố này giải thích được 66.89%<br />
biến thiên dữ liệu. Cho thấy các biến có tương quan với nhau và hoàn toàn phù hợp với phân<br />
tích nhân tố.<br />
<br />
29<br />
<br />
NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG<br />
Bảng 3: Kết quả phân tích nhân tố<br />
Rotated Component Matrixa<br />
Component<br />
1<br />
TT1<br />
<br />
.446<br />
<br />
TT2<br />
<br />
.750<br />
<br />
TT3<br />
<br />
.838<br />
<br />
TT4<br />
<br />
.709<br />
<br />
TT5<br />
<br />
.553<br />
<br />
2<br />
<br />
NV1<br />
<br />
.840<br />
<br />
NV2<br />
<br />
.787<br />
<br />
NV3<br />
<br />
.862<br />
<br />
3<br />
<br />
DD1<br />
<br />
.764<br />
<br />
DD2<br />
<br />
.786<br />
<br />
DD3<br />
<br />
.858<br />
<br />
4<br />
<br />
QC1<br />
<br />
.895<br />
<br />
QC2<br />
<br />
.909<br />
<br />
QC3<br />
<br />
.893<br />
<br />
5<br />
<br />
KM1<br />
<br />
.719<br />
<br />
KM2<br />
<br />
.669<br />
<br />
KM3<br />
<br />
.680<br />
<br />
KM4<br />
<br />
.605<br />
<br />
KM5<br />
<br />
.465<br />
<br />
KM6<br />
<br />
.648<br />
<br />
Qua bảng kết quả trên, chúng ta thấy thành phần “Hành vi mua hàng ngẫu hứng”<br />
của người tiêu dùng tại siêu thị chịu ảnh hưởng bởi 5 nhóm nhân tố. Tuy nhiên, theo kết<br />
quả ở trên chúng ta có thể thấy rằng hệ số tải nhân tố của hai mục hỏi: TT1 và KM5 đều<br />
nhỏ hơn 0.5, do đó hai biến này không đảm bảo điều kiện cho những phân tích tiếp theo<br />
và bị loại. Còn các mục hỏi khác đều thỏa mãn điều kiện và được giữ lại trong những<br />
phân tích tiếp theo.<br />
<br />
30<br />
<br />