Ảnh hưởng định hướng thị trường đến kết quả kinh doanh: Nghiên cứu thực nghiệm tại vùng đồng bằng sông Cửu Long
lượt xem 5
download
Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định mức độ ảnh hưởng của định hướng thị trường đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam. Số liệu nghiên cứu được thu thập từ 120 doanh nghiệp đến từ các tỉnh có chỉ số năng lực cạnh tranh cao, trung bình và thấp thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ảnh hưởng định hướng thị trường đến kết quả kinh doanh: Nghiên cứu thực nghiệm tại vùng đồng bằng sông Cửu Long
- ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 513 ẢNH HƯỞNG ĐỊNH HƯỚNG THỊ TRƯỜNG ĐẾN KẾT QUẢ KINH DOANH: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Nguyễn Thị Mỹ Phượng - Đường Thị Liên Hà Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng Tóm tắt Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định mức độ ảnh hưởng của định hướng thị trường đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam. Số liệu nghiên cứu được thu thập từ 120 doanh nghiệp đến từ các tỉnh có chỉ số năng lực cạnh tranh cao, trung bình và thấp thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu sử dụng phần mềm phân tích dữ liệu SPSS 20.0 và kết quả chính của nghiên cứu cho thấy định hướng thị trường tác động trực tiếp và tích cực đến kết quả kinh doanh của các DNNVV hiện nay. Đặc biệt, trong số các thành tố của Định hướng thị trường thì thành tố Định hướng lợi nhuận, Định hướng khách hàng có ảnh hưởng mạnh nhất đến Kết quả kinh doanh, sau đó là thành tố Định hướng cạnh tranh, và Ứng phó nhanh nhạy trong tổ chức, riêng phối hợp chức năng có ảnh hưởng ít nhất đến Kết quả kinh doanh. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, từ kết quả đạt được, nghiên cứu có những đề xuất cơ bản giúp cho các DNNVV của Việt Nam nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng xác định tốt hơn quy mô và khả năng phát triển kinh doanh trong tương lai, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, từng bước đáp ứng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh trong kỷ nguyên số. Từ khóa: Định hướng thị trường, kết quả kinh doanh, phối hợp chức năng, doanh nghiệp nhỏ và vừa. IMPACT OF MARKET ORIENTATION ON BUSINESS PERFORMANCE: EMPIRICAL EVIDENCE FROM SME’s MEKONG DELTA Abstract The objective of this study is to determine the influence of market orientation on the business performance of small and medium enterprises in Vietnam. Research data is collected from 120 enterprises from provinces with high, medium and low competitiveness index in the Mekong Delta. The study uses data analysis software SPSS 20.0 and the main results of the study show that market orientation directly and positively affects the business results of SME’s today. In particular, among the components of Market Orientation, profit orientation and customer orientation have the strongest influence on business performance, followed by competitor orientation and responsiveness, organizational sensitivity, functional coordination alone has the least impact on business results. In the context of the Covid-19 pandemic, from the results obtained, the study has basic recommendations to help SME’s in Vietnam in general
- 514 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán and the Mekong Delta in particular better determine the size and ability of business development in the future, thereby improving the competitiveness and business results of enterprises, gradually responding to the change of the business environment in the digital era. Keywords: Market orientation, business performance, functional coordination, small and medium enterprises (SMEs). 1. Đặt vấn đề Khái niệm định hướng thị trường (ĐHTT) đã được các nhà khoa học đặc biệt quan tâm nghiên cứu từ những năm đầu của thập kỷ 90. Rất nhiều các nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng của ĐHTT đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp như ĐHTT ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh (Narver & Slater, 1990), tạo ra lợi thế cạnh tranh (Han & Srivastava, 1998), tạo cơ hội tăng trưởng thị trường của doanh nghiệp (Kirca, Jayachandran và Bearden, 2005). Tiếp cận từ quan điểm hành vi, Kohli và Jaworski (1990) định nghĩa: “ĐHTT như là một quá trình tạo lập và thu thập thông tin về các nhu cầu hiện tại và tương lai của khách hàng, về thị trường đồng thời phổ biến các thông tin đó trong toàn bộ tổ chức để có kế hoạch phối hợp các đơn vị chức năng nhằm ứng phó với các cơ hội của thị trường”. Han và cộng sự (1998) định nghĩa: “ĐHTT là một hành vi tổ chức chỉ tập trung vào khách hàng, đối thủ cạnh tranh và các chức năng nội bộ”. Lambin và cộng sự (2007) cho rằng: “ĐHTT là một nền văn hóa chung kinh doanh, được phổ biến trong tổ chức thông qua sự phối hợp chức năng, có mục tiêu thiết kế và thúc đẩy lợi nhuận cho doanh nghiệp, các giải pháp giá trị vượt trội cho khách hàng trực tiếp và gián tiếp của doanh nghiệp và các cổ đông thị trường liên quan khác”. Ledwith và O'Dwyer (2009) bổ sung khái niệm trên, họ cho rằng ĐHTT, bao gồm định hướng khách hàng, định hướng đối thủ cạnh tranh và điều phối giao thoa có ý nghĩa thành công trong các doanh nghiệp nhỏ và bao gồm tất cả các chức năng trong việc phát triển lợi thế của doanh nghiệp. Trong giai đoạn hiện nay, khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có hơn 52.000 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế khác nhau, chiếm xấp xỉ 10% tổng số doanh nghiệp của Việt Nam, đóng góp gần 20% GDP của cả nước. Doanh nghiệp ở ĐBSCL chủ yếu có quy mô vừa, nhỏ và siêu nhỏ (gọi tắt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa – DNNVV) chiếm hơn 95%, trình độ quản trị theo chức năng còn nhiều hạn chế, tỷ lệ phá sản cao, dễ bị tổn thương trước những cú sốc từ sự thay đổi của thị trường và có năng lực cạnh tranh yếu. Tuy nhiên, DNNVV được đánh giá là loại hình doanh nghiệp khá linh động, nhạy bén với tình hình thị trường do cơ cấu tổ chức nhỏ gọn, tinh giản, dễ dàng kết hợp các nguồn lực và các hoạt động khác nhau để định hướng tốt thị trường, nắm bắt kịp thời các cơ hội kinh doanh, từ đó nâng cao kết quả kinh doanh. ĐHTT trở thành giải pháp tối ưu cho các DNNVV, bởi việc thực hiện tốt công tác ĐHTT có thể giúp doanh nghiệp phát huy tối đa các nguồn lực sẵn có nhằm đáp ứng nhu cầu, mong muốn của khách hàng. Mặc dù đã có một số các nghiên cứu trước đây về doanh nghiệp tại ĐBSCL với nhiều hướng tiếp cận khác nhau, nhưng nghiên cứu về ĐHTT của các doanh nghiệp vẫn còn hạn chế. Chính vì vậy, nghiên cứu này muốn tập
- ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 515 trung làm rõ ảnh hưởng của ĐHTT đến kết quả kinh doanh (KQKD) của các DNNVV của vùng ĐBSCL, nhận diện các thành tố của ĐHTT có tác động đến mối quan hệ này, từ đó có những đề xuất cơ bản để các doanh nghiệp nâng cao kết quả kinh doanh trong thời gian tới. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã thực hiện nghiên cứu“Ảnh hưởng định hướng thị trường đến kết quả kinh doanh: Nghiên cứu thực nghiệm tại vùng ĐBSCL”. 2. Cơ sở lý luận về định hướng thị trường và kết quả kinh doanh 2.1. Định hướng thị trường: cách tiếp cận và khái niệm ĐHTT là một trong những khái niệm quan trọng nhất của tư tưởng marketing hiện đại. Thuật ngữ ĐHTT (Market Orientation - MO) được biết đến đầu tiên ở các nước phát triển từ những năm 1957 – 1960, nhưng chỉ trong phạm vi lý thuyết/ học thuật thuần túy (McKitterich, 1957; Levitt, 1960; Deng & Dart (1994) đã dẫn). Sau đó, từ đầu thập kỷ 1990, các doanh nghiệp bắt đầu quan tâm đáng kể đến khái niệm này dưới góc độ ứng dụng. Có được như vậy là nhờ hai đóng góp quan trọng của Kohli & Jaworski (1990) và Narver & Slater (1990). Kohli và Jaworski (1990) đã cung cấp một trong những định nghĩa đầu tiên như sau: “ĐHTT như là một quá trình tạo lập và thu thập thông tin về các nhu cầu hiện tại và tương lai của khách hàng, về thị trường đồng thời phổ biến các thông tin đó trong toàn bộ tổ chức để có kế hoạch phối hợp các đơn vị chức năng nhằm ứng phó với các cơ hội của thị trường”. Han và cộng sự (1998) định nghĩa: “ĐHTT là một hành vi tổ chức chỉ tập trung vào khách hàng, đối thủ cạnh tranh và các chức năng nội bộ”. Ledwith và O'Dwyer (2009) bổ sung khái niệm trên, họ cho rằng ĐHTT, bao gồm định hướng khách hàng, định hướng đối thủ cạnh tranh và điều phối giao thoa có ý nghĩa thành công trong các doanh nghiệp nhỏ và bao gồm tất cả các chức năng trong việc phát triển lợi thế của doanh nghiệp… Các nghiên cứu trước đây đều thống nhất ĐHTT bao gồm các đặc điểm như sau: (1) Tạo lập thông tin: Thu thập và tổng hợp các thông tin thị trường có liên quan đến nhu cầu và thị hiếu khách hàng ở hiện tại và tương lai. (2) Phổ biến thông tin: Chia sẻ và phổ biến các thông tin đó đến mọi bộ phận chức năng trong doanh nghiệp. Việc phổ biến này sẽ cung cấp thông tin cho mọi người, đồng thời cho thấy nỗ lực phối hợp giữa các phòng ban trong mọi hoạt động. (3) Đáp ứng: Toàn doanh nghiệp tham gia vào việc hoạch định và triển khai các hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng. Theo Han và cộng sự (1998), lợi thế cạnh tranh dựa trên sự thỏa mãn nhu cầu của khách hàng nên doanh nghiệp phải thực hiện tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh của mình và ĐHTT chính là một phương thức giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững. Ngoài ra, một số nghiên cứu khác cũng khẳng định vai trò quan trọng của ĐHTT có tác động đến KQKD (Narver và Slater, 1994; Day, 1994; Hurley và Hult, 1998; Green, 2007…). Khái niệm ĐHTT được nhìn nhận trên nhiều khía cạnh khác nhau. Lafferty và Hult (2001) đã tổng hợp và trình bày năm quan điểm của ĐHTT như sau:
- 516 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán (1) Quan điểm ĐHTT tiếp cận theo hướng hành vi (Behavioral perspective). Đó là thực thi ý tưởng tiếp thị (Marketing concept) thông qua ba quá trình: Phát hiện những tri thức, hiểu biết (Intelligence Generation); Phổ biến những tri thức, hiểu biết đó (Intelligence Dissemination), Đáp ứng (Responsiveness). Nghiên cứu của Kohli và Jaworski (1990) là điển hình của cách tiếp cận hành vi này. (2) Quan điểm ĐHTT tiếp cận theo hướng Văn hóa doanh nghiệp (Cultural perspective). Theo Slater và Narver (1990), Deshpande và cộng sự (1993), Han và cộng sự (1998), ĐHTT là một loại văn hóa doanh nghiệp, bao gồm ba thành phần là “Định hướng khách hàng (Customer Orientation), Định hướng cạnh tranh (Competitor Orientation), Phối hợp chức năng (Interfuntional Coordination)” và xây dựng bộ thang đo nhằm kiểm nghiệm quan hệ tác động tích cực giữa ĐHTT và KQKD của doanh nghiệp. Deng & Dart (1994) ở Canada bổ sung thêm thành phần thứ tư là Định hướng lợi nhuận (Profit Orientation). Gray & cộng sự (1998) đã tổng hợp và bổ sung thành phần mới thứ năm là Ứng phó nhanh nhạy (Responsiveness). Như vậy, có thể tổng hợp theo quan điểm này, “ĐHTT là một nền văn hóa chung kinh doanh, được phổ biến trong tổ chức thông qua sự phối hợp chức năng, có mục tiêu thiết kế và thúc đẩy lợi nhuận cho doanh nghiệp, các giải pháp giá trị vượt trội cho khách hàng trực tiếp và gián tiếp của doanh nghiệp và các cổ đông thị trường liên quan khác” (Lambin và cộng sự, 2007). Nhóm nghiên cứu cũng sẽ sử dụng hướng tiếp cận theo văn hóa doanh nghiệp để tìm hiểu các thành tố của ĐHTT trong bài này. (3) Quan điểm ĐHTT tiếp cận theo hướng Cơ sở hệ thống (System - based perspective) (Becker và Homburg, 1999) với cấu trúc hệ thống quản lý gồm 5 hệ thống phụ: hệ thống Tổ chức, hệ thống Thông tin, hệ thống Hoạch định/Lập kế hoạch, hệ thống Kiểm soát, hệ thống Nguồn nhân lực. Ở mỗi hệ thống phụ đều có những tiêu chí đánh giá mức độ định hướng thị trường nhất định. (4) Quan điểm ĐHTT tiếp cận theo hướng Quyết định (Shapiro,1988; Kohli và Jaworski, 1990; Deshpande và cộng sự, 1993; Deng và Dart, 1994 ). ĐHTT là một quá trình ra quyết định của tổ chức, ban quản lý cam kết chia sẻ thông tin trong tổ chức thực hiện việc ra quyết định mở giữa các bộ phận chức năng và đội ngũ nhân viên, bằng ba hành động cụ thể là (i) tạo lập thông tin; (ii) phổ biến thông tin; (iii) ứng phó của các doanh nghiệp với các thông tin có được. Line và Wang (2017) tổng hợp ĐHTT là một tập hợp các hành vi của tổ chức thể hiện sự cam kết của toàn tổ chức đối với việc tạo ra giá trị tổng thể bằng cách: (i) hiểu và phản ứng với nhu cầu của các thị trường có liên quan nổi bật; (ii) tạo và trao đổi thông tin liên quan trên những thị trường này. (5) Quan điểm ĐHTT tiếp cận theo hướng Chiến lược của Ruekert (1992) dựa trên định nghĩa của Kohli & Jaworski (1990) và Narver & Slater (1990), nhưng Ruekert tập trung vào phân tích theo đơn vị kinh doanh hơn là phân tích theo thị trường riêng lẻ. Theo Ruekert (1992), yếu tố môi trường bên ngoài ảnh hưởng nhiều nhất đến sự phát triển của ĐHTT chính là khách hàng và ĐHTT là sự phát triển và thực hiện các chiến lược đáp ứng nhu cầu và mong
- ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 517 muốn của khách hàng dựa trên các thông tin mà doanh nghiệp có được về khách hàng. Deshpande và cộng sự (1993), Lambin và cộng sự (2007) còn định nghĩa ĐHTT cũng là một chiến lược kinh doanh thực hiện phối hợp chức năng xây dựng và thiết kế các mục tiêu và thúc đẩy lợi nhuận cho công ty, cung cấp các giá trị vượt trội cho khách hàng của công ty và các cổ đông liên quan khác. 2.2. Kết quả kinh doanh Kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh (Business Performance) là những gì mà doanh nghiệp đạt được sau một quá trình sản xuất kinh doanh nhất định, kết quả là mục tiêu cần thiết của mỗi doanh nghiệp (Richard và cộng sự, 2009). Kết quả kinh doanh (KQKD) của doanh nghiệp được đánh giá dựa vào ba nguồn kết quả đầu ra của công ty: Kết quả tài chính (Financial performance) như lợi nhuận, lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), lợi nhuận từ hoạt động đầu tư (ROI); kết quả về thị trường (Market performance) như doanh số, thị phần; và các kết quả mang lại cho cổ đông như lợi nhuận, giá trị tăng thêm của cổ phiếu…. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, KQKD nhìn dưới 2 góc độ đánh giá chủ quan và khách quan trong các nghiên cứu thường được đề cập đến thông qua các chỉ tiêu đo lường định lượng và định tính. Ở khía cạnh định lượng, kết quả kinh doanh được đo lường bằng các đánh giá về tình hình lợi nhuận, doanh thu bán hàng hoặc tái tạo dòng tiền qua tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ROA (Blazek, 2008; Liargovas và Skandalis, 2010); tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE và tỷ suất sinh lời trên doanh thu ROS (Barney, 1991; Richard, 2000). Tuy nhiên, các tỷ suất lợi nhuận thường được phân tích để đánh giá Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nghiên cứu của Shahid (2003), Shah and Shahid (2011), Le và cộng sự (2011) đều cho rằng các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh doanh như ROS, ROA, ROE cũng gần tương tự như nhau. Trong khi đó kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trên thực tế báo cáo thường dựa vào kết quả Lợi nhuận sau thuế, là thành tựu cụ thể của doanh nghiệp trong năm hoạt động. Tại các DNNVV tại ĐBSCL thời gian qua, trong quá trình khảo sát, các lãnh đạo doanh nghiệp thường trình bày kết quả kinh doanh biểu hiện qua sự tăng giảm lợi nhuận hàng năm. Vì vậy, trong nghiên cứu của mình, tác giả đo lường kết quả kinh doanh qua chỉ tiêu định lượng là Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp trong giai đoạn phân tích. Ở khía cạnh định tính, kết quả kinh doanh được đo lường thông qua phương pháp đánh giá dựa vào cảm nhận (Perceptual Assessment), bao gồm cảm nhận của lãnh đạo và nhân viên công ty qua thang đo BEP - Business Economic Performance (theo nghiên cứu của Vankatraman và Ramanujam, 1987), bao gồm đánh giá khả năng tăng trưởng doanh thu, khả năng tiết kiệm chi phí, khả năng sinh lời và khả năng mở rộng thị phần trong dài hạn. Căn cứ vào các yếu tố này, có thể đánh giá được kết quả kinh doanh dưới góc độ chủ quan của nhà quản lý. Trong giới hạn về cách tiếp cận để thu thập dữ liệu của nghiên cứu, cũng như dự phòng trường hợp không thể thu thập đầy đủ các dữ liệu định lượng từ các DNNVV tại ĐBSCL, nhóm tác giả sử dụng đồng thời hai phương pháp đo lường kết quả kinh doanh định lượng với chỉ tiêu Lợi nhuận sau thuế, và định tính với các biến cảm nhận về KQKD trong thang đo BEP của Vankatraman và Ramanujam (1987).
- 518 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 2.3. Đề xuất mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của định hướng thị trường đến kết quả kinh doanh Mối quan hệ giữa ĐHTT và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đã được nghiên cứu trong nhiều ngành khác nhau từ sản xuất, thương mại đến phi thương mại. Trong giai đoạn đầu thập niên 90, vấn đề này được nghiên cứu nhiều nhất tại Mỹ. Nghiên cứu của Slater và Narver (1990), Jaworski và Kohli (1990, 1993) được xem là một trong những nghiên cứu tiền đề đã chứng minh ảnh hưởng tích cực của ĐHTT lên kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Sau đó, mối quan hệ này càng được khẳng định tại nhiều quốc gia trên thế giới. Nghiên cứu của Sin và cộng sự (2006) tại thị trường khách sạn Hong Kong là một trong những nghiên cứu khẳng định sự phù hợp của thang đo Narver và Slater (1990) trong lĩnh vực dịch vụ ở một quốc gia phương Đông. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra mức độ tác động tích cực của các thành tố ĐHTT đến kết quả tài chính như: ROI, ROS, sự tăng trưởng doanh thu, thị phần và các kết quả liên quan đến thị trường như: Sự duy trì khách hàng, sự thỏa mãn của khách hàng cũng như sự tín nhiệm tổ chức. Đối với từng thành phần cụ thể, tác giả đã chứng minh được Định hướng khách hàng là thành phần ảnh hưởng mạnh nhất đến các kết quả thị trường, trong khi Phối hợp chức năng là thành phần duy nhất có ý nghĩa thống kê tác động chủ yếu đến các kết quả về tài chính. Tuy nhiên, nghiên cứu này bị giới hạn về mẫu khảo sát và thang đo biến phụ thuộc. Về mặt lý thuyết, nhiều tác giả đã chứng minh khá thuyết phục về ảnh hưởng của ĐHTT lên kết quả kinh doanh (Narver và Slater, 1990; Greenley, 1995; Subramanian và Gopalakrishna, 2001; Gray và Hooley, 2002; Langerak, 2003). Tuy nhiên, kết quả kiểm chứng thực tế cho thấy mối quan hệ này không phải luôn đúng. Tổng kết các nghiên cứu cho thấy trong 36 kết quả ở các nước phát triển thì có 19 kết quả ủng hộ và 17 kết quả không ủng hộ giả thuyết về mối quan hệ dương giữa ĐHTT và kết quả kinh doanh. Mục tiêu của ĐHTT là nhằm mang lại sự thỏa mãn cho khách hàng bằng cách đánh giá nhu cầu và mong muốn trở thành hiện thực. Có nhiều yếu tố chỉ ra kết quả kinh doanh và lợi thế cạnh tranh là thị phần và lợi nhuận (Dess và Robinson, 1984). Tuy nhiên, bắt đầu từ những năm 1990 mối liên hệ giữa ĐHTT và kết quả kinh doanh thường được đo lường bằng những thuật ngữ như ROA (Return on Assets) được gọi là tỉ số lợi nhuận trên tài sản, đây là chỉ số được dùng để đo lường mức sinh lợi của một công ty so với chính tài sản của nó, vậy nên ROA sẽ cho biết mức độ hiệu quả của một công ty trong việc sử dụng tài sản của mình để kiếm lời, nghĩa là công ty tạo ra bao nhiêu đồng lãi trên 1 đồng tài sản. (Guo, 2002). Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa ĐHTT với kết quả kinh doanh tại Việt Nam, các tác giả đã chứng minh được mối quan hệ dương giữa các yếu tố và sự khác biệt về mối quan hệ này giữa các loại hình công ty với nhau. (Trần Thị Nguyệt & Trần Trung Vỹ, 2009; Đoàn Thanh, 2013; Nguyễn Lê Thị Hoàng Uyên, 2014…). Trên cơ sở lý thuyết trên đây, nhóm tác giả đưa ra các giả thuyết nghiên cứu như sau: H1: Thành tố Định hướng khách hàng của ĐHTT có tác động cùng chiều với KQKD của DNNVV.
- ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 519 H2: Thành tố Định hướng cạnh tranh của ĐHTT có tác động cùng chiều với KQKD của DNNVV. H3: Thành tố Phối hợp chức năng của ĐHTT có tác động cùng chiều với KQKD của DNNVV. H4: Thành tố Định hướng lợi nhuận của ĐHTT có tác động cùng chiều với KQKD của DNNVV. H5: Thành tố Ứng phó nhanh nhạy của ĐHTT có tác động cùng chiều với KQKD của DNNVV. H6: ĐHTT tổng thể có tác động cùng chiều đến KQKD của DNNVV. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Phương pháp lấy mẫu Phương pháp nghiên cứu bao gồm các phương pháp như thảo luận trực tiếp với các chuyên gia để có thể điều chỉnh, bổ sung các thành phần trong thang đo và bổ sung, chỉnh sửa bản hỏi hoàn chỉnh; phương pháp thu thập số liệu thứ cấp và sơ cấp. Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, đối tượng phỏng vấn là các lãnh đạo (cấp trung hoặc cao cấp) tại các DNNVV khu vực ĐBSCL, tập trung các tỉnh có chỉ số năng lực cạnh tranh PCI thấp nhất, trung bình và cao nhất trong khu vực ĐBSCL. Dựa vào phương pháp chọn mẫu trên, cùng với việc phân bố số lượng các DNNVV tại khu vực ĐBSCL, tác giả tiến hành khảo sát thông qua bản câu hỏi với Ban lãnh đạo của 120 DNNVV kinh doanh tại các tỉnh, thành phố như Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cần Thơ, Kiên Giang, Trà Vinh… 3.2. Mô tả mẫu khảo sát Số phiếu khảo sát được phát ra cho 120 lãnh đạo các DNNVV khu vực ĐBSCL, thu lại được đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu nghiên cứu. Như vậy mỗi phiếu khảo sát sẽ đại diện cho 1 doanh nghiệp trả lời (danh sách các DNNVV khảo sát do VCCI và các Sở Công thương cung cấp tại phụ lục 1). Do điều kiện khảo sát khó khăn trong mùa dịch Covid-19, số lượng doanh nghiệp thống kê theo địa bàn tỉnh tập trung đa số tại 2 tỉnh Đồng Tháp (65/120) và Vĩnh Long (35/120), các tỉnh còn lại có tổng doanh nghiệp điều tra chỉ đạt 20/120. Kết quả khảo sát tuy chưa có tính đại diện cao về số lượng DNNVV tại vùng ĐBSCL nhưng vẫn đáp ứng yêu cầu giai đoạn đầu của nghiên cứu khám phá. Về số lượng lao động tại các DNNVV, ta thấy tại tỉnh Đồng Tháp, số lao động thấp nhất trong doanh nghiệp là 15 người, cao nhất là 215 người; tại Vĩnh Long doanh nghiệp có số lao động thấp nhất là 5 người và cao nhất là 214 người. Các tỉnh còn lại do khảo sát ít đơn vị doanh nghiệp nên chưa thể hiện rõ quy mô về số lượng lao động tại các DNNVV khu vực ĐBSCL. Số lao động thấp tập trung vào các doanh nghiệp phân phối hàng hóa, cơ sở sản xuất nhỏ lẻ. Các doanh nghiệp có số lao động cao thường là các công ty cổ phần, kinh doanh nhiều lĩnh vực hoặc có xuất khẩu sản phẩm sang thị trường các nước. Về loại hình kinh doanh, trong 120 DNNVV được khảo sát, công ty cổ phần chiếm tỷ lệ cao nhất là 43,4% (52/120); kế đến là công ty TNHH (một thành viên và 2 thành viên trở lên) với tỷ lệ 32,5% (39/120); DNTN chiếm tỷ lệ 10,0% (12/120); Hợp tác xã với tỷ lệ 5,0
- 520 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán (6/120); loại hình DNNN và khác (Hộ sản xuất, Tổ hợp tác) cùng chiếm tỷ lệ tương tự 3,3% (4/120); còn lại là loại hình Công ty liên doanh với nước ngoài chiếm 2,5% (3/120). Về lĩnh vực hoạt động của các DNNVV được khảo sát, DN thuộc ngành công nghiệp – xây dựng chiếm cao nhất với tỷ lệ 21,7% (26/120); thuộc ngành sản xuất kinh doanh chiếm 20,8% (25/120); nông nghiệp chiếm 18,3% (22/120); thương mại – dịch vụ chiếm 15% (18/120); xuất khẩu chiếm 12,5% (15/120); cuối cùng là lĩnh vực khác chiếm 11,7% (14/120). Kết quả khảo sát này tương ứng với số liệu phân tích thực tế của các DNNVV tại ĐBSCL hiện nay. Về thời gian hoạt động của các DNNVV được khảo sát, ta thấy số lượng doanh nghiệp hoạt động trên 10 năm chiếm tỷ lệ cao nhất với 60,8% (73/120); từ 6 – 10 năm là 17,5% (21/120); từ 2 – 5 năm là 15,8% (19/120); còn lại dưới 2 năm là 5,8% (7/120). Như vậy có thể nói đa số các DNNVV tại ĐBSCL có thời gian hoạt động lâu dài, ổn định. Về phạm vi hoạt động của DNNVV được khảo sát, các doanh nghiệp này có khả năng kinh doanh linh hoạt, tham gia nhiều thị trường, nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó kinh doanh tại khu vực ĐBSCL chiếm 27,5% (33/120), trong tỉnh mình và toàn quốc chiếm tỷ lệ tương tự là 25,8% (31/120), còn lại là tham gia xuất khẩu với tỷ lệ 20,8% (25/120), chủ yếu là xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp qua chế biến, thủ công mỹ nghệ, gia công xuất khẩu cho các công ty nước ngoài. Về nguồn vốn của các DNNVV được khảo sát tại các tỉnh thuộc ĐBSCL, đa số các doanh nghiệp có nguồn vốn từ 4 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng chiếm đa số với 52/120 doanh nghiệp (43,3%), từ 50 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng là 42/120 doanh nghiệp (chiếm tỷ lệ 35%), còn lại là các doanh nghiệp có số vốn nhỏ hơn 3 tỷ đồng với 26/120 doanh nghiệp (chiếm tỷ lệ 21,7%). Về Lợi nhuận sau thuế của các DNNVV được khảo sát, đây là kết quả mà các doanh nghiệp chọn lựa trình bày khi nói về kết quả hoạt động kinh doanh của mình. Chỉ tiêu này phản ánh một cách cụ thể và chung nhất về tình hình của doanh nghiệp sau một năm hoạt động. Đa số các DNNVV trong khu vực ĐBSCL được khảo sát có mức lợi nhuận sau thuế bình quân hàng năm từ 500 triệu đồng đến dưới 01 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ cao nhất là 51,7% (62/120 DN); mức lợi nhuận dưới 500 triệu đồng chiếm tỷ lệ 26,7% (32/120 DN); mức lợi nhuận từ 01 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 15,8% (19/120 DN); còn lại rất ít doanh nghiệp đạt được mức lợi nhuận bình quân hàng năm trên 5 tỷ, đạt tỷ lệ 5,8% (7/120 DN). Một phần các lãnh đạo DNNVV khi phỏng vấn muốn che giấu hoặc giảm bớt kết quả kinh doanh thực tế vì sợ để lộ tình hình công ty và bị tính/phạt thuế nhưng cũng đồng thời do các doanh nghiệp tại khu vực ĐBSCL có quy mô nhỏ nên lợi nhuận đạt được không cao. 3.3. Kiểm định giả thuyết Nhóm nghiên cứu đã kiểm định Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha trước khi phân tích nhân tố khám phá EFA để loại các biến không phù hợp vì các biến rác này có thể tạo ra các yếu tố giả (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2009). Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý
- ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 521 rằng Cronbach’s Alpha từ 0,8 trở lên thì thang đo được đo lường là tốt; từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được. Từng thành phần của thang đo được tính toán hệ số Cronbach’s Alpha để kiểm tra bước đầu sự tương quan giữa các biến trong mỗi thành phần. Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha (chi tiết tại phụ lục 2) cho thấy các biến số thành phần của ĐHTT đều đạt chỉ số lớn hơn 0,8 trở lên như bảng 1 dưới đây: Bảng 1: Kết quả kiểm định Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha cho các biến Cronbach’s Alpha nếu loại Biến đo lường Ký hiệu Số items biến Định hướng khách hàng DHKH 6 Cronbach’s Alpha = 0,898 Định hướng cạnh tranh DHCT 6 Cronbach’s Alpha = 0,906 Phối hợp chức năng PHCN 5 Cronbach’s Alpha = 0,874 Định hướng lợi nhuận DHLN 4 Cronbach’s Alpha = 0,875 Ứng phó nhanh nhạy UPNN 5 Cronbach’s Alpha = 0,880 Kết quả kinh doanh KQ 4 Cronbach’s Alpha = 0,765 (Nguồn: Kết quả khảo sát, 2020) Tương tự, kết quả thang đo KQKD (KQ) có Cronbach’s Alpha = 0,765 đạt khá cao. Điều này cho thấy các thang đo đều có độ tin cậy tốt, và trên cơ sở này, EFA lần 1 được tiến hành và cho kết quả tại phụ lục số 2. Đối với EFA lần 1, các biến số có hệ số tương quan biến tổng (Item – Total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi nó có độ tin cậy Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên (Nunnally & Burnstein, 1994). Do vậy, tất cả các biến đều được giữ lại với 6 nhóm nhân tố và tổng cộng 30 biến được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA. Bảng 2: Kết quả phân tích hồi quy Model R R Adjusted Std. Change Statistics Durbin- Square R Error of Watson Square the R F df1 df2 Sig. F Estimate Square Change Change Change a 1 .788 .621 .604 .158857 .621 37.366 5 114 .000 2.102 a. Predictors: (Constant), UPNN, PHCN, DHKH, DHCT, DHLN b. Dependent Variable: KQ Phương pháp trích hệ số sử dụng là phương pháp phân tích nhân tố, phép xoay Varimax. Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 50% (Gerbing & Anderson, 1988). Trị số KMO (Keiser – Meyer – Olkin) là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích. Trị số KMO lớn nằm trong khoảng 0,5 đến 1 là đủ điều kiện để phân tích nhân tố thích hợp, ngược lại nếu trị số này nhỏ hơn 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Kết quả phân tích EFA các thang đo các nhân tố giữa ĐHTT và KQKD được trình bày tại phụ lục 3. Kết quả phân tích cho thấy, giá trị KMO (Kaiser- Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy) của các biến độc lập đạt 0,698 (đạt trong
- 522 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán khoảng từ 0,5 đến 1), KMO của biến phụ thuộc KQKD đạt 0,694, kiểm định Barlett’s về tương quan của các biến quan sát có giá trị Sig=0,000
- ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 523 hơn trong tương lai. Khi đó, nhà lãnh đạo sẽ có khả năng đối phó với các thách thức của môi trường và vận dụng năng lực lãnh đạo trong điều hành, quản lý doanh nghiệp. Theo kết quả nghiên cứu, Định hướng lợi nhuận, Định hướng khách hàng là hai yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến Kết quả kinh doanh của các công ty vì cần thiết phải dự báo và xác định trước mức lợi nhuận sẽ đạt được từ các mối quan hệ mua bán trên thị trường. Thực tế, trong quá trình cung cấp sản phẩm ra thị trường của các DNNVV tại ĐBSCL hiện nay chịu ảnh hưởng rất lớn bởi nhu cầu khách hàng. Các DNNVV khu vực ĐBSCL nên thường xuyên tổ chức các khảo sát nhanh trên nền tảng trực tuyến để kịp thời nắm bắt nhu cầu và thị hiếu của khách hàng, xem xét điều chỉnh lại chất lượng, mẫu mã cũng như các loại chất lượng khác của sản phẩm để kịp thời phát hiện thái độ của khách hàng đối với sản phẩm để có thể kịp thời thay đổi, để không làm phật lòng khách hàng. Ngoài ra, cần phải phân chia khách hàng ra từng phân khúc khác nhau để có sự chuẩn bị riêng cho từng phân khúc. Có thể tạo cho khách hàng niềm tin về sản phẩm thông qua các phương thức cạnh tranh của mình, như nhấn mạnh đến điểm nổi bật của sản phẩm của mình so với đối thủ cạnh tranh. Đối với những khách hàng là người nước ngoài, chất lượng luôn là ưu tiên được đặt lên hàng đầu, cần có những biện pháp về truy xuất nguồn gốc để làm khách hàng yên tâm. Để có thể tăng lên không gian cạnh tranh, các Hợp tác xã và các doanh nghiệp siêu nhỏ khác hoàn toàn có thể hợp tác với các doanh nghiệp chuyên thu mua ngoài tỉnh. Chỉ cần HTX có thể giữ được chất lượng và giá cả thỏa thuận hợp lý thì không phải lo vấn đề bao tiêu sản phẩm. Mặt khác, các doanh nghiệp và HTX, Tổ hợp tác có thể mở các trang trực tuyến để giới thiệu sản phẩm online, lúc đầu chỉ cần giữ được uy tín với khách hàng thì những đơn đặt hàng sau sẽ không phải lo lắng nữa. Và mô hình bán online này cũng sẽ trở nên thịnh hành trong thời gian dịch bệnh Covid-19 này. Song song đó, chúng ta cũng cần đề ra giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh và ứng phó nhanh nhạy cho các DNNVV tại khu vực ĐBSCL. Đối với các loại hình công ty Cổ phần, công ty TNHH, DNTN, việc xác định nhóm khách hàng chính cũng như sản phẩm chính của mình đó là một việc vô cùng hiển nhiên. Các công ty không ngừng tìm kiếm thêm các phân khúc thị trường khác nhau, tìm kiếm khả năng mở rộng thị trường mà còn phải tìm hiểu nhu cầu thị trường thay đổi như thế nào để có những chiến lược phù hợp. Đối với các HTX và Tổ hợp tác sản xuất tại ĐBSCL, họ không có những quan niệm này. Họ tập trung sản xuất vào những sản phẩm mà họ cho là chính và họ có những khách hàng cố định của mình nên sẽ không chăm chút vào lĩnh vực này. Điều này sẽ khiến các HTX dễ mất đi khách hàng của chính mình bởi họ ít chịu thay đổi tập quán sản xuất, không chịu áp dụng nhiều các kỹ thuật và không dành những ưu đãi cho những khách hàng thân thiết. Các HTX nên tập phân loại ra những khách hàng mà mình sẽ hợp tác trong thời gian dài, các khách hàng chịu thu mua lượng lớn nông sản của mình để có những chính sách ưu đãi phù hợp. Phát hiện này đã khẳng định các lãnh đạo DNNVV tại ĐBSCL muốn nâng cao KQKD của doanh nghiệp cần quan tâm đến các tiêu chí định tính và hiểu biết rõ về các chỉ tiêu định lượng để xác định tốt quy mô và khả năng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh và cải thiện kết quả kinh doanh.
- 524 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán Tài liệu tham khảo Barney, J. (1991). Firm resources and sustained competitive advantage. Journal of Management, 17(1), 99-120. Day & Wensley (1988). Assessing Advantage: A Framework for Diagnosing Competitive Superiorit. Journal of Marketing Vol. 52 (April 19881. 1-20. Deng, S., Dart. J. (1994). Measuring market orientation: A multi-factor multi-item approach. Journal of Marketing Management. Vol. 10, 725-742. Deshpandé R., Farley J.U.,Webster Jr F.E (1993). Corporate culture, customer orientation, and innovativeness in Japanese firms: a quadrad analysis. The Journal of Marketing; 23-37. Gerbing & Anderson (1988). Structural Equation Modeling in Practice: A Review and Recommended Two-Step Approach. Psychological Bulletin, 103, 411-423. Gray và Hooley (2002). Guest editorial: Market orientation and service firm performance‐a research agenda. European Journal of Marketing, Volume 36, Numbers 9-10, 2002, pp. 980-989(10). Guo (2002). Soil carbon stocks and land use change: A meta analysis. Global Change Biology 8(4):345 – 360. Han, J. K., Kim, N., & Srivastava, R. K. (1998). Market Orientation and Organizational Perfomance: Is Innovation a Missing Link? Journal of Marketing Octover. Ledwith và O'Dwyer (2009). Market Orientation, NPD Performance, and Organizational Performance in Small Firms. Journal of Product Innovation Management. Volume 26, Issue 6 p. 652-661. Kirca, Jayachandran & Bearden (2005). Market Orientation: A Meta-Analytic Review and Assessment of Its Antecedents and Impact on Performance. Journal of Marketing 69:24-41. Jaworski, J. B. & Kohli, K. A. (1990). Market-orientation: The Construct, Research Propositions, and Mangerial Implications. Journal of Marketing Vol. 54 pp.1-18. Narver và Slater (1990). The Effect of a Market Orientation on Business Profitability. Journal of Marketing, October 1990, 20-35. Narver J.C., Slater S.F.,Tietje B (1998). Creating a market orientation. Journal of Market- Focused Management; Vol.2: 241-255. Nunnally & Burnstein (1994). The Assessment of Reliability. Psychometric Theory, 3, 248- 292. Richard và cộng sự (2009). Measuring Organizational Performance: Towards Methodological Best Practice. Journal of Management, Vol. 35 No. 3, June 2009 718-804. Ruekert R.W.,Walker Jr O.C. Marketing's interaction with other functional units: a conceptual framework and empirical evidence. The Journal of Marketing 1987; 1-19.
- ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 525 Venkatraman, N. (1985). Strategic orientation of business enterprises: The construct and its measurement. Unpublished doctoral dissertation, University of Pittsburgh, Pittsburgh. Venkatraman, N. , Ramanujam, V. & Camillus, J.C. (1986). Multi-objective assessment of the effectiveness of strategic planning: A discriminant analysis approach. Academy of Management Journal, 26, 347-372. Ngô Cao Hoài Linh, Lê Chí Cường (2017). Nghiên cứu tác động của công tác định hướng thị trường (MO - Market Orientation) đến hành vi du lịch của du khách: Trường hợp nghiên cứu tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Công thương. Nguyễn Thành Long và Lê Nguyễn Hậu (2018). Tác động của định hướng sáng nghiệp đối với thành quả hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ: Một nghiên cứu ở Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á (29, 05-20). Bùi Huy Hải Bích và Võ Thị Thanh Nhàn (2007). Quản lý theo định hướng thị trường – một nghiên cứu trong ngành cơ khí thành phố Hồ Chí Minh”. Tạp chí phát triển Khoa học và Kỹ thuật, Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh. Phạm Xuân Lan (2012). Tác động của định hướng thị trường đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại dịch vụ tại tp. Hồ Chí Minh. Tạp chí kinh tế kỹ thuật, Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh. Hứa Kiều Phương Mai (2007). Nguyên lý quản lý theo định hướng thị trường và tác động đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tạp chí phát triển Khoa học và Kỹ thuật, Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh. Lại Văn Tài và Hứa Kiều Phương Mai (2007). Nâng cao hiệu quả quản lý ở các doanh nghiệp ngành du lịch khách sạn theo định hướng thị trường. Tạp chí phát triển Khoa học và Kỹ thuật, Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh. Nguyễn Quốc Nghi và Mai Văn Nam (2011). Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thành phố Cần Thơ. Tạp chí khoa học trường ĐH Cần Thơ (19b, 122-129). Nguyễn Phong Nguyên và Đoàn Ngọc Quế (2016). Tác động của định hướng thị trường và áp lực cạnh tranh đến mức độ sử dụng thông tin kế toán quản trị nhằm nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á (27(11), 98-123). Nguyễn Việt Thảo (2012). Giài pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở ĐBSCL đến năm 2020. Luận án Tiến sĩ, trường ĐH Đà Nẵng. Trần Thị Nguyệt và Trần Trung Vỹ (2009). Định hướng thị trường và kết quả kinh doanh của ngành nhựa Việt Nam hiện nay. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học Đà Nẵng. Báo cáo kinh tế thường niên ĐBSCL 2020 – Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển bền vững, VCCI Việt Nam và tổ chức Fulbright. Kinh tế Việt Nam năm 2020 và triển vọng 2021 – Đổi mới để thích ứng (2020). Chương trình Australia hỗ
- 526 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán trợ cải cách kinh tế Việt Nam. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương. Kỷ yếu khoa học: Dự án chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, viện Friedrich Ebert CHLB Đức,1999. Phụ lục Phụ lục 1: Danh sách doanh nghiệp phỏng vấn VỐN NĂM SỐ ĐỊA ĐIỀU LỆ LOẠI STT TÊN DN THÀNH LAO CHỈ (triệu HÌNH DN LẬP ĐỘNG VND) Chi nhánh Tổng công ty thương Đồng Cổ phần 1 mại Hà Nội - Công ty cổ phần tại 2013 25.000 80 Tháp (CP) tỉnh Đồng Tháp Chi nhánh Tổng công ty lương Đồng TNHH 2 thực Miền Bắc tại Sa Đéc tỉnh 2004 16.000 50 Tháp MTV Đồng Tháp Đồng TNHH 3 Nhà máy chế biến gạo Phú An 2019 5.000 30 Tháp MTV Viettel Đồng Tháp – CN Tập Đồng TNHH 4 đoàn Công nghiệp – Viễn thông 2006 65.000 112 Tháp MTV Quân Đội Công ty cổ phần viễn thông FPT Đồng 5 2011 55.000 110 CP chi nhánh Đồng Tháp Tháp Công ty Bảo Việt Nhân Thọ Đồng 6 2008 100.000 40 CP Đồng Tháp Tháp Chi nhánh công ty TNHH MTV Đồng TNHH 7 dầu khí Thành phố Hồ Chí Minh 2017 35.000 20 Tháp MTV tại tỉnh Đồng Tháp Chi nhánh Công ty Cổ phần Đồng 8 Hoàn Mỹ- Cơ sở Nuôi Trồng 2008 6.000 35 CP Tháp Thủy Sản tại Đồng Tháp Chi nhánh Công ty Cổ phần Sài Đồng 9 2004 30.000 30 CP Gòn Lương Thực tại Đồng Tháp Tháp Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Phát Triển Thành Phố Hồ Đồng 10 2014 90.000 70 CP Chí Minh - Chi nhánh Đồng Tháp Tháp Đồng 11 Công ty Lương Thực Đồng Tháp 2006 70.000 50 CP Tháp Chi nhánh Công ty TNHH Đồng TNHH 12 2013 25.000 75 Lotteria Việt Nam tại Đồng Tháp Tháp MTV Chi nhánh Công ty TNHH Đồng TNHH từ 2 13 Truyền Hình Cáp Saigontourist - 2009 10.000 25 Tháp TV trở lên Tỉnh Đồng Tháp Chi nhánh Công ty cổ phần Đồng 14 2009 35.000 18 CP Thông tin và Thẩm định giá Tháp
- ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 527 Miền Nam tại Đồng Tháp Chi nhánh Công ty cổ phần Ánh Đồng 15 2017 2.000 15 CP Dương Việt Nam tại Đồng Tháp Tháp Chi nhánh Công ty cổ phần Thủy Đồng 16 2009 7.500 30 CP sản số 4- Đồng Tâm Tháp Đồng 17 Xí nghiệp May 6 2003 25.000 150 CP Tháp Công ty cổ phần Đầu tư và Phát Đồng 18 2003 90.000 180 CP triển Đa Quốc Gia I.D.I Tháp Chi nhánh Công ty cổ phần Thế Đồng 19 2010 10.000 85 CP Giới Di Động Tháp Chi nhánh Công ty TNHH Đồng TNHH 20 JOLLIBEE Việt Nam tại Đồng 2018 30.000 57 Tháp MTV Tháp Chi nhánh Công ty cổ phần Tập đoàn Bia Sài Gòn Bình Tây - Đồng 21 2016 80.000 200 CP Nhà máy Bia Sài Gòn - Đồng Tháp Tháp Công ty TNHH MTV vàng bạc đá quý Ngân hàng Sài Gòn Đồng TNHH 22 2019 100.000 55 Thương Tín - chi nhánh Đồng Tháp MTV Tháp Công ty cổ phần Công nghệ Đồng 23 2011 20.000 25 CP Truyền thông tương lai Tháp Chi nhánh Công ty TNHH Đồng TNHH 24 2013 40.000 60 Maxsports Việt Nam Tháp MTV Đồng TNHH từ 2 25 Công ty TNHH COME HOME 2012 15.000 65 Tháp TV trở lên Chi nhánh Công ty cổ phần Đầu Đồng 26 tư và Phát triển Giáo Dục Thế 2016 20.000 40 CP Tháp giới Kỹ thuật - Tp Cao Lãnh Công ty Bảo hiểm Xuân Thành Đồng 27 2017 15.000 35 CP Đồng Tháp Tháp Chi nhánh tại Tỉnh Đồng Tháp - Đồng 28 Công ty cổ phần VINCOM 2018 90.000 109 CP Tháp RETAIL Trung Tâm Kinh Doanh VNPT - Đồng TNHH 29 Đồng Tháp - Chi Nhánh Tổng 2015 65.000 120 Tháp MTV Công Ty Dịch Vụ Viễn Thông Chi nhánh Công ty cổ phần kinh Đồng 30 2020 45.000 45 CP doanh F88 tại Đồng Tháp Tháp Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp - Đồng TNHH 31 2018 20.000 25 Công ty TNHH thời trang ELISE Tháp MTV Chi nhánh Công ty cổ phần kim Đồng 32 khí và gia dụng Tân Á Đại 2019 60.000 70 CP Tháp Thành tại Đồng Tháp Chi nhánh Công ty cổ phần Đồng 33 2017 40.000 85 CP Lương thực Đông Bắc tại tỉnh Tháp
- 528 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán Đồng Tháp Đồng DN Nhà 34 Công ty Bảo Minh Đồng Tháp 1999 95.000 60 Tháp nước Đồng TNHH 35 Công ty Điện lực Đồng Tháp 1998 100.000 175 Tháp MTV Chi nhánh Công ty TNHH sản Đồng TNHH 36 xuất thương mại dịch vụ Phong 2016 19.000 30 Tháp MTV Phú Gold Chi nhánh tại Đồng Tháp - Công Đồng 37 ty Cổ phần xuất khẩu Thủy Hải 2014 75.000 105 CP Tháp Sản sạch Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Đồng TNHH 38 2015 40.000 45 Nhà Nông Tháp MTV Chi nhánh Đồng Tháp - Công ty Đồng 39 cổ phần đầu tư xử lý nước sạch 2020 30.000 30 CP Tháp AQUA VIỆT NAM Đồng 40 Công ty cổ phần Sao Mai 1998 85.000 205 CP Tháp Công ty Cổ phần cấp nước và môi trường đô thị Đồng Tháp - Đồng TNHH 41 1998 75.000 110 chi nhánh cấp nước Tây Bắc Tháp MTV sông Tiền Đồng DN Nhà 42 Nhà máy nước huyện Cao Lãnh 1998 60.000 30 Tháp nước Công ty cổ phần cấp nước và môi trường đô thị Đồng Tháp - Đồng TNHH 43 2014 100.000 60 chi nhánh nước đóng chai Tháp MTV DOWASEN Công ty Cổ phần In & Bao Bì Đồng 44 1998 90.000 125 CP Đồng Tháp Tháp Đồng 45 Công ty Cổ phần DOCIMEXCO 1998 100.000 215 CP Tháp Đồng DN Nhà 46 Cửa hàng Xăng Dầu Phú Lợi 1998 80.000 136 Tháp nước Đồng TNHH 47 Công ty Xăng Dầu Đồng Tháp 1998 100.000 140 Tháp MTV Cửa hàng kinh doanh các loại Đồng DN Nhà 48 2008 5.000 15 sản phẩm hóa dầu Tháp nước Đồng TNHH 49 Công ty TNHH MTV Tân Tiến 1998 15.000 20 Tháp MTV Chi nhánh 1 Công ty TNHH Đồng 50 2001 35.000 45 DNTN MTV Tân Tiến Tháp Công ty trách nhiệm hữu hạn Cỏ Đồng TNHH từ 2 51 1998 70.000 110 May Tháp TV trở lên Đồng TNHH từ 2 52 Công ty TNHH Kim Thạch 2002 30.000 90 Tháp TV trở lên Đồng 53 Doanh nghiệp tư nhân Mỹ Hiệp 2002 9.000 15 DNTN Tháp
- ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 529 Chi nhánh Công ty cổ phần Thức Đồng 54 2005 85.000 50 CP ăn chăn nuôi Việt Thắng Tháp Đồng 55 Công ty cổ phần Tô Châu 2005 65.000 35 CP Tháp Đồng TNHH từ 2 56 Công ty TNHH Hùng Cá 2006 100.000 150 Tháp TV trở lên Cty liên Công ty trách nhiệm hữu hạn Đại Đồng 57 2008 6.000 40 doanh với Quang Minh Tháp nước ngoài Cty liên Công ty TNHH công nghệ thực Đồng 58 2012 15.000 50 doanh với phẩm Việt Đức Tháp nước ngoài Liên doanh China Road & Cty liên Bridge Corporation và VNCN Đồng 59 2013 45.000 25 doanh với E&C-TC THGT CW1B xây Tháp nước ngoài dựng đường và cầu Cao Lãnh Công ty TNHH thương mại - xây Đồng TNHH từ 2 60 dựng - dịch vụ xuất nhập khẩu 2020 8.000 30 Tháp TV trở lên An Phúc Chiến Công ty cổ phần dịch vụ du lịch Đồng 61 2003 1.500 15 CP Gáo Giồng Tháp Đồng 62 Doanh nghiệp tư nhân Hùng Nhã 2003 20.000 35 DNTN Tháp Doanh nghiệp tư nhân Xăng dầu Đồng 63 2011 80.000 70 DNTN Cảnh Loan Tháp Lấp Vò, 64 Công ty TNHH Phát Tài 1996 Đồng 70.000 80 TNHH Tháp Cao Công ty CP Nhiên liệu Đồng Lãnh, 65 2007 90.000 100 CP Tháp Đồng Tháp Bình Công ty TNHH MTV TM Minh, TNHH 66 2014 5.000 30 Hương Bưởi Mỹ Hòa Vĩnh MTV Long Long Hồ, 67 DNTN Trung Sáng Lập 2011 Vĩnh 2.000 36 DNTN Long Bình Tân, TNHH 68 Công ty khoai lang Nhật Thành 2010 500 15 Vĩnh MTV Long Bình Công ty Cổ phần rau quả Bình Minh, 69 2012 1.500 30 CP Minh Vĩnh Long 70 Công ty TNHH Nông trang 1985 Long Hồ, 1.000 15 TNHH
- 530 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán Island Vĩnh MTV Long Long Hồ, Công ty TNHH SX TM Phước TNHH 71 2005 Vĩnh 40.000 95 Thành IV MTV Long Công ty TNHH MTV Vĩnh Tp. Vĩnh 72 2012 3.000 25 DNTN Nghiệp Long Tam Bình, TNHH 73 CN công ty TNHH Sơn Hải 2006 500 15 Vĩnh MTV Long Long Hồ, 74 DNTN Hà Liên 2004 Vĩnh 200 5 DNTN Long Tp.Vĩnh Hộ sản 75 CS SX bún – bánh phở Ba Khánh 1994 2.000 20 Long xuất (HSX) Công ty CP khoa học Nông Vĩnh 76 2016 30.000 30 CP nghiệp Việt Long Bình Cơ sở sản xuất kẹo mứt Hồng Tân, 77 2007 500 15 DNTN Phúc Vĩnh Long Cơ sở sản xuất và kinh doanh Vĩnh 78 2018 500 10 HSX giống cây ăn trái 6 Ri Long Bình Công ty TNHH MTV Phúc Sang Minh, TNHH 79 2014 5.000 20 Bình Minh Vĩnh MTV Long Vĩnh 80 Hộ sản xuất Nguyễn Quốc Hùng 2017 300 5 HSX Long Trà Ôn, HTX NN Cam Sành Organics 81 2017 Vĩnh 900 30 TV HTX Trà Ôn Long Tam Bình, 82 Hợp tác xã Thanh Long Hậu Lộc 2017 2.500 40 TV HTX Vĩnh Long Bình Tổ hợp tác sản xuất tàu hủ ky Minh, Tổ hợp tác 83 2013 2.000 40 TV Mỹ Hòa Vĩnh (THT) Long Vũng Tổ hợp tác bưởi da xanh Vũng Liêm, 84 2018 2.000 25 TV THT Liêm Vĩnh Long Trà Ôn, Hợp tác xã bánh tráng Cù lao 85 2015 Vĩnh 3.000 71 TV HTX Mây Lục Sĩ Thành Long
- ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 531 Vĩnh 86 Hợp tác xã bưởi 5 Roi Mỹ Hòa 2008 3.000 30 TV HTX Long Hợp tác xã rau an toàn Phước Vĩnh 87 2006 2.500 10 TV HTX Hậu Long Công ty CP thương mại Dầu khí Vĩnh 88 2007 36.000 30 CP Cửu Long Long Long Hồ, DNTN chế biến thực phẩm & 89 1998 Vĩnh 5.000 30 DNTN TM Hồng Hương Long DNTN CSSX nước chấm Hòa Tp. Vĩnh 90 1998 500 16 DNTN Hiệp Long Long Hồ, Công ty TNHH MTV Mỹ thuật TNHH 91 2018 Vĩnh 500 10 Tây Long MTV Long Công ty TNHH MTV Bột mì Đại Tp. Vĩnh TNHH 92 2016 1.500 20 Nam Long MTV Tp. Vĩnh 93 DNTN Phú Vĩnh Long 2000 5.250 25 DNTN Long Tp Vĩnh 94 Công ty CP XNK Vĩnh Long 2007 14.460 88 CP Long Công ty TNHH TM Sài Gòn - Tp Vĩnh TNHH từ 2 95 2004 20.000 180 Vĩnh Long Long TV trở lên Long Hồ, 96 DNTN Phượng Phước Thành 1990 Vĩnh 1.000 40 DNTN Long Công ty Xăng dầu Vĩnh Long Tp Vĩnh TNHH 97 2010 4.305 214 (Petrolimex Vĩnh Long) Long MTV Công ty CP Thương mại Bia Sài Tp Vĩnh 98 2006 40.000 120 CP Gòn Sông Tiền Long Long Hồ, Công ty TNHH MTV Cơ khí Đại TNHH 99 2009 Vĩnh 15.000 26 Lợi MTV Long Công ty CP Dược phẩm Cửu Tp Vĩnh 100 2005 56.000 180 CP Long Long Tân Group Công thương nghiệp – Phước, 101 2001 90.000 115 CP Đầu tư Minh Hưng Tiền Giang Cái Bè, TNHH 102 Công ty TNHH Việt Hưng 1992 Tiền 25.000 45 MTV Giang Mỹ Tho, Công ty CP Đầu tư và Xây dựng 103 1983 Tiền 101.000 70 CP Tiền Giang Giang Rạch Công ty CP kinh doanh nông sản Giá, 104 2008 44.000 80 CP Kiên Giang (KIGITRACO) Kiên Giang
- 532 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán Công ty CP Thủy sản Sóc Trăng Tp Sóc 105 2006 77.500 100 CP (Stapimex) Trăng Tp Sóc 106 Công ty CP Thực phẩm Sao Ta 2003 80.000 125 CP Trăng Công ty CP Thủy sản Bạc Liêu Giá Rai, 107 2006 105.000 100 CP (FIS) Bạc Liêu Công ty CP chế biến Thủy sản Giá Rai, 108 2005 30.200 120 CP xuất khẩu Âu Vững Bạc Liêu Giá Rai, 109 Công ty CP Thủy sản Minh Hải 2002 56.000 95 CP Bạc Liêu Tp Cần 110 Công ty CP Xi măng Tây Đô 2008 76.000 110 CP Thơ Công ty Vật tư tỉnh Hậu Giang Tp Cần 111 2003 62.253 60 CP (Hamaco) Thơ TNHH từ 2 112 Công ty TNHH An Ti 2002 Cần Thơ 6.000 55 TV trở lên Công ty CP Du lịch và TM Mặt Tp 113 2010 500 8 CP Trời Việt CầnThơ Công ty CP đầu tư TMDV Ô tô Tp Cần 114 2020 20.000 28 CP Tây Nam Bộ Thơ Công ty TNHH XD và TM Tp Cần TNHH 115 2017 9.999 6 Thuận Minh Phát Thơ MTV Công ty CP Thương nghiệp Cà Tp Cà 116 2007 100.000 220 CP Mau (Camex) Mau Công ty CP Chế biến Thủy sản 117 và Xuất nhập khẩu Cà Mau 2006 Cà Mau 65.000 210 CP (Camimex Cà Mau) Thủ Công ty TNHH TM SX giấy và 118 1995 Thừa, 14.880 186 TNHH bao bì giấy Trường Sơn Long An Tp Trà 119 Công ty CP Thủy sản Cửu Long 2005 80.000 250 CP Vinh Châu Công ty CP Thủy sản Minh Phú Thành, 120 2006 90.000 220 CP Hậu Giang Hậu Giang
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng
36 p | 2244 | 351
-
Bải giảng nghiên cứu thị trường - Chương 2
10 p | 603 | 195
-
Môi trường văn hóa của nước Pháp và Đức ảnh hưởng đến hoạt động marketing
33 p | 128 | 24
-
Bài giảng môn Marketing quốc tế: Chương 9 - Chiến lược chiêu thị
14 p | 140 | 12
-
Nhân tố ảnh hưởng đến hài lòng của khách hàng tại các siêu thị điện máy ở Hà Nội
12 p | 112 | 11
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến của thanh niên nông thôn Việt Nam
11 p | 17 | 9
-
Bài giảng Marketing căn bản (ThS. Phạm Thị Ngọc Hương) - Chương 2: Thị trường và hành vi tiêu dùng
12 p | 65 | 9
-
Tác động của người ảnh hưởng đến ý định mua mỹ phẩm của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh
7 p | 10 | 3
-
Ảnh hưởng của sở hữu gia đình đến khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp: Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam
9 p | 8 | 3
-
Ảnh hưởng của influencer marketing trong kỷ nguyên số đối với ngành công nghiệp mỹ phẩm tại thị trường Việt Nam
9 p | 14 | 3
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Nam Cần Thơ
17 p | 60 | 3
-
Ảnh hưởng của thái độ đối với rủi ro đến quyết định đầu tư trong điều kiện không chắc chắn về thị trường đầu ra của doanh nghiệp ở đồng bằng Sông Cửu Long
17 p | 96 | 3
-
Xu hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong mối quan hệ với sự phát triển mạnh các dịch vụ ngân hàng bán lẻ
5 p | 109 | 3
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ứng dụng sách nói của người dân thành phố Hồ Chí Minh
8 p | 5 | 2
-
Bài giảng Quản trị giá: Chương 4 - TS. Đỗ Khắc Hưởng
34 p | 6 | 2
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng tại thành phố Thủ Dầu Một
17 p | 4 | 1
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua lặp lại trên trang thương mại điện tử của nhân viên văn phòng qua Shopee.vn tại Thành phố Hồ Chí Minh
10 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn