Journal of Science – 2016, Vol. 10 (2), 1 – 10<br />
<br />
Part B: Political Sciences, Economics and Law<br />
<br />
THÁI ĐỘ CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI NHÃN HÀNG RIÊNG:<br />
NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI SIÊU THỊ COOPMART, AN GIANG<br />
Lê Thị Á Đông1, Nguyễn Thị Mai Trang2<br />
1<br />
2<br />
<br />
Trường Đại học An Giang<br />
ĐHQG, ĐH Kinh tế - Luật HCM<br />
<br />
Thông tin chung:<br />
Ngày nhận bài: 03/11/2015<br />
Ngày nhận kết quả bình duyệt:<br />
28/12/2015<br />
Ngày chấp nhận đăng: 06/2016<br />
Title:<br />
Attitude toward private label:<br />
an empirical study at Coopmart<br />
in An Giang province<br />
Từ khóa:<br />
Thái độ đối với nhãn hàng<br />
riêng, quan tâm đến giá, quan<br />
tâm đến giá trị, hình ảnh siêu<br />
thị, tính cách tân của người tiêu<br />
dùng<br />
Keywords:<br />
Private brand attitude, price<br />
consciousness, value<br />
consciousness, supermarket<br />
image, consumer innovativenes<br />
<br />
ABSTRACT<br />
The purpose of this research is to examine the influence of customers’ price<br />
consciousness, value consciousness and supermarket image on customers’<br />
private brand. This research also investigates the moderating role of consumer<br />
innovativeness in the relationships between price consciousness and attitude<br />
towards private brand, value consciousness and attitude towards private brand,<br />
and supermarket image and attitude towards private brand. Data are collected<br />
from 225 customers of Coopmart Long Xuyen, An Giang. Results show that<br />
price consciousness and supermarket image have impacted attitude toward<br />
private brand, but value consciousness does not impact on private brand<br />
attitude. Additionally, the results reveal that the relationship between price<br />
consciouness and attitude towards private brand is moderated by consumer<br />
innovativenes. Consumer innovativess also moderates the relationship between<br />
value consciousness and attitude towards private brand. However, the<br />
relationship between supermarket image and attitude towards private brand is<br />
not moderated by consumer innovativeness.<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu của nghiên cứu này xem xét các yếu tố như quan tâm đến giá, quan<br />
tâm đến giá trị, hình ảnh siêu thị ảnh hưởng đến thái độ đối với nhãn hàng<br />
riêng của khách hàng mua sắm tại siêu thị. Nghiên cứu cũng xem xét vai trò của<br />
biến “tính cách tân của người tiêu dùng” điều tiết mối quan hệ giữa quan tâm<br />
đến giá, quan tâm đến giá trị và hình ảnh siêu thị đến thái độ đối với nhãn hàng<br />
riêng. Dữ liệu được thu thập từ 225 khách hàng mua sắm tại siêu thị Co.opmart<br />
tại thành phố Long Xuyên, An Giang. Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố quan<br />
tâm đến giá và hình ảnh siêu thị đều có ảnh hưởng đến thái độ đối với nhãn<br />
hàng riêng, nhưng quan tâm đến giá trị không có ảnh hưởng đến thái độ đối với<br />
nhãn hàng riêng. Ngoài ra, kết quả cũng cho thấy mối quan hệ giữa quan tâm<br />
đến giá, quan tâm đến giá trị và thái độ đối với nhãn hàng riêng bị điều tiết bởi<br />
tính cách tân của người tiêu dùng. Tuy nhiên, hình ảnh siêu thị và thái độ đối<br />
với nhãn hàng riêng không bị tác động bởi biến điều tiết tính cách tân của<br />
người tiêu dùng.<br />
<br />
1<br />
<br />
Journal of Science – 2016, Vol. 10 (2), 1 – 10<br />
<br />
Part B: Political Sciences, Economics and Law<br />
<br />
theo hướng có lợi cho người tiêu dùng (Lê Vân,<br />
2014)<br />
<br />
1. GIỚI THIỆU<br />
Có mă ̣t ta ̣i Viê ̣t Nam cá ch đây vài năm, nhờ có lơ ̣i<br />
thế giá rẻ , nhan hà ng riêng của các siêu thị trở<br />
̃<br />
thành một trong những sả n phẩ m chiến lươ ̣c củ a<br />
các nhà bá n lẻ thu hú t người tiêu dùng gia tăng<br />
doanh số. Ở các siêu thị Co.opmart, Big C, Metro<br />
Cash & Carry, nhãn hàng riêng có mă ̣t ở tấ t cả<br />
ngành hàng thiết yế u từ nước mắ m, dầ u ăn, bô ̣t<br />
ngọt đến nước rửa chén, nước tẩy rử a, quầ n áo…<br />
Mức giá nhãn hàng riêng rẻ hơn các sản phẩ m<br />
cù ng chủng loa ̣i từ 10% đến 30%. Tuy nhiên, chấ t<br />
lươ ̣ng của nhãn hàng riêng vẫn là câu hỏi mà<br />
người tiêu dùng rấ t quan tâm (Tú Uyên, 2014).<br />
<br />
Nhãn hàng riêng phát triển mạnh mẽ ở các nước<br />
Tây Âu (Sinha và Batra, 1999), cụ thể là ở Anh,<br />
Thụy sĩ và Đức, nhãn hàng riêng chiếm 30-40%<br />
trên thị trường. Ở Hoa Kỳ, doanh số bán nhãn<br />
hàng riêng tăng đến mức kỷ lục, chiếm 20,8%<br />
năm 1997. Giải thích lý do thành công của nhãn<br />
hàng riêng là do sự cải thiện về chất lượng sản<br />
phẩm, sự gia tăng sức mạnh của nhà bán lẻ, hạn<br />
chế về tính đổi mới và quảng cáo của nhãn hàng<br />
quốc gia. Steenkamp và Dekimpe (1997) nhãn<br />
hàng riêng là sản phẩm nổi bật của các siêu thị. Ví<br />
dụ, năm 1999 số tiền mà siêu thị thu được từ sản<br />
phẩm nhãn hàng riêng thực phẩm và phi thực<br />
phẩm là rất lớn. Theo hiệp hội các nhà sản xuất<br />
nhãn hàng riêng thì nhãn hàng riêng được bán tại<br />
các siêu thị ở Mỹ chiếm 1/5, và ở các chuỗi cửa<br />
hàng cũng như số lượng lớn các nhà bán lẻ. Ở<br />
Anh, sự phát triển mạnh mẽ của nhãn hàng riêng<br />
ở các siêu thị ở châu Âu, và nhãn hàng này chiếm<br />
40% tổng doanh số bán hàng.<br />
<br />
Theo báo cáo về nhãn hiệu riêng toàn cầu của<br />
Nielsen (2014), trong đó nhấn mạnh nhận thức<br />
của người tiêu dùng hiện nay về chất lượng, giá<br />
trị, phân loại và đóng gói của nhãn hiệu riêng,<br />
84% người tiêu dùng Việt Nam nói rằng nhận<br />
thức của họ về các thương hiệu riêng đã được cải<br />
thiện theo thời gian và đây là mức cao nhất trên<br />
toàn cầu.<br />
Theo diễn đàn doanh nghiệp, Saigon Co.op và các<br />
doanh nghiệp tham gia chương trình liên kết hàng<br />
nhãn riêng không chỉ có lợi về doanh thu mà hình<br />
ảnh, thương hiệu cả đôi bên cùng "dựa" nhau ghi<br />
dấu ấn trên thị trường. Điều này được minh chứng<br />
khi mà nhiều doanh nghiệp Việt có uy tín về<br />
thương hiệu ở cả hai thị trường xuất khẩu và nội<br />
địa như Saigon Food, Vinamit, giấy Sài Gòn,<br />
Kinh Đô, bột giặt Lix… đều "bắt tay" với Saigon<br />
Co.op. Trong xu hướng phát triển của hệ thống<br />
bán lẻ hiện nay thì việc các doanh nghiệp bán lẻ<br />
tạo mối quan hệ hợp tác cùng có lợi giữa nhà phân<br />
phối và nhà sản xuất để tạo ra dòng sản phẩm đặc<br />
trưng mang đến cho khách hàng nhiều sự lựa chọn<br />
phù hợp với nhu cầu tiêu dùng hàng ngày là việc<br />
làm tất yếu. Mối liên kết này còn nhằm khai thác<br />
tối ưu công suất máy móc, thiết bị của nhà sản<br />
xuất, làm giảm chi phí trong sản xuất, nhân công,<br />
qua đó hạ được giá thành sản phẩm đối với làm<br />
hàng nhãn riêng cho siêu thị. Cùng với việc không<br />
phải tốn chi phí quảng cáo, tiếp thị, mặt bằng…<br />
các siêu thị chủ động về giá để có mức giá hợp lý<br />
<br />
Có thể thấy rằng nhãn hàng riêng có lịch sử lâu<br />
đời và phát triển mạnh mẽ ở Hoa Kỳ và các nước<br />
Tây Âu. Nhiều nghiên cứu về nhãn hàng riêng đã<br />
thực hiện trên thế giới như Burton và cs. (1998),<br />
Colleen Collins và Lindley (2003)… Tuy nhiên, ở<br />
Việt Nam khái niệm về nhãn hàng riêng còn khá<br />
mới mẻ đặc biệt là ở thành phố Long Xuyên, tỉnh<br />
An Giang. Do đó, mục tiêu của nghiên cứu nhằm<br />
khám phá các yếu tố như quan tâm đến giá, quan<br />
tâm đến giá trị, hình ảnh siêu thị, ảnh hưởng đến<br />
thái độ mua nhãn hàng riêng của người tiêu dùng,<br />
đồng thời nghiên cứu cũng khám phá vai trò biến<br />
điều tiết tính cách tân của người tiêu dùng ảnh<br />
hưởng đến mối quan hệ giữa các yếu tố trên đến<br />
thái độ mua nhãn hàng riêng; giúp nhà quản lý<br />
siêu thị có chính sách phát triển nhãn hàng riêng<br />
theo từng phân khúc thị trường, cụ thể là ở thị<br />
trường thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.<br />
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT<br />
2.1 Nhãn hàng riêng (Private label brands)<br />
2<br />
<br />
Journal of Science – 2016, Vol. 10 (2), 1 – 10<br />
<br />
Part B: Political Sciences, Economics and Law<br />
<br />
Theo Semeijn (2004, tr. 247), nhãn hàng riêng<br />
được định nghĩa là thương hiệu thuộc quyền sở<br />
hữu của nhà bán lẻ, siêu thị hoặc cửa hàng và<br />
thương hiệu này sẽ cạnh tranh với thương hiệu<br />
của nhà sản xuất đối với nhiều sản phẩm cùng<br />
loại.<br />
<br />
quan tâm nhiều đến giá khi họ mua sản phẩm có<br />
nhiều rủi ro và ngược lại. (Monroe & Krishnan,<br />
1985).<br />
Kết quả nghiên cứu của Batra và Sinha (1999, tr.<br />
247) cũng cho rằng người tiêu dùng càng quan<br />
tâm đến giá của một loại sản phẩm thì họ càng<br />
nhận thức đến rủi ro và giá không hợp lý của cùng<br />
sản phẩm có thương hiệu khác. Tuy nhiên, Batra<br />
và Sinha (2000) nghiên cứu trên 12 sản phẩm<br />
khác nhau chỉ ra rằng quan tâm đến giá ảnh hưởng<br />
trực tiếp đến thái độ và ý định mua sản phẩm nhãn<br />
hàng riêng của người tiêu dùng. Do đó, giả thuyết<br />
sự quan tâm đến giá được đề xuất như sau:<br />
<br />
Theo Quelch và Hadding (1996), nhãn hàng riêng<br />
được phát triển trên nhiều ngành hàng khác nhau,<br />
đang cạnh tranh mạnh mẽ và có khả năng thành<br />
công so với nhãn hàng của nhà sản xuất về chất<br />
lượng cũng như giá cả, bên cạnh đó nhãn hàng<br />
riêng cũng góp phần tăng lợi nhuận, tạo sự khác<br />
biệt về hình ảnh siêu thị và lòng trung thành của<br />
khách hàng đối với siêu thị (Corstjens & Lal,<br />
2000).<br />
<br />
H1: Quan tâm đến giá có ảnh hưởng cùng chiều<br />
đến thái độ đối với nhãn hàng riêng<br />
<br />
2.2 Thái độ đối với nhãn hàng riêng (Private<br />
brands attitude - AT)<br />
<br />
2.4 Quan tâm đến giá trị (Value consciouness<br />
– VC)<br />
<br />
Nghiên cứu của Burton và cs. (1998) định nghĩa<br />
thái độ đối với nhãn hàng riêng “xu hướng hành<br />
vi phản ứng thích hoặc không thích đối với sản<br />
phẩm nhãn hàng riêng dựa trên việc đánh giá sản<br />
phẩm, đánh giá việc mua nhãn hàng riêng”. Thái<br />
độ đối với nhãn hàng riêng không chỉ có ảnh<br />
hưởng tích cực đến ý định mua hàng mà còn dự<br />
đoán mạnh ý định mua nhãn hàng riêng liên quan<br />
đến các yếu tố nhận thức về giá, nhận thức trong<br />
kinh doanh và tiếp thị.<br />
<br />
Zeithaml (1988) cho rằng giá trị sản phẩm là sự<br />
kết hợp giữa chất lượng cảm nhận và giá tiền chi<br />
trả cho sản phẩm. Tương tự Lichtenstein và cs.<br />
(1993, tr. 235) định nghĩa quan tâm đến giá trị là<br />
“chất lượng của một sản phẩm phù hợp với giá<br />
mua”.<br />
Trái với một số quan niệm phổ biến cho rằng giá<br />
cả là yếu tố quan trọng nhất góp phần dẫn đến sự<br />
thành công của nhãn hàng riêng, theo Hoch và<br />
Banerji (1993) khám phá ra chất lượng sản phẩm<br />
cũng không kém phần quan trọng so với việc<br />
giảm giá sản phẩm. Điều này chỉ ra rằng, chất<br />
lượng cảm nhận cũng góp một phần quan trọng<br />
vào thành công của nhãn hàng riêng.<br />
<br />
Nghiên cứu Garretson và cs. (2002) cho rằng thái<br />
độ đối với nhãn hàng riêng tác động đến ý định<br />
mua hàng ở các cửa hàng ở Hoa Kỳ. Tương tự,<br />
thái độ đối với nhãn hàng riêng tác động mạnh<br />
đến ý định mua nhãn hàng riêng ở thị trường Hàn<br />
Quốc: nghiên cứu ngành hàng thực phẩm và đồ<br />
gia dụng (Jin & Suh, 2005). Trên cơ sở này tác<br />
giả đưa ra giả thuyết.<br />
2.3 Quan tâm đến giá (Price consciousness –<br />
PC)<br />
<br />
Richardson và cs. (1996) thì cho rằng nhận thức<br />
rủi ro cao sẽ kéo theo ý định mua nhãn hàng riêng<br />
giảm cũng như nhận thức của người tiêu dùng về<br />
giá trị của tiền tệ. Điều này cho thấy nhận thức rủi<br />
ro và những hiểu biết không rõ về sản phẩm sẽ<br />
dẫn đến quan tâm về giá trị khác nhau.<br />
<br />
Lichtenstein và cs. (1993, tr. 235) định nghĩa<br />
quan tâm đến giá là mức độ khách hàng ra quyết<br />
định mua sản phẩm nào đó mà tập trung chủ yếu<br />
giá. Quan tâm đến giá của người tiêu dùng đối với<br />
từng loại sản phẩm là khác nhau, người tiêu dùng<br />
<br />
Theo nghiên cứu của Garretson và cs. (2002) cho<br />
rằng quan tâm đến giá trị có quan hệ dương với<br />
thái độ đối với nhãn hàng riêng và nhãn hàng<br />
quốc gia (national brand). Một số nghiên cứu<br />
trước đây (Richardson & cs., 1996; Burton & cs.,<br />
3<br />
<br />
Journal of Science – 2016, Vol. 10 (2), 1 – 10<br />
<br />
Part B: Political Sciences, Economics and Law<br />
<br />
1998) đã khẳng định quan tâm đến giá trị ảnh<br />
hưởng tích cực đến thái độ đối với nhãn hàng<br />
riêng. Từ những lập luận trên, giả thuyết sự quan<br />
tâm đến giá trị được đề xuất:<br />
<br />
2.6 Tính cách tân của người tiêu dùng<br />
(Consumer innovaiveness – CI)<br />
Midgley và Dowlin (1978; Midgley, 1977) định<br />
nghĩa tính cách tân là quyết định đổi mới của mỗi<br />
cá nhân mà không bị ảnh hưởng bởi kinh nghiệm<br />
truyền đạt của người khác. Steenkamp, Hofstede,<br />
và Wedel (1999) định nghĩa tính cách tân của<br />
người tiêu dùng là “xu hướng người tiêu dùng<br />
chấp nhận sản phẩm hay thương hiệu mới hơn là<br />
duy trì sử dụng những sản phẩm hay thương hiệu<br />
đã có lâu đời”.<br />
<br />
H2: Quan tâm đến giá trị có ảnh hưởng cùng<br />
chiều đến thái độ đối với nhãn hàng riêng.<br />
2.5 Hình ảnh siêu thị (Supermarket images –<br />
SI)<br />
Theo Ailawadi và Keller (2004) định nghĩa “hình<br />
ảnh siêu thị là ấn tượng của nhà bán lẻ trong tâm<br />
trí của khách hàng”. Môi trường siêu thị (gồm<br />
cách trang trí sản phẩm, thái độ phục vụ của nhân<br />
viên, không khí mát mẻ...) dễ chịu có ảnh hưởng<br />
tích cực đến việc đánh giá và ý định mua nhãn<br />
hàng riêng (Semeijin & cs., 2004). Nhiều nghiên<br />
cứu cho rằng các yếu tố bên ngoài như tên thương<br />
hiệu và giá đóng vai trò to lớn ảnh hưởng đến thái<br />
độ của người tiêu dùng hơn là các yếu tố bên<br />
trong (Dawar & Parker, 1994).<br />
<br />
Hirschman (1980) đưa ra giả thuyết “Tính cách<br />
tân của người tiêu dùng có ảnh hưởng tích cực<br />
trong giai đoạn đầu của việc lựa chọn sản phẩm<br />
(tìm kiếm và nhận thức về sản phẩm mới) hơn là<br />
giai đoạn sau (dùng thử sản phẩm)” Tương tự,<br />
động cơ mua hàng đóng vai trò quan trọng trong<br />
việc quyết định mua nhãn hàng riêng cụ thể người<br />
tiêu dùng có xu hướng chọn mua nhãn hàng riêng<br />
theo suy nghĩ (think type) hơn là cảm tính (feel<br />
type) (Richardson & ctg, 1996, trang 180).<br />
<br />
Nghiên cứu Collin-Dodd và Lindley (2003) cho<br />
rằng nhãn hàng riêng là yếu tố quan trọng đánh<br />
giá hình ảnh siêu thị, điều này cho thấy sự khác<br />
biệt về hình ảnh của các siêu thị khác nhau trong<br />
tâm trí người tiêu dùng. Hình ảnh siêu thị cũng là<br />
yếu tố tác động đến lòng trung thành của người<br />
tiêu dùng đối với siêu thị, góp phần mang đến<br />
nhiều lợi nhuận cho siêu thị. Ngoài ra, có thể thấy<br />
rằng mối quan hệ mạnh mẽ giữa hình ảnh siêu thị<br />
và hình ảnh nhãn hàng riêng là yếu tố quan trọng<br />
góp phần thành công của chiến lược tạo sự khác<br />
biệt giữa các siêu thị. Do đó, giả thuyết về hình<br />
ảnh siêu thị được đặt ra:<br />
<br />
Jin và Suh (2005) đã thực hiện cuộc điều tra trên<br />
thị trường Hàn Quốc và khám phá ra rằng tính<br />
cách tân của người tiêu dùng là yếu tố ảnh hưởng<br />
mạnh nhất đến thái độ đối với nhãn hàng riêng ở<br />
hai ngành hàng thực phẩm và đồ dùng gia đình tại<br />
thị trường Hàn Quốc. Do đó, chúng ta có:<br />
H4: Tính cách tân của người tiêu dùng điều tiết<br />
mối quan hệ giữa quan tâm đến giá và thái độ đối<br />
với nhãn hàng riêng.<br />
H5: Tính cách tân của người tiêu dùng điều tiết<br />
mối quan hệ giữa quan tâm đến giá trị và thái độ<br />
đối với nhãn hàng riêng.<br />
<br />
H3: Hình ảnh siêu thị có ảnh hưởng cùng chiều<br />
đến thái độ đối với nhãn hàng riêng.<br />
<br />
4<br />
<br />
Journal of Science – 2016, Vol. 10 (2), 1 – 10<br />
<br />
Part B: Political Sciences, Economics and Law<br />
<br />
Tính cách tân của<br />
người tiêu dùng<br />
H1<br />
<br />
H4<br />
<br />
H5<br />
<br />
H6<br />
<br />
Quan tâm đến giá<br />
Thái<br />
độ đối<br />
với<br />
nhãn<br />
hàng<br />
riêng<br />
<br />
H2<br />
Quan tâm đến giá trị<br />
<br />
Hình ảnh siêu thị<br />
<br />
H3<br />
Hình 1. Mô hình nghiên cứu<br />
<br />
H6: Tính cách tân của người tiêu dùng điều tiết<br />
mối quan hệ giữa hình ảnh siêu thị và thái độ đối<br />
với nhãn hàng riêng.<br />
<br />
Các thang đo sử dụng trong nghiên cứu này đều<br />
sử dụng từ các nghiên cứu trước đây. Các khái<br />
niệm nghiên cứu sử dụng thang đo Likert với<br />
điểm từ 1 (hoàn toàn không đồng ý) đến 5 (hoàn<br />
toàn đồng ý). Thang đo của bốn biến độc lập như<br />
sau: Quan tâm đến giá kế thừa từ nghiên cứu của<br />
Sinha và Batra (1999) đã điều chỉnh gồm bốn biến<br />
quan sát; Quan tâm đến giá trị kế thừa từ nghiên<br />
cứu của Lichtenstein và cs. (1993) gồm 7 biến<br />
quan sát được bổ sung; Hình ảnh siêu thị dựa theo<br />
nghiên cứu của Collin-Dodd và Lindley (2003)<br />
nhưng có điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với thị<br />
trường nghiên cứu gồm 7 quan sát; Tính cách tân<br />
của người tiêu dùng kế thừa từ nghiên cứu của<br />
Manning và cs. (1995) được điều chỉnh gồm 6<br />
biến quan sát. Biến phụ thuộc: Thái độ đối với<br />
nhãn hàng riêng kế thừa nghiên cứu của Huang và<br />
cs. (2010) gồm 5 biến quan sát (Phụ lục 1).<br />
<br />
Từ cơ sở lý thuyết nêu trên, mô hình nghiên cứu<br />
được đề xuất. Hình 1 mô tả mối quan hệ giữa các<br />
biến nhận thức của người tiêu dùng đến thái độ<br />
đối với nhãn hàng riêng. Các biến nhận thức của<br />
người tiêu dùng gồm: quan tâm đến giá, quan tâm<br />
đến giá trị, hình ảnh siêu thị và tính cách tân của<br />
người tiêu dùng.<br />
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương<br />
pháp thảo luận tay đôi với 18 người tiêu dùng<br />
thường xuyên mua sắm tại siêu thị Co.opmart ở<br />
thành phố Long Xuyên.<br />
Nghiên cứu chính thức khảo sát 325 khách hàng<br />
mua sắm tại siêu thị Coop-mart TP. Long Xuyên.<br />
Nhằm tạo điều kiện cho người trả lời hiểu đúng về<br />
khái niệm nhãn hàng riêng, trong phần đầu của<br />
bảng câu hỏi đã định nghĩa nhãn hàng riêng và mô<br />
tả chi tiết nhãn hàng riêng Co.opmart bằng một số<br />
hình ảnh minh họa. Số bảng câu hỏi phát ra là<br />
325 và thu hồi được 283 (tỷ lệ thu hồi đạt 87,1%).<br />
Sau khi loại 58 bảng câu hỏi không hợp lệ, kích<br />
thước mẫu cuối cùng dùng để xử lý là 225. Mô<br />
hình được kiểm định bằng phương pháp hồi quy<br />
đa biến theo phương pháp thứ bậc (Analytical<br />
Hierarchy Process – AHP).<br />
<br />
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO<br />
LUẬN<br />
Thang đo các khái niệm nghiên cứu được đánh giá<br />
bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phương<br />
pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Principal<br />
components với phép quay Varimax).<br />
Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha cho thấy các<br />
thang đo đều đạt độ tin cậy (0,789 < α