intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thái độ của người tiêu dùng đối với quảng cáo đồng tính luyến ái: Cơ sở lý luận

Chia sẻ: Tưởng Trì Hoài | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu "Thái độ của người tiêu dùng đối với quảng cáo đồng tính luyến ái: Cơ sở lý luận" nhằm hệ thống những lý thuyết tổng quan về thái độ của người tiêu dùng đối với quảng cáo đồng tính thông qua phân tích định tính từ tài liệu sẵn có của nhiều bài báo khoa học một cách có hệ thống để tóm tắt các khái niệm nổi bật có liên quan đến nghiên cứu. Từ đó gợi ra hướng tiếp cận quan trọng cho bước nghiên cứu tiếp theo để cung cấp những hàm ý quản trị cho các nhà quảng cáo tại Việt Nam khi muốn áp dụng quảng cáo đồng tính vào hoạt động Marketing. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thái độ của người tiêu dùng đối với quảng cáo đồng tính luyến ái: Cơ sở lý luận

  1. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP THÀNH PHỐ THÁI ĐỘ CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI QUẢNG CÁO ĐỒNG TÍNH LUYẾN ÁI: CƠ SỞ LÝ LUẬN Trương Thị Ngọc Hân1 TÓM TẮT: Ngày nay, đồng tính không còn là vấn đề quá nhạy cảm và Marketing hiện đại cần tác động vào xúc cảm của con người về những vấn đề mang tính thời đại. Tại Việt Nam, do ảnh hưởng của Nho Giáo và Phật Giáo nên nhiều người chưa chấp nhận người đồng tính. Tuy nhiên, sự phát triển của Internet và truyền thông xã hội đã làm cho tư tưởng này dần thay đổi, đặc biệt là giới trẻ, do đó, những hình ảnh đồng tính cũng được lồng ghép vào quảng cáo ngày càng tự nhiên. Nghiên cứu nhằm hệ thống những lý thuyết tổng quan về thái độ của người tiêu dùng đối với quảng cáo đồng tính thông qua phân tích định tính từ tài liệu sẵn có của nhiều bài báo khoa học một cách có hệ thống để tóm tắt các khái niệm nổi bậc có liên quan đến nghiên cứu. Từ đó gợi ra hướng tiếp cận quan trọng cho bước nghiên cứu tiếp theo để cung cấp những hàm ý quản trị cho các nhà quảng cáo tại Việt Nam khi muốn áp dụng quảng cáo đồng tính vào hoạt động Marketing. Từ khóa: Thái độ, Quảng cáo, Đồng tính luyến ái. 1. GIỚI THIỆU Trong những thập niên gần đây, sự ủng hộ dành cho cộng đồng đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính và chuyển giới (LGBT) trong xã hội đã tăng lên đáng kể. Tầm quan trọng về xã hội, chính trị và kinh tế của cộng đồng LGBT ngày càng được công nhận bởi những gì họ đóng góp cho xã hội. Mặc dù hình ảnh đồng tính luyến ái trong quảng cáo thường chỉ giới hạn trong các thị trường ngách, nhưng nó đang xuất hiện ngày càng thường xuyên hơn trên các phương tiện truyền thông chính thống nhắm đến cả người tiêu dùng đồng tính luyến ái và dị tính (Read, van Driel & Potter, 2018). Nhiều quốc gia phương Tây đã củng cố các quyền và cơ hội bình đẳng cho cộng đồng LGBT. Mặt khác, cộng đồng LGBT lại là một phân khúc thị trường có sức mua đáng kể (Martin & Erik, 2019). Sự ủng hộ ngày càng tăng đối với cộng đồng LGBT và sức mua tập thể của nhóm này đã thu hút sự quan tâm của những người làm marketing đối với thị trường LGBT. Tuy nhiên, hiện nay còn rất ít thông tin về nhận thức của LGBT đối với các hoạt động marketing có mục tiêu hướng đến họ cũng như thái độ và phản ứng của những người dị tính đối với các hoạt động marketing này. Mặc dù có sự gia tăng trong quảng cáo theo chủ đề LGBT, nhưng vẫn còn nhiều điều chưa biết về tác dụng của nó. Một số ví dụ thực tế chỉ ra rằng việc sử dụng hình ảnh đồng tính luyến ái trong quảng cáo nhắm mục tiêu đến cộng đồng LGBT và dị tính có thể thành công như quảng cáo của Closeup2 năm 2019 tại Philippines với slogan “Chọn yêu hay đầu hàng định kiến” với hình ảnh hai nhân vật nam hôn nhau đã tạo hiệu ứng cực kỳ đặc biệt trong bản thân cộng đồng LGBT, rất nhiều bảng đánh giá bày tỏ ủng hộ và xếp hạng cao (HVNCLC, 2019). Tuy nhiên, việc sử dụng hình ảnh LGBT trong quảng cáo có thể gặp một số rủi ro, có thể kể đến là Oreo3 với chiến dịch “Proud Parent” đã từng bị chỉ trích dữ dội từ phía những phụ huynh bảo thủ và đã có gần 15.000 người ký đơn yêu cầu tẩy chay công ty mẹ Mondel Internationalz International của Oreo và các sản phẩm khác của công ty. Kết quả của một động thái tiếp thị như vậy có thể hoặc là một thành công phi 1 ThS, giảng viên khoa Marketing – Kinh doanh quốc tế , Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, ttn.han@hutech.edu.vn 2 https://www.youtube.com/watch?v=yfk9HrmFKGE 3 https://www.youtube.com/watch?v=EpfLklSG2dQ 291
  2. MARKETING GIAI ĐOẠN BÌNH THƯỜNG MỚI thường hoặc là một thất bại tuyệt đối của công ty. Do đó nghiên cứu này xem xét tác động của việc tiếp xúc với các quảng cáo hướng tới cộng đồng LGBT về thái độ và phản ứng của người xem, xác định tầm quan trọng của việc thu hút sự tham gia của cộng đồng LGBT trong cả quá trình quảng cáo và giới thiệu sản phẩm. Vì đa phần phương tiện truyền thông chính thống dựa trên việc tập hợp lượng lớn khán giả không đồng nhất. Bởi vì điều này, nó thường được thiết kế để thu hút càng nhiều người càng tốt, càng ít xa lánh càng tốt (Northey & cộng sự, 2019). Chính vì vậy mà phần lớn các quảng cáo chính thống thường nhắm mục tiêu vào khách hàng dị tính hơn là người đồng tính. Nhưng cộng đồng LGBT có thể là một trong những chất xúc tác chính cho nền kinh tế và cũng có khả năng tiêu dùng lớn. Phân khúc này trung thành hơn với thương hiệu, do đó làm tăng giá trị và ý nghĩa của nó (Afanaseva, 2020). Dựa trên điều này, nghiên cứu cố gắng tìm kiếm các phản ứng của người tiêu dùng thông qua những kết quả nghiên cứu và các dẫn chứng cụ thể hỗ trợ cho việc trả lời câu hỏi quảng cáo theo chủ đề LGBT và giới tính ảnh hưởng như thế nào đến thái độ của người tiêu dùng LGBT lẫn người tiêu dùng dị tính. Ngoài ra, nghiên cứu còn xem xét đến tính hiệu quả của các quảng cáo hướng tới LGBT đối với doanh nghiệp. Nghiên cứu này cung cấp một cái nhìn tổng quan ngắn gọn về lịch sử của các nỗ lực marketing có mục tiêu hướng đến cộng đồng LGBT cùng với đó là một cuộc thảo luận hạn chế về tác động của các quảng cáo hướng đến cộng đồng LGBT đến thái độ của người tiêu dùng và kinh nghiệm áp dụng cho các doanh nghiệp ở Việt Nam. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Khái niệm thái độ Theo Lutz (1985), thái độ đối với quảng cáo được định nghĩa là khuynh hướng phản ứng có lợi hoặc không có lợi đối với một quảng cáo kích thích cụ thể trong một dịp tiếp xúc cụ thể. Kotler và Amstrong (2013) cho rằng, thái độ là sự đánh giá tốt xấu, những cảm nghĩ và xu hướng hành động của một cá nhân đối với một đối tượng hoặc một ý tưởng nào đó. Thái độ trong mỗi cá nhân hình thành nên một khung suy nghĩ rằng thích hay không thích một đối tượng đồng thời chấp nhận hay xa lánh, rời bỏ đối tượng đó. Thái độ làm con người có cách hành xử phù hợp với những đối tượng tương tự nhau. Bởi vì thái độ tồn tại ở dạng thức suy nghĩ nên rất khó thay đổi, để thay đổi một thành phần thái độ cụ thể nào đó có thể phải đòi hỏi sự tác động đến nhiều thành phần khác của thái độ. Về phương diện cảm xúc, “Thái độ là cảm giác tích cực hoặc tiêu cực của cá nhân về việc thực hiện một hành vi nhất định. Thái độ miêu tả mức độ một cá nhân đánh giá kết quả của một hành động là tích cực hay tiêu cực” (Lê, 2014). Ngoài ra, thái độ còn là một cấu trúc tâm lý, một cách suy nghĩ hoặc cảm nhận ổn định về điều gì đó (Perloff, 2016). Ngoài ra, nghiên cứu còn dựa trên khái niệm thái độ đối với quảng cáo. MacKenzie và cộng sự (1986) khái niệm thái độ đối với quảng cáo là “khuynh hướng biểu hiện phản ứng ủng hộ hay phản đối của một cá nhân khi tiếp xúc với những kích thích từ quảng cáo trong một tình huống cụ thể”. Như vậy, thái độ của người tiêu dùng đối với quảng cáo là những chỉ số quan trọng đánh giá hiệu quả quảng cáo bởi vì năng lực nhận thức của người tiêu dùng đối với quảng cáo được phản ánh trong suy nghĩ và cảm xúc của họ, sau đó ảnh hưởng đến thái độ của họ đối với quảng cáo (Nagar, 2015). Nói cách khác “thái độ đối với một quảng cáo được hình thành bởi người tiêu dùng đánh giá chất liệu bằng lời nói hoặc hình ảnh của tuyên bố và nội dung của nó” (Sander & cộng sự, 2021). Quảng cáo còn có thể ảnh hưởng đến thái độ đối với thương hiệu. Olson và Mitchell (1981) định nghĩa thái độ đối với thương hiệu là "đánh giá nội tại của mỗi cá nhân về thương hiệu". Sau đó, Spears và Singh (2004) đã thêm vào định nghĩa, rằng thái độ đối với thương hiệu là một trạng thái bền vững "thường kéo dài ít nhất là trong một khoảng thời gian ngắn và có thể chỉ dẫn hành vi". 292
  3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP THÀNH PHỐ 2.1.2. Khái niệm đồng tính luyến ái Theo Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ (APA, 1976) định nghĩa: “Đồng tính luyến ái, hay đồng tính chỉ việc bị hấp dẫn trên phương diện tình yêu hay tình dục hoặc việc yêu đương hay quan hệ tình dục giữa những người cùng giới tính với nhau, trong hoàn cảnh nào đó hoặc trong một thời gian nào đó. Đồng tính luyến ái cũng chỉ sự tự nhận của cá nhân dựa trên những hấp dẫn đồng giới và sự tham gia vào một cộng đồng cùng giới tính”. Đồng tính luyến ái gồm đồng tính nữ (Lesbian), đồng tính nam (Gay), song tính (Bisexual) và chuyển giới (Transgender), gọi tắt là LGBT, trong đó các giới tính cụ thể được khái niệm riêng. Cụ thể chuyển giới là một thuật ngữ được khởi đầu từ nước Mỹ, được sử dụng để chỉ chung những người có lối sống dường như khác với những chuẩn mực về giới trong xã hội. Nó được dùng để chỉ những người vượt ra khỏi biên giới bình thường về giới, trong cách ăn mặc, trong cách thể hiện bản thân, và cả những người đã trải qua nhiều cuộc phẫu thuật để có được cơ thể như giới tính họ mong muốn (Phạm, 2013). Như vậy chuyển giới bao gồm những người sẵn sàng phẩu thuật và những người không muốn phẩu thuật nhưng đơn giản là muốn thể hiện bản thân và sống cuộc sống như giới tính khác mà họ muốn. Kế đến là khái niệm đồng tính (hay đồng tính luyến ái). Theo quan điểm của Hiệp hội tâm lý học Hoa Kỳ (American Psychological Association – APA), đồng tính hoàn toàn không phải là một sự rối loạn tâm lý mà là một hiện tượng sinh học tự nhiên, chịu sự tác dộng qua lại phức tạp của các yếu tố di truyền, yếu tố môi trường ở tử cung người mẹ trong giai đoạn đầu của thai nhi (Trương, 2014). Như vậy, các nhà khoa học đã khẳng định rằng đồng tính không phải là bệnh mà đó là xu hướng tính dục hoàn toàn tự nhiên của con người. Khái niệm “Người đồng tính là một người (nam hoặc nữ) có sự hấp dẫn về cảm xúc hoặc tình cảm hoặc tình dục với người cùng giới tính với mình” (Nguyễn & cộng sự, 2019). Còn “Song tính là một xu hướng tính dục bên cạnh dị tính, đồng tính. Một người song tính có thể thấy người nam hay nữ đều cuốn hút được mình, tức là có tình cảm yêu đương với giới nam hay nữ đều được. Song tính không liên quan đến ham muốn tình dục cao hay thấp, cũng không nhất thiết phải từng quen cả nam và nữ” (ICS & ISEE, 2021). 2.1.3. Khái niệm quảng cáo Khoản 1 Điều 2 Luật Quảng cáo (2012) “Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân”. Theo Kotler và Amstrong (2013), tổ hợp chiêu thị có 5 công cụ chính: quảng cáo, khuyến mãi, bán hàng cá nhân, quan hệ công chúng (PR), marketing trực tiếp. Trong đó, quảng cáo được hiểu là mọi hình thức giới thiệu và quảng bá phi cá nhân về ý tưởng, sản phẩm, dịch vụ do một nhà tài trợ xác định chi trả (bao gồm quảng cáo trên truyền hình, trên ấn phẩm được in ấn, trên internet, quảng cáo ngoài trời...). Wikipedia (2022) khái niệm quảng cáo là những nỗ lực nhằm tác động tới hành vi, thói quen mua hàng của người tiêu dùng hay khách hàng bằng cách cung cấp những thông điệp bán hàng theo cách thuyết phục về sản phẩm hay dịch vụ của người bán. 2.1.4. Thuyết phán xét xã hội (Social Judgment Theory) Ngoài những lý thuyết cơ bản về LGBT và quảng cáo, nghiên cứu cũng dựa trên “Thuyết phán xét xã hội” (Social Judgment Theory) của Sherif và Hovland (1961). Theo thuyết phán xét xã hội, khi nhận được một thông điệp có sức thuyết phục, người ta sẽ lập tức nhận thức và đánh giá thông điệp ấy trong tâm trí, bằng cách so sánh nó với quan điểm mà mình đang nắm giữ; từ đó điều chỉnh thái độ riêng biệt của mình để tiếp nhận hoặc từ chối thông điệp (Hà & cộng sự, 2018). Từ quan điểm của lý thuyết phán xét xã hội mà những thái độ và phản ứng của người tiêu dùng đối với 293
  4. MARKETING GIAI ĐOẠN BÌNH THƯỜNG MỚI các quảng cáo hướng đến cộng đồng LGBT sẽ được nghiên cứu này xem xét. Đồng thời, nghiên cứu cũng đánh giá xem các quảng cáo sử hướng đến cộng đồng LGBT với những mức độ khác nhau có được chấp nhận trong bối cảnh văn hóa Việt Nam hiện nay hay không. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu định tính bằng cách tiếp cận quy nạp và khám phá được sử dụng trong nghiên cứu này để hiểu đầy đủ về chủ đề thái độ của người tiêu dùng đối với quảng cáo hướng đến cộng đồng LGBT dựa trên việc thu thập kết quả nghiên cứu từ nhiều tác giả trên thế giới, nghiên cứu thực nghiệm lại trong nước để phân tích, phát triển lập luận giải thích hoặc phát triển lý thuyết và báo cáo về chủ đề đã chọn. Bên cạnh phương pháp quy nạp, nghiên cứu còn sử dụng phương pháp diễn dịch thông qua việc tìm hiểu suy nghĩ, kinh nghiệm, và quan điểm của những người tham gia khảo sát. Bởi vì chủ đề này có rất ít các nghiên cứu trong nước thực hiện trước đó nên cần được khám phá để tìm hiểu kinh nghiệm, hiểu biết, nhận thức hoặc hành vi của người tiêu dùng trong nước đối với xu hướng quảng cáo đầy tiềm năng trong tương lai. Cụ thể nghiên cứu được thực hiện thông qua các phương pháp cụ thể của một nghiên cứu định tính như sau: Thứ nhất là phương pháp tường thuật (narrative research), nghiên cứu dựa trên các câu chuyện về những trải nghiệm của các nhà quảng cáo được các nhà nghiên cứu tường thuật lại hoặc những câu chuyện về quảng cáo của các nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới. Từ đó phân tích có hệ thống những câu chuyện tiêu biểu nhất từ cộng đồng và đưa ra lựa chọn các câu chuyện theo nhận thức của các nhóm, các cộng đồng có tính chất thay đổi đáng kể nhất, đào sâu được vấn đề và những ý kiến từ đối tượng nghiên cứu. Thứ hai là phương pháp hiện tượng (phenomenology research) được dùng để mô tả ý nghĩa của một khái niệm hoặc hiện tượng được đúc kết từ các nghiên cứu có sẵn. Bên cạnh đó nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp xây dựng lý thuyết nền (grounded theory) dựa trên dữ liệu thu thập từ những cá nhân đã có trải nghiệm thực tế để khái quát hóa thành một lý thuyết hoặc nguyên lý chung. Ngoài ra, nghiên cứu còn sử dụng phương pháp thâm nhập (ethnography research) để mô tả và diễn dịch các khung giá trị, hành vi, niềm tin, ngôn ngữ của một nhóm cùng chia sẻ một nền văn hóa và thông qua đó, ý nghĩa của các yếu tố này được đúc kết. Lý do của việc lựa chọn phương pháp này chính là nhu cầu thu thập kiến thức thực tế, thông tin được thu thập từ các ấn phẩm hiện có khác nhau và xử lý từ tác giả. Sau khi xem xét và nghiên cứu dữ liệu, nghiên cứu có thể phân tích thái độ chung của đa số người tiêu dùng đối với quảng cáo có hình ảnh liên quan đến LGBT và hiệu quả của nó. Như vậy, kiến thức có được có thể được dùng để dự đoán xu hướng thái độ của người mua đối với một công ty và trả lời câu hỏi liệu sự hỗ trợ và quảng cáo của công ty theo mục tiêu hướng đến cộng đồng LGBT có ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng như thế nào. Nghiên cứu đi đến kết luận bằng cách đưa ra gợi ý cho hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai dựa trên việc xem xét tài liệu, các tín hiệu hòa nhập của những người đồng tính và dị tính có thể tạo ra thái độ tích cực cho người tiêu dùng đối với các quảng cáo hướng đến cộng đồng LGBT và các tổ chức quảng cáo. Trong nghiên cứu này, dù phương tiện truyền thông là nguồn thu thập dữ liệu chính nhưng nó cũng chính là nguồn gốc cho sự thay đổi thái độ của người tiêu dùng trên thế giới và ở Việt Nam đối với những quảng cáo liên quan đến hình ảnh LGBT. Vì truyền thông vừa phản ánh, vừa tác động đến xã hội. Nghiên cứu sử dụng các báo, tạp chí được trích dẫn đầy đủ và là những nguồn uy tín. Các thông tin trực quan cũng được tham khảo từ các kênh và các chương trình truyền hình của các cơ quan ngôn luận chính thống của Việt Nam và các cá nhân, tổ chức không chuyên nghiệp khác để có cái nhìn khách quan và toàn diện cho việc nghiên cứu. Các chủ đề chính trong nghiên cứu về thái độ là mối quan hệ giữa thái độ và hành vi, sự 294
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP THÀNH PHỐ thay đổi thái độ, sức mạnh của thái độ, hành vi của người tiêu dùng. Mặc dù các kết quả nghiên cứu trước đây đã có những nỗ lực xây dựng phép đo cho chủ đề này trong các nghiên cứu định lượng, nhưng nhu cầu về độ sâu và chi tiết của thông tin cần đạt được thông qua nghiên cứu định tính (Flores, 2015) , đặc biệt là khai thác kịp thời các phương tiện trực tuyến mới (Adamczyk & Liao, 2019; Pullen & Cooper, 2010). Đó cũng chính là cách tiếp cận phương pháp luận của nghiên cứu này. 3. KẾT LUẬN Nhiều nghiên cứu đã xuất bản được sử dụng để tổng hợp lý thuyết cho bài nghiên cứu về thái độ của người tiêu dùng đối với quảng cáo LGBT này. Đa phần tài liệu được thu thập từ các tập chí nước ngoài, các tài liệu trong nước về chủ đề này còn hạn chế. Dựa trên các tài liệu được chọn lọc theo các chủ đề nổi bật có liên quan ở các quốc gia khác nhau, trong hai năm gần nhất, nghiên cứu tóm tắt các lý thuyết cần thiết và hữu ích làm cơ sở tiếp cận quan trọng cho bước nghiên cứu tiếp theo trong việc tìm hiểu thái độ và phản ứng của khách hàng đối với quảng cáo có sử dụng yếu tố đồng tính luyến ái. 4. HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO Từ những nghiên cứu sẵn có trên thế giới, có thể thấy cái nhìn khách quan, đa chiều về ảnh hưởng của quảng cáo LGBT đến thái độ và phản ứng của người tiêu dùng, những sự thay đổi trong xu hướng quảng cáo này là cơ sở mới cho thấy hình ảnh đồng tính luyến ái có thể nâng cao sức thuyết phục và tạo thành một chiến lược quảng cáo đầy hứa hẹn cho các doanh nghiệp. Tôi tin rằng nghiên cứu này có thể hữu ích cho các nhà tiếp thị - những người đang tìm cách tốt nhất để nhắm đến mục tiêu cộng đồng LGBT nhưng vẫn tôn trọng và hòa nhập với những người dân còn lại. Vì nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp là chính nên chỉ xem xét phân tích xu hướng chung về thái độ của người tiêu dùng đối với quảng cáo LGBT và cộng đồng LGBT trong xã hội. Và tất nhiên, ở mỗi quốc gia, mỗi nền văn hóa, thậm chí mỗi cá nhân, ngoài những đặc điểm chung đã phân tích có thể sẽ có những nét riêng biệt cụ thể và mối quan hệ giữa những nét chung với đặc điểm riêng của mỗi cá nhân. Do đó, thông qua nghiên cứu này, các nghiên cứu tiếp theo có thể dễ dàng lựa chọn chủ đề để thu thập dữ liệu sơ cấp phù hợp với bối cảnh của Việt Nam đương đại. Có thể thị trường quảng cáo của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn có nhu cầu về nghiên cứu liên quan đến sự khác biệt về nhân khẩu học hoặc bối cảnh xã hội như trường học, cơ quan nhà nước, khu vực công cộng… 295
  6. MARKETING GIAI ĐOẠN BÌNH THƯỜNG MỚI TÀI LIỆU THAM KHẢO Adamczyk, A., & Liao, Y. C. (2019). Examining public opinion about LGBTQ-related issues in the United States and across multiple nations. Annual Review of Sociology, 45, 401–423. https://doi.org/10.1146/annurev-soc-073018-022332 Afanaseva, M. (2020). Advertising To LGBTQ+: Case company: H&M. LAB University of Applied Sciences. APA (1976), Thiên hướng tình dục và đồng tính luyến ái, Báo cáo của Trung tâm trợ giúp tâm lý Mỹ APA tại Hội nghị Quốc tế về ĐTLA tháng 11 năm 1976, Toronto, Canada Cooper, M. B., 2016. New H&M Ad Features Gay Kiss and Transgender Actress. Retrieved on 17 November 2020. https://www.washingtonblade.com/2016/09/23/trans-actress-hari-nef-stars- new-hm-ad/. Flores, A. (2015). Examining Variation in Surveying Attitudes on Same-Sex Marriage: A Meta- Analysis. Public Opinion Quarterly, 79(2), 580–593. https://doi.org/https://doi.org/10.1093/poq/nfv017 Hà, M.T, Trần, Đ.K., Cao, Q.V., (2018). Thái độ đối với thương hiệu và thái độ đối với quảng cáo sử dụng hình ảnh hấp dẫn giới tính qua một nghiên cứu thử nghiệm. Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á, 29(4), 64-84. HVNCLC (2029). LGBT, đối tượng mới của maketing 2019. https://hvnclc.vn/lgbt-doi-tuong-moi- cua-marketing-2019/. Truy cập ngày 6/12/2022. ICS, ISEE, (2021), Hỏi nhanh đáp gọn về song tính. Kotler, P., Amstrong, G. (2013), Quản trị marketing. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà Xuất bản Lao động – Xã hội; Lê, T.H. (2014), Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị - Lấy ví dụ tại thành phố Hà Nội, Luận án tiến sỹ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Luật quảng cáo, 2012, Quốc Hội Lutz, R. J. (1985). Affective and cognitive antecedents of attitude toward the ad: A conceptual framework. Psychological Process and Advertising Effects: Theory, Research, and Application, 45–63. MacKenzie, S. B., Lutz, R. J., Belch, G. E. (1986). The role of attitude toward the ad as a mediator of advertising effectiveness: A test of competing explanations. Journal of Marketing Research, 23(2), 130–143. doi: 10.2307/3151660. Martin, E. & Erik, H. (2019) Consumer Responses to Homosexual Imagery in Advertising: A Meta-Analysis, Journal of Advertising, 48:4, 380-400. Nagar, K. (2015). Modeling the effects of green advertising on brand image: Investigating the moderating effects of product involvement using structural equation. Journal of Global Marketing, 28(3–5), 152–171. Nguyễn, L.H.A., Ngô, T.T.M., Nguyễn, T.T, Đồng, T.Y, Nguyễn , T.A.N., Nguyễn, T.M.H., Ngô, T.T.M., 2019, Công tác xã hội với người đồng tính, song tính, chuyển giới. NXB Khoa học xã hội. 296
  7. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP THÀNH PHỐ Northey, G., Dolan, R., van Esch, P., Septianto, F., Andonopoulos, V., & Barbera, M. (2019). Fifty Shades of Gay: The Effects of Gender and LGBT Imagery on Politically Conservative Viewers. ACR North American Advances. Olson, J. C., & Mitchell, A. A. (1981). Are product attribute beliefs the only mediator of advertising effects on brand attitude? Journal of Marketing Research, 18(3), 318–332. Perloff, R. M. (2016). The Dynamics of Persuasion: Communication and Attitudes in the Twenty- First Century. Oxfordshire. Phạm, Q.P. (2013). Người đồng tính, song tính và uyển giới ở Việt Nam: Tổng luận các nghiên cứu. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, trang 27. Pullen, C., & Cooper, M. (2010). LGBT Identity and Online New Media. Routledge. Read, G. L., Irene, I., Van, D., and Robert, F. P. (2018), “Same-Sex Couples in Advertisements: An Investigation of the Role of Implicit Attitudes on Cognitive Processing and Evaluation,” Journal of Advertising, 47 (2), 182–97. Sander, F., Föhl, U., Walter, N., & Demmer, V. (2021). Green or social? An analysis of environmental and social sustainability advertising and its impact on brand personality, credibility and attitude. Journal of Brand Management, 28(4), 429–445 Sherif, M., & Hovland, C. I. (1961). Social judgment: Assimilation and contrast effects in communication and attitude change. New Haven, Conn.: Yale University Press. Spears, N., & Singh, S. N. (2004). Measuring attitude toward the brand and purchase intentions. Journal of Current Issues & Research in Advertising, 26(2), 53–66. doi: 10.1080/10641734.2004.10505164. Trương. H.Q., (2014). Người đồng tính, song tính, chuyển giới tại Việt Nam và vấn đề đổi mới hệ thống pháp luật. Nxb Chính trị quốc gia. Wikipedia, 2022, https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%A3ng_c%C3%A1o, truy cập ngày 4/12/2022. 297
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2