Nghiên cứu thực trạng và nhu cầu học, sử dụng tiếng Anh chuyên ngành của sinh viên Y khoa từ năm thứ 3 đến năm thứ 6 tại trường Đại học Y Dược Cần Thơ
lượt xem 4
download
Bài viết trình bày đánh giá thực trạng và nhu cầu học TACN của sinh viên Y chính quy từ năm thứ 3 đến năm thứ 6 sau khi đã hoàn thành học phần TACN của trường Đại học Y Dược Cần Thơ; Tìm hiểu một số đề xuất nâng cao chất lượng học tập và sử dụng TACN của sinh viên chính quy từ năm thứ 3 đến năm thứ 6 trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu thực trạng và nhu cầu học, sử dụng tiếng Anh chuyên ngành của sinh viên Y khoa từ năm thứ 3 đến năm thứ 6 tại trường Đại học Y Dược Cần Thơ
- TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 27/2020 Trường Đại học Y Dược Huế, 32, tr.35-42. 4. Nguyễn Thị Hồng Nhung (2015), “Nghiên cứu nâng cao hiệu quả của xét nghiệm PSA (Prostate specific antigen) huyết thanh trong tầm soát và chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt”, Luận văn Tiến sĩ Sinh Học, Đại Học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh. 5. Nguyễn Ngọc Rạng (2012), “Ứng dụng đường cong ROC”, Thiết Kế Nghiên Cứu & Thống Kê Y Học, Nhà xuất Bản Y Học. 6. Abdelgadir AE, Haala MG, Ghada A., Bader El-din HE (2014), “Use of free to total prostate- specific antigen ratio to improve differentiation of prostate cancer from benign prostate hyperplasia”, Egyptian Academic Journal of Biological Sciences, 6(1),151-156. 7. Beckman Coulter (2018), “Access Hybritech p2PSA”, Instruction For Use. 8. Beckman Coulter (2018), “Access Hybritech PSA”, Instruction For Use. 9. Beckman Coulter (2018), “Access Hybritech Free PSA”, Instruction For Use. 10. Bray F, Ferlay J, et al (2018), “Global cancer statistics 2018: Globocan Estimates of Incedence and Mortality Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries”, CA Cancer J Clin, 68, pp.394-424. 11. Chiu PK-F, et al (2016), “Prostate Health Index and %p2PSA Predict Aggressive ProstateCancer Pathology in Chinese Patients Undergoing RadicalProstatectomy”, Ann Surg Oncol. 12. Epstein JI, Netto GJ (2015), “Clinical Correlates with Biospy: Serum Prostate-Specific Antigen, Digital Rectal Examination, and imaging Techniques”, Biopsy Interpretation Series: Biopsy Interpretation of the Prostate, 5th Edition, pp.1-7. 13. Lerner S.E., Jacobsen S.J, et al (1996), “Free, complexed and total serum PSA concentration and their proportions in predicting stage, grade, and DNA ploidy inpatients with prostate cancer”, The Journal of Urology, 55, 416. 14. Sokoll LJ, Wang Y, et al (2008), “[-2] proenzyme prostate-specific antigen for prostate cancer detection: A National Cancer Institute Early Dectection Research Network validation study”, The Journal of Urology, 180, pp. 539-543. (Ngày nhận bài: 20 /11/2019 - Ngày duyệt đăng: 19/6/2020) NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU HỌC, SỬ DỤNG TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH CỦA SINH VIÊN Y KHOA TỪ NĂM THỨ 3 ĐẾN NĂM THỨ 6 TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ Lê Hồ Bảo Châu*, Lâm Thị Thủy Tiên Trường Đại học Y Dược Cần Thơ *Email: lhbchau046@gmail.com TÓM TẮT Đặt vấn đề: Việc đánh giá nhu cầu học và sử dụng tiếng Anh chuyên ngành (TACN) là rất hữu ích và cấp thiết, đặc biệt đối với nhóm sinh viên đã hoàn thành chương trình TACN. Đây là đối tượng đã có trải nghiệm học tập TACN trên giảng đường cũng như có những nhu cầu, mong muốn cho việc học TACN sau khi đã hoàn thành chương trình TACN. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Đánh giá thực trạng và nhu cầu học TACN của sinh viên Y chính quy từ năm thứ 3 đến năm thứ 6 sau khi đã hoàn thành học phần TACN của trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 2. Tìm hiểu một số đề xuất nâng cao chất lượng học tập và sử dụng TACN của sinh viên chính quy từ năm thứ 3 đến năm thứ 6 trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. 85
- TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 27/2020 Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn, gồm 348 sinh viên y khoa, sinh viên trả lời bằng cách điền trực tiếp vào bảng câu hỏi. Kết quả: Nghe-nói là kĩ năng khiến sinh viên chưa tự tin nhất với tỉ lệ 56,9%. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ tiếp tục học TACN giữa các nhóm ý kiến về mức độ quan trọng của TACN. Phương pháp Thảo luận case lâm sàng nhận được nhiều đánh giá tích cực, có 52,16% sinh viên đánh giá hiệu quả phương pháp này từ “khá hiệu quả” đến “rất hiệu quả”. Bệnh học và điều trị là nội dung TACN sinh viên muốn được học nhất. Nghe-nói là kĩ năng sinh viên muốn học nhất sau khi hoàn thành tín chỉ TACN. Các đề xuất mong muốn chương trình TACN hiện tại cải thiện mảng kĩ năng nghe – nói, tăng tính ứng dụng trong phương pháp giảng dạy. Đồng thời, cần có sự hỗ trợ trong việc đưa TACN vào các môn học chuyên ngành và hoạt động ngoại khóa. Kết luận: Sinh viên sau khi hoàn thành chương trình TACN của trường có nhu cầu học TACN và nhu cầu này liên quan chặt chẽ đến chuyên môn Y và cải thiện kĩ năng nghe - nói. Các đề xuất mong muốn quá trình học TACN có thêm sự tương tác và hỗ trợ từ các đối tượng khác để nâng cao chất lượng học tập và sử dụng TACN. Từ khóa: Tiếng Anh chuyên ngành, tiếng Anh chuyên ngành Y khoa. ABSTRACT REALITY AND NEEDS FOR LEARNING AND USING MEDICAL ENGLISH OF 3th AND 6th YEARS MEDICAL STUDENTS AT CAN THO UNIVERSITY OF MEDICINE AND PHARMACY Le Ho Bao Chau, Lam Thi Thuy Tien Can Tho university of Medicine and Pharmacy Background: The investigation of the need for learning and using medical English is very useful and urgent, especially for students who have completed medical English courses at university. They have experiences in learning medical English at school as well as the needs for learning medical English after completing the medical English courses. Objectives: 1. Surveying the current status and the demand for learning medical English of 3th to 6th year medical students who have completed medical English course at Can Tho University of Medicine and Pharmacy. 2. Suggesting measures to improve the quality of learning and using medical English among the students. Materials and methods: Descriptive cross-sectional study with a single random sample, including 348 medical students who answer by filling out the questionnaire directly. Results: Listening- Speaking is the skill that the students feel least confident with the percentage of 56,9%. Reading is the skill that students feel most confident with the percentage of 71,26%. There is a statistically significant difference in the rate of continuing learning medical English among groups of opinions about the importance of medical English. Clinical case discussion is the method received a great deal of positive reviews, with 52.16% of students have rated its effectiveness as "quite effective" to "very effective”. After completing the medical English credits in the university, listening - speaking is the skill and pathology - treatment is the field that students want to learn the most. Proposals for the medical English credits to improve listening-speaking skill and the applicability in teaching methods. At the same time, there is a need for support in bringing medical English into specialized subjects and extracurricular activities. Conclusion: Students who completed medical English credits have the need to learn medical English and it is closely related to medical specialization and listeing-speaking skill. Proposals want the process of learning medical English to have more interaction and support from other subjects to improve the quality of learning and using medical English. Keywords: English for specific purpose, English for medical purpose. 86
- TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 27/2020 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Nhu cầu học và sử dụng tiếng Anh chuyên ngành ngày càng trở nên quan trọng đối với nhiều môn học, đặc biệt ở cấp bậc đại học. Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh sự cần thiết của tiếng Anh chuyên ngành đối với nhu cầu tương lai của sinh viên như Fang (1987) [3], Chia et al. (1999) [2], Rodis et al. (2011) [7]. Năm 2012, Nguyễn Thị Tuyết Minh [1] tiến hành khảo sát thái độ của sinh viên Y năm thứ 2 về việc học tiếng Anh chuyên ngành ở trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Quá trình khảo sát ngẫu nhiên 135 sinh viên y năm thứ 2 cho kết quả: Nhu cầu của sinh viên về học tiếng Anh chuyên ngành là được học cả 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết. Ngoài ra, sinh viên còn muốn được học chuyên ngành Y bằng tiếng Anh. Để có góc nhìn cụ thể và chi tiết hơn về nhu cầu này, việc đánh giá nhu cầu học và sử dụng tiếng Anh chuyên ngành là rất hữu ích và cấp thiết, đặc biệt đối với nhóm đối tượng sinh viên Y từ năm thứ 3 đến năm thứ 6, các sinh viên này đã hoàn thành chương trình tiếng Anh chuyên ngành. Vì những lý do trên, nhóm nghiên cứu của chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu nhu cầu học và sử dụng tiếng Anh chuyên ngành của sinh viên Y đa khoa từ năm thứ 3 đến năm thứ 6 tại trường Đại học Y Dược Cần Thơ” nhằm mục tiêu: - Đánh giá thực trạng và nhu cầu học tiếng Anh chuyên ngành của sinh viên Y chính quy từ năm thứ 3 đến năm thứ 6 sau khi đã hoàn thành học phần Anh văn chuyên ngành. - Tìm hiểu một số đề xuất nâng cao chất lượng học tập và sử dụng tiếng Anh chuyên ngành của sinh viên chính quy từ năm thứ 3 đến năm thứ 6 trường Đại học Y Dược Cần Thơ. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng của nghiên cứu gồm 348 sinh viên Y chính quy khóa 39, 40, 41, 42 năm học 2018-2019 tại trường Đại học Y dược Cần Thơ. Các sinh viên tham gia nghiên cứu đều đã hoàn thành học phần TACN. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Cỡ mẫu: Tiêu chuẩn chọn mẫu: Sinh viên trường Đại học Y Dược Cần Thơ ngành Y đa khoa khóa 39, 40, 41, 42 hệ chính quy năm học 2018-2019. Cách tính cỡ mẫu: Tổng số sinh viên ngành Y đa khoa khóa 39, 40, 41, 42 hệ chính quy năm học 2018-2019 (Theo chương trình và kế hoạch đào tạo đại học trường Đại học Y dược Cần Thơ năm học 2018-2019) : N= 3688 2 𝑝 𝑥 ( 1−𝑝) Cỡ mẫu ước tính tỉ lệ trong quần thể: 𝑛 = 𝑍1−∝/2 𝑑2 Trong đó: n: Cỡ mẫu cần có. p: Tỷ lệ trong các nghiên cứu tương tự. Theo Langgeng Budianto* (2014) [4], 50% sinh viên được khảo sát cho rằng nói và đọc là 2 kỹ năng cần thiết cho nghề nghiệp tương lai của họ. p= 0,5 d: Khoảng sai lệch mong muốn giữa tỷ lệ từ mẫu và tỷ lệ thật của quần thể. Chọn d=0,05 0,5 𝑥 0,5 Với α =0,05, Z1- α/2= 1,96. Ta có: 𝑛 = 1,962 𝑥 0,052 = 384 = P (cỡ mẫu ước tính) Điều chỉnh cỡ mẫu dựa theo kích thước dân số đích (N = 3688) n (hiệu chỉnh) = 348 (sinh viên) 87
- TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 27/2020 Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu phân tầng kết hợp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn Mẫu phân tầng theo khóa, lựa chọn số lượng sinh viên trong mỗi khóa dựa theo tỉ lệ sinh viên của khóa / tổng số sinh viên 4 khóa cần khảo sát. Thu thập và xử lí số liệu: Các số liệu sẽ được ghi nhận qua bảng câu hỏi, sau đó sẽ nhập vào máy tính và được xử lý bằng phần mềm SPSS và Excel. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Đặc điểm dân số nghiên cứu: Từ tháng 10/2018 đến tháng 7/2019, đã có 348 sinh viên trong tổng số 3688 sinh viên khóa 39, 40, 41, 42 hệ chính quy trường Đại học Y Dược Cần Thơ tham gia nghiên cứu, 100% sinh viên tham gia nghiên cứu đều đã hoàn thành tín chỉ TACN, trong đó nam giới chiếm 50,8 %, tỉ lệ sinh viên theo khóa 39; 40; 41; 42 tương ứng với số lượng sinh viên mỗi khóa: 22,4% 23,6% 28,7% 25,3%. 3.1. Thực trạng và nhu cầu học TACN của sinh viên Y chính quy từ năm thứ 3 đến năm thứ 6 sau khi hoàn thành học phần TACN của trường Đại học Y dược Cần Thơ. Bảng 1. Sinh viên tự đánh giá các kĩ năng tiếng Anh của bản thân hiện tại. Kĩ năng sinh viên cảm thấy tự tin Kĩ năng sinh viên cảm thấy chưa tự tin Đọc hiểu 71,26% Nghe nói 56,9% Dịch thuật 11,78% Viết 25,86% Nghe nói 11,49% Dịch thuật 12,07% Viết 5,46% Đọc hiểu 5,17% Nhận xét: Đọc hiểu là kĩ năng được nhiều sinh viên cảm thấy tự tin nhất với tỉ lệ 71,26%. Viết là kĩ năng chiếm tỉ lệ ít nhất với 5,46%. Về các kĩ năng chưa cảm thấy tự tin, nghe nói là kĩ năng chiếm tỉ lệ cao nhất với 56,9%, đọc hiểu là kĩ năng chiếm tỉ lệ thấp nhất với 5,17%. Bảng 2. Tần suất sử dụng TACN của sinh viên sau khi hoàn thành học phần TACN Tần suất Tỉ lệ (%) Rất thường xuyên 1,72 Thường xuyên 14,66 Thỉnh thoảng 53,74 Hiếm khi 29,89 Không tiếp xúc 0 Nhận xét: Tất cả sinh viên trả lời khảo sát đều có sử dụng TACN sau khi hoàn thành học phần TACN. Sinh viên sử dụng ở mức độ “thỉnh thoảng” chiếm tỉ lệ cao nhất với 53,74%, Chiếm tỉ lệ thấp nhất là mức độ rất thường xuyên, chiếm 1,72%. Bảng 3. Sinh viên đánh giá tầm quan trọng của việc tiếp tục học TACN và tỉ lệ tiếp tục học TACN sau khi hoàn thành học phần TACN Mức độ quan trọng Tiếp tục học TACN p Có Không n % n %
- TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 27/2020 *Chi-square Nhận xét: Các sinh viên đánh giá tầm quan trọng của TACN ở mức “rất quan trọng” và “khá quan trọng” có 73,45% và 50% tiếp tục duy trì việc học TACN. Các sinh viên đánh giá tầm quan trọng của TACN ở mức “ít quan trọng” có 33,3 % tiếp tục duy trì việc học TACN. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ tiếp tục học TACN giữa các nhóm ý kiến về mức độ quan trọng của TACN với p < 0,001. Bảng 4. Sinh viên đánh giá hiệu quả các phương pháp học TACN Đọc hiểu – Dịch Trình bày chuyên Thảo luận case lâm thuật (%) đề(%) sàng (%) Không hiệu quả 1,57 4,69 2,75 Ít hiệu quả 11,76 25,39 6,67 Tương đối hiệu quả 49,8 43,75 38,43 Khá hiệu quả 25,88 19,53 32,94 Rất hiệu quả 10,98 6,64 19,22 Nhận xét: Trong 3 phương pháp, trình bày chuyên đề là phương pháp có tỉ lệ đánh giá hiệu quả dưới mức trung bình (bao gồm ít và không hiệu quả) cao nhất với 30,08% và tỉ lệ trên mức trung bình (bao gồm khá hiệu quả và rất hiệu quả) thấp nhất với 26,17%. Thảo luận case lâm sàng được đánh giá hiệu quả trên trung bình cao nhất với tỉ lệ với 52,16% và mức độ dưới trung bình thấp nhất với 9,42%. Bảng 5. Các nội dung TACN sinh viên muốn học sau khi kết thúc học phần TACN (có thể lựa chọn nhiều nội dung) Nội dung Số lượt lựa chọn Bệnh học và điều trị 186/250 Triệu chứng học 93/250 Các tiến bộ và ứng dụng y khoa trong nước và quốc tế 91/250 Y học thường thức 60/250 Nhận xét: Bệnh học và điều trị là nội dung nhiều sinh viên lựa chọn nhất với 186/250 sinh viên tham gia khảo sát. Y học thường thức chiếm tỉ lệ thấp nhất với 60/250 sinh viên. Bảng 6. Kĩ năng sinh viên muốn học nhất sau khi hoàn thành học phần TACN Kĩ năng Tỉ lệ (%) Nghe nói 42,34 Dịch thuật 26,61 Đọc hiểu 25,4 Viết 5,65 Nhận xét: Nghe nói là kĩ năng sinh viên muốn học nhất sau khi hoàn thành học phần TACN (42,34%), tiếp theo sau là dịch thuật và đọc hiểu với lần lượt 26,61% và 25,4%. Viết chiếm tỉ lệ thấp nhất với 5,65%. 3.2. Một số đề xuất nâng cao chất lượng học tập và sử dụng TACN của sinh viên chính quy từ năm thứ 3 đến năm thứ 6 trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 3.2.1. Đề xuất về nâng cao chất lượng học tập TACN của sinh viên: Nhấn mạnh quá trình học tâp TACN là liên tục ngay từ khi bắt đầu, giúp sinh viên nhận thức được đầy đủ về tầm quan trọng của TACN khi bước vào môn học. 89
- TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 27/2020 Phương pháp giảng dạy thông qua thuyết trình đạt hiệu quả không cao, sinh viên không tìm hiểu vấn đề một cách toàn diện mà chỉ quan tâm tới phần được phân công. Chương trình TACN hiện tại cần tập trung nhiều hơn vào mảng kĩ năng nghe – nói. Bổ sung các yêu cầu tự học liên quan đến kĩ năng giao tiếp bằng tiếng Anh của sinh viên. 3.2.2. Đề xuất về nâng cao chất lượng sử dụng TACN của sinh viên: Cần bổ sung các tiết dạy của các bác sĩ lâm sàng, có thể kết hợp với Câu lạc bộ Anh văn chuyên ngành (CLB AVCN) và phòng Nghiên cứu khoa học - Quan hệ quốc tế để có thêm sự hỗ trợ và tạo hứng thú trong sinh viên. Cần kết hợp nội dung TACN vào các môn học khác, để TACN trở thành 1 phần trong các bài tập nhóm dưới dạng dịch thuật, chuyên đề ngoại văn, kiểm tra giữa kỳ,… nhằm mục đích tạo điều kiện cho sinh viên không ngừng tự học và tìm hiểu thêm. Tăng thêm các buổi giao lưu, trao đổi với các bác sĩ nước ngoài. Tạo mối liên hệ giữa các giảng viên, các sinh viên khóa trên và CLB AVCN để mở thêm nhiều lớp giảng dạy hoặc trao đổi, giải đáp thắc mắc cho sinh viên có nhu cầu. IV. BÀN LUẬN 4.1. Nhu cầu học TACN của sinh viên Y sau khi đã hoàn thành học phần TACN. Nghe-nói là kĩ năng chiếm tỉ lệ cao nhất khiến sinh viên chưa tự tin, đồng thời chiếm tỉ lệ thấp nhất trong các kĩ năng sinh viên cảm thấy đây là thế mạnh. Ngược lại, đọc hiểu là kĩ năng được nhiều sinh viên xem là thế mạnh khi chiếm tỉ lệ cao nhất trong các kĩ năng sinh viên cảm thấy tự tin với 71,26% và thấp nhất trong số các kĩ năng sinh viên chưa tự tin với 5,17%. Kết quả trên có sự tương đồng với Muhammad Arfan Lodhi và cộng sự [5] khi 71% sinh viên được hỏi tự đánh giá kĩ năng nói của họ là chưa đạt tiêu chuẩn. Nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của TACN: Hầu hết sinh viên đều nhận thức được tầm quan trọng của TACN. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Muhammad Arfan Lodhi [5] và cộng sự với 87,5% sinh viên đánh giá TACN là quan trọng, Mustafa and Raşide [6], sinh viên Y đánh giá TACN quan trọng vì TACN sẽ là 1 phần trong sự nghiệp của họ sau này, hơn là 1 môn học trong quá trình là sinh viên. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê chứng tỏ có liên quan giữa mức độ quan trọng trong đánh giá của sinh viên và tỉ lệ sinh viên tiếp tục học TACN sau khi hoàn thành chương trình TACN. Sinh viên đánh giá mức độ quan trọng của việc tiếp tục học TACN càng cao thì tỉ lệ tiếp tục theo học càng cao. Tuy nhiên tỉ lệ sinh viên đánh giá mức độ “rất quan trọng” tiếp tục học là 73,45% và tỉ lệ này ở nhóm “khá quan trọng” là 50% cho thấy vẫn còn sinh viên mặc dù hiểu được vai trò của TACN nhưng không tiếp tục rèn luyện thêm vốn kiến thức TACN của bản thân. Kết quả này có thể được giải thích dựa vào bảng 2 khi sinh viên sau khi hoàn thành chương trình TACN, tần suất tiếp xúc với TACN chủ yếu ở mức độ “thỉnh thoảng”, chỉ có 16,38% sinh viên tiếp xúc với TACN với tần suất “Thường xuyên” và “Rất thường xuyên”. Đánh giá các phương pháp đã được dạy: Trình bày chuyên đề là phương pháp đã được áp dụng trong quá trình giảng dạy TACN tại trường Đại học Y Dược Cần Thơ, tuy nhiên phương pháp này có tỉ lệ đánh giá hiệu quả dưới mức trung bình (ít và không hiệu quả) cao nhất với 30,08% và tỉ lệ trên mức trung bình (khá và rất hiệu quả) thấp nhất với 26,17%, kết quả này nghĩ do: tính ứng dụng thực tế của phương pháp này trong quá trình thực hành lâm sàng của sinh viên Y đa khoa chưa cao. Thảo luận case lâm sàng được đánh giá hiệu quả trên trung bình cao nhất với tỉ lệ với 52,16% và mức độ dưới trung bình thấp nhất với 9,42%. Quá trình thảo luận case lâm sàng giúp sinh viên có cái nhìn đa chiều về 90
- TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 27/2020 một vấn đề thực tế đang xảy ra trên bệnh nhân để từ đó đưa ra được phương án giải quyết hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, tính ứng dụng làm tăng hứng thú tìm tòi, học hỏi của sinh viên, giúp sinh viên duy trì động lực với việc học TACN. Đồng thời, phương pháp này đòi hỏi sinh viên có sự tự tin trong giao tiếp mới có thể thảo luận, tìm hiểu và giải quyết vấn đề, từ đó góp phần giúp phát triển kĩ năng giao tiếp, nâng cao sự tự tin của sinh viên. Nội dung muốn được học: Bệnh học và điều trị chiếm tỉ lệ cao nhất. Kết quả này phù hợp với mục đích học của sinh viên, tập trung vào nhóm kiến thức chuyên môn Y. Kĩ năng muốn được học: Nghe nói là kĩ năng sinh viên muốn học nhất sau khi hoàn thành tín chỉ TACN (42,34%). Kết quả này phù hợp với bảng 3 khi kĩ năng chưa tự tin nhất là nghe – nói. 4.2. Các đề xuất nâng cao chất lượng học tập và sử dụng TACN của sinh viên.: Đề xuất cho rằng việc học TACN nên được bắt đầu ngay từ năm đầu đại học. Ý kiến này tương đồng với nghiên cứu của Muhammad Arfan Lodhi [5] cho rằng tiếng Anh cơ bản và TACN đều nên được giảng dạy ở năm đầu đại học. Bên cạnh đó, các ý kiến về phương pháp giảng dạy thông qua thuyết trình chưa thực sự có hiệu quả, phù hợp với kết quả khảo sát khi sinh viên đánh giá hiệu quả của phương pháp này chưa cao và nội dung TACN sinh viên muốn học tập trung vào các kiến thức chuyên môn Y và tính ứng dụng lâm sàng. Do đó, ý kiến cần bổ sung các tiết dạy do các bác sĩ lâm sàng phụ trách, có thể kết hợp với CLB AVCN, phòng Nghiên cứu khoa học - Quan hệ quốc tế để có thêm sự hỗ trợ về nhân lực là phù hợp với nhu cầu và tình hình thực tế của sinh viên. Các ý kiến tập trung nhấn mạnh vai trò của TACN và quá trình học tập TACN là liên tục ngay từ khi bắt đầu, giúp sinh viên nhận thức được đầy đủ về tầm quan trọng của TACN khi bước vào môn học. Các đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TACN mong muốn có sự kết hợp nội dung TACN vào các môn học khác. Đồng thời, tạo mối liên hệ giữa các giảng viên, các sinh viên khóa trên có nhiều kinh nghiệm về TACN nhằm mục đích tạo động lực cho sinh viên tự học và tìm hiểu thêm. Đây là 1 giải pháp hiệu quả giúp nâng cao tần suất tiếp xúc với TACN của sinh viên sau khi hoàn thành chương trình TACN. Khi tần suất tiếp xúc với TACN tăng lên, sinh viên sẽ có thêm sự tự tin và động lực tiếp tục học TACN, góp phần giải quyết tình trạng sinh viên dù nhận thức được vai trò của TACN nhưng không tiếp tục học sau khi đã hoàn thành chương trình TACN. V. KẾT LUẬN Sinh viên sau khi hoàn thành học phần TACN của trường có nhu cầu học TACN và nhu cầu này liên quan chặt chẽ đến chuyên môn Y và kĩ năng nghe - nói. Các đề xuất từ sinh viên tập trung vào mong muốn chương trình TACN hiện tại cải thiện mảng kĩ năng nghe – nói cho sinh viên, tăng cường tính ứng dụng trong phương pháp giảng dạy. Đồng thời, cần có sự tương tác và hỗ trợ của các bộ môn, câu lạc bộ, hội nhóm khác trong việc đưa TACN vào các môn học chuyên ngành và các hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao chất lượng học và sử dụng TACN. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thị Tuyết Minh, “Khảo sát thái độ của sinh viên Y năm thứ 2 về việc học tiếng Anh chuyên ngành ở trường Đại học Y Dược Cần Thơ”, Đại học Y Dược Cần Thơ, trang 34, 2012. 91
- TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 27/2020 2. Chia et al, 1999. “English for college students in Taiwan: A study of perceptions of English needs in a medical context”. English for Specific Purposes, volumn 18, issue 2, pp107-119. 3. Fang. F., 1987. “An evaluation of the english language curriculum for medical students”. Papers from fourth conference on english learning and teaching in Republic of China, pp290. 4. Langgeng Budianto, 2014. “Promoting students’ autonomous learning through ict based learning in icp: a case study”. Lingua vol. 9, no. 2, Maulana Malik Ibrahim State Islamic University, Malang, pp132. 5. Muhammad Arfan Lodhi, 2018. “English for Doctors: An ESP Approach to Needs Analysis and Course Design for Medical Students”. International Journal of English Linguistics, Vol. 8, No. 5; pp209. 6. Mustafa Naci KAYAOĞLU and Raşide DAĞ AKBAŞ, 2016. “An Investigation into Medical Students' English Language Needs”. Department of English Language and Literature, Karadeniz Technical University, Trabzon, Turkey, pp67. 7. Rodis, O. M. M., Kariya, N., Nishimura, M., Matsumura, S., & Tamamura, R, 2012. “Needs analysis: Dental English for Japanese dental students”, The Asian EFL Journal Professional Teaching Articles, 55, pp1-20. (Ngày nhận bài: 18 / 2 /2020 - Ngày duyệt đăng: 18 / 6 /2020) TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN HIV/AIDS TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH SÓC TRĂNG Thạch Ngọc Anh, Lâm Nhựt Anh, Nguyễn Ngọc Phương Thảo, Lâm Quang Đức, Lê Thị Nhân Duyên, Dương Xuân Chữ, Nguyễn Thắng* Trường Đại học Y Dược Cần Thơ *Email: nthang@ctump.edu.vn TÓM TẮT Đặt vấn đề: Tuân thủ điều là yếu tố quan trọng trong điều trị ARV ở bệnh nhân HIV/AIDS nhằm tránh nguy cơ kháng thuốc và quyết định sự thành công của điều trị. Mục tiêu nghiên cứu: (1) Xác định tỷ lệ tuân thủ điều trị ARV ở bệnh nhân nhiễm HIV; (2) Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến việc không tuân thủ điều trị ARV ở bệnh nhân nhiễm HIV tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng năm 2019. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thực hiện nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 350 bệnh nhân HIV/AIDS đang điều trị ARV tại phòng khám ngoại trú của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng từ tháng 6/2019 đến tháng 12/2019. Dữ liệu được thu thập từ hồ sơ bệnh án và phỏng vấn bệnh nhân. Tuân thủ điều trị được đánh giá bằng bộ câu hỏi phỏng vấn. Bệnh nhân được xem là tuân thủ điều trị khi uống đúng thuốc trong chỉ định, tái khám và xét nghiệm đúng hẹn. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân nhiễm HIV tuân thủ điều trị ARV là 75,7%. Trong đó tỷ lệ bệnh nhân uống đúng thuốc là 98,3%, uống đúng liều là 86,3%, uống đúng giờ là 87,4%, uống đúng cách là 94,6%, tái khám đúng hẹn là 99,4%. Có mối liên quan giữa tuân thủ điều trị với nhóm tuổi, tình trạng hôn nhân, sử dung chất gây nghiện. Kết luận: Bệnh nhân nhiễm HIV tuân thủ điều trị ARV chung là 75,7%. Do đó cần tăng cường hơn nữa công tác tư vấn, cung cấp kiến thức về tuân thủ điều trị và các biện pháp hỗ trợ cho các đối tượng bệnh nhân HIV để tối ưu hoá việc tuân thủ điều trị. Từ khoá: điều trị ARV, HIV/AIDS, tuân thủ điều trị, yếu tố liên quan 92
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tên đề tài: “NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG NGUỒN LỰC PHỤC VỤ CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHOẺ CỦA NGÀNH Y TẾ TỈNH BẮC KẠN NĂM 2007 – 2008, ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẾN 2015”.
46 p | 393 | 80
-
Nghiên cứu thực trạng và nhu cầu nguồn nhân lực y tế dự phòng tỉnh Cà Mau năm 2012
6 p | 99 | 6
-
Thực trạng và nhu cầu đào tạo nhân lực y tế công cộng và y học dự phòng tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long
8 p | 18 | 4
-
Thực trạng và nhu cầu khám chữa bệnh từ xa của người bệnh mắc bệnh lý mạn tính khu vực miền Trung Việt Nam
10 p | 13 | 4
-
Đánh giá thực trạng và nhu cầu chăm sóc bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối tại nhà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
8 p | 26 | 4
-
Thực trạng và nhu cầu đào tạo liên tục về cấp cứu cơ bản của bác sĩ tại các khoa lâm sàng Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, Hà Nội
4 p | 3 | 3
-
Thực trạng và nhu cầu đào tạo liên tục của điều dưỡng tại các Bệnh viện Quân khu 7
12 p | 13 | 3
-
Thực trạng và nhu cầu bác sĩ chuyên khoa sản làm việc tại bệnh viện tuyến tỉnh, huyện theo các vùng sinh thái Việt Nam
7 p | 4 | 3
-
Thực trạng và nhu cầu đào tạo liên tục về chuyên môn của điều dưỡng tại các khoa Lâm sàng, Bệnh viện Phổi tỉnh Nghệ An
5 p | 12 | 3
-
Nghiên cứu thực trạng sử dụng dung dịch truyền tĩnh mạch tại khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Đại học Y Hải Phòng
8 p | 31 | 3
-
Nghiên cứu đánh giá thực trạng và nhu cầu phát triển nghề công tác xã hội trong ngành y tế
8 p | 60 | 2
-
Khảo sát thực trạng và nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người lao động tại một số tỉnh thành năm 2021
11 p | 32 | 2
-
Thực trạng và nhu cầu đào tạo liên tục về y học cổ truyền của bác sĩ tại các bệnh viện đa khoa ở Hà Nội năm 2022
5 p | 7 | 2
-
Thực trạng và nhu cầu nhân lực phòng, chống HIV/AIDS tại một số tỉnh thành lập Trung tâm Kiểm soát bệnh tật
7 p | 29 | 2
-
Thực trạng và nhu cầu bác sĩ chuyên khoa Nhi làm việc tại bệnh viện tuyến tỉnh, huyện theo các vùng sinh thái Việt Nam
8 p | 3 | 2
-
Thực trạng phơi nhiễm với khói thuốc lá tại hộ gia đình của trẻ em tiểu học tại một số xã thuộc huyện Chương Mỹ, Hà Nội, 2011
7 p | 68 | 1
-
Thực trạng và nhu cầu nhân lực của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tuyến tỉnh giai đoạn 2018-2020
8 p | 15 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn