intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu tổn thương tai giữa trên bệnh nhân ung thư đầu, cổ được xạ trị tại Bệnh viện Quân y 103

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

60
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết tập trung nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng tổn thương tai giữa trên bệnh nhân (BN) ung thư đầu, cổ sau xạ trị. Bài viết nghiên cứu tiến cứu mô tả trên 187 BN ung thư đầu, cổ được điều trị bằng xạ trị tại Trung tâm Ung bướu và Y học Hạt nhân.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu tổn thương tai giữa trên bệnh nhân ung thư đầu, cổ được xạ trị tại Bệnh viện Quân y 103

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017<br /> <br /> NGHIÊN CỨU TỔN THƯƠNG TAI GIỮA TRÊN BỆNH NHÂN<br /> UNG THƯ ĐẦU, CỔ ĐƯỢC XẠ TRỊ TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103<br /> Nguyễn Phi Long*<br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng tổn thương tai giữa trên bệnh nhân<br /> (BN) ung thư đầu, cổ sau xạ trị. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu tiến cứu mô tả trên 187 BN<br /> ung thư đầu, cổ được điều trị bằng xạ trị tại Trung tâm Ung bướu và Y học Hạt nhân. Bệnh viện<br /> Quân y 103 từ 2 - 2014 đến 4 - 2016. Kết quả: 187 BN với 247 tai đủ tiêu chuẩn nghiên cứu.<br /> Sau xạ trị: ù tai 58,30%, nghe kém: 50,19%. Màng nhĩ đục mất nón sáng 45,75%. Nhĩ lượng<br /> dạng II: 37,66%. Giảm thính lực mức độ nhẹ 29,96% và vừa 26,32%. Kết luận: xạ trị có xu<br /> hướng gây biến đổi bệnh lý trên tai giữa ở tất cả bệnh lý ung thư đầu, cổ. Do vậy, cần theo dõi<br /> thăm khám chẩn đoán sớm tình trạng bệnh lý tai giữa cho BN ung thư đầu, cổ được điều trị<br /> bằng xạ trị.<br /> * Từ khoá: Tổn thương tai giữa; Ung thư đầu, cổ; Xạ trị.<br /> <br /> Clinical and Paraclinical Characterisitcs of Middle Ear Damages in<br /> Patients with Head and Neck Cancer Undergoing Post-Radiotherapy<br /> at 103 Hospital<br /> Summary<br /> Objectives: To study clinical and paraclinical characteristics of injuries of middle ear of head<br /> and neck cancer (HNC) patients who underwent post-radiotherapy. Subjects and method: A<br /> cross-sectional and prospective study on 187 HNC patients, treated by radiotherapy in Center of<br /> Oncology and Nuclear Medicine, 103 Hospital from February 2014 to April 2016. Results: There<br /> was a total of 187 HNC patients whose 247 ears met the critirial study. After radiotherapy,<br /> tinnitus were found in 58.30% and 50.19% of the patients had a loss of hearing. In terms of<br /> symptoms, dull grey tympanic was present in 45.75%; tympanogram type II accounted for<br /> 37.66%. Hearing loss at mild was 29.96% and modrate: 26.32%. Conclusions: Radiotherapy<br /> causes the pathology of middle-ear in HNC patients. Thus, follow-up, examination and early<br /> detection in the middle-ear lesions are very crucial.<br /> * Key words: Middle-ear lesions; Head and neck cancer; Radiotherapy.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Ung thư đầu, cổ là ung thư hay gặp<br /> nhất ở Việt Nam nói riêng và khu vực<br /> Đông Nam Á nói chung, gia tăng cùng với<br /> <br /> các yếu tố như ô nhiễm môi trường, chất<br /> lượng thực phẩm và tình trạng nhiễm<br /> virut. Điều trị ung thư đầu, cổ hiện nay là<br /> điều trị đa mô thức, trong đó xạ trị được<br /> áp dụng cho hầu hết các loại ung thư.<br /> <br /> * Bệnh viện Quân y 103<br /> Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Phi Long (drlongB6@gmail.com)<br /> Ngày nhận bài: 23/02/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 15/05/2017<br /> Ngày bài báo được đăng: 23/05/2017<br /> <br /> 193<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017<br /> <br /> Tuy nhiên, những tác dụng không mong<br /> muốn do xạ trị gây ra, trong đó tổn thương<br /> ở tai đang là vấn đề cần được quan tâm<br /> nghiên cứu. Vì vậy, chúng tôi tiến hành<br /> thực hiện đề tài này nhằm:<br /> Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm<br /> sàng tổn thương tai giữa trên BN ung thư<br /> đầu, cổ sau xạ trị.<br /> ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đối tượng nghiên cứu.<br /> 187 BN được chẩn đoán ung thư dầu,<br /> cổ với 247 tai đáp ứng tiêu chuẩn nghiên<br /> cứu, điều trị tại Trung tâm Ung bướu và Y<br /> học Hạt nhân từ 2 - 2014 đến 4 - 2016.<br /> * Tiêu chuẩn lựa chọn:<br /> - BN được chẩn đoán xác định ung thư<br /> đầu, cổ, xạ trị theo phương pháp xạ trị mô<br /> phỏng theo hình dạng khối u tại Trung<br /> tâm Ung bướu và Y học Hạt nhân.<br /> Các loại ung thư đầu, cổ: ung thư vòm<br /> họng, ung thư sàng hàm, ung thư amidan,<br /> ung thư tuyến nước bọt mang tai, dưới<br /> <br /> hàm, dưới lưỡi, ung thư liên bào sàn<br /> miệng, ung thư lưỡi, ung thư thanh quản hạ họng, ung thư hạch cổ nguyên phát<br /> hay di căn không rõ nguồn gốc.<br /> - BN không có tổn thương tai giữa trước<br /> xạ trị và có tổn thương tai giữa sau xạ.<br /> - BN có đầy đủ hồ sơ nghiên cứu nội<br /> soi tai mũi họng, nhĩ lượng, thính lực đồ,<br /> phiếu điều tra, chỉ định can thiệp…).<br /> - BN đồng ý hợp tác nghiên cứu.<br /> * Tiêu chuẩn loại trừ:<br /> - BN ung thư đầu, cổ không được xạ<br /> trị bằng phương pháp mô phỏng theo<br /> hình dạng khối u.<br /> - BN sau xạ trị không có tổn thương tai<br /> giữa.<br /> - BN không có đầy đủ hồ sơ nghiên cứu.<br /> - BN không đồng ý hợp tác nghiên cứu.<br /> 2. Phương pháp nghiên cứu.<br /> Nghiên cứu tiến cứu mô tả từng<br /> trường hợp có can thiệp.<br /> Phương pháp xử lý số liệu bằng phần<br /> mềm SPSS 16.0.<br /> <br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br /> 1. Tình trạng tổn thương tai theo bệnh lý.<br /> Bảng 1: Vị trí khối u (n = 187).<br /> Bệnh lý<br /> <br /> Vị trí u<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> 41<br /> <br /> 129<br /> <br /> 69,0<br /> <br /> 3<br /> <br /> 1<br /> <br /> 4<br /> <br /> 2,2<br /> <br /> 1<br /> <br /> 3<br /> <br /> 4<br /> <br /> 8<br /> <br /> 4,3<br /> <br /> Lưỡi<br /> <br /> 3<br /> <br /> 2<br /> <br /> 3<br /> <br /> 8<br /> <br /> 4,3<br /> <br /> Thanh quản - hạ họng<br /> <br /> 13<br /> <br /> 7<br /> <br /> 8<br /> <br /> 28<br /> <br /> 15,1<br /> <br /> Tai phải<br /> <br /> Tai trái<br /> <br /> Cả 2 tai<br /> <br /> U vòm mũi họng<br /> <br /> 39<br /> <br /> 49<br /> <br /> Amidan<br /> <br /> 0<br /> <br /> Tuyến nước bọt mang tai<br /> <br /> 194<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017<br /> Sàng hàm<br /> <br /> 1<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 1<br /> <br /> 0,5<br /> <br /> Liên bào khoang miệng<br /> <br /> 2<br /> <br /> 1<br /> <br /> 1<br /> <br /> 4<br /> <br /> 2,2<br /> <br /> Hạch cổ<br /> <br /> 1<br /> <br /> 2<br /> <br /> 2<br /> <br /> 5<br /> <br /> 2,7<br /> <br /> n<br /> <br /> 60<br /> <br /> 67<br /> <br /> 60<br /> <br /> 187<br /> <br /> 100<br /> <br /> %<br /> <br /> 32,1<br /> <br /> 35,8<br /> <br /> 32,1<br /> <br /> 100<br /> <br /> 100<br /> <br /> Như vậy, trong nghiên cứu có 187 BN với 247 tai đủ tiêu chuẩn nghiên cứu. Trong<br /> đó, ung thư vòm chiếm tỷ lệ cao nhất với 179 tai đáp ứng tiêu chuẩn nghiên cứu đề ra<br /> (69,0%). Các khối u khác xếp theo thứ tự lần lượt là thanh quản - hạ họng, tuyến nước<br /> bọt mang tai và ung thư lưỡi, hạch cổ, liên bào sàn miệng. Thấp nhất là ung thư sàng<br /> hàm (1 BN) với 1 tai đáp ứng tiêu chuẩn nghiên cứu (0,5%).<br /> 2. Ảnh hưởng của xạ trị tới tình trạng tổn thương ở tai giữa.<br /> * Triệu chứng cơ năng tai trước và sau xạ trị:<br /> Bảng 2: Triệu chứng cơ năng ở tai sau xạ trị (n = 247).<br /> <br /> Mới xuất hiện<br /> <br /> Ù tai<br /> <br /> Đau<br /> tai<br /> <br /> Tiếng vang<br /> trong tai<br /> <br /> Nghe<br /> kém<br /> <br /> dịch tai<br /> <br /> n<br /> <br /> 0<br /> <br /> 79<br /> <br /> 23<br /> <br /> 56<br /> <br /> 79<br /> <br /> 3<br /> <br /> %<br /> <br /> 0<br /> <br /> 31,98<br /> <br /> 9,32<br /> <br /> 22,67<br /> <br /> 31,98<br /> <br /> 1,21<br /> <br /> Tăng lên<br /> Biến đổi của<br /> triệu chứng cũ<br /> <br /> Giữ nguyên<br /> <br /> Giảm đi<br /> <br /> Tổng<br /> <br /> Chảy<br /> <br /> Bình<br /> thường<br /> <br /> Triệu chứng<br /> <br /> n<br /> <br /> 0<br /> <br /> 45<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 36<br /> <br /> 0<br /> <br /> %<br /> <br /> 0<br /> <br /> 18,22<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 14,57<br /> <br /> 0<br /> <br /> n<br /> <br /> 47<br /> <br /> 16<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 9<br /> <br /> 0<br /> <br /> %<br /> <br /> 19,03<br /> <br /> 6,48<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 3,64<br /> <br /> 0<br /> <br /> n<br /> <br /> 71<br /> <br /> 4<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> %<br /> <br /> 28,74<br /> <br /> 1,62<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> n<br /> <br /> 47<br /> <br /> 144<br /> <br /> 23<br /> <br /> 56<br /> <br /> 124<br /> <br /> 3<br /> <br /> %<br /> <br /> 19,02<br /> <br /> 58,30<br /> <br /> 9,32<br /> <br /> 22,67<br /> <br /> 50,19<br /> <br /> 1,21<br /> <br /> - Triệu chứng phản ánh nhiều nhất là ù tai (58,30%), sau đó là nghe kém (50,19%).<br /> Trong 2 triệu chứng, có BN đã xuất hiện trước xạ, triệu chứng nặng so với trước xạ với<br /> ù tai (18,22%) và nghe kém (14,57%).<br /> - Thấp nhất là chảy dịch tai (3 BN = 1,21%).<br /> - Trong các triệu chứng mới xuất hiện so với trước xạ, gặp nhiều nhất là nghe kém<br /> và ù tai; tiếng vang trong tai; đau tai và thấp nhất là chảy dịch tai. Đây là những triệu<br /> chứng thường gặp khi viêm tai ứ dịch hay tắc vòi mạn tính. Theo Gustave-Roussy, tỷ<br /> lệ nghe kém 1 năm sau xạ trị là 25%, chủ yếu là nghe kém dẫn truyền [4]. Theo RF.<br /> Mould [3], khoảng 21% BN sau xạ có tình trạng viêm tai ứ dịch.<br /> 195<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017<br /> 3. Triệu chứng thực thể tai trước và sau xạ trị.<br /> Bảng 3: Triệu chứng thực thể tai sau xạ (n = 247).<br /> Bình<br /> thường<br /> <br /> Đục mất nón<br /> sang<br /> <br /> Co lõm/có<br /> dịch<br /> <br /> Túi co<br /> kéo<br /> <br /> Thủng<br /> <br /> n<br /> <br /> 189<br /> <br /> 58<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 247<br /> <br /> %<br /> <br /> 76,52<br /> <br /> 23,48<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 100<br /> <br /> n<br /> <br /> 78<br /> <br /> 113<br /> <br /> 50<br /> <br /> 3<br /> <br /> 3<br /> <br /> 247<br /> <br /> %<br /> <br /> 31,58<br /> <br /> 45,75<br /> <br /> 20,25<br /> <br /> 1,21<br /> <br /> 1,21<br /> <br /> 100<br /> <br /> < 0,05<br /> <br /> < 0,05<br /> <br /> < 0,05<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Màng nhĩ<br /> Trước xạ<br /> trị<br /> <br /> Sau xạ trị<br /> p<br /> <br /> Tổng<br /> <br /> - Trước xạ, hình ảnh nội soi bình thường (76,52%) hoặc đục mất nón sáng (23,48%).<br /> - Sau xạ, màng nhĩ đục mất nón sáng chiếm tỷ lệ cao nhất (45,75%), tiếp theo co<br /> lõm/có dịch, thấp nhất là túi co kéo và thủng. Màng nhĩ bình thường chỉ còn 31,58%.<br /> Kết quả của chúng tôi tương tự với Vũ Trường Phong nghiên cứu trên 187 BN ung thư<br /> vòm sau xạ trị với tỷ lệ màng nhĩ đục mất nón sáng 22,5%; co lõm có dịch 17,7% [1].<br /> 4. Nhĩ đồ của tai trước và sau xạ trị.<br /> Bảng 4: Nhĩ đồ sau xạ trị (n = 247).<br /> Dạng nhĩ đồ<br /> <br /> Thời điểm<br /> <br /> Trước xạ<br /> <br /> Xạ trị<br /> p<br /> <br /> Dạng II<br /> <br /> Dạng III<br /> <br /> Dạng IV<br /> <br /> Thủng<br /> <br /> n<br /> <br /> 203<br /> <br /> 44<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 247<br /> <br /> %<br /> <br /> 82,19<br /> <br /> 17,81<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 100<br /> <br /> n<br /> <br /> 97<br /> <br /> 93<br /> <br /> 36<br /> <br /> 18<br /> <br /> 3<br /> <br /> 247<br /> <br /> %<br /> <br /> 39,27<br /> <br /> 37,66<br /> <br /> 14,57<br /> <br /> 7,29<br /> <br /> 1,21<br /> <br /> 100<br /> <br /> < 0,05<br /> <br /> < 0,05<br /> <br /> < 0,05<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Sau xạ các rối loạn thông khí ở tai<br /> giữa biểu hiện rõ rệt, dạng nhĩ đồ III, IV<br /> hay thủng xuất hiện với tần xuất 14,57%;<br /> 7,29% và 1,21%, biểu hiện trạng thái<br /> viêm tai, ứ dịch ở hòm nhĩ mạn tính. So<br /> với trước xạ, nhĩ đồ dạng II là 37,66%,<br /> khác biệt so với trước xạ có ý nghĩa<br /> thống kê (p < 0,05).<br /> 196<br /> <br /> Tổng<br /> <br /> Dạng I<br /> <br /> Ling - Feng Wang và CS theo dõi 395<br /> tai của 220 người bệnh ung thư vòm mũi<br /> họng tại Bệnh viện Trường Đại học<br /> Koushung Đài Loan thấy tỷ lệ viêm tai<br /> giữa ứ dịch sau xạ trị 29,6% (117/395<br /> BN) [6]. Cũng theo một nghiên cứu khác<br /> của Trường Đại học Quốc gia Đài Loan,<br /> Yi - Ho Young gặp tỷ lệ viêm tai giữa ứ<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017<br /> dịch sau xạ trị 6 tháng là 25%, nhưng sau<br /> 5 năm tỷ lệ này tăng lên 40%, trong đó<br /> 15% viêm tai giữa mạn tính [5].<br /> Trong nghiên cứu của Viện Ung thư<br /> Gustave - Roussy (Pháp), kết quả<br /> <br /> giảm sức nghe sau xạ trị ước tính 25%<br /> trong 1 năm sau xạ trị ung thư vòm<br /> mũi họng và lên đến 46% sau 5 năm<br /> [4].<br /> * Thính lực của tai trước và sau xạ:<br /> <br /> Bảng 5: Thay đổi thính lực của tai trước xạ (n = 247).<br /> Thính lực trước và sau xạ trị - PTA (dB)<br /> <br /> Tổng<br /> <br /> Thời điểm<br /> ≤ 20<br /> Trước xạ<br /> trị<br /> <br /> 21 - 40<br /> <br /> 41 - 60<br /> <br /> > 60<br /> <br /> n<br /> <br /> 241<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 247<br /> <br /> %<br /> <br /> 100<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 100<br /> <br /> n<br /> <br /> 108<br /> <br /> 74<br /> <br /> 65<br /> <br /> 0<br /> <br /> 247<br /> <br /> %<br /> <br /> 43,72<br /> <br /> 29,96<br /> <br /> 26,32<br /> <br /> 0<br /> <br /> 100<br /> <br /> < 0,05<br /> <br /> < 0,05<br /> <br /> < 0,05<br /> <br /> Sau xạ trị<br /> p<br /> <br /> Sau xạ chủ yếu BN có giảm thính lực mức độ nhẹ (từ 21 - 40 dB) (29,96%) và vừa<br /> (41 - 60 dB). Sự biến đổi này hoàn toàn tương thích với biểu hiện lâm sàng và nhĩ<br /> lượng của BN, khác biệt mức độ thính lực trước và sau xạ trị đều có ý nghĩa thống kê<br /> (p < 0,05).<br /> Kết quả phù hợp với nghiên cứu của Gustave - Roussy, thường xảy ra nghe kém<br /> do điếc dẫn truyền có hoặc không liên quan với tình trạng ứ dịch, mức độ suy giảm<br /> thính lực chủ yếu thường 35 - 30 dB. Theo Vũ Trường Phong, tỷ lệ giảm thính lực chủ<br /> yếu ≤ 20 (49,4%) và 20 - 30 dB (48,1%); thay đổi rõ rệt nhất ở mức 40 dB.<br /> KẾT LUẬN<br /> Nghiên cứu ảnh hưởng của xạ trị lên<br /> tai giữa sau xạ trị trên 187 BN, chúng tôi<br /> có nhận xét:<br /> - Ù tai 58,30%, nghe kém: 50,19% và<br /> nặng lên so với trước xạ: ù tai 18,22% và<br /> nghe kém 14,57%. 31,98% BN mới xuất<br /> hiện ù tai và nghe kém.<br /> - Màng nhĩ đục mất nón sáng 45,75%.<br /> - Nhĩ lượng dạng II: 37,66%.<br /> - Sau xạ, BN có giảm thính lực mức độ<br /> <br /> nhẹ (29,96%) và vừa (26,32%). Chứng tỏ<br /> giảm thính lực chủ yếu do hậu quả của<br /> tắc vòi, nghe kém do dẫn truyền chứ<br /> không phải do ốc tai.<br /> KIẾN NGHỊ<br /> - Cần có sự hợp tác giữa 2 chuyên<br /> ngành Tai Mũi Họng và Ung thư trong<br /> chẩn đoán tổn thương tai cho BN ung thư<br /> đầu, cổ.<br /> - Nghiên cứu dự phòng và điều trị tổn<br /> thương tai giữa cho BN ung thư đầu, cổ.<br /> 197<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2