intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu tổng quan về hệ thống báo cáo kế toán trong doanh nghiệp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu "Nghiên cứu tổng quan về hệ thống báo cáo kế toán trong doanh nghiệp" đã xem xét các công trình khoa học liên quan đến hệ thống báo cáo kế toán trong doanh nghiệp để tóm tắt các kết quả nghiên cứu, từ đó xác định khoảng trống nghiên cứu cũng như đưa ra các định hướng nghiên cứu trong tương lai. Những nghiên cứu về hệ thống báo cáo kế toán trong đó bao gồm báo cáo tài chính và báo cáo kế toán quản trị đã đạt được nhiều thành tựu trên toàn cầu. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu tổng quan về hệ thống báo cáo kế toán trong doanh nghiệp

  1. NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG BÁO CÁO KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP Hoàng Thị Mai Lan* 1 TÓM TẮT: Nghiên cứu đã xem xét các công trình khoa học liên quan đến hệ thống báo cáo kế toán trong doanh nghiệp để tóm tắt các kết quả nghiên cứu, từ đó xác định khoảng trống nghiên cứu cũng như đưa ra các định hướng nghiên cứu trong tương lai. Những nghiên cứu về hệ thống báo cáo kế toán trong đó bao gồm báo cáo tài chính và báo cáo kế toán quản trị đã đạt được nhiều thành tựu trên toàn cầu. Tác giả đã áp dụng kỹ thuật đánh giá về tổng quan nghiên cứu đồng thời truy cập tài nguyên điện tử của các nhà xuất bản quốc tế, cổng thông tin của bộ giáo dục cũng như nguồn dữ liệu của thư viện Quốc gia để tổng hợp tất cả các xu hướng nghiên cứu về báo cáo kế toán. Từ khóa: Chất lượng thông tin kế toán; Báo cáo kế toán quản trị; Báo cáo tài chính; Hệ thống báo cáo kế toán. ABSTRACT: The purpose of this paper is to review current articles and research papers with regard to accounting report to synthesize a summary of the research results. The paper also examines some findings and some gaps in the existing literature, and thus this can serve as a basic for future research. I find thatthe studies on accounting reporting including financial statements and management accounting reports have gained a great deal of global successes. The study has applied the reviewing technique and accessing the e-resources of international publishers, the Ministry of Education portal as well as the National Library’s database. The results of this study provide a comprehensive reference on the different aspects of accounting reports, and research trends on accounting reports. Finally, the result research finds out direction left open which is the study on the practice of transparency and disclosure of financial statements for SOEs providing public services. Keywords: Accounting Information Quality, Accounting Reports, Financial Statements, Management Accounting Reports. 1. GIỚI THIỆU Các doanh nghiệp ngày nay đang hoạt động và cạnh tranh trong thời đại thông tin. Thông tin đang trở thành tài nguyên quan trọng của hầu hết các tổ chức, nền kinh tế và xã hội. Ngày càng nhiều doanh nghiệp tin rằng chất lượng thông tin là rất quan trọng đối với sự thành công của họ. Thông tin kém chất lượng có thểảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh và xã hội. Việc cung cấp và đảm bảo dữ liệu chất lượng thông tin là mục tiêu của kế toán. Kế toán chủ yếu là một quá trình truyền đạt thông tin kinh tế. Quá trình này bao gồm: Nhận thức về các hoạt động quan trọng của doanh nghiệp; biểu tượng hóa các hoạt động đã nhận thức để hiểu các mối quan hệ của nó; phân tích các hoạt động để tóm tắt, tổ chức và đặt trong mối tương quan và cuối cùng là trình bày những phân tích đó cho các đối tượng quan tâm. Sự nhận thức và biểu tượng hóa là quá trình đo lường kế toán, bước phân tích và trình bày là quá trình công bố thông tin kế toán. Các doanh nghiệp tiết lộ thông tin kế toán dưới dạng các báo cáo kế toán . Vì vậy rất nhiều nhà khoa học tập trung nghiên cứu về các khía cạnh khác nhau của hệ thống báo cáo kế toán nhằm nâng cao chất lượng thông tin kế toán trong doanh nghiệp. * Đại học Thủy Lợi, 175 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội, mã bưu điện 11515, Việt Nam, Hoàng Thị Mai Lani: . Tel.: +84389975878. E-mail address: hoangthimailan@gmail.com
  2. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 1017 Trong bối cảnh đó, bài báo này nhằm nghiên cứu tổng quan các công trình có liên quan đến hệ thống báo cáo kế toán, giúp cho tác giả hệ thống hóa được những vấn đề có tính lý luận chung về hệ thống báo cáo kế toán trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, làm rõ được những vấn đề đã được nghiên cứu, những vấn đề còn đang bỏ ngỏ làm định hướng cho những nghiên cứu của mình sau này. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tác giả đã truy cập tài nguyên điện tử một số tạp chí kế toán hàng đầu và một số nghiên cứu đã hoàn thành bởi các giáo sư và sinh viên tại các trường đại học trên khắp thế giới từ các cổng thông tin của các trường đại học và cổng thông tin của Bộ giáo dục Việt Nam (https://moet.gov.vn), ngoài ra còn thu thập các tài liệu được lưu trữ tại thư viện Quốc gia Việt Nam (TVQG). Tác giả tập trung vào các công trình nghiên cứu được công bố từ năm 1996 cho đến 2018. Trong quá trình tiếp cận nghiên cứu các công trình, tác giả tiến hành khái quát hóa các công trình nghiên cứu có liên quan đến hệ thống báo cáo kế toán bao gồm các hướng nghiên cứu được trình bày chi tiết sau đây: - Những công trình nghiên cứu về hệ thống báo cáo kế toán (BCKT); - Những công trình nghiên cứu về hệ thống báo cáo tài chính (BCTC); - Những công trình nghiên cứu về hệ thống Báo cáo kế toán quản trị (BCKTQT); - Những công trình nghiên cứu về đánh giá và đo lường chất lượng thông tin kế toán (TTKT); - Những công trình nghiên cứu về nhân tốảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC; - Những công trình nghiên cứu về các nhân tốảnh hưởng đến chất lượng TTKT của BCKTQT. - Bảng 1. Nguồn thu thập những công trình nghiên cứu về hệ thống BCKT Tác giả Đề tài Năm Nguồn tài liệu Nghiên cứu về hệ thống BCKT Lê Đình Trực Luận án Phó tiến sĩ khoa học, Xây dựng hệ thống 1996 TVQG BCKT các doanh nghiệp trong tình hình hiện nay Lê Ngọc Tánh Luận án Phó tiến sĩ kinh tế: Phương hướng hoàn 1996 TVQG thiện hệ thống BCKT trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam Đoàn Ngọc Quế Luận án tiến sĩ: Hoàn thiện hệ thống BCKT của các 1999 TVQG doanh nghiệp theo cơ chế của nền kinh tế thị trường Bùi Thị Thu Hương Luận án tiến sĩ: Hoàn thiện hệ thống BCKT trong 2011 TVQG các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam Nguyễn Thị Thanh Hòa Luận án tiến sĩ: Hoàn thiện hệ thống BCKT trong 2017 https://moet. các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trên địa gov.vn bàn tỉnh Nghệ An Nghiên cứu về hệ thống BCTC Trần Thị Cẩm Thanh Hoàn thiện lập và phân tích BCTC với việc tăng 2006 TVQG cường quản lý tài chính tại các công ty xổ số kiến thiết
  3. 1018 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION Phạm Thành Long Hoàn thiện kiểm tra, phân tích BCTC với việc tăng 2008 TVQG cường quản trị tài chính trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam Nguyễn Phúc Sinh Luận án Tiến sĩ kinh tế, Nâng cao tính hữu ích của 2008 TVQG BCTC doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Nguyễn Thị Kim Cúc Luận án tiến sĩ: Hoàn thiện hệ thống BCTC doanh 2009 TVQG nghiệp nhằm phù hợp với yêu cầu hội nhập và phát triển kinh tế của Việt Nam Lê Hoàng Phúc Luận án tiến sĩ: Vận dụng chuẩn mực kế toán quốc 2014 https://moet. tế để hoàn thiện hệ thống BCTC doanh nghiệp trong gov.vn điều kiện ở Việt Nam Nguyễn Thị Hồng Vân Hoàn thiện việc công bố thông tin báo cáo bộ phận 2018 https://moet. trong hệ thống BCTC tại các doanh nghiệp cổ phần gov.vn niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”. Nghiên cứu về hệ thống BCKTQT Phạm Quang Luận án Tiến sĩ kinh tế “Phương hướng xây dựng 2002 TVQG hệ thống BCKTQT và tổ chức vận dụng vào các doanh nghiệp Việt nam” Nghiên cứu về phương pháp đánh giá và đo lường chất lượng TTKT Ferdy van Beest, Geert 2009, Quality of Financial Reporting: measuring 2009 https://www. Braam, Suzanne Boelens qualitative characteristics researchgate.net Bruce Pounder Measuring Accounting Quality 2013 https:// dokumen.tips Dr. Siriyama Kanthi Financial Reporting Quality: A Literature Review 2017 https://www. Herath, Norah Albarqi researchgate.net Nghiên cứu về nhân tốảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC Hongjiang Xu Doctor of Philosophy: Critical Success Factors for 2003 https://eprints. Accounting Information Systems Data Quality usq.edu.au Noor Azizi Ismail, Factors influencing the alignment of accounting 2007 https://www. Malcolm King information systems in small and medium sized researchgate.net Malaysian manufacturing firms Wu Qinghua, Wang Audit committee, board characteristics and quality 2007 https://www. Pingxin, Yin Jumming of financial reporting: An empirical research on researchgate.net Chinese securities market Mahdi Mahdavikhou, The Impact of Professional Ethics on Financial 2011 https://www. Mohsen Khotanlou Reporting Quality researchgate.net Mahdi Salehi1 &Elahe The role of information technology in financial 2012 https://hrcak. Torabi reporting quality: Iranian Scenario srce.hr Ramdany Influence The Quality of Accounting Information 2015 https://www. Systems and The iiste.org/ Effectiveness of Internal Control On Financial Journals Reporting Quality
  4. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 1019 Nelsi Wisna Organizational culture and its impact on the quality 2015 www.jatit.org/ of accounting information systems volumes Nguyễn Thị Phương Luận án tiến sĩ: Các nhân tốảnh hưởng đến chất 2016 https://moet. Hồng lượng BCTC của công ty niêm yết trên thị trường gov.vn chứng khoán - Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam Phạm Quốc Thuần Luận án tiến sĩ, Các nhân tố tác động đến chất 2016 https://moet. lượng thông tin BCTC trong các doanh nghiệp tại gov.vn Việt Nam Jae B. Kim, Benjamin The Triangular Relationship Between Audit 2016 https://ssrn. Segal, Dan Segal, Committee Characteristics, Audit Inputs, and com/abstract Yoonseok Zang Financial Reporting Quality Dr. Siriyama Kanthi Financial Reporting Quality: A Literature Review 2017 https://www. Herath, Norah Albarqi researchgate.net Nghiên cứu về các nhân tốảnh hưởng đến chất lượng TTKT của BCKTQT Hồ Mỹ Hạnh Luận án tiến sĩ: Tổ chức hệ thống TTKT quản trị chi 2013 https://www. phí trong các doanh nghiệp may Việt Nam. neu.edu.vn/ Rini Lestari The influence of manager competence on the quality 2015 http:// of management accounting information system serialsjournals. and its implications on the quality of management com accounting information Ilham Hidayah Impact of Organizational Culture on the Quality of 2015 www.iiste.org Napitupulu Management Accounting Information System Eliada Herwiyanti The Effect of Information Technology Capability 2015 https:// and Quality of Management Accounting Information download. with Technological Uncertainty as Moderating atlantis-press. Variable com Ilham Hidayah The impact of internal control effectiveness to the 2016 www.iiste.org Napitupulu, Sri quality of management accounting information Mahyuni, JoJor Lisbet system: the survey on state-owned enterprises Sibarani (SOEs) Nguyễn Bích Hương Tổ chức hệ thống TTKT quản trị trong các doanh 2016 https://moet. Thảo nghiệp chế biến thủy sản gov.vn Nguyễn Hoàng Dũng Luận án tiến sĩ: Hoàn thiện tổ chức hệ thống TTKT 2017 https://moet. quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng gov.vn Bắc miền Trung Nguồn: Tác giả 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Các công trình nghiên cứu về hệ thống Báo cáo kế toán Một số nhà khoa học nghiên cứu về hệ thống BCKT của các doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn từ năm 2011 trở về trước như Lê Đình Trực (1996), Lê Ngọc Tánh (1996) và Đoàn Ngọc Quế (1999) trong điều kiện mới hội nhập vào nền kinh tế thị trường trong luận án của mình. Các luận án đã làm rõ và hệ thống hóa
  5. 1020 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION được lý luận về BCKT bao gồm BCTC và BCKTQT, làm rõ sự khác biệt giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính trong doanh nghiệp. Các luận án có ý nghĩa khoa học đó là tạo nền tảng cho các nghiên cứu sau này. Tuy nhiên các nghiên cứu trên tập trung chủ yếu vào BCTC hơn là BCKTQT. Đồng thời mới chỉ dừng lại hệ thống BCKT bao gồm BCKTQT và BCTC mà chưa làm rõ chi tiết hơn trong mỗi hệ thống báo cáo về các loại báo cáo, cách thức lập, trình bày và công bố thông tin. Một số các nghiên cứu về hệ thống BCKT trong hệ thống các doanh nghiệp cụ thể: Bùi Thị Thu Hương (2011) đã nghiên cứu tập trung hơn đối với BCKT quản trị, và có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam tại thời điểm nghiên cứu; Nguyễn Thị Thanh Hòa (2017) chỉ ra các nhân tố tác động đến hệ thống BCKT trong doanh nghiệp sản xuất, hệ thống hóa và phát triển những vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống BCKT trong doanh nghiệp sản xuất thông qua nghiên cứu thực trạng khung pháp lý hiện hành và thực trạng hệ thống BCKT trong doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An để đánh giá những ưu điểm và tồn tại cần hoàn thiện. 3.2. Các công trình nghiên cứu về hệ thống Báo cáo tài chính Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Hồng Vân (2018) nghiên cứu thực trạng công bố thông tin Báo cáo bộ phận trên BCTC của các doanh nghiệp niêm yết, nhân tốảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin này và đề xuất giải pháp hoàn thiện việc công bố thông tin Báo cáo bộ phận trên BCTC của các doanh nghiệp niêm yết. Trong khi đó, Lê Hoàng Phúc (2014) phân tích, tổng hợp, đánh giá, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về hệ thống BCTC doanh nghiệp theo chuẩn mực kế toán và thông lệ quốc tế, trong đó có những vấn đề còn khá mới như: Đo lường giá trị hợp lý; báo cáo nguồn lực tri thức; báo cáo trách nhiệm xã hội doanh nghiệp. Đồng thời phân tích thực trạng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế đối với hệ thống BCTC tại các quốc gia và kinh nghiệm cho Việt Nam. Trước đó, Nguyễn Thị Kim Cúc (2009) đã bổ sung và làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về bản chất và vai trò của BCTC trong việc cung cấp thông tin cho các đối tượng khác nhau. Luận án đi sâu nghiên cứu về đặc điểm chất lượng BCTC trên quan điểm của FASB và IASB và của Việt Nam từ đó làm rõ cơ sở và nguyên tắc lập BCTC và nội dung cơ bản của BCTC. Bên cạnh đó tác giả làm rõ thực trạng hệ thống BCTC của các doanh nghiệp Việt Nam qua ba giai đoạn (Từ năm 1986 trở về trước, từ 1987 đến 1995, từ 1996 đến 2005). Nguyễn Phúc Sinh (2008) tập trung vào xác định phương hướng, quan điểm và đề xuất các giải pháp để nâng cao tính hữu ích của BCTC doanh nghiệp Việt nam theo hướng chuẩn hóa BCTC hiện hành. Tác giả đã chỉ ra tính hữu ích của BCTC được thể hiện qua lợi ích mà nó mang lại cho người sử dụng thông qua bốn đặc điểm định tính của thông tin là phù hợp, đáng tin cậy, có thể so sánh và dễ hiểu. Đồng thời tác giả chỉ ra sự tác động của các nhân tố từ môi trường và hạn chế nội tại của hệ thống kế toán có thể làm suy giảm tính hữu ích của BCTC. Luận án đã phân tích chặt chẽ về thực trạng tính hữu ích của BCTC doanh nghiệp Việt Nam tại thời điểm nghiên cứu. Ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu của Phạm Thành Long (2008), Trần Thị Cẩm Thanh (2006) đều tập trung vào xem xét hệ thống BCTC, kiểm tra, phân tích BCTC trong các doanh nghiệp cụ thể hoặc doanh nghiệp vừa và nhỏở Việt Nam. 3.3. Các công trình nghiên cứu về hệ thống Báo cáo kế toán quản trị Do đặc thù BCKTQT không yêu cầu theo định dạng và quy chuẩn cụ thể, mà được thiết kế xây dựng theo nhu cầu của mỗi doanh nghiệp, vì vậy các nghiên cứu trên thế giới không tập trung nghiên cứu vào hệ
  6. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 1021 thống BCKTQT, mà tập trung nghiên cứu về các nhân tốảnh hưởng đến chất lượng TTKT của BCKTQT trong doanh nghiệp. Luận án Tiến sĩ kinh tế “Phương hướng xây dựng hệ thống BCKTQT và tổ chức vận dụng vào các doanh nghiệp Việt nam” (2002) của tác giả Phạm Quang chỉ ra bản chất của BCKTQT là hệ thống thông tin được tổng hợp từ sổ sách kế toán quản trị, được trình bày theo yêu cầu quản trị điều hành sản xuất – kinh doanh và ra quyết định của bản thân từng doanh nghiệp. Bên cạnh đó tác giả cũng chỉ ra chức năng và sự cần thiết của BCKTQT và phân loại hệ thống BCKTQT (theo các tiêu thức chức năng, phạm vi lập báo cáo và kỳ lập báo cáo). Đồng thời kết quả nghiên cứu tác giả đưa ra phương hướng xây dựng hệ thống BCKTQT trong các doanh nghiệp bao gồm xây dựng hệ thống báo cáo kiểm soát và báo cáo định hướng. Luận án có ý nghĩa khoa học và thực tiễn đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện kế toán quản trị tại các doanh nghiệp này chưa phát triển. Tuy nhiên, trong luận án chưa đề cập cụ thể tới các công cụ và kỹ thuật kế toán quản trị liên quan đến việc lập và trình bày BCKTQT. 3.4. Những công trình nghiên cứu về phương pháp đánh giá và đo lường chất lượng thông tin kế toán Việc đánh đánh giá và đo lường chất lượng TTKT được các nhà khoa học bắt đầu nghiên cứu từ những năm 1960 cho đến nay. Tuy nhiên chất lượng TTKT là một khái niệm rộng, trừu tượng, vì vậy có rất nhiều phương pháp để đo lường chất lượng BCTC, và các phương pháp đo lường mới vẫn tiếp tục phát triển. Đồng thời việc đo lường chất lượng TTKT chủ yếu đối với các báo cáo được công bố rộng rãi ra công chúng, ít các nghiên cứu tập trung đánh giá chất lượng TTKT phục vụ nội bộ doanh nghiệp. Ferdy van và cộng sự (2009) tổng hợp trong bài nghiên cứu của mình bốn mô hình đo lường chất lượng TTKT bao gồm: Mô hình đo lường chất lượng lợi nhuận, Mô hình đo lường chất lượng TTKT trong mối liên hệ với phản ứng của thị trường chứng khoán, Mô hình đo lường chất lượng thông tin báo cáo thông qua đánh giá các nhân tốảnh hưởng đến lượng BCTC và mô hình đánh giá chất lượng TTKT dựa trên các đặc điểm định tính của chất lượng thông tin theo các chuẩn mực kế toán (IFRS, GAAP, quốc gia). Bruce Pounder (2013) cũng đưa ra các phương pháp đo lường chất lượng TTKT bao gồm: mô hình Benesh (hoặc “M-Score”), đo lường trên cơ sở phí doanh nghiệp phải trả cho kiểm toán độc lập, đo lường trên cơ sở dự báo của các nhà nhân tích chứng khoán và đo lường chất lượng dồn tích. Trong khi đó, Dr. Siriyama Kanthi Herath và cộng sự (2017) đã đưa ra sáu phương pháp đo lường chất lượng BCTC thường được sử dụng bao gồm: điểm chuẩn, mô hình trên cơ sở dồn tích, Mô hình Benesh (hoặc “M-Score”), phương pháp các chỉ số của kiểm soát nội bộ, sựổn định của sự dồn tích và mức độ quản trị lợi nhuận. 3.5. Những công trình nghiên cứu về nhân tốảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính trong doanh nghiệp Trên cơ sở nghiên cứu về 25 nhân tốảnh hưởng đến chất lượng hệ thống TTKT, Hongjiang Xu (2003) đã chỉ ra ba yếu tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trong hệ thống TTKT đó là cam kết quản lý cấp cao, giáo dục và đào tạo, và bản chất của hệ thống TTKT. Cũng hướng nghiên cứu này, bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, Rapina (2014) đã chỉ ra chất lượng TTKT bịảnh hưởng bởi nhân tố cam kết quản lý, văn hóa doanh nghiệp và cơ cấu tổ chức. Khi nghiên cứu về các nhân tốảnh hưởng đến sự liên kết giữa yêu cầu và khả năng của hệ thống TTKT trong các doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏở Malaysia, Noor Azizi Ismail và cộng sự (2007) đã chỉ ra 6 nhân tố tác động đến đặc điểm định tính của TTKT là sự phức tạp của công nghệ thông tin, Kiến thức của
  7. 1022 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION nhà quản lý/chủ sở hữu doanh nghiệp, cam kết của nhà quản lý/chủ sở hữu doanh nghiệp, các chuyên gia bên ngoài doanh nghiệp, các chuyên gia bên trong doanh nghiệp và quy mô doanh nghiệp. Dr. Siriyama Kanthi Herath (2017) và cộng sự cho rằng có 10 nhân tốảnh hưởng đến chất lượng TTKT bao gồm quản trị lợi nhuận, sự vận hành quản trị doanh nghiệp, thị trường vốn, kiểm soát nội bộ, hệ thống báo cáo nội bộ, chuẩn mực kế toán, công nghệ thông tin và hệ thống TTKT, kiểm toán, chủ nghĩa bảo thủ trong kế toán, trình bày lại BCTC, uy tín của doanh nghiệp, văn hóa, đạo đức kinh doanh, kinh nghiệm của Tổng giám đốc, tổng giám đốc là chủ nợ của doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp, kinh nghiệm của ban giám đốc và quy mô ban giám đốc. Nguyễn Thị Phương Hồng (2016) bằng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm đối với các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán tại Việt Nam, nghiên cứu 23 nhân tố thuộc 5 nhóm ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của các doanh nghiệp này gồm: nhóm nhân tố liên quan cơ cấu sở hữu, nhóm nhân tố liên quan đến quản trị công ty, nhóm nhân tố liên quan đến đặc điểm thị trường, nhóm nhân tố liên quan hiệu quả công ty. Kết quả cho thấy có 5 biến tác động thuận chiều (tính kiêm nhiệm giữa chủ tịch hội đồng quản trị (HĐQT) và Tổng giám đốc, tính độc lập của HĐQT, mức độ chuyên môn tài chính của HĐQT, sự tồn tại kế hoạch thưởng và thời gian niêm yết), 5 biến tác động ngược chiều (quyền sở hữu bởi tổ chức, khả năng thanh toán hiện hành, quy mô công ty, loại ngành công nghiệp, lợi nhuận, và chính sách chia cổ tức), các biến còn lại không không có tác động đến chất lượng BCTC xét về mặt ý nghĩa thống kê. Phạm Quốc Thuần (2016) đưa ra 10 nhân tố tác động đến chất lượng thông tin BCTC vào nghiên cứu của mình bao gồm: hành vi quản trị lợi nhuận, kiểm toán độc lập, hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ, hỗ trợ từ phía nhà quản trị, năng lực nhân viên, đào tạo và bồi dưỡng, quy mô doanh nghiệp, chất lượng phần mềm kế toán, áp lực từ thuế và hai biến niêm yết và quy mô doanh nghiệp được xem xét dưới vai trò là biến điều tiết. Một số nhà nghiên cứu tiến hành hướng nghiên cứu một nhân tố hoặc một số nhân tố cụ thể tác động đến chất lượng thông tin BCKT. Ramdany (2015) nghiên cứu sựảnh hưởng của kiểm soát nội bộ tới chất lượng BCTC, kết quả của nghiên cứu kết luận rằng chất lượng của BCTC có thể cải thiện thông qua tăng tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ. Mahdi Salehi1 & Elahe Torabi (2012) nghiên cứu sự tác động của công nghệ thông tin tới chất lượng BCTC. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng việc sử dụng công nghệ thông tin có ảnh hưởng thuận chiều đến các đặc điểm định tính của TTKT là tính có liên quan, tính có thể so sánh và tính kịp thời. Nghiên cứu của Mahdavikhou, Mohsen Khotanlou (2011) cho thấy đạo đức nghề nghiệp có ảnh hưởng lớn đến việc thúc đẩy đến các đặc điểm định tính của TTKT. B. Kim và cộng sự (2016) nghiên cứu sự tác động của ủy ban kiểm toán tới chất lượng BCTC. Wu Qinghua và cộng sự (2007) chỉ ra mối quan hệ giữa đặc điểm của ban giám đốc và chất lượng của BCTC trên cơ sở phân tích lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm. Kết quả nghiên cứu của Nelsi Wisna (2015) chỉ ra văn hóa của tổ chức ảnh hưởng tới hệ thống TTKT, chất lượng của hệ thống TTKT sẽ tốt hơn nếu doanh nghiệp cải thiện yếu tố văn hóa trong doanh nghiệp. 3.6. Những công trình nghiên cứu về các nhân tốảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán của báo cáo kế toán quản trị trong doanh nghiệp Theo Rini Lestari (2015), năng lực quản lý ảnh hưởng tới chất lượng hệ thống TTKT quản trị. Hệ thống TTKT quản trị sẽ không chất lượng nếu các nhà quản lý không được đào tạo về chuyên môn, thiếu kiến thức lãnh đạo, không được thường xuyên nâng cao kiến thức và kỹ năng quản lý. Chất lượng hệ thống TTKT quản trị sẽ được cải thiện nếu doanh nghiệp tăng năng lực quản lý bằng cách có nguồn nhân lực quản lý có kiến thức, trình độ, và kinh nghiệm.
  8. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 1023 Ilham Hidayah Napitupulu (2015) cho rằng văn hóa trong doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng trong sự lan truyền của hệ thống TTKT quản trị và có ảnh hưởng tích cực tới chất lượng hệthống TTKT. Eliada Herwiyanti (2015) bằng việc sử dụng mô hình phương trình cấu trúc (SEM) để kiểm tra giả thuyết và dữ liệu được phân tích bằng mầm mềm SPSS 16.0 và WarpPLS 4.0, đưa ra kết luận mối quan hệ giữa công nghệ thông tin và chất lượng TTKT quản trị như sau: Năng lực công nghệ thông tin có tác động tích cực và đáng kể đến chất lượng TTKT quản trị; và sự không chắc chắn về công nghệ như sự kiểm duyệt đã tác động tiêu cực nhưng không đáng kể đối với chất lượng TTKT quản trị. Ilaham Hidayah Napitupulu (2016) và cộng sự đã chỉ ra kiểm soát nội bộ có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng hệ thống TTKT quản trị và kiểm soát là cần thiết để đảm bảo hệ thống TTKT quản trị tránh được các rủi ro xảy ra sai sót. Nguyễn Bích Hương Thảo (2016) chia các nhân tốảnh hưởng đến công tác kế toán quản trị trong doanh nghiệp thành hai nhóm nhân tố chính là nhóm nhân tố chủ quan và nhóm nhân tố khách quan. Nhóm nhân tố chủ quan là các nhân tố hình thành từ bản thân doanh nghiệp như quy mô, ngành nghề, mục tiêu, chiến lược kinh doanh, tổ chức sản xuất, công nghệ sản xuất, trình độ phát triển khoa học kỹ thuật, cơ sở vật chất, hệ thống thông tin, nhận thức của nhà quản lý, trình độ lao động, cơ cấu lao động...Nhóm nhân tố khách quan là những nhân tố bên ngoài môi trường doanh nghiệp như quy định pháp lý, quản lý ngành nghề kinh doanh, hội nhập kinh tế quốc tế. Theo hướng nghiên cứu này, Nguyễn Hoàng Dũng (2017) đã chỉ ra các nhân tố bên trong (Chiến lược phát triển của doanh nghiệp; Nhu cầu TTKT quản trị của các nhà quản lý; Cơ cấu tổ chức và mức độ phân cấp quản lý; Đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ; Hạ tầng công nghệ thông tin)và nhân tố bên ngoài doanh nghiệp (Môi trường kinh doanh và hội nhập quốc tế; Chính sách pháp luật của Nhà nước và quy định của ngành nghề; Vai trò của Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam và các trường Đại học) chi phối đến tổ chức hệ thống TTKT quản trị để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các mục tiêu quản lý. Trong nghiên cứu về tổ chức hệ thống TTKT quản trị chi phí trong các doanh nghiệp may Việt Nam, Hồ Mỹ Hạnh (2013), đã chỉ ra các nhân tốảnh hưởng đến tổ chức hệ thống TTKT quản trị chi phí bao gồm: mục tiêu, chiến lược của doanh nghiệp và nhu cầu TTKT quản trị chi phí từ phía nhà quản trị doanh nghiệp; đặc điểm tổ chức sản xuất; trình độ trang bị máy móc thiết bị và trình độ nhân viên thực hiện công việc kế toán. 4. KẾT LUẬN Trong bài báo này, tác giả đã cố gắng tóm tắt các công trình nghiên cứu đã được công bố trong nước và trên thế giới ở các góc độ khác nhau liên quan đến BCKT. Sau khi nghiên cứu chủ yếu ở giai đoạn 1996 cho đến 2018, tác giả có thể kết luận rằng các nghiên cứu tập trung vào các chủ đề như đo lường chất lượng TTKT, các nhân tốảnh hưởng đến chất lượng BCTC, các nhân tốảnh hưởng tới sự thực hành kế toán quản trị. Đồng thời tác giả cũng nhận thấy không có nhiều nghiên cứu về hệ thống BCKT tại các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công ích thuộc sở hữu nhà nước. Do đặc điểm điểm sử dụng nguồn lực tài chính của nhà nước đồng thời cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho đời sống người dân vì vậy các doanh nghiệp này phải chịu trách nhiệm giải trình công khai cho nhà nước, chính phủ cũng như người dân về tài sản, nguồn vốn, cách thức sử dụng tài sản mà họ quản lý cũng như hiệu quả hoạt động. Vì vậy, việc nghiên cứu về hệ thống BCKT của các doanh nghiệp này đặc biệt là tính minh bạch và công bố các BCKT có ý nghĩa quan trọng đối với chính phủ cũng như công chúng. Kết quả của nghiên cứu này cung cấp tài liệu tham khảo toàn diện về các khía cạnh khác nhau xung quanh BCKT của doanh nghiệp, và các xu hướng nghiên cứu các nghiên cứu về BCKT đã được công bố trên các tạp chí cũng như các trường đại học uy tín, và cuối cùng là chỉ ra hướng nghiên cứu còn bỏ ngỏ đó là nghiên cứu về thực hành sự minh bạch và công bố BCKT đối với các doanh nghiệp nhà nước cung cấp dịch vụ công ích.
  9. 1024 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 5. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bùi Thị Thu Hương (2011). Hoàn thiện hệ thống BCKT trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam. Luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính [2] Bruce Pounder, CMA, CFM, Editor (2013). Measuring Accounting Quality. Strategic Finance [3] Dr. Siriyama Kanthi Herath, Norah Albarqi (2017). Financial Reporting Quality: A Literature Review. International Journal of Business Management and Commerce, Vol. 2 No. 2. [4] Đoàn Ngọc Quế, (1999). Hoàn thiện hệ thống BCKT của các doanh nghiệp theo cơ chế của nền kinh tế thị trường. Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh [5] Eliada Herwiyanti (2015). The Effect of Information Technology Capability and Quality of Management Accounting Information with Technological Uncertainty as Moderating Variable. The International Technology Management Review, Vol. 5, No. 1, 11-17 [6] Ferdy van Beest, Geert Braam, Suzanne Boelens (2009). Quality of Financial Reporting: measuring qualitative characteristics. NiCE Working Paper 09-108 [7] Hongjiang Xu, M Com(IS), B Ec(Acc), CPA (2003). Critical Success Factors for Accounting Information Systems Data Quality. Doctor of Philosophy, University of Southern Queensland [8] Hồ Mỹ Hạnh (2013). Tổ chức hệ thống TTKT quản trị chi phí trong các doanh nghiệp may Việt Nam. Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân [9] Ilham Hidayah Napitupulu (2015). Impact of Organizational Culture on the Quality of Management Accounting Information System: A Theoritical Approach. Research Journal of Finance and Accounting, Vol.6, No.4. [10] Ilham Hidayah Napitupulu, Sri Mahyuni, JoJor Lisbet Sibarani (2016). The impact of internal control effectiveness to the quality of management accounting information system: the survey on state-owned enterprises (SOEs). Journal of Theoretical and Applied Information Technology, Vol.88. No.2 [11] Jae B. Kim, Benjamin Segal, Dan Segal, Yoonseok Zang (2016). The Triangular Relationship Between Audit Committee Characteristics, Audit Inputs, and Financial Reporting Quality. Canadian Academic Accounting Association (CAAA) Annual Conference. [12] Lê Đình Trực, (1996). Xây dựng hệ thống BCKT các doanh nghiệp trong tình hình hiện nay. Luận án Phó tiến sĩ khoa học, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh [13] Lê Hoàng Phúc (2014). Vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế để hoàn thiện hệ thống BCTC doanh nghiệp trong điều kiện ở Việt Nam. Luận án tiến sĩ [14] Lê Ngọc Tánh (1996). Phương hướng hoàn thiện hệ thống BCKT trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam. Luận án Phó tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh [15] Mahdi Salehi1 & Elahe Torabi, (2012). The role of information technology in financial reporting quality: Iranian Scenario. Poslovna izvrsnost zagreb, God.VI (2012) BR. [16] Nelsi Wisna (2015). Organizational culture and its impact on the quality of accounting information systems. Journal of theoretical and applies information Technology, vol 82.No2 [17] Nguyễn Bích Hương Thảo (2016). Tổ chức hệ thống TTKT quản trị trong các doanh nghiệp chế biến thủy sản. Luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính [18] Nguyễn Hoàng Dũng (2017). Hoàn thiện tổ chức hệ thống TTKT quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng Bắc miền Trung. Luận án tiến sĩ, Học Viện Tài Chính [19] Nguyễn Phúc Sinh (2008). Nâng cao tính hữu ích của BCTC doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh [20] Nguyễn Thị Thanh Hòa (2017). Hoàn thiện hệ thống BCKT trong các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính
  10. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 1025 [21] Nguyễn Thị Hồng Vân (2018). Hoàn thiện việc công bố thông tin báo cáo bộ phận trong hệ thống BCTC tại các doanh nghiệp cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Luận án tiến sĩ. [22] Nguyễn Thị Kim Cúc (2009). Hoàn thiện hệ thống BCTC doanh nghiệp nhằm phù hợp với yêu cầu hội nhập và phát triển kinh tế của Việt Nam. Luận án tiến sĩ, Trường đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh [23] Nguyễn Thị Phương Hồng (2016). Các nhân tốảnh hưởng đến chất lượng BCTC của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán - Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam. Luận án tiến sĩ, Trường đại học kinh tế TP.Hồ Chí Minh [24] Noor Azizi Ismail (2007). Malcolm King, “Factors influencing the alignment of accounting information systems in small and medium sized Malaysian manufacturing firms. Journal of Information Systems and Small Business Ismail & King 2007, vol. 1, no. 1-2, pp. 1-20 [25] Phạm Quang, (2002). Phương hướng xây dựng hệ thống BCKTQT và tổ chức vận dụng vào các doanh nghiệp Việt nam. Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân [26] Phạm Quốc Thuần (2016). Các nhân tố tác động đến chất lượng thông tin BCTC trong các doanh nghiệp tại Việt Nam, 2016. Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh [27] Phạm Thành Long (2008). Hoàn thiện kiểm tra, phân tích BCTC với việc tăng cường quản trị tài chính trong các doanh nghiệp vừa và nhỏở Việt Nam. Luận án tiến sĩ, Đại Học Kinh tế Quốc dân [28] Rapina (2014). Factors Influencing The Quality of Accounting Information System And Its Implications on The Quality of Accounting Information. Research Journal of Finance and Accounting, Vol.5, No.2. [29] Ramdany (2015). Influence The Quality of Accounting Information Systems and The Effectiveness of Internal Control On Financial Reporting Quality. Research Journal of Finance and Accounting, vol.6, No.6, [30] Rini Lestari (2015). The influence of manager competence on the quality of management accounting information system and its implications on the quality of management accounting information. International Journal of Applied Business and Economic Research, I J A B E R, Vol. 13, No. 6 [31] Trần Thị Cẩm Thanh (2006). Hoàn thiện lập và phân tích BCTC với việc tăng cường quản lý tài chính tại các công ty xổ số kiến thiết. Luận án tiến sĩ, Đại Học Kinh tế Quốc dân. [32] Wu Qinghua, Wang Pingxin, Yin Jumming (2007). Audit committee, board characteristics and quality of financial reporting: An empirical research on Chinese securities market. Front.Bus.Ré.China, 1(3): 385-400.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2