intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Người học đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ tại trường đại học Nha Trang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

13
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) tại trường đại học, một trong những cơ chế quản trị trường đại học theo hướng tự chủ đại học. Nghiên cứu đã tổng hợp khái niệm về hệ thống KSNB, dựa trên các thành phần của hệ thống KSNB xây dựng bảng hỏi khảo sát hệ thống KSNB tại trường Đại học Nha Trang (NTU).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Người học đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ tại trường đại học Nha Trang

  1. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” NGƯỜI HỌC ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG TS. Nguyễn Tuấn, ThS. Đặng Thị Tâm Ngọc TÓM TẮT Bài viết tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) tại trường đại học, một trong những cơ chế quản trị trường đại học theo hướng tự chủ đại học. Nghiên cứu đã tổng hợp khái niệm về hệ thống KSNB, dựa trên các thành phần của hệ thống KSNB xây dựng bảng hỏi khảo sát hệ thống KSNB tại trường Đại học Nha Trang (NTU). Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích hệ số Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA) để xử lý dữ liệu sơ cấp thu thập thông qua bảng câu hỏi từ sinh viên, sử dụng phương pháp thống kê mô tả nhằm đánh giá hệ thống KSNB tại NTU. Kết quả nghiên cứu cho thấy người học đánh giá hệ thống KSNB tại NTU tương đối tốt, các mục tiêu kiểm soát đạt được khá cao, đây là cơ sở cho thực hiện khảo sát hệ thống KSNB từ phía giảng viên và cán bộ viên chức tại NTU. Từ khóa: kiểm soát nội bộ, COSO, INTOSAI GOV 9100, quản trị nhà trường, trường đại học. ABSTRACT STUDENTS EVALUATE THE INTERNAL CONTROL AT NHA TRANG UNIVERSITY The paper aims to review the research on internal control in universities, one of the university’s governance mechanisms of corporate governance. The study synthesized the concepts of the internal control, based on the components of the internal control to built a questionnaire to survey the internal control in Nha Trang University (NTU). The study used Cronbach Alpha coefficient analysis and Exploratory factor analysis (EFA) to process data collected through questionnaires from Nha Trang University’s students, using descriptive statistics to evaluate the internal control in NTU. The research results show that students evaluate the internal control in NTU at relatively high level, the control objectives are evaluated at quitely high level, this is the basis for surveying the internal control from lecturers and officials in NTU. Keywords: internal control, COSO, INTOSAI GOV 9100, corporate governance, university. 1. ĐẶT VẤN DỀ Các đơn vị đều mong muốn hoạt động của đơn vị đạt được hiệu quả cao, tuân thủ pháp luật và các quy định, các báo cáo được lập và giải trình một cách tin cậy. Tuy nhiên, trong hoạt động của đơn vị luôn tiềm ẩn nguy cơ không đạt được mục tiêu do những yếu kém từ: nhà quản lý, đội ngũ nhân viên hoặc bên thứ ba trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, gây ra những rủi ro hay giảm hiệu quả hoạt động của đơn vị. Việc xây dựng hệ thống KSNB là một trong những giải pháp quan trọng nhằm đánh giá và quản lý rủi ro, ngăn ngừa, phát hiện các sai sót và yếu kém, giảm thiểu tổn thất, nâng cao hiệu quả hoạt động, giúp đơn vị đạt được các mục tiêu đề ra. Bên cạnh đó, hệ thống KSNB là một nội dung quan tâm của các kiểm toán viên khi thực hiện kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán báo cáo tài chính do các kiểm toán viên nội bộ, kiểm toán viên nhà nước và kiểm toán viên độc lập thực hiện (Mawanda, 2011). Theo Luật giáo dục đại học năm 2018, trường đại học công lập chuyển đổi sang mô hình trường đại học tự chủ; cụ thể, tự chủ trong quản lý điều hành nhà trường, tự chủ tài chính, tự chủ trong tuyển dụng và quản lý đội ngũ cán bộ và xác định điều kiện làm việc của họ, tự chủ 648
  2. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” trong hoạt động đào tạo, tuyển sinh, tự chủ trong xác định các chuẩn mực và phương pháp đánh giá, thực hiện chuyển đổi công nghệ số. Vai trò trách nhiệm đặt nặng lên vai của Hội đồng trường và Ban giám hiệu trong tự chịu trách nhiệm trong hoạt động nhà trường, bao gồm: trách nhiệm với người học, với xã hội, trách nhiệm với Nhà nước, trách nhiệm đối với chính nhà trường. Do vậy, nhu cầu về kiểm soát các hoạt động của nhà trường ngày càng cao hơn, hệ thống KSNB càng được yêu cầu đặt ra để giúp cho hoạt động của nhà trường đạt được các mục tiêu. Trong những năm qua, quy mô và hiệu quả hoạt động của trường đại học tại Việt Nam tương đối ổn định và tăng lên, nhưng bên cạnh đó hiệu quả hoạt động còn tiềm ẩn rủi ro và đang cần giải quyết (Phạm Quang Huy và công sự, 2021). Vì vậy, việc đảm bảo tính ổn định trong hoạt động và phát triển bền vững trở thành mục tiêu quan trọng trong quản lý và điều hành của trường đại học. Một trong những giải pháp mang tính chiến lược và cấp thiết trong quản lý và điều hành của trường đại học là thiết lập, nâng cấp hệ thống KSNB trong trường đại học. Hệ thống KSNB trở thành cơ chế tự phòng chống rủi ro quan trọng và mang lại hiệu quả trong hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng của trường đại học, giúp đạt được các mục tiêu đề ra của trường đại học (Samuel, 2014). Thực tế, hệ thống KSNB mới được đề cập về mặt lý luận và áp dụng vào thực tiễn tại Việt Nam trong vài năm gần đây, cụ thể: Nghị định số 05/2019/NĐ-CP, Thông tư 67/2020/TT- BTC, Công văn số 2535/2021/BGDĐT-KHTC, về kiểm toán nội bộ, yêu cầu thông qua các hoạt động kiểm tra, đánh giá và tư vấn, kiểm toán nội bộ đưa ra các đảm bảo mang tính độc lập, khách quan và các khuyến nghị về hệ thống KSNB của đơn vị đã được thiết lập và vận hành một cách phù hợp nhằm phòng ngừa, phát hiện, xử lý các rủi ro của đơn vị sự nghiệp. Chính vì thế, cần phải có nghiên cứu về hệ thống KSNB tại trường đại học để giải quyết vấn đề về lý luận và thực tiễn của hệ thống KSNB nhằm góp phần đảm bảo an toàn hoạt động, nâng cao hiệu quả, tuân thủ pháp luật liên quan trong trường đại học. Một trong những cơ chế quản trị trong nội bộ quan trọng đó là hệ thống KSNB; do vậy, trường đại học cần thiết lập được hệ thống KSNB hữu hiệu và hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu hoạt động, tuân thủ pháp luật và trình bày báo cáo trung thực; đây cũng chính là các mục tiêu của thiết kế hệ thống KSNB cần hướng tới (Mawanda, 2011). Từ thực tiễn nêu trên, vấn đề nghiên cứu về hệ thống KSNB trường đại học thật sự cần thiết nhằm giúp Hội đồng quản trị và Ban giám hiệu trường đại học hướng đến một hệ thống KSNB hữu hiệu và hiệu quả. Nghiên cứu về hệ thống KSNB sẽ giúp nâng cao sự phù hợp của hệ thống KSNB tại trường đại học nhằm tăng hiệu quả quản trị, đồng thời tuân thủ yêu cầu về thiết kế và đánh giá hệ thống KSNB của Nhà nước và các chuẩn mực quốc tế; giúp trường đại học đạt được các mục tiêu trong hoạt động, mang lại hiệu quả cao, tuân thủ các quy định pháp luật và trình bày báo cáo tài chính trung thực (Quang Tùng Minh, 2013). Ý thức được tầm quan trọng của hệ thống KSNB tại trường đại học, tác giả chọn chủ đề: “Người học đánh giá hệ thống KSNB tại trường đại học Nha Trang” làm bài viết tham gia hội thảo khoa học. 2. TỔNG QUAN CÁC NGHIEN CỨU VỀ HỆ THỐNG KSNB TRƯỜNG ĐẠI HỌC 2.1. Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài về hệ thống KSNB trường đại học Trong những năm qua, một số tổ chức và nhà khoa học đã có một số nghiên cứu về hệ thống KSNB trong đơn vị giáo dục nói riêng và trong trường đại học nói chung. Các nghiên cứu về hệ thống KSNB cụ thể gồm: nghiên cứu các nguyên tắc và các thành phần KSNB; tính hữu hiệu và hiệu quả của hệ thống KSNB; ảnh hưởng của hệ thống KSNB đến các mục tiêu kiểm soát. 649
  3. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” Những nghiên cứu tiêu biểu cần quan tâm bao gồm: Ackroyd (1999) nghiên cứu các vấn đề về quản trị đại học ở Anh trong bối cảnh quản trị đại học có nhiều thay đổi, tác giả đã kết luận các bộ phận cấu thành của đơn vị tồn tại trong sự sáng tạo và linh hoạt cao sẽ cần ít sự kiểm soát từ bên ngoài hơn. Boffo (2008) nghiên cứu về những thay đổi trong quản trị trường đại học ở Pháp và ở Ý nhằm tổng hợp các kết quả thực hiện từ các hiệu trưởng trường đại học ở Pháp và ở Ý, với mục đích tìm hiểu quan điểm của họ về quá trình thay đổi trong hệ thống giáo dục đại học và ảnh hưởng liên quan đến vai trò đứng đầu của hiệu trường. Kim (2008) nghiên cứu sự thay đổi hành chính và quản trị trường đại học ở Vương quốc Anh trong điều kiện kinh tế thị trường nhằm xem xét đánh giá hành chính quản trị trường đại học ở Vương quốc Anh trong bối cảnh cải cách khu vực công. De Boer (2010) nghiên cứu về giám sát trong quản trị trường đại học hiện đại nhằm thảo luận về tình hình hội đồng quản trị ở ba nước châu Âu: Hà Lan, Áo và Anh. Samuel (2014) cho rằng đơn vị thiết lập hệ thống KSNB sẽ giúp đạt được mục tiêu đơn vị, ngăn ngừa tổn thất nguồn lực, lập báo cáo tài chính đáng tin cậy và đảm bảo tuân thủ pháp luật và các quy định. Mawanda (2011) chủ yếu dựa vào khuôn khổ KSNB theo tiêu chuẩn COSO, nghiên cứu thiết lập mối quan hệ giữa hệ thống KSNB và hiệu quả tài chính trong một Viện đào tạo sau đại học ở Uganda. Abdullahi (2016) nghiên cứu về “Ảnh hưởng của hệ thống Kiểm soát nội bộ đến hiệu quả tài chính của các cơ sở giáo dục đại học tại Puntland”. Junusi (2020) nghiên cứu về “Hệ thống KSNB dựa trên COSO: nỗ lực hướng tới quản trị tốt trường đại học” nhằm xác định việc thực hiện hệ thống KSNB, xác định việc quản trị tốt trường đại học và xác định ảnh hưởng của hệ thống KSNB đối với quản trị tốt trường đại học. 2.2. Tổng quan các nghiên cứu trong nước về hệ thống KSNB trường đại học Tại Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến hệ thống KSNB đơn vị sự nghiệp công lập, cụ thể: Luận văn thạc sĩ của Phan Nam Anh (2013) về “Hoàn thiện hệ thống KSNB tại Trường trung học công nghệ lương thực thực phẩm” cũng đã nêu tổng quan về hệ thống KSNB ở đơn vị công, thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB tại Trường trung học công nghệ lương thực thực phẩm. Phạm Thị Hoàng (2013) thực hiện luận văn thạc sĩ về “Hoàn thiện hệ thống KSNB tại trường Cao đẳng công nghệ thông tin Tp. Hồ Chí Minh”. Nguyễn Thị Thu Hậu (2014) cũng đã nghiên cứu về hoàn thiện hệ thống KSNB tại trường Đại học Bạc Liêu. Nguyễn Ngọc Hùng (2018) đã chỉ rõ hệ thống KSNB tại trường Đại học Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh đã được thiết lập về mặt cơ bản, đã có những quy chế, quy định, quy trình hướng dẫn nhưng lại chưa được truyền đạt hiệu quả để có thể áp dụng một cách triệt để vào thực tế. Trần Thị Ngọc (2018) đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các đơn vị giáo dục công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB và đưa ra những kiến nghị thích hợp nhằm góp phần nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các đơn vị giáo dục công lập tại Tp. Hồ Chí Minh. Trong luận văn thạc sĩ về “Hoàn thiện hệ thống KSNB tại các trường cao đẳng công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”, Nguyễn Thị Minh Thùy (2018) đã trình bày khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống KSNB tại khu vực công theo hướng dẫn của INTOSAI 2004 cũng như thực trạng hệ thống KSNB tại các trường cao đẳng công lập trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh theo các bộ phận cấu thành của hệ thống KSNB, tác giả đánh giá những điểm đạt được và chưa đạt được của hệ thống này và tìm ra nguyên nhân của những hạn 650
  4. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” chế. Chu Minh Hoa (2020) trong luận văn thạc sĩ về “Giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB đối với cơ sở vật chất tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội” đã trình bày tổng quan về hệ thống KSNB đối với cơ sở vật chất tại các trường đại học công lập, tác giả cũng đã phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB đối với cơ sở vật chất tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Trần Thiên Việt (2021) thực hiện “Nghiên cứu ảnh hưởng của các thành tố cấu thành hệ thống KSNB đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB - Nghiên cứu thực nghiệm tại các đơn vị sự nghiệp công lập tỉnh Kiên Giang”. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố và mức độ ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại đơn vị sự nghiệp công lập tỉnh Kiên Giang được sắp xếp theo thứ tự giảm dần: đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, môi trường kiểm soát, giám sát, thông tin và truyền thông. Kết luận: Trên thế giới cũng như tại Việt Nam, vấn đề nghiên cứu về hệ thống KSNB đã được đề cập và vận dụng tại các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và tại các trường đại học nói riêng, mà cụ thể tại các trường đại học công lập; một số đơn vị giáo dục và đào tạo công lập đã áp dụng các cơ chế quản trị trong nội bộ đơn vị vào điều hành quản lý trường đại học theo hướng tự chủ đại học. Tổng quan các nghiên cứu làm cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc vận dụng hệ thống KSNB vào trong các trường đại học theo hướng quản trị nhà trường hiện đại theo cơ chế tự chủ. 3. KHÁI NIỆM VÀ KHUÔN KHỔ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ 3.1. Khái niệm hệ thống kiểm soát nội bộ Cho đến ngày nay, một số tác giả đã tập trung vào nghiên cứu khái niệm về hệ thống KSNB tại đơn vị từ các nghiên cứu lý thuyết, các tác giả đưa ra 2 cách tiếp cận lý thuyết về khái niệm hệ thống KSNB: (1) Theo cách tiếp cận lý thuyết đại diện, có những nghiên cứu của Lakis, (2008) và Shim, (2011) cho rằng hệ thống KSNB là một “hệ thống”, là một phần của hệ thống quản trị đơn vị. Các nghiên cứu theo lý thuyết đại diện xem hệ thống KSNB là một cơ chế quản trị trong nội bộ nhằm giải quyết các vấn đề về đại diện, đây là cơ sở tạo tiền đề cần thiết cho sự hình thành hệ thống KSNB tại đơn vị. Hệ thống KSNB là một hệ thống các cơ chế kiểm soát tại nội bộ của đơn vị được thiết lập bởi nhà quản lý nhằm đảm bảo các mục tiêu hoạt động của đơn vị, bao gồm: đảm bảo hoạt động của đơn vị thận trọng và hiệu quả, đảm bảo tính chi tiết và chính xác của dữ liệu kế toán, đảm bảo an toàn và sử dụng tài sản hợp lý, quản lý các rủi ro trong đơn vị (Lakis, 2008, Shim, 2011). (2) Theo cách tiếp cận lý thuyết ngữ cảnh, điển hình là nghiên cứu của Simmons, (1995), Simmons, (1997), King, (2011) và Lakis, (2012) cho rằng hệ thống KSNB là một “tiến trình”. Các tác giả cho rằng, hệ thống KSNB là một quy trình cần thiết được thiết lập rộng rãi nhằm hướng tới những mục tiêu của đơn vị, bao gồm: hiệu lực và hiệu quả kinh tế, độ tin cậy của kế toán và tài chính, tuân thủ quy định và luật lệ. Mục tiêu thực hiện hệ thống KSNB tại đơn vị là nhằm: bảo vệ tài sản, tài liệu và sổ sách kế toán; kiểm soát các rủi ro đảm bảo hoạt động của đơn vị có hiệu quả kinh tế; đảm bảo thông tin đáng tin cậy và toàn diện; tuân thủ các nguyên tắc kế toán và trình bày các báo cáo tài chính đáng tin cậy; tuân thủ pháp luật, các quy định pháp lý hiện hành và các quy định tại đơn vị (Lakis, 2012). Qua tổng hợp các khái niệm từ các tác giả nghiên cứu trước đây, ta có thể hình thành khái niệm đầy đủ về hệ thống KSNB tại đơn vị như sau: “Hệ thống KSNB tại đơn vị là một tiến trình gồm các thủ tục và cơ chế kiểm soát được thực hiện bởi Hội đồng quản trị, Ban điều hành và toàn thể nhân viên nhằm đạt được mục tiêu của đơn vị gồm: bảo vệ tài sản, tài liệu và sổ sách kế toán; 651
  5. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” kiểm soát các rủi ro; hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động; sự tin cậy của báo cáo tài chính; sự tuân thủ các luật lệ và quy định” (Nguyen Tuan và cộng sự, 2015; Nguyễn Tuấn, 2016). 3.2 Khuôn khổ hệ thống KSNB theo báo cáo COSO và INTOSAI Cho đến ngày nay, trên thế giới và tại Việt Nam có 2 tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán ban hành khuôn khổ về hệ thống KSNB được chấp nhận và vận dụng phổ biến nhất trên thế giới, đó là báo cáo về khuôn khổ hệ thống KSNB theo COSO và khuôn khổ hệ thống KSNB theo INTOSAI (INTOSAI GOV 9100 sử dụng cho đơn vị sự nghiệp công lập). 3.2.1. Hệ thống kiểm soát nội bộ theo khuôn khổ COSO Khuôn khổ COSO đầu tiên về hệ thống KSNB được ban hành năm 1992 nhằm hỗ trợ nhà quản lý công ty tại Mỹ thực hiện tốt hệ thống KSNB tại công ty. Cho đến nay, báo cáo này không chỉ là khuôn khổ hướng dẫn các công ty tại Mỹ thực hiện hệ thống KSNB, mà còn là tài liệu hướng dẫn khá phổ biến về hệ thống KSNB cho các công ty trên toàn cầu và cả những nhà nghiên cứu khoa học. Theo khuôn khổ hệ thống KSNB của COSO năm 1992 và được cập nhật trong những năm 2006, 2009, 2013, hệ thống KSNB bộ các công ty gồm có 5 thành phần, các thành phần của hệ thống KSNB được phát triển thành 17 nguyên tắc kiểm soát trong khuôn khổ COSO năm 2013. Hệ thống KSNB được thiết kế để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu sau đây: mục tiêu về sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động, mục tiêu về sự tin cậy của báo cáo tài chính, mục tiêu về sự tuân thủ các luật lệ và quy định (Internal Control Report, 1992, 2004, 2006, 2009, 2013). 3.2.2. Khuôn khổ hệ thống kiểm soát nội bộ trong đơn vị sự nghiệp công lập Năm 2004, INTOSAI đã ban hành khuôn khổ INTOSAI GOV 9100 về hệ thống KSNB trong khu vực sự nghiệp công lập. Mục tiêu của khuôn khổ INTOSAI GOV 9100 nhằm thiết lập và duy trì hệ thống KSNB hữu hiệu trong khu vực sự nghiệp công lập. Vì vậy, các nhà lãnh đạo các đơn vị của Nhà nước xem tài liệu này là một nền tảng để thực hiện và giám sát hệ thống KSNB tại đơn vị. Khuôn khổ INTOSAI GOV 9100 cho rằng: “Hệ thống KSNB là một quá trình xử lý được thực hiện bởi nhà quản lý và các cá nhân trong đơn vị, quá trình này được thiết kế để phát hiện các rủi ro và cung cấp một sự đảm bảo hợp lý để đạt được nhiệm vụ của đơn vị. Về mặt cơ bản, khuôn khổ INTOSAI GOV 9100 chia hệ thống KSNB thành 5 thành phần khá tương tự như báo cáo của COSO, những mục tiêu cần đạt được của hệ thống KSNB bao gồm: thực hiện các hoạt động một cách có kỷ cương, có đạo đức, có tính kinh tế và hiệu quả; thực hiện đúng trách nhiệm; tuân thủ theo luật pháp và quy định hiện hành; bảo vệ các nguồn lực chống thất thoát, sử dụng sai mục đích và tổn thất. So với khuôn khổ KSNB của COSO, khía cạnh giá trị đạo đức trong hoạt động được thêm vào và nhấn mạnh. Bởi vì kỳ vọng rằng, công chức và viên chức nhà nước phải phục vụ lợi ích công với sự công bằng và quản lý nguồn lực công một cách đúng đắn. Công dân phải nhận được sự đối đãi vô tư trên cơ sở pháp luật và công lý; do vậy, khía cạnh giá trị đạo đức của nhà quản lý và nhân viên được chú trọng trong thành phần môi trường kiểm soát của hệ thống KSNB theo báo cáo INTOSAI GOV 9100 (Lê Đoàn Minh Đức, 2016). 3.3. Các thành phần của hệ thống KSNB đơn vị sự nghiệp công lập theo khuôn khổ của INTOSAI GOV 9100 (2004) Theo khuôn khổ của INTOSAI GOV 9100 (2004), cho rằng: Hệ thống KSNB là một quá trình tích hợp được thực hiện bởi ban giám đốc và nhân sự của đơn vị và được thiết kế để giải 652
  6. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” quyết rủi ro và đảm bảo hợp lý rằng khi theo đuổi sứ mệnh của đơn vị, các mục tiêu chung sau đây sẽ đạt được: thực hiện các hoạt động có trật tự, đạo đức, tiết kiệm, hữu hiệu và hiệu quả; hoàn thành nghĩa vụ giải trình; tuân thủ các luật và quy định hiện hành; bảo vệ các nguồn lực, tài nguyên tránh mất mát, lạm dụng và hư hỏng. Tương tự như khuôn khổ của COSO, hệ thống KSNB bao gồm năm thành phần có liên quan với nhau: Môi trường kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Hoạt động kiểm soát, Thông tin và truyền thông, Giám sát. 3.3.1. Môi trường kiểm soát Môi trường kiểm soát thiết lập sắc thái chung của một đơn vị, ảnh hưởng đến ý thức kiểm soát của nhân viên. Nó là nền tảng cho tất cả các thành phần khác của hệ thống KSNB, ban hành các nguyên tắc, thể chế, nội quy, quy định, kỷ luật và cấu trúc hoạt động cho đơn vị. 3.3.2. Đánh giá rủi ro Đánh giá rủi ro là quá trình xác định và phân tích các rủi ro liên quan đến việc đạt được các mục tiêu của đơn vị và xác định biện pháp ứng phó thích hợp. 3.3.3. Hoạt động kiểm soát Hoạt động kiểm soát là các chính sách và thủ tục được thiết lập để giải quyết rủi ro và đạt được các mục tiêu của đơn vị. Để có hiệu quả, các hoạt động kiểm soát phải phù hợp, hoạt động bền bỉ theo kế hoạch trong suốt thời kỳ và tiết kiệm chi phí, toàn diện, hợp lý và liên quan trực tiếp đến các mục tiêu kiểm soát. 3.3.4. Thông tin và truyền thông Thông tin và truyền thông là điều cần thiết để thực hiện tất cả các mục tiêu kiểm soát trong hoạt động của đơn vị, bao gồm thông tin và truyền thông. 3.3.5. Giám sát Hệ thống KSNB cần được giám sát để đánh giá chất lượng hoạt động của hệ thống theo thời gian. Việc giám sát được thực hiện thông qua các hoạt động thường ngày, đánh giá riêng biệt hoặc kết hợp cả hai. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Xây dựng bảng câu hỏi đánh giá hệ thống KSNB tại NTU Để xây dựng bảng câu hỏi đánh giá hệ thống KSNB tại NTU, nghiên cứu sử dụng bảng câu hỏi từ báo cáo COSO, INTOSAI GOV 9100 và một số tác giả như: Karagiorgos (2008), Jokipii (2010), Charles (2011), Njanike và cộng sự (2011), Sultana và cộng sự (2011), Olumbe (2012) Samuel (2014), Abdullahi (2016), Trần Thị Ngọc (2018), Junusi (2020) đã có những công trình nghiên cứu được công bố về hệ thống KSNB, các nghiên cứu này dựa trên những chỉ mục nội dung của hệ thống KSNB theo báo cáo COSO và INTOSAI GOV 9100 để thiết kế bảng hỏi về hệ thống KSNB và được sử dụng nghiên cứu ở nhiều quốc gia khác nhau. Bên cạnh đó, nghiên cứu dựa trên chỉ mục nội dung của báo cáo COSO và INTOSAI GOV 9100 để thiết kế các câu hỏi đánh giá hệ thống KSNB phù hợp cho nghiên cứu. Trong nghiên cứu, tác giả dựa vào chỉ mục nội dung của 5 thành phần của hệ thống KSNB và các mục tiêu kiểm soát theo báo cáo COSO và INTOSAI GOV 9100 để thiết kế bảng câu hỏi đánh giá hệ thống KSNB tại NTU. Bảng câu hỏi hệ thống KSNB tại NTU như sau: CE. Môi trường kiểm soát: bao gồm chuẩn mực, quy trình và cơ cấu tổ chức; thiết lập sắc thái chung của NTU, làm nền tảng cho sự vận hành hệ thống KSNB tại NTU. Ảnh hưởng đến 653
  7. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” ý thức kiểm soát của nhân viên, nền tảng cho các thành phần khác của hệ thống KSNB. Được đo lường bằng 6 mục hỏi từ CE1 đến CE6. RA. Đánh giá rủi ro: là quá trình nhận diện, phân tích các rủi ro liên quan đến việc thực hiện mục tiêu của NTU và xác định biện pháp ứng phó thích hợp. Được đo lường bằng 5 mục hỏi từ RA1 đến RA5. CA. Hoạt động kiểm soát: bao gồm các thủ tục được thiết lập để đối phó với rủi ro và đạt được mục tiêu của NTU. Được đo lường bằng 5 mục hỏi từ CA1 đến CA5. IC. Thông tin và trao đổi thông tin: được thiết lập để các thành viên có khả năng nắm bắt và trao đổi thông tin cần thiết cho việc thực hiện, điều hành, quản trị và kiểm soát các hoạt động hướng đến đạt được các mục tiêu của NTU. Được đo lường bằng 5 mục hỏi từ IC1 đến IC5. MA. Giám sát: bao gồm đánh giá thường xuyên và định kỳ được thực hiện để xem xét các thành phần của hệ thống KSNB tại NTU có hiện hữu và hữu hiệu hay không. Được đo lường bằng 4 mục hỏi từ MA1 đến MA4. ICO. Câu hỏi đánh giá mục tiêu kiểm soát của hệ thống KSNB tại NTU: bao gồm các mục tiêu trật tự, liêm chính, tiết kiệm, hữu hiệu và hiệu quả, giải trình, tuân thủ, bảo vệ tài nguyên của NTU. Được đo lường bằng 7 mục hỏi từ ICO1 đến ICO7. 4.2. Thang đo các biến nghiên cứu Các biến quan sát về các thành phần của hệ thống KSNB và mục tiêu kiểm soát, nghiên cứu sử dụng thang đo Likert Scale 5 điểm (Jensen & Meckling, 1976; Sultana, & Haque, 2011), Thang đo Likert được sử dụng đánh giá 5 thành phần hệ thống KSNB theo 5 điểm sau: “Yếu kém” = 1, “Yếu” = 2, “Trung bình” = 3, “Tốt” = 4, “Rất tốt” = 5. Thang đo Likert được sử dụng đánh giá mục tiêu kiểm soát (ICO) theo 5 điểm như sau: “Rất không đồng ý” = 1, “Không đồng ý” = 2, “Phân vân” = 3, “Đồng ý” = 4, “Rất đồng ý” = 5. 4.3. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích hệ số Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA) để xử lý dữ liệu sơ cấp thu thập thông qua bảng câu hỏi từ sinh viên, sử dụng phương pháp thống kê mô tả nhằm đánh giá hệ thống KSNB tại NTU. 5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5.1. Mô tả mẫu nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng dữ liệu sơ cấp thu thập từ bảng câu hỏi điều tra, dựa vào “Google Biểu mẫu” để tạo lập bảng câu hỏi khảo sát hệ thống KSNB tại NTU. Sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, gửi link đến sinh viên khóa 60 và 61, ngành Kế toán, Kiểm toán, Tài chính-Ngân hàng, có học hệ thống KSNB. Kết quả có 109 bảng câu hỏi khảo sát hợp lệ được thu về sử dụng cho nghiên cứu, đáp ứng yêu cầu về mẫu nghiên cứu sơ bộ [50 < n < 100 hoặc n = 50 + 8 x 5 (số biến độc lập) = 90 mẫu] (Nguyễn Đình Thọ, 2011). 5.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo Các thang đo được đánh giá thông qua hai công cụ chính: Hệ số Cronbach alpha và phương pháp phân tích yếu tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis). Phần mềm SPSS 22 được sử dụng để thực hiện những phân tích trên. 654
  8. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” 5.2.1. Đánh giá giá trị thang đo dựa vào kiểm định Cronbach’s Alpha Bảng 1: Đánh giá thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha Biến quan Trung bình thang đo Phương sai thang đo Tương Cronbach Nhân tố sát nếu loại biến nếu loại biến quan biến tổng alpha nếu loại biến CE1 20,0917 11,214 0,746 0,877 CE2 20,0459 10,322 0,780 0,871 CE3 20,0642 10,820 0,737 0,877 CE CE4 20,1284 11,002 0,666 0,889 CE5 20,0367 11,073 0,733 0,878 CE6 20,0459 10,933 0,687 0,885 Cronbach's Alpha của nhân tố Môi trường kiểm soát = 0,898 RA1 15,8624 6,823 0,818 0,899 RA2 15,8899 7,080 0,748 0,913 RA RA3 15,8624 6,916 0,826 0,898 RA4 15,9541 6,729 0,786 0,906 RA5 15,8807 6,921 0,806 0,902 Cronbach's Alpha của nhân tố Đánh giá rủi ro = 0,921 CA1 16,2844 7,520 0,776 0,920 CA2 16,2202 7,599 0,860 0,907 CA CA3 16,2110 7,298 0,825 0,911 CA4 16,1835 7,059 0,807 0,915 CA5 16,0917 7,140 0,816 0,913 Cronbach's Alpha của nhân tố Hoạt động kiểm soát = 0,929 IC1 16,0642 7,172 0,824 0,888 IC2 16,0642 7,505 0,761 0,901 IC IC3 16,0917 7,843 0,753 0,903 IC4 16,1376 7,564 0,775 0,899 IC5 16,0826 7,391 0,808 0,892 Cronbach's Alpha của nhân tố Thông tin và trao đổi thông tin = 0,916 MA1 12,1101 4,043 0,801 0,864 MA2 12,1284 4,094 0,777 0,873 MA MA3 12,2018 4,126 0,741 0,886 MA4 12,1376 4,027 0,795 0,866 Cronbach's Alpha của nhân tố Giám sát = 0,901 ICO1 24,0642 15,857 ,807 0,942 ICO2 24,1560 15,262 ,843 0,938 ICO3 24,0092 15,194 ,840 0,939 ICO ICO4 24,0550 15,386 ,823 0,940 ICO5 24,0550 15,312 ,821 0,940 ICO6 24,1376 15,472 ,800 0,942 ICO7 24,0183 15,407 ,839 0,939 Cronbach's Alpha của nhân tố Mục tiêu kiểm soát = 0,948 Nguồn: Tác giả tính toán Bảng 1 cho thấy kết quả kiểm định hệ số Cronbach Alpha các thang đo 5 thành phần và mục tiêu kiểm soát của hệ thống KSNB đều có có hệ số tin cậy Cronbach Alpha > 0,6 đảm bảo độ tin cậy cần thiết. Hệ số Cronbach Alpha nếu loại biến của từng biến quan sát đều nhỏ hơn Hệ số Cronbach Alpha tổng, nên không có biến nào bị loại khỏi nghiên cứu sau khi 655
  9. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” phân tích Cronbach Alpha. Hơn nữa, các hệ số tương quan biến tổng đều đạt, lớn hơn 0,3 nên tất cả các biến quan sát đều được đưa vào phân tích nhân tố khám phá tiếp theo. 5.2.2. Đánh giá độ tin cậy thang đo dựa vào phân tích nhân tố khám phá (EFA) Bảng 2: Kiểm định KMO và Bartlett’s Test Hệ số KMO 0,845 Kiểm định Bartlett Thống kê Chi-bình phương 2826,330 Bậc tự do (df) 496 Mức ý nghĩa (Sig.) 0,000 Nguồn: Tác giả tính toán Bảng 3: Tổng phương sai giải thích Tổng bình phương Eigenvalues ban đầu Nhân tố hệ số tải đã trích xuất Nhân tố Phần trăm của Phần trăm của Phần trăm của Toàn Phần trăm Toàn Phần trăm Toàn Phần trăm phương sai phương sai phương sai phần tích lũy (%) phần tích lũy (%) phần tích lũy (%) (%) (%) (%) 1 8,705 27,203 27,203 8,705 27,203 27,203 5,518 17,243 17,243 2 6,014 18,793 45,996 6,014 18,793 45,996 3,992 12,475 29,718 3 3,852 12,037 58,033 3,852 12,037 58,033 3,906 12,207 41,925 4 2,569 8,028 66,061 2,569 8,028 66,061 3,870 12,093 54,018 5 1,738 5,431 71,493 1,738 5,431 71,493 3,862 12,069 66,087 6 1,525 4,767 76,259 1,525 4,767 76,259 3,255 10,172 76,259 Nguồn: Tác giả tính toán Bảng 4: Trọng số các nhân tố trích Biến Thành phần Biến Thành phần quan sát 1 2 3 4 5 6 quan sát 1 2 3 4 5 6 CE1 0,739 IC1 0,816 CE2 0,815 IC2 0,753 CE3 0,800 IC3 0,786 CE4 0,691 IC4 0,822 CE5 0,704 IC5 0,825 CE6 0,673 MA1 0,879 RA1 0,877 MA2 0,864 RA2 0,836 MA3 0,808 RA3 0,900 MA4 0,815 RA4 0,861 ICO1 0,845 RA5 0,865 ICO2 0,885 CA1 0,723 ICO3 0,879 CA2 0,851 ICO4 0,846 CA3 0,851 ICO5 0,860 CA4 0,778 ICO6 0,828 CA5 0,857 ICO7 0,867 Nguồn: Tác giả tính toán Sử dụng phương pháp trích số lượng nhân tố dựa vào Eigenvalue > = 1 (Determination base on eigen value), ta có được số lượng nhân tố là 6, đúng số lượng nhân tố cần trích gồm 5 656
  10. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” thành phần và mục tiêu kiểm soát của hệ thống KSNB. Kết quả kiểm định KMO và Bartlett's đối với các thành phần và mục tiêu kiểm soát (bảng 2) cho thấy hệ số KMO = 0,845 > 0,50 và Sig. = 0,000, thể hiện mức ý nghĩa cao. Như vậy phù hợp cho thực hiện phân tích EFA. Kết quả bảng 3 cho thấy tổng phương sai là 76,259% > 0,5. Tức là, phần chung của các thang đo đóng góp vào khái niệm tác nhân của thành phần và mục tiêu kiểm soát của hệ thống KSNB lớn hơn phần riêng và sai số. Điều này chứng tỏ các thang đo này giải thích tốt nguyên nhân tác động lên các thành phần và mục tiêu kiểm soát của hệ thống KSNB. Với phương pháp rút trích Principal Components và phép quay Varimax, kết quả bảng 4 cho thấy có 6 nhân tố được rút trích ra từ các biến quan sát, các thang đo có mức tải nhân tố > 0,5, cho thấy mối liên hệ giữa các biến quan sát và nhân tố khá lớn, biến quan sát có ý nghĩa cao. Do vậy, kết quả phân tích EFA đạt yêu cầu. Kết luận, sau khi thực hiện phân tích Cronbach’s Alpha và EFA, các biến quan sát các thành phần của hệ thống KSNB và mục tiêu kiểm soát được giữ nguyên như ban đầu để thực hiện các phân tích chuyên sâu. Như vậy, câu hỏi khảo sát hệ thống KSNB tại NTU đã đạt được độ tin cậy cần thiết, các thang đo của biến quan sát đạt được độ tin cậy và độ giá trị nhất định. Do đó, bảng câu hỏi khảo sát hệ thống KSNB tại NTU có thể sử dụng để khảo sát, thu thập dữ liệu sơ cấp và thực hiện những phân tích chuyên sâu hơn. 5.3. Thống kê mô tả các thành phần và mục tiêu kiểm soát của hệ thống KSNB tại NTU Việc phân tích nhân tố khám phá (EFA) giúp ta trích các nhân số tự động theo phương pháp hồi quy (Regression), còn được gọi là phương pháp trích nhân số có quyền số hay trọng số nhân tố (Weight or factor score coefficient); hoặc tính nhân số của nhân tố bằng phương pháp trung bình cộng (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Trong nghiên cứu, sử dụng tính nhân số của nhân tố bằng phương pháp trung bình cộng. Việc tính toán nhân số sẽ thực hiện thủ công trên phần mềm SPSS 22 đối với 5 thành phần và mục tiêu của hệ thống KSNB tại NTU. Kết quả tính toán và được thống kê mô tả như sau: Bảng 5: Thống kê mô tả hệ thống KSNB tại NTU Độ lệch Thành phần/Mục tiêu kiểm soát Min Max Mean chuẩn Môi trường kiểm soát (CE) 1,83 5,00 4,0138 0,65347 Đánh giá rủi ro (RA) 1,60 5,00 3,9725 0,65005 Hoạt động kiểm soát (CA) 1,60 5,00 4,0495 0,67063 Thông tin và trao đổi thông tin (IC) 1,80 5,00 4,0220 0,67733 Giám sát (MA) 2,00 5,00 4,0482 0,66186 Mục tiêu kiểm soát (ICO) 1,57 5,00 4,0118 0,65151 Nguồn: Tính toán của tác giả Thực trạng hệ thống KSNB tại NTU đã được mô tả tại bảng 5 phân tích thống kê mô tả các thành phần và mục tiêu kiểm soát. Dữ liệu phân tích cho thấy, nhìn chung hệ thống KSNB tại NTU được đánh giá trên mức trung bình và ở mức khá tốt. Các giá trị trung bình của 5 thành phần của hệ thống KSNB khá tương đồng nhau, giao động từ 3,9725 đến 4,0482 với thang đo Likert từ “1 - 5”, cho thấy việc đánh giá 5 thành phần của hệ thống KSNB tại NTU tương đối đồng đều. Trong các thành phần của hệ thống KSNB tại NTU, thành phần Đánh giá rủi ro được đánh giá thấp nhất (3,9725), thành phần Hoạt động kiểm soát được đánh giá tốt nhất (4,0495). Hệ thống KSNB đã giúp đạt được các mục tiêu kiểm soát trong hoạt động của NTU ở mức khá 657
  11. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” cao (4,0118); điều này cho thấy, nhờ việc áp dụng tốt các thành phần của hệ thống KSNB đã giúp cho các mục tiêu kiểm soát về trật tự, liêm chính, tiết kiệm, hữu hiệu và hiệu quả, giải trình, tuân thủ, bảo vệ tài nguyên của NTU được đánh giá khá cao. 6. KẾT LUẬN Nghiên cứu đã tổng quan được tài liệu nghiên cứu hệ thống KSNB trong hệ thống giáo dục nói chung và tại trường đại học nói riêng, đã nêu được khái niệm về hệ thống KSNB, khuôn khổ hệ thống KSNB theo báo cáo COSO và INTOSAI, trình bày được các thành phần cơ bản của hệ thống KSNB trong đơn vị sự nghiệp công lập theo báo cáo INTOSAI. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích định lượng để xử lý dữ liệu sơ cấp và thống kê mô tả hệ thống KSNB tại NTU. Kết quả nghiên cứu cho thấy dữ liệu thu thập đạt yêu cầu phân tích Cronbach Alpha và phân tích EFA người học đánh giá hệ thống KSNB tại NTU tương đối tốt, các mục tiêu kiểm soát đạt được khá cao, đây là tiền đề về mặt lý luận và thực tiễn, làm cơ sở để thiết lập, xây dựng và vận dụng hệ thống KSNB tại NTU. Hạn chế bài viết chỉ dừng lại ở nghiên cứu dưới dạng mẫu sơ bộ để đánh giá độ tin cậy thang đo thông qua phân tích Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, chưa có nghiên cứu thực nghiệm chuyên sâu hơn về mối quan hệ của các thành phần của hệ thống KSNB và các mục tiêu kiểm soát tại NTU. Bên cạnh đó, tuy đối tượng khảo sát thông tin là sinh viên chuyên ngành Kế toán, Kiểm toán, Tài chính-Ngân hàng có am hiểu về lĩnh vực KSNB, nhưng hiểu biết của sinh viên về hoạt động của hệ thống KSNB và các mục tiêu kiểm soát tại NTU chưa được tốt, nên kết quả khảo sát từ phía sinh viên thường nhận được các câu trả lời khá tương đồng nhau, dẫn đến kết quả khảo sát các thành phần của hệ thống KSNB và các mục tiêu kiểm soát khá giống nhau. Hướng nghiên cứu tiếp theo sẽ thực hiện khảo sát cán bộ viên chức và người lao động tại NTU, đối tượng có am hiểu tốt hơn về thực trạng hệ thống KSNB và khả năng đạt được các mục tiêu kiểm soát trong hoạt động của tại NTU; đồng thời, phát triển các nghiên cứu thực nghiệm chuyên sâu nhằm vận dụng những lý luận về hệ thống KSNB vào thực tiễn tại NTU. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo tiếng Việt 1. Phan Nam Anh (2013). Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Trường trung học công nghệ lương thực thực phẩm. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh. 2. Lê Đoàn Minh Đức, Hà Hữu Phước, Nguyễn Cao Ngọc Thảo (2016). Khảo sát hệ thống kiểm soát nội bộ tại các cơ quan hành chính. Tạp chí Tài chính Online, https://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/nghien-cuu-dieu-tra/khao-sat-he-thong-kiem- soat-noi-bo-tai-cac-co-quan-hanh-chinh-111990.html. 3. Nguyễn Thị Thu Hậu (2014). Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại trường Đại học Bạc Liêu. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh. 4. Phạm Thị Hoàng (2013). Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại trường cao đẳng công nghệ thông tin TP. HCM. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh. 5. Nguyễn Ngọc Hùng (2018). Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Trường Đại học Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh. 6. Quang Tùng Minh (2013). Ngân hàng nhà nước đã nâng Kiểm Soát Nội Bộ lên đúng tầm. Viện FMIT, . 658
  12. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” 7. Trần Thị Ngọc (2018). Đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ trong các đơn vị giáo dục công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh. 8. Nguyễn Thị Minh Thùy (2018). Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các trường cao đẳng công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh. 9. Chu Minh Hoa (2020). Giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ đối với cơ sở vật chất tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. 10. Nguyễn Đình Thọ, (2011). Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh - Thiết kế và thực hiện. TP. Hồ CHí Minh NXB Lao động xã hội. 11. Nguyễn Tuấn, Đường Nguyễn Hưng (2015). Tổng quan lý thuyết về tác động của Kiểm soát nội bộ đến hiệu quả hoạt động và rủi ro các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, ISSN: 1859-3682, số 113, tháng 08/2015. 12. Phạm Quang Huy, Bùi Quang Hùng, Lương Đức Thuận, Vũ Minh Hà (2021). Thực trạng và giải pháp quản trị hiệu quả tại các cơ sở giáo dục đại học công lập Việt Nam. Tạp chí tài chính, [Online], . 13. Trần Thiên Việt (2021). Nghiên cứu ảnh hưởng của các thành tố cấu thành hệ thống KSNB đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB - Nghiên cứu thực nghiệm tại các đơn vị sự nghiệp công lập tỉnh Kiên Giang. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh. Tài liệu tham khảo tiếng Anh 1. Abdullahi, M.H., Abdullahi, M.H., & Muturi, W. (2016). Effect of internal control systems on financial performance of higher education institutions in Puntland. International Journal of Economics, Commerce and Management, 4(12). 2. Ackroyd, P., & Ackroyd, S. (1999). Problems of university governance in Britain: is more accountability the solution?. International Journal of Public Sector Management. 3. Boffo, S., Dubois, P., & Moscati, R. (2008). Changes in university governance in France and in Italy. Tertiary education and Management, 14(1), 13-26. 4. Charles, E.I. (2011). Evaluation of internal control system of banks in Nigeria. Being a dissertation submitted in partial fulfilment of the requirements for the award of the Doctor of philosophy (PhD) Accounting of St. Clements University, Turks and Caicos Islands. 5. De Boer, H., Huisman, J., & Meister‐Scheytt, C. (2010). Supervision in ‘modern’ university governance: Boards under scrutiny. Studies in Higher Education, 35(3), 317-333. 6. El Junusi, R. (2020). COSO-based internal control: efforts towards good university governance. Journal of Islamic Accounting and Finance Research, Vol 2(1). 7. Internal Control Report (1992). Internal Control - Intergrated framework. COSO, American. 8. Intenral Control Report (2004). Enterprise Risk Management - Intergrated framework. COSO, American. 9. Internal Control Report (2006). Internal Control over Financial Reporting -Guidance for Smaller Public Companies. COSO, American. 10. Internal Control Report (2009). Internal Control - Intergrated framework, Guidance on Monitoring Internal Control Systems. COSO, American. 11. Internal Control Report (2009). Enterprise Risk Management - Intergrated framework, 659
  13. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” Strengthening Enterprise Risk Management for Strategic Advantage. COSO, American. 12. Internal Control Report (2013). Internal Control - Intergrated framework. COSO, American. 13. Jensen, M.C, & Meckling, W. (1976). Theory of the firm: Managerial behavior, agency costs, and ownership structure. Journal of Financial Economics, 3, 305-360. 14. Jokipii, A. (2010). Determinants and consequences of internal control in firms: a contingency theory based analysis. Journal of Management and Governance, 14(2), pp 115-144. 15. Intosai Gov 9100 (2004). INTOSAI Internal Control Standards Committee. Guidelines for Internal Control Standards for the Public Sector. 16. Karagiorgos, T., Drogalas, G. & Dimou, A. (2008). Effectiveness of internal control system in the Greek Bank Sector. The Southeuropean Review of Business Finance & Accounting, 6(2). 17. Kim, T. (2008). Changing university governance and management in the UK and elsewhere under market conditions: Issues of quality assurance and accountability. Intellectual Economics, 2(4): 33-42. 18. King, A.M. (2011). Internal Control of Fixed Assests: A Controller and Auditor’s Guide. John Wiley and Sons Ltd. 19. Lakis, V. (2008). Independent auditing development tendencies. Baltic Journal on Sustainability, 14(2), 171-183. 20. Lakis, V. & Girinjnas, L. (2012). The concept of internal control system: theoretical aspect. Ekonomika, Vol. 91(2). 21. Mawanda, S.P. (2011). Effects of internal control systems on financial performance in an institution of higher learning in Uganda-A case of Uganda Martyrs University. A postgraduate dissertation presented to the Faculty of Business administration and Management in partial fulfillment of the requirement for the award of the degree of Master of business administration, Uganda Martyrs University, Uganda. 22. Nguyen Tuan and Duong Nguyen Hung (2015). Modeling the Influence of Internal Control on the Performance and Risk of Vietnamese Commercial Banks. Conference Proceedings of The International Conference of Accounting 2015 (ICOA 2015), The University of Economics- Danang University, No.15-049, ISBN: 978-604-840781-0, 05-2015. 23. Njanike, K., Mutengezanwa, M., Gombarume, F.B. (2011). Internal controls in ensuring good corporate governance in financial Institutions. Annals of the University of Petroşani, Economics, 11(1), pp. 187-196. 24. Olumbe, C.O.O. (2012). The relationship between internal controls and corporate governance in commercial banks in Kenya. A research project submitted in partial fulfillment of the requirement for the degree of Master of business administration of University of Nairobi. 25. Samuel, I.K. & Wagoki, J. (2014). Assessing the role of internal control system components in Kenyan Public Universities: A case study of Jomo Kenyatta University of Agriculture and Technology. International Journal of Accounting and Financial Management Research (IJAFMR), 4(3), pp. 17-28. 26. Shim, J.K. (2011). Internal Control and Fraud Detection. Global Professional Publishing Ltd. 27. Simmons, M. R. (1995). COSO-The Framework for Internal Audit: A Strategic Approach to Internal Audits. Articles on Internal Auditing, [Online], . 28. Simmons M.R. (1997). COSO Based Auditing. Internal Auditor. 660
  14. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” 29. Sultana, R. & Haque, M.E. (2011). Evaluation of Internal Control Structure: Evidence from Six Listed Banks in Bangladesh”. ASA University Review, 5(1). --- Thông tin tác giả: - Tiến sĩ Nguyễn Tuấn, Bộ môn Kiểm toán, Khoa Kế toán - Tài chính, trường Đại học Nha Trang, số 02 đường Nguyễn Đình Chiểu, Nha Trang, Khánh Hòa Email: tuann@ntu.edu.vn Số điện thoại: 0982.016910 Lĩnh vực nghiên cứu: Kiểm toán, Kiểm soát nội bộ, Kế toán quản trị, Phương pháp nghiên cứu khoa học trong Kế toán-Tài chính. - Thạc sĩ Đặng Thị Tâm Ngọc, Bộ môn Kiểm toán, Khoa Kế toán - Tài chính, trường Đại học Nha Trang, số 02 đường Nguyễn Đình Chiểu, Nha Trang, Khánh Hòa Email: ngocdtt@ntu.edu.vn Số điện thoại: 0983.441150 Lĩnh vực nghiên cứu: Kế toán quản trị, Kế toán chi phí, Nguyên lý kế toán, Phân tích hoạt động kinh doanh. 661
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0