Nghiên cứu về bệnh lý võng mạc ở trẻ sinh non tại Khoa Sơ Sinh Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ
lượt xem 2
download
Bài viết trình bày khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trên những trẻ được khám tầm soát bệnh lý võng mạc ở trẻ sinh non tại Khoa Sơ Sinh Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ từ tháng 3 năm 2019 đến tháng 9 năm 2019.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu về bệnh lý võng mạc ở trẻ sinh non tại Khoa Sơ Sinh Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ
- Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2020 NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH LÝ VÕNG MẠC Ở TRẺ SINH NON TẠI KHOA NHI SƠ SINH BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THÀNH PHỐ CẦN THƠ Thạch Thị Ngọc Yến, Hồ Thái Hồ Bùi Nguyễn Ngọc Vy, Võ Đặng Ngọc Giàu TÓM TẮT Mở đầu: Bệnh lý võng mạc ở trẻ sanh non (ROP) là một bệnh đe dọa đến thị lực liên quan đến sự phát triển mạch máu võng mạc bất thường gây hậu quả nghiêm trọng trên thị lực ở trẻ sanh non. Dạng trầm trọng nhất có thể dẫn đến bong võng mạc gây mù. Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trên những trẻ được khám tầm soát bệnh lý võng mạc ở trẻ sinh non tại Khoa Sơ Sinh Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ từ tháng 3 năm 2019 đến tháng 9 năm 2019. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca, thực hiện trên 84 bệnh nhi khám tầm soát ROP có cân nặng lúc sinh ≤ 1800g, tuổi thai lúc sinh ≤ 34 tuần trẻ có CNLS < 2000g hoặc tuần thai < 37 tuần và có một trong các yếu tố: hỗ trợ hô hấp, tăng hoặc giảm C02 máu, nhiễm trùng huyết, nhiễm toan máu, truyền máu, trào ngược dạ dày‐ thực quản, còn ống động mạch, bệnh màng trong, viêm phổi, chiếu đèn, điều trị surfactant. Kết quả: Trong 84 bệnh nhi có cân nặng lúc sinh trung bình 1502 ± 352g và tuổi thai lúc sinh trung bình 31,1 ± 2,3 tuần, 45 bệnh nhi nữ (53,6%), 44 bệnh nhi sinh mổ (52,4%), 80 bệnh nhi được điều trị chiếu đèn vàng da (95,2%),77 bệnh nhi bị bệnh màng trong (91,7%),45bệnh nhi bị nhiễm trùng huyết (53,6%). Trong đó, 24 bệnh nhi (28,6%) bị ROP với 7 bệnh nhi (8,4%) bị ROP giai đoạn 1 và 17 bệnh nhi (20,2%) bị ROP giai đoạn 2, 2 bệnh nhi (2,4%) bị ROP có chỉ định can thiệp điều trị phải chuyển viện. Qua phân tích hồi quy đa biến cho thấy ba yếu tố dịch tễ học: cân nặng lúc sinh ≤ 1500g (OR = 4,56; p = 0,031), tuổi thai (OR = 28,04; p = 0,004), phương pháp sinh (OR = 4,0; p = 0,049) có liên quan với ROP, yếu tố lâm sàng: thời gian hỗ trợ hô hấp (OR = 3,658; p = 0,023) có liên quan với ROP Kết luận: Những yếu tố liên quan với ROP gồm: phương pháp sinh, cân nặng lúc sinh ≤ 1500g, tuổi thai, thời gian hỗ trợ hô hấp. Vì vậy, phòng ngừa sinh non và kiểm soát hô hấp để hạn chế thời gian hỗ trợ hô hấp kéo dài là một biện pháp quan trọng trong việc phòng ngừa ROP. Từ khóa: Bệnh lý võng mạc ở trẻ sinh non, Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ, tầm soát, yếu tố nguy cơ. ABSTRACT Background: Retinopathy of prematurity (ROP) is a vision-threatening disease associated with abnormal retinal blood vessel formation that has serious consequences on vision of premature infants. The most severe type can lead to detachment of the retina which causes blindness. Objective: Analyzing clinical features and laboratory results of premature babies who were screened for retinopathy at the Department of Neonatology, Can Tho Obstetrics & Gynaecology Hospital from March 2019 to September 2019. Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 161
- Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2020 Research method: A descriptive case series study was conducted on 84 patients having ROP screening with birth weight ≤ 1800gr, gestational age at birth ≤ 34 weeks and birth weight < 2000gr or gestational age at birth < 37 weeks with one of the conditions: respiratory support, increase or decrease in blood CO2 level, sepsis, blood acidosis, blood transfusion, gastroesophageal reflux, ductus arteriosus, hyaline membrane disease, pneumonia, phototherapy, surfactant therapy. Results: Of 84 patients with an average birth weight of 1502 ± 352 gr and gestational birth age at 31.1 ± 2.3 weeks, 45 female patients (53.6%), 44 patients born from cesarean section (52.4%), 80 patients treated with phototherapy (95.2%), 77 patients with hyaline membrane disease (91.7%), 45 patients with sepsis (53.6%). Of these, 24 patients (28.6%) had ROP with 7 children (8.4%) had ROP stage 1 and 17 children (20.2%) had ROP stage 2, 2 children (2.4%) had ROP treatment required upper hospitalization. Multivariate regression analysis of the results suggests three epidemiological factors including birth weight ≤ 1500gr (OR = 4.56; p = 0.031), gestational age at birth (OR = 28.04; p = 0.004), delivery methods (OR = 4.0; p = 0.049), are associated with ROP. Also, it is evidenced that such clinical factor as duration of respiratory support (OR = 3.658; p = 0.023) is associated with ROP. Conclusions: Factors associated with ROP include: delivery methods, birth weight ≤ 1500gr, gestational age at birth, duration of respiratory support. Hence, premature birth preclusion and respiratory control to reduce the duration of extended respiratory support are important measures to prevent ROP. Key words: Retinopathy of prematurity, Can Tho Obstetrics & Gynaecology Hospital, screening, risk factors I. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh lý võng mạc ở trẻ sinh non là một bệnh đe dọa đến thị lực liên quan đến sự phát triển mạch máu võng mạc bất thường chỉ xảy ra ở trẻ sinh non. Đây là bệnh có thể phòng và điều trị nếu được phát hiện sớm. Hầu hết các nghiên cứu cho thấy rằng cân nặng lúc sinh thấp, sinh non và mức độ nặng của bệnh đi kèm (ví dụ: hội chứng suy hô hấp, loạn sản phế quản phổi, nhiễm trùng huyết,…) có liên quan mạnh mẽ đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, mức độ nặng của bệnh đi kèm là một yếu tố dự báo chính của bệnh nặng. Trẻ nhỏ nhất, ốm yếu và chưa trưởng thành nhất có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng cao nhất [3], [7], [11]. Cho đến nay bệnh lý võng mạc ở trẻ sinh non đã được đưa vào chương trình tầm soát cho trẻ sơ sinh non tháng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu về bệnh lý võng mạc ở trẻ sinh non. Bệnh viện Phụ Sản thành phố Cần Thơ vẫn chưa có số liệu thống kê chính thức về tỷ lệ mắc bệnh, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng cũng như các yếu tố nguy cơ thường gặp gây bệnh lý võng mạc ở trẻ sinh non. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này. Mục tiêu nghiên cứu Mô tả các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trên những trẻ được khám tầm soát bệnh lý võng mạc ở trẻ sinh non tại khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ. Xác định tỷ lệ bệnh lý võng mạc ở trẻ sinh non được khám tầm soát bệnh lý võng mạc tại khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ. Xác định Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 162
- Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2020 một số yếu tố liên quan đến bệnh lý võng mạc ở trẻ sinh non được khám tầm soát bệnh lý võng mạc tại khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ. II. ĐỐI TƯỢNG‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Thiết kế nghiên cứu Cắt ngang mô tả và phân tích 2.2. Đối tượng nghiên cứu Trẻ sơ sinh non tháng đang điều trị ở khoa Nhi -Sơ sinh được khám tầm soát bệnh lý võng mạc tại Bệnh viện Phụ Sản Thành phố Cần Thơ từ tháng 3/2019 đến tháng 9/2019 thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu cân nặng lúc sinh ≤ 1800g, tuổi thai lúc sinh ≤ 34 tuần trẻ có CNLS < 2000g hoặc tuần thai < 37 tuần và có một trong các yếu tố: hỗ trợ hô hấp, tăng hoặc giảm C02 máu, nhiễm trùng huyết, nhiễm toan máu, truyền máu, trào ngược dạ dày‐ thực quản, còn ống động mạch, bệnh màng trong, viêm phổi, chiếu đèn, điều trị surfactant. 2.3. Tiêu chuẩn loại trừ Tử vong trước đợt khám mắt cuối cùng hoặc có bất thường bẩm sinh về mắt: đục thủy tinh thể, tật nhãn cầu nhỏ, viêm kết mạc - giác mạc. 2.4. Cỡ mẫu p (1 P ) n Z12 d2 2 Thực tế chúng tôi thu thập được 84 bệnh nhi. III. KẾT QUẢ 3.1. Đặc điểm nghiên cứu: * Đặc điểm về dịch tễ: Cân nặng lúc sinh nhỏ nhất là 750g, lớn nhất là 2600g, trẻ có cân nặng lúc sinh > 1500 g chiếm đa số (50%). Cân nặng lúc sinh trung bình của mẫu nghiên cứu là 1502g±352g. Tuổi thai lúc sinh nhỏ nhất là 26 tuần, lớn nhất là 34,9 tuần, tuổi thai lúc sinh từ 28 - 32 tuần chiếm tỷ lệ cao nhất trong mẫu nghiên cứu (41trẻ; 48,8%), tuổi thai lúc sinh trung bình của mẫu nghiên cứu là 31,1±2,3 tuần. Bệnh nhi nữ chiếm tỷ lệ 53,6%. Bệnh nhi sanh mổ chiếm tỷ lệ cao nhất là 52,4%, phần lớn là đơn thai có 59 trường hợp (70,2%), có 25 trường hợp song thai (29,8%) do có 1 bé sanh song thai tử vong lúc 1 ngày tuổi vì bệnh lý toàn thân nặng. * Đặc điểm về lâm sàng của nghiên cứu: 100% trẻ có hỗ trợ hô hấp. Thời gian hỗ trợ hô hấp đa số < 7 ngày (53,6%). Số lượng trẻ cần dùng FiO2 < 40% chiếm đa số 53,6% và không có trẻ phải can thiệp dùng FiO2 > 60%. Trong đó trẻ cần được chiếu đèn điều trị vàng da sau sanh nhiều nhất chiếm 95,2%, trẻ có bệnh màng trong chiếm 91,7% và 53,6% bị nhiễm trùng huyết. Tổng số ngày điều trị ít nhất là 12 ngày, nhiều nhất là 105 ngày, số ngày điều trị > 30 ngày chiếm đa số 54,8%, số ngày điều trị trung bình là 36,9±16,7. Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 163
- Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2020 * Tỷ lệ các phân loại bệnh lý võng mạc: Có 24/84 trẻ bị bệnh lý võng mạc ở trẻ sinh non (28,6%). Trong số 28,6% trẻ bị ROP chiếm đa số là ở vùng 2 (79,8%), 8,4% ROP ở giai đoạn 1; 20,2% bị ROP ở giai đoạn 2, trong đó 16,6% trẻ bị bệnh lý võng mạc giai đoạn 2 và bệnh lý võng mạc cộng (-), 3,6% bị ROP ở giai đoạn 2 và bệnh lý võng mạc plus (+) và 2,4% ROP có chỉ định can thiệp điều trị phải chuyển viện. 3.2. Liên quan đơn biến giữa các đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng với ROP * Liên quan đơn biến giữa các đặc điểm dịch tễ học với ROP ROP (+) ROP (-) Đặc điểm chung p n (%) n (%) Nam 11 (45,8) 28 (46,7) Giới tính 0,945 Nữ 13 (54,2) 32 (53,3) < 28 9 (37,5) 1 (1,7) Tuổi thai 28 – < 32 15 (62,2) 26 (43,3) < 0,001 (tuần) ≥ 32 0 33 (55) < 1000 7 (29,2) 2 (3,3) Cân nặng 1000 - < 1500 14 (58,3) 19 (31,7) < 0,001 (gam) ≥ 1500 3 (12,5) 39 (65) Sinh thường 18 (75) 22 (36,7) Phương pháp 0,001 Sinh Sinh mổ/hút 6 (25) 38 (63,3) Có 5 (20,8) 20 (30,3) Song thai 0,258 Không 19 (79,2) 40 (66,7) * Liên quan đơn biến giữa các đặc điểm lâm sàng với ROP ROP (+) n ROP (-) n Đặc điểm chung p (%) (%) Oxy 0 5 (8,3) Phương pháp Thở CPAP 16 (66,7) 51 (85) 0,04 hỗ trợ hô hấp Thở máy 8 (33,3) 4 (6,7) Số phương 1 loại 16 (66,7) 55 (91,7) 0,008* Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 164
- Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2020 pháp thở ≥ 2 loại 8 (33,3) 5 (8,3) < 7 ngày 2 (8,3) 43 (71,7) Thời gian hỗ 7 - 15 ngày 5 (20,8) 11 (18,3) < 0,001 trợ hô hấp > 15 ngày 17 (70,8) 6 (10) < 40% 4 (16,7) 41 (68,3) FiO2 < 0,001 40 – 60% 20 (83,3) 19 (31,7) Có 24 (100) 53 (88,3) Bệnh màng trong Không 0 7 (11,7) 0,184* Điều trị bơm Có 6 (25) 7 (11,7) 0,180* Surfactant Không 18 (75) 53 (88,3) Có 11 (45,8) 9 (15) Viêm phổi 0,003 Không 13 (54,2) 51 (85) Còn ống động Có 7 (29,2) 8 (13,3) 0,116* mạch Không 17 (70,8) 52 (86,7) Nhiễm trùng Có 18 (75%) 27 (45) 0,013 huyết Không 6 (2) 33 (55) Viêm ruột Có 6 (25) 2 (3,3) 0,006* hoại tử Không 18 (75) 58 (96,7) Trào ngược dạ Có 14 (58,3) 9 (15) < 0,001 dày thực quản Không 10 (41,7) 51 (85) Chiếu đèn điều Có 23 (95,8) 57 (95) 1* trị vàng da Không 1 (4,2) 3 (5) Có 11 (45,8) 15 (25) Truyền máu 0,062 Không 13 (54,2) 45 (75) Rối loạn Có 1 (4,2) 2 (3,3) 1* đông máu Không 23 (95,8) 58 (96,7) Tổng thời gian > 30 ngày 23 (95,8) 23 (38,3) < 0,001 điều trị ≤ 30 ngày 1 (4,2) 37 (61,7) * Fisher’s exact test Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 165
- Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2020 * Liên quan đơn biến giữa các đặc điểm cận lâm sàng với ROP ROP (+) n ROP (-) Đặc điểm chung (%) n (%) p < 7,2 7 (29,2) 12 (20) pH 7,2-7,32 12 (50) 28 (46,7) 0,455 > 7,32 5 (20,8) 20 (30,3) ≤ 40 mmHg 4 (16,7) 9 (15) 1* PaO2 > 40 mmHg 20 (83,3) 51 (85) < 35 mmHg 1 (4,2) 11 (18,3) PaCO2 35 - 40 mmHg 6 (25) 9 (15) 0,182 > 40 mmHg 17 (70,8) 40 (66,7) HCO3- < 22 mmol/l 18 (75) 50 (83,3) 0,375* ≥ 22 mmol/l 6 (25) 10 (16,7) * Fisher’s exact test 3.3. Các đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng liên quan với ROP khi phân tích hồi quy đa biến * Các đặc điểm dịch tễ học liên quan với ROP khi phân tích hồi quy đa biến Đặc điểm dịch tễ học OR KTC 95% p Cân nặng lúc sinh 4,56 1,15-18,05 0,031 Tuổi thai 28,04 2,87-274,22 0,004 Phương pháp sinh 4,0 1,01-15,89 0,049 * Các đặc điểm lâm sàng liên quan với ROP khi phân tích hồi quy đa biến Đặc điểm lâm sàng OR KTC 95% p Thời gian hỗ trợ hô hấp 3,658 1,19-11,23 0,023 Phương pháp hỗ trợ hô hấp 0,447 0,02-9,85 0,610 Số phương pháp thở 3,885 0,16-93,24 0,403 FiO2 1,543 0,25-9,51 0,640 Nhiễm trùng huyết 1,183 0,24-5,77 0,835 Viêm ruột hoại tử 2,786 0,16-48,44 0,482 Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 166
- Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2020 Trào ngược dạ dày thực quản 1,337 0,19-9,23 0,768 Viêm phổi 0,353 0,05-2,33 0,280 Tổng thời gian điều trị 0,928 0,85-1,01 0,084 IV. BÀN LUẬN: 4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu: Cân nặng lúc sinh nhỏ nhất là 750g, lớn nhất là 2600g, trẻ có cân nặng lúc sinh > 1500g chiếm đa số (50%). Cân nặng lúc sinh trung bình của mẫu nghiên cứu là 1502g ± 352g. Tương tự nghiên cứu của tác giả Vương Doãn Đan Phương và cộng sự [13], lớn hơn các nghiên cứu của các tác giả: Majid Abrishami và cộng sự [1], Aylin Ardagil Akçakaya và cộng sự [2], Mojgan Bayat-Mokhtari và cộng sự [4], Almutez Gharaibeh và cộng sự [6], Ahmed Mahmoud Abdel Hadi và cộng sự [8], Gloria Isaza và cộng sự [10], Jyoti Baba Shrestha và cộng sự [12]; trong khi đó nhỏ hơn nghiên cứu của các tác giả: Huỳnh Thị Kim Thanh và cộng sự [9], có thể do tính phổ biến cân nặng lúc sinh tại khoa Nhi - Sơ sinh Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ từ 1500 – 2500g chiếm đa số 76% trong tổng số 408 trẻ sinh non được nhập viện tại khoa trong khoảng thời gian nghiên cứu. Tuổi thai lúc sinh nhỏ nhất là 26 tuần, lớn nhất là 34,9 tuần, tuổi thai lúc sinh từ 28 - 32 tuần chiếm tỷ lệ cao nhất trong mẫu nghiên cứu (41 trẻ; 48,8%), tuổi thai lúc sinh trung bình của mẫu nghiên cứu là 31,1 ± 2,3 tuần. Tương tự các nghiên cứu của các tác giả: Majid Abrishami và cộng sự [1], Ahmed Mahmoud Abdel Hadi và cộng sự [8], Jyoti Baba Shrestha và cộng sự [12], Vương Doãn Đan Phương và cộng sự [13]; lớn hơn các nghiên cứu của các tác giả: Mojgan Bayat-Mokhtari và cộng sự [4], Ümit Beden và cộng sự [5], Almutez Gharaibeh và cộng sự [6], Gloria Isaza và cộng sự [10]; trong khi nhỏ hơn các nghiên cứu của các tác giả: Aylin Ardagil Akçakaya và cộng sự [2], Huỳnh Thị Kim Thanh và cộng sự [9] có thể do tính phổ biến tuổi thai lúc sinh tại khoa Nhi - Sơ sinh Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ chiếm đa số từ 32 - 37 tuần là 330 trẻ chiếm tỷ lệ cao nhất 80,9% trong tổng số 408 trẻ sinh non nhập viện tại khoa. Bệnh nhi nữ chiếm tỷ lệ 53,6%. Nghiên cứu của chúng tôi giống nghiên cứu của tác giả Ahmed Mahmoud Abdel Hadi và cộng sự [8], trong khi các tác giả ghi nhận bệnh nhi nam chiếm đa số như: Majid Abrishami và cộng sự [1], Mojgan Bayat- Mokhtari và cộng sự [4], Almutez Gharaibeh và cộng sự [6], Huỳnh Thị Kim Thanh và cộng sự [9], Vương Doãn Đan Phương và cộng sự [13]. Bệnh nhi sanh mổ chiếm tỷ lệ cao nhất là 52,4% phần lớn là do bệnh lý của mẹ đi kèm như tiền sản giật, sản giật, đái tháo đường, nhau tiền đạo... Phần lớn là đơn thai có 59 trường hợp (70,2%), có 25 trường hợp song thai (29,8%) do có 1 bé sanh song thai tử vong lúc 1 ngày tuổi vì bệnh lý toàn thân nặng. 98,8% mang thai tự nhiên. Chỉ có 1 trường hợp thụ tinh trong ống nghiệm: Bé sanh non 34 tuần, CNLS 1800g, bé được thở CPAP 89h với FiO2 < 40%, trong thời gian nằm viện bé có bệnh lý đi kèm như: bệnh màng trong giai đoạn 2, nhiễm trùng huyết, cơn ngừng thở, chiếu đèn điều trị vàng da. Bé được điều trị 23 ngày và khám Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 167
- Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2020 ROP không có nguy cơ bị ROP. Điều này cũng cho thấy, bé có tuổi thai và CNLS càng lớn, thời gian hỗ trợ hô hấp và thông số FiO2 càng thấp càng ít có nguy cơ mắc ROP. Trong 84 trẻ được nghiên cứu: trẻ cần được chiếu đèn điều trị vàng da sau sanh nhiều nhất chiếm 95,2%, trẻ có bệnh màng trong chiếm 91,7% và 53,6% bị nhiễm trùng huyết. Đây cũng là bệnh lý khá phổ biến ở trẻ sinh non. Chiếm tỷ lệ thấp nhất trong mẫu nghiên cứu là rối loạn đông máu (3,6%), viêm ruột hoại tử (9,5%) và 15,5% trẻ bị bệnh màng trong cần bơm Surfactant. Tổng số ngày điều trị ít nhất là 12 ngày, nhiều nhất là 105 ngày, số ngày điều trị > 30 ngày chiếm đa số 54,8%, số ngày điều trị trung bình là 36,9±16,7. Trong nghiên cứu của chúng tôi, đa số bé có tuổi thai trung bình là 31,1 tuần, CNLS trung bình là 1500g, ngoài vấn đề ổn định về hô hấp và các bệnh lý đi kèm thì bé phải thỏa tiêu chí xuất viện của chương trình ấp Kangaroo nên thời gian nằm viện thường kéo dài hơn so với thời gian hỗ trợ hô hấp. 4.2. Tỷ lệ các phân loại bệnh lý võng mạc: Có 24/84 trẻ bị bệnh lý võng mạc ở trẻ sinh non (28,6%). Tương tự các nghiên cứu của các tác giả: Aylin Ardagil Akçakaya và cộng sự [2], Almutez Gharaibeh và cộng sự [6]; trong khi hầu hết các nghiên cứu của các tác giả khác được ghi nhận có tỷ lệ bệnh lý võng mạc ở trẻ sinh non cao hơn chúng tôi như: Ümit Beden và cộng sự [5], Gloria Isaza và cộng sự [7], Ahmed Mahmoud Abdel Hadi và cộng sự [8], Jyoti Baba Shrestha và cộng sự [12]. Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi lại có tỷ lệ cao hơn so với các tác giả khác như: Majid Abrishami và cộng sự [1], Mojgan Bayat-Mokhtari và cộng sự [4], Huỳnh Thị Kim Thanh và cộng sự [9], Vương Doãn Đan Phương và cộng sự [13]. Hầu hết các nghiên cứu có tỷ lệ bệnh lý võng mạc ở trẻ sinh non cao hơn nghiên cứu của chúng tôi đều có tuổi thai lúc sinh trung bình và cân nặng lúc sinh trung bình thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi. Trong khi những nghiên cứu có tỷ lệ võng mạc ở trẻ sinh non thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi có thể do tuổi thai và cân nặng lúc sinh cao hơn nghiên cứu của chúng tôi. Điều này cho thấy, khi tuổi thai và cân nặng lúc sinh càng thấp càng có nguy cơ bị ROP nhiều hơn. Trong số 28,6% trẻ bị ROP chiếm đa số là ở vùng 2 (79,8%), 8,4% ROP ở giai đoạn 1, 20,2% bị ROP ở giai đoạn 2, trong đó 17,8% trẻ bị bệnh lý võng mạc giai đoạn 2 và bệnh lý võng mạc cộng (-) chiếm tỷ lệ cao nhất (16,6%), 3,6% bị ROP ở giai đoạn 2 và bệnh lý võng mạc plus (+) và 2,4% ROP có chỉ định can thiệp điều trị phải chuyển viện. 4.3. Liên quan đơn biến giữa các yếu tố nguy cơ với bệnh lý võng mạc: * Yếu tố dịch tễ học: Về tuổi thai, nhóm có tuổi thai càng thấp càng có nguy cơ bị ROP nhiều hơn đặc biệt là trẻ có tuổi thai < 32 tuần có ý nghĩa thống kê với p < 0,001, nhóm có tuổi thai từ 28-32 tuần có nguy cơ bị ROP cao nhất chiếm 62,2%. Về cân nặng, nhóm có cân nặng lúc sinh càng thấp càng có nguy cơ bị ROP nhiều hơn, nhất là trẻ có cân nặng lúc sanh < 1500g có ý nghĩa thống kê với p < 0,001, trong đó nhóm có cân nặng lúc sanh từ 1000 - 1500g bị ROP cao nhất chiếm 58,3%. Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 168
- Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2020 Trong các nghiên cứu trước đây của các tác giả Majid Abrishami và cộng sự [1], Aylin Ardagil Akçakaya và cộng sự [2], Mojgan Bayat-Mokhtari và cộng sự [4], Ümit Beden và cộng sự [5], Almutez Gharaibeh và cộng sự [6], Ahmed Mahmoud Abdel Hadi và cộng sự [8], Huỳnh Thị Kim Thanh và cộng sự [9], Gloria Isaza và cộng sự [10], Jyoti Baba Shrestha và cộng sự [12], Vương Doãn Đan Phương và cộng sự [13] đều ghi nhận tuổi thai và cân nặng lúc sinh đều có liên quan đến ROP mang ý nghĩa thống kê. Ghi nhận trẻ được sanh thường có nguy cơ bị tổn thương ROP nhiều hơn so với trẻ được sanh mổ có ý nghĩa thống kê với p = 0,001. Nghiên cứu của chúng tôi tương tự như nghiên cứu của tác giả Huỳnh Thị Kim Thanh và cộng sự [9] ghi nhận phương pháp sinh liên quan có ý nghĩa thống kê với tình trạng ROP. Có thể do trong nghiên cứu của chúng tôi nhóm sinh thường đa phần có tuổi thai lúc sinh từ 26 - 34,6 tuần trong đó nhóm có tuổi thai < 32 tuần chiếm 72,5%, CNLS < 1500g chiếm 57,5%, có đến 57,5% số trẻ có can thiệp hỗ trợ hô hấp cần dùng FiO2 từ 40 -60% và có nhiều bệnh lý toàn thân đi kèm.... * Yếu tố lâm sàng: Có mối liên quan giữa thời gian hỗ trợ hô hấp với tình trạng bệnh lý võng mạc, nhóm có thời gian hỗ trợ hô hấp càng kéo dài càng có nguy cơ tổn thương ROP có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Tương tự nghiên cứu của tác giả Mojgan Bayat- Mokhtari và cộng sự [4], Almutez Gharaibeh và cộng sự [6], Huỳnh Thị Kim Thanh và cộng sự [9], Vương Doãn Đan Phương và cộng sự [13]. Tìm thấy mối liên quan giữa giá trị FiO2 với tình trạng bệnh lý võng mạc, nhóm trẻ cần hỗ trợ hô hấp với FiO2 càng cao càng có nguy cơ tổn thương ROP nhiều hơn có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Tương tự nghiên cứu của tác giả Huỳnh Thị Kim Thanh và cộng sự [9]. Số phương pháp thở cũng có liên quan với tình trạng bệnh lý võng mạc ở trẻ sinh non. Nhóm trẻ có can thiệp 1 loại phương pháp thở dễ có nguy có tổn thương ROP nhiều hơn nhóm dùng 2 loại phương pháp thở có ý nghĩa thống kê với p = 0,008. Tương tự nghiên cứu của tác giả Huỳnh Thị Kim Thanh và cộng sự [9]. Về tình trạng bệnh lý đi kèm, nhóm có bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản có liên quan với tình trạng bệnh lý võng mạc có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Bên cạnh đó, nhóm trẻ có viêm phổi, viêm ruột hoại tử và nhiễm trùng huyết đều có liên quan đến tình trạng bệnh lý võng mạc ở trẻ sinh non có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Tương tự nghiên cứu của tác giả: Aylin Ardagil Akçakaya và cộng sự [2]. Tổng thời gian trẻ điều trị càng nhiều càng có liên quan đến tình trạng bệnh lý võng mạc ở trẻ sinh non có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Tương tự nghiên cứu của Almutez Gharaibeh và cộng sự [6], Huỳnh Thị Kim Thanh và cộng sự [9], Vương Doãn Đan Phương và cộng sự [13]. 4.4. Các đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng liên quan với ROP khi phân tích hồi quy đa biến: * Các đặc điểm dịch tễ học liên quan với ROP khi phân tích hồi quy đa biến: Tuổi thai, cân nặng liên quan với ROP có ý nghĩa thống kê, trong đó liên quan Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 169
- Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2020 mạnh nhất là tuổi thai (OR: 28,04; KTC 95%: 2,87-274,22). Tương tự nghiên cứu của tác giả Majid Abrishami và cộng sự [1], Aylin Ardagil Akçakaya và cộng sự [2], Mojgan Bayat-Mokhtari và cộng sự [4], Ümit Beden và cộng sự [5], Almutez Gharaibeh và cộng sự [6], Huỳnh Thị Kim Thanh và cộng sự [9], Gloria Isaza và cộng sự [10], Jyoti Baba Shrestha và cộng sự [12], Vương Doãn Đan Phương và cộng sự [13]. * Các đặc điểm lâm sàng liên quan với ROP khi phân tích hồi quy đa biến: Thời gian hỗ trợ hô hấp liên quan với ROP có ý nghĩa thống kê (OR = 3,658; KTC 95%: 1,19-11,23). Tương tự nghiên cứu của tác giả Aylin Ardagil Akçakaya và cộng sự [2], Mojgan Bayat-Mokhtari và cộng sự [4], Almutez Gharaibeh và cộng sự [6], Huỳnh Thị Kim Thanh và cộng sự [9], Vương Doãn Đan Phương và cộng sự [13]. V. KẾT LUẬN: Qua nghiên cứu 84 bệnh nhi nằm điều trị tại khoa Nhi - Sơ sinh Bệnh viện Phụ Sản thành phố Cần Thơ từ tháng 3/2019 đến tháng 9/2019 chúng tôi rút ra kết luận sau: * Về đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và cận lâm sàng: Dịch tễ: Cân nặng trung bình là 1502g±352g, tuổi thai trung bình là 31,1±2,3. Phần lớn là đơn thai (70,2%), nữ nhiều hơn nam (53,6%) trong đó sanh mổ/hút chiếm đa số 52,4% và 98,8% mang thai tự nhiên. Lâm sàng: 100% trẻ có hỗ trợ hô hấp sau sanh. Trong đó thở NCPAP chiếm đa số (79,8%), 84,5% trẻ chỉ can thiệp 1 loại phương pháp thở, 53,6% trẻ chỉ cần dùng FiO2 < 40%. Thời gian hỗ trợ hô hấp nhiều nhất là < 7 ngày ( 53,6%). Với tổng thời gian điều trị đa số là > 30 ngày chiếm 54,8%, ngày điều trị trung bình là 36,9±16,7 ngày. Phần lớn bệnh lý đi kèm trong nhóm nghiên cứu là: chiếu đèn điều trịvàng da (95,2%). * Tỷ lệ ROP ở trẻ sinh non được tầm soát: 28,6%. Trong đó bị ROP giai đoạn 1 (8,4%), 20,2% bị ROP giai đoạn 2 với 16,6% giai đoạn 2 và bệnh lý võng mạc plus (-), 3,6% bị ROP ở giai đoạn 2 và bệnh lý võng mạc plus (+) và có 2,4% ROP có chỉ định can thiệp điều trị phải chuyển viện. * Yếu tố liên quan giữa đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng với bệnh lý võng mạc ở trẻ sinh non đối với những trẻ được khám tầm soát bệnh lý võng mạc: Dịch tễ: Tuổi thai, cân nặng lúc sinh và phương pháp sinh có liên quan với ROP qua phân tích đơn biến. Khi phân tích đa biến tuổi thai (OR = 28,04; KTC 95%: 2,87- 274,22), cân nặng lúc sinh ≤ 1500g (OR = 4,56; KTC 95%: 1,15-18,05) có liên quan mạnh với ROP. Về lâm sàng: Tìm thấy mối tương quan có ý nghĩa thống kê là: thời gian hỗ trợ hô hấp, FiO2, viêm phổi, trào ngược dạ dày thực quản, tổng thời gian điều trị, số phương pháp thở, viêm ruột hoại tử, phương pháp hỗ trợ hô hấp và nhiễm trùng huyết. Trong đó, thời gian hỗ trợ hô hấp (OR = 3,658; KTC 95%: 1,19‐ 11,23) có liên quan mạnh với ROP. Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 170
- Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2020 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Abrishami M, Maemori GA, Boskabadi H, Yaeghobi Z, Magi‐ Nejad S (2013), “Incidence and Risk factors of Retinopathy of Prematurity in Mashhad, Northeast Iran”, Iranian Red Crescent Medical Journal, 15 (3), pp. 229‐ 233. 2. Akçakaya AA, Yaylali SA, Erbil HH, Sadigov F, Aybar A, Aydin N, Akçay G, Acar H, Mesçi C, Yetik H (2012), “Screening for Retinopathy of Prematurity in a tertiary hospital in Istanbul: Incidence and Risk factors”, J Pediatr Ophthalmol Strabismus, 49 (1), pp. 21‐ 25. 3. Anuk-İnce Deniz, Gülcan Hande, Hanta Deniz, et al. (2013), "Poor postnatal weight gain predicts stage 3+ retinopathy of prematurity in very low birth weight infants", Turk J Pediatr, 55 (3), 304-308. 4. Bayat-Mokhtari Mojgan, Pishva Narjes, Attarzadeh Abbas, et al. (2010), "Incidence and risk factor of retinopathy of prematurity among preterm infants in Shiraz/Iran", Iranian journal of pediatrics, 20 (3), 303. 5. Benden U, Demir S, Aygün C, Küçüködük S, Erkan D (2012), “Screening for Retinopathy of Prematurity (ROP) in the middle black sea region of Turkey”, The Turkish Journal of Pediatrics, 54, pp. 223‐ 229. 6. Gharaibeh A, Khassawneh M, Khrieasat W, Alkhatib S, Migdadi Y (2011), “Adopting western Retinopathy of Prematurity screening programs in Eastern Countries, are we screening properly?”, Middle East African Journal of Ophthalmology, 18 (3), pp. 209‐ 213. 7. Good WV, Hardy RJ, Dobson V, et al. (2005), "The incidence and course of retinopathy of prematurity: findings from the early treatment for retinopathy of prematurity study", Pediatrics, 116 (1), 15-23. 8. Hadi AMA, Hamdy IS (2013), “Correlation between risk factors during the neonatal period and appearance of Retinopathy of Prematurity in preterm infants in neonatal intensive care units in Alexandria, Egypt”, Clinical Ophthalmology, 7, pp. 831‐ 837. 9. Huỳnh Thị Kim Thanh, TạVăn Trầm (2017), "Nghiên cứu về bệnh lý võng mạc ở trẻ sinh non tại khoa hồi sức tích cực chống độc nhi Bệnh viện Đa khoa trung tâm Tiền Giang", Hội thảo về bệnh lỹ võng mạc. 10. Isaza Gloria, Arora Sourabh, Bal Manpartap, et al. (2013), "Incidence of retinopathy of prematurity and risk factors among premature infants at a neonatal intensive care unit in Canada", Journal of pediatric ophthalmology and strabismus, 50 (1), 27-32. 11. Lundgren Pia, Sjöström Elisabeth Stoltz, Domellöf Magnus, et al. (2013), "WINROP identifies severe retinopathy of prematurity at an early stage in a nation- based cohort of extremely preterm infants", PLoS One, 8 (9), e73256. 12. Shrestha JB, Bajimaya S, Sharma A, Shresthal J, Karmacharya P (2010), “Incidence of Retinopathy of Prematurity in a Neonatal Intensive Care Unit in Nepal”, Pediatr Ophthalmol Strabismus, 47 (5), pp. 297‐ 300. 13. Vương Doãn Đan Phương, Huỳnh Thị Duy Hương(2014), "Nghiên cứu về bệnh lý võng mạc ở trẻ sinh non tại khoa Sơ sinh bệnh viện Nhi đồng – Đồng Nai", Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 18 (1), 222. Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 171
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Triển Vọng của các Nghiên Cứu về Tế Bào Gốc
7 p | 132 | 22
-
TỬ VONG DO NHIỄM TRÙNG HUYẾT SƠ SINH
16 p | 122 | 15
-
Bài giảng Bệnh lý vỏ thượng thận
27 p | 121 | 14
-
Bài giảng Đại cương về nội tiết và bệnh lý hệ nội tiết
60 p | 99 | 11
-
Bài giảng Bệnh lý tuyến yên - BS Trần Thị Thùy Dung
8 p | 132 | 9
-
ĐẶC ĐIỂM BỆNH VÕNG MẠC SINH NON ĐIỀU TRỊ BẰNG LASER QUANG ĐÔNG
12 p | 99 | 8
-
Đánh giá tỷ lệ mắc bệnh võng mạc đái tháo đường ở người cao tuổi tại quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng
6 p | 23 | 4
-
Nghiên cứu về bệnh lý võng mạc ở trẻ sinh non tại khoa sơ sinh Bệnh viện Nhi Đồng - Đồng Nai
6 p | 68 | 4
-
Nghiên cứu đặc điểm tổn thương võng mạc mắt của bệnh nhân đái tháo đường típ 2 bằng máy chụp võng mạc kỹ thuật số DRS
4 p | 42 | 3
-
Tổng quan về bệnh ghép chống chủ cấp trên bệnh nhân ghép tế bào gốc tạo máu đồng loại
8 p | 77 | 3
-
Nghiên cứu mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ với bệnh lý võng mạc mắt ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị nội trú
8 p | 10 | 3
-
Nghiên cứu nồng độ Retinol huyết thanh ở trẻ sơ sinh đẻ non tại khoa nhi bệnh viện trung ương Huế
6 p | 48 | 3
-
THỊ LỰC SAU ĐIỀU TRỊ
19 p | 78 | 3
-
Khảo sát các di chứng và yếu tố tiên lượng sau 3 năm điều trị bệnh lí võng mạc trẻ sinh non
6 p | 27 | 2
-
Bài giảng Nghiên cứu về bệnh lý võng mạc ở trẻ sinh non tại Khoa Hồi sức tích cực chống độc nhi Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang từ năm 2014 đến năm 2017
23 p | 22 | 2
-
Lượng giá chiến lược theo dõi và cung cấp oxygen của điều dưỡng khoa hồi sức sơ sinh: Ảnh hưởng trên bệnh lý võng mạc trẻ non tháng
4 p | 43 | 2
-
Đặc điểm bệnh võng mạc sinh non điều trị bằng laser quang đông tại TP.HCM
6 p | 45 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn