intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu về hợp tác công tư ở Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

111
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Nghiên cứu về hợp tác công tư ở Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế nghiên cứu vấn đề này trên một số vấn đề như: Khoa học, thực tiễn, thể chế chính sách. Mời các bạn tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu về hợp tác công tư ở Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế

Xã hội học số 3 (123), 2013<br /> <br /> NGHIÊN CỨU VỀ HỢP TÁC CÔNG-TƯ Ở VIỆT NAM<br /> TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ<br /> NGÔ NGỌC THẮNG<br /> <br /> Quan hệ đối tác Công-Tư (PPP) được coi là một trong những công cụ hữu hiệu để Nhà<br /> nước có được cơ sở hạ tầng cần thiết phục vụ lợi ích công và phát triển kinh tế-xã hội. Tầm<br /> quan trọng này đã được khẳng định không chỉ ở các nước châu Âu mà còn cả ở các nước<br /> ASEAN và nhiều nước khác trên thế giới. Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế<br /> (IMF) đánh giá rằng chính các nước đang phát triển là những nước sử dụng nhiều nhất PPP,<br /> coi đây là các công cụ cải cách quan trọng lĩnh vực quản lý công.<br /> Trên thực tế, mô hình này đã xuất hiện được áp dụng trong việc xây dựng các kênh đào<br /> ở Pháp vào thế kỷ 18, các cây cầu ở London vào thế kỷ 19 hay cây cầu Brooklyn nổi tiếng ở<br /> New York cũng vào thế kỷ 19. Theo Yescombe, tác giả cuốn Public - Private Partnerships:<br /> Principles of Policy and Finance (tạm dịch là Hợp tác công - tư: các nguyên lý chính sách và<br /> tài trợ), xuất bản năm 2007, thuật ngữ hợp tác công-tư bắt nguồn từ Hoa Kỳ với các chương<br /> trình giáo dục được cả khu vực công và khu vực tư cùng tài trợ trong thập niên 1950. Kể từ<br /> thập niên 1980, thuật ngữ hợp tác công-tư dần phổ biến ở nhiều nước và được hiểu là sự hợp<br /> tác giữa nhà nước và tư nhân để cùng xây dựng cơ sở hạ tầng hay cung cấp các dịch vụ công<br /> cộng.<br /> Trong lịch sử quản lý phát triển Việt Nam, đã từng xuất hiện hình thức PPP. Chẳng hạn,<br /> vào thời nhà Trần đã thực hiện chính sách "ngụ binh ư nông" và cho phép quân đội được sản<br /> xuất nông nghiệp để tự cân đối quân lương dự phòng cho các chiến lược phát triển dài hạn của<br /> quân đội. Các quyết sách của nhà Trần đã tạo ra sự phát triển mạnh mẽ của quân đội và tăng<br /> cường sự gắn kết của mối quan hệ quân với dân. Nhà Lê, trong Bộ Luật Hồng Đức và Bản đồ<br /> Hồng Đức đã áp dụng phổ biến Mô hình quản lý Bát hoàng Kỳ. Thời nhà Nguyễn thực hiện<br /> chủ trương cho phép tù nhân được khai khẩn tại các vùng đất hoang, đất ven biển. Nhờ vậy,<br /> nhà Nguyễn đã cải tạo được và đóng góp cho đất nước các vùng đất phì nhiêu tại Ninh Bình và<br /> Thanh Hóa như ngày nay.<br /> Hiện tại phương thức PPP đang là vấn đề nóng hổi tại Việt Nam. Khái niệm hợp tác công<br /> - tư thường gắn với mô hình BOT (hợp đồng xây dựng - vận hành - chuyển giao), BT (hợp<br /> đồng xây dựng - chuyển giao), BTO (hợp đồng xây dựng - chuyển giao - vận hành), BOO (hợp<br /> đồng xây dựng - sở hữu - vận hành). Trên thực tế có nhiều hình thức hợp tác công - tư với<br /> nhiều cấp độ khác nhau về chia sẻ trách nhiệm và rủi ro từ hợp đồng dịch vụ, hợp đồng quản<br /> lý, hợp đồng cho thuê, nhượng quyền… Các dự án PPP của Việt Nam đang ưu tiên vào các<br /> lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng “cứng” như đường bộ, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà<br /> đường bộ, hệ thống thu gom xử lý chất thải, nhà máy điện, nước, cơ sở hạ tầng mềm về y tế,<br /> <br /> <br /> PGS.TS, Học viện Chính trị-Hành chính Khu vực 1, Chủ nhiệm Đề tài Khoa học cấp Nhà nước (2012-2015):<br /> “Hợp tác công tư ở Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế”.<br /> <br /> Bản quyền thuộc Viện Xã hội học<br /> <br /> www.ios.org.vn<br /> <br /> Xã hội học số 3 (123), 2013<br /> <br /> giáo dục, công nghệ thông tin…<br /> Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công tư vừa được Thủ tướng Chính phủ<br /> ban hành theo quyết định 71/2010/TTg, trong đó PPP được định nghĩa là “việc Nhà nước và<br /> Nhà đầu tư cùng phối hợp thực hiện Dự án phát triển kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công<br /> trên cơ sở Hợp đồng dự án”. Tuy nhiên, trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội<br /> nhập quốc tế như hiện nay, thì hợp tác công-tư là một vấn đề rất mới và cấp thiết cần được<br /> nghiên cứu cả trên phương diện khoa học, thực tiễn và thể chế-chính sách.<br /> Thứ nhất, về phương diện khoa học, tính cấp thiết và ý nghĩa của nghiên cứu hợp tác<br /> công tư xuất phát từ nhu cầu Việt Nam hóa lý thuyết hợp tác công-tư vốn phát sinh từ các nước<br /> phương Tây; hoàn thiện và thống nhất khái niệm hợp tác công-tư; xây dựng bộ môn Kinh tế<br /> học hợp tác công-tư và Chính sách hợp tác công-tư ở Việt Nam. Điều này được luận giải ở mấy<br /> khía cạnh sau đây:<br /> (i) Các lý thuyết về hợp tác công-tư vốn phát sinh từ các nước phương Tây, mà mỗi<br /> trường phái thường bị chế định bởi chủ thuyết phát triển khác nhau. Những lý thuyết gia theo<br /> tư tưởng xã hội chủ nghĩa (cải cách) đề cao vai trò của khu vực công trong quản lý và phát<br /> triển xã hội, nhất là qua thử thách khủng hoảng kinh tế-tài chính thế giới 2008-2010, thừa<br /> nhận sự tham gia của khu vực tư nhân có giới hạn. Những lý thuyết gia theo Chủ nghĩa Tân<br /> tự do cổ vũ cho mở rộng vai trò của tư nhân tham gia cung ứng dịch vụ công, thu hẹp phạm<br /> vi của nhà nước càng nhiều càng tốt, thậm chí nhiều nước còn tư nhân hóa một số lĩnh vực<br /> dịch vụ công trước đây do nhà nước đảm nhiệm. Những lý thuyết gia theo Chủ nghĩa Dân<br /> chủ xã hội, tuy thừa nhận kinh tế thị trường, nhưng luôn nhấn mạnh đến vai trò nhà nước và<br /> hợp tác công-tư. Trước vô số các lý thuyết tác động đến nước ta trong những năm qua đòi<br /> hỏi phải có sự tỉnh táo, bởi có người đồng nhất mở rộng khu vực tư nhân với tư nhân hóa,<br /> còn bộ phận khác lại cường điệu hóa vai trò của nhà nước gây nên tình trạng trì trệ của khu<br /> vực công, không khai thác được vai trò, lợi thế của khu vực tư nhân trong cung ứng dịch vụ<br /> công. Do đó, Việt Nam hóa các lý thuyết ngoại sinh là nhu cầu khoa học mang ý nghĩa thực<br /> tiễn cấp bách. Đề tài này được triển khai sẽ là một đóng góp bước đầu vào thực hiện nhiệm<br /> vụ đầy khó khăn này, qua đó định hình khung lý thuyết hợp tác công-tư phù hợp đặc điểm<br /> nước ta hiện nay.<br /> (ii) Về hoàn thiện và thống nhất khái niệm hợp tác công-tư. Khái niệm hợp tác công-tư<br /> (Private Public Partnership) vẫn là điều mới mẻ đối với Việt Nam, nội hàm của nó chưa rõ<br /> ràng và thiếu định nghĩa thống nhất trong giới nghiên cứu cũng như các nhà hoạch định chính<br /> sách. Có người hiểu hợp tác công-tư đồng nhất với xã hội hóa dịch vụ công. Người khác lại<br /> hiểu hợp tác công-tư chỉ giới hạn ở hình thức đầu tư BOT (Hợp đồng Xây dựng - Vận hành<br /> - Chuyển giao), BTO (Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Vận hành) hoặc BT (Hợp đồng<br /> Xây dựng - Chuyển giao) giữa nhà nước và các tổ chức tư nhân khi thực hiện các dự án xây<br /> dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật. Có người lại hiểu hợp tác công-tư là nhà nước và tư nhân cùng<br /> góp vốn để thực hiện một công trình, dự án nào đó theo mô hình chủ nghĩa tư bản nhà nước.<br /> Không ít người xem hợp tác công-tư là nhà nước ủy quyền cho tư nhân một phần những hạng<br /> mục vốn trước đây do nhà nước nắm giữ nhưng không làm mất đi trách nhiệm của nhà nước.<br /> Người khác lại có quan niệm rộng hơn khi xem hợp tác công-tư là thu hút tư nhân tham gia<br /> bất cứ lĩnh vực nào mà họ có thế mạnh trong cung ứng dịch vụ công, còn nhà nước làm bất<br /> cứ những gì có thể để tư nhân mạnh lên khi cung ứng dịch vụ công... Tất cả những viện dẫn<br /> nêu trên cho thấy còn thiếu một định nghĩa rõ ràng về hợp tác công-tư làm cơ sở cho các<br /> <br /> Bản quyền thuộc Viện Xã hội học<br /> <br /> www.ios.org.vn<br /> <br /> Xã hội học số 3 (123), 2013<br /> <br /> nghiên cứu cơ bản và hoạch định chính sách. Khoảng trống đó cần phải được khỏa lấp trong<br /> đề tài khoa học này.<br /> (iii) Các ngành khoa học hiện có ở Việt Nam như Kinh tế học công cộng, Chính sách<br /> công, Hành chính công gặp những giới hạn khi nghiên cứu hợp tác công-tư. Hay nói cách khác,<br /> đối tượng nghiên cứu của các ngành khoa học này chủ yếu tập trung vào khu vực công mà ít<br /> nghiên cứu khu vực tư nhân, hoặc tách biệt giữa khu vực công với khu vực tư nhân. Có trường<br /> phái cường điệu hóa vai trò của khu vực công, trường phái khác lại cổ vũ cho mở rộng vai trò<br /> và phạm vi của khu vực tư nhân trong tham gia cung ứng các dịch vụ công, đối lập hai khu vực<br /> này. Rất thiếu những ngành khoa học nghiên cứu quan hệ hợp tác, cộng sinh, tương hỗ giữa<br /> khu vực công và khu vực tư trong cơ cấu tổng thể đời sống kinh tế-xã hội. Khoảng trống này<br /> đang hối thúc phải sớm xây dựng các ngành: Kinh tế học hợp tác công-tư, Chính sách hợp tác<br /> công-tư. Với ý nghĩa đó, nghiên cứu của đề tài này sẽ góp phần đặt nền móng cho hình thành<br /> các ngành khoa học Kinh tế học hợp tác công tư và Chính sách hợp tác công-tư ở Việt Nam.<br /> Thứ hai, về phương diện thực tiễn, nghiên cứu hợp tác công-tư sẽ tìm ra giải pháp hữu<br /> dụng nhằm khắc phục tình trạng tách biệt công-tư hiện nay, đảm bảo kết nối hai khu vực này<br /> thành một phức thể trong đời sống kinh tế-xã hội; năng động hóa khu vực công; thúc đẩy bình<br /> đẳng giữa khu vực tư với khu vực công trong thực hiện các mục tiêu quốc kế, dân sinh, tránh<br /> phân biệt đối xử; góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế-xã hội; phòng và chống tham nhũng, lãng<br /> phí; nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng.<br /> (i) Hợp tác công-tư là cơ hội khắc phục tình trạng phân tách cơ học giữa khu vực công<br /> và khu vực tư, phân biệt đối xử với khu vực tư nhân, tìm cơ chế kết nối hai khu vực này trong<br /> thực hiện các mục tiêu quốc kế, dân sinh, đặc biệt là trong cung ứng các dịch vụ công. Hiện<br /> nay vẫn còn tình trạng cường điệu hóa vai trò của khu vực công trong quản lý và phát triển xã<br /> hội, trong cung ứng các dịch vụ công, tiếp tục đẩy gánh nặng về phía nhà nước, gây nên các<br /> tình trạng lãng phí, trì trệ, chậm hiện đại hóa khu vực công. Đồng thời, nó cũng cản trở quá<br /> trình thực hiện quyền bình đẳng giữa khu vực tư nhân với khu vực nhà nước trong phát triển<br /> kinh tế-xã hội, duy trì tình trạng phân biệt đối xử. Do đó, nghiên cứu hợp tác, kết nối giữa khu<br /> vực công với khu vực tư thành một phức thể sẽ cho phép phát huy sức mạnh của toàn bộ đời<br /> sống kinh tế, xã hội, thể chế nhà nước - một vấn đề còn ít được đề cập từ trước tới nay.<br /> (ii) Hợp tác công-tư nhằm tìm động lực cải cách và năng động hóa khu vực công, khắc<br /> phục các biểu hiện trì trệ, lãng phí, tham nhũng, chia sẻ rủi ro giữa nhà nước với tư nhân.<br /> Cường điệu hóa khu vực công đã đẩy đầu tư công tăng, gây gánh nặng nợ công, lạm phát và<br /> bất ổn kinh tế vĩ mô, ít đưa lại hiệu quả kinh tế đối với các dự án sử dụng nguồn lực công. Do<br /> đó, để thúc đẩy cải cách khu vực công đi vào chiều sâu, năng động hóa vai trò của khu vực<br /> công, đòi hỏi phải đi tìm khả năng hợp tác với khu vực tư nhân, nhất là mở rộng sự tham gia<br /> đầu tư của tư nhân vào phát triển dịch vụ công, áp dụng các phương thức quản lý của tư nhân<br /> vào quản lý và phát triển xã hội mang lại hiệu quả cao hơn, chia sẻ trách nhiệm giữa nhà nước<br /> và tư nhân khi giải quyết các mục tiêu quốc kế, dân sinh. Mở rộng hợp tác công-tư có thể giải<br /> quyết nhiều bế tắc của quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước, xây dựng các mô hình hỗn<br /> hợp có khả năng phát huy lợi thế của khu vực công và khu vực tư trong phát triển kinh tế-xã<br /> hội. Hợp tác công-tư còn cho phép tranh thủ nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đẩy<br /> nhanh hiện đại hóa hệ thống giao thông vận tải, liên lạc, thủy lợi, viễn thông, nước sạch,... Hợp<br /> tác công-tư còn đảm bảo cho tư nhân tham gia cung ứng các dịch vụ xã hội, nhất là giáo dục<br /> và y tế, nhờ đó gia tăng phúc lợi phi thu nhập cho người dân, đảm bảo quyền hưởng dụng của<br /> <br /> Bản quyền thuộc Viện Xã hội học<br /> <br /> www.ios.org.vn<br /> <br /> Xã hội học số 3 (123), 2013<br /> <br /> con người đối với các dịch vụ xã hội thiết yếu, cơ bản (học hành, chữa bệnh). Rõ ràng, thực<br /> tiễn những năm qua cho thấy, nếu chỉ giới hạn ở trách nhiệm nhà nước thì không những hạn<br /> chế về nguồn lực đầu tư, các dự án triển khai chậm tiến độ, mà còn tạo tình trạng kém hiệu quả<br /> kinh tế, lãng phí xảy ra ở nhiều khâu, nhiều nơi. Do đó, hợp tác công-tư là một giải pháp có vai<br /> trò năng động hóa và lành mạnh hóa hoạt động của khu vực công, thúc đẩy cải cách khu vực<br /> công đi vào chiều sâu.<br /> (iii) Hợp tác công-tư còn là cơ hội xác tín trách nhiệm của nhà nước đối với sự phát triển<br /> của khu vực tư nhân gắn chặt với các chương trình, dự án cụ thể. Một thực tế ở Việt Nam là<br /> nhà nước ít hỗ trợ cho khu vực tư nhân phát triển trong quá trình xã hội hóa các dịch vụ công.<br /> Tư nhân ít có cơ hội tiếp cận các nguồn lực công, buộc phải dựa vào nguồn phí thu được từ<br /> khách hàng, đẩy giá sản phẩm hàng hóa và dịch vụ tăng lên mà ít kèm theo cải thiện chất lượng.<br /> Điều đó có thể thấy ở các mô hình giáo dục tư thục, y tế tư nhân không có sự hỗ trợ của nhà<br /> nước về mặt bằng đất đai, vốn ưu đãi, chuyên môn nghiệp vụ,… buộc các nhà đầu tư phải đặt<br /> ra mức phí cao ngoài khả năng chi trả của người tiêu dùng, đặc biệt đối với người nghèo, tiếp<br /> tục đẩy bất công xã hội lên cao. Do đó, hợp tác công-tư là cơ hội để nhà nước xác tín lại trách<br /> nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với khu vực tư nhân bằng những hỗ trợ cụ thể từ chính sách,<br /> cơ chế đến nguồn lực.<br /> (iv) Hợp tác công-tư còn nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu thụ hưởng<br /> các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của người tiêu dùng. Một thực tế ở nước ta hiện nay là sản<br /> phẩm hàng hóa và dịch vụ do nhà nước cung ứng bao giờ cũng bị hạn chế về chất lượng, chậm<br /> trễ về thời gian, quan liêu về tinh thần thái độ phục vụ khách hàng. Chất lượng sản phẩm hàng<br /> hóa và dịch vụ thấp có phần do hạn chế về nguồn lực đầu tư, nhưng mặt khác do trách nhiệm<br /> của các chủ thể nhà nước bao giờ cũng kém hơn khu vực tư nhân. Chậm trễ về thời gian chờ<br /> đợi gây nên tâm lý mỏi mệt đối với khách hàng, trong nhiều trường hợp còn dẫn tới những hậu<br /> quả nghiêm trọng. Tinh thần, thái độ phục vụ trong khu vực công cũng còn rất nhiều điều gây<br /> bức xúc cho khách hàng. Trong điều kiện đó, để mong đợi một sản phẩm hàng hóa và dịch vụ<br /> có chất lượng tốt hơn, thời gian được phục vụ nhanh hơn, tinh thần và thái độ phục vụ tốt hơn,<br /> người tiêu dùng phải chi trả nhiều loại phí phi chính thức khác nhau. Điều đó không những gây<br /> thêm khó khăn cho đời sống người dân, mà còn ảnh hưởng đến uy tín của nhà nước, của hệ<br /> thống cung ứng các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ công. Do đó, hợp tác công-tư là một phương<br /> thức rất quan trọng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, tăng cường trách<br /> nhiệm của những người phục vụ, đáp ứng mong đợi của người tiêu dùng.<br /> Thứ ba, về phương diện thể chế-chính sách, hợp tác công-tư trong quản lý và phát<br /> triển xã hội là vấn đề mới, còn không ít bất cập và khoảng trống của hệ thống thể chế-chính<br /> sách. Do đó, với nghiên cứu này, nếu tìm được phương thức chuyển giao thích ứng, sẽ góp<br /> phần hình thành nhận thức chung trong xã hội về hợp tác công tư, bổ sung những thể chế-chính<br /> sách còn thiếu sót, hiện đại hóa những thể chế-chính sách lạc hậu trước chuyển biến của thực<br /> tiễn, đồng bộ hóa hệ thống thể chế-chính sách quản lý và phát triển xã hội.<br /> (i) Hệ thống luật pháp về hợp tác công-tư ở Việt Nam vẫn còn thiếu và yếu, nhất là chưa<br /> tạo được hành lang pháp lý thông thoáng đảm bảo đầy đủ quyền của khu vực tư nhân tham gia<br /> cung ứng hàng hóa và dịch vụ cũng như ghi nhận trách nhiệm, nghĩa vụ của nhà nước đối với<br /> quá trình phát triển của khu vực tư nhân. Hạn chế của luật pháp không những cản trở đến khả<br /> năng hợp tác giữa khu vực tư với khu vực công, mà còn tạo nên các kẽ hở để nhân viên nhà<br /> nước gây phiền nhiễu đối với khu vực tư nhân, tạo tâm lý kỳ thị trong xã hội đối với kinh tế tư<br /> <br /> Bản quyền thuộc Viện Xã hội học<br /> <br /> www.ios.org.vn<br /> <br /> Xã hội học số 3 (123), 2013<br /> <br /> nhân. Hành lang pháp lý không đầy đủ cũng gây nghi ngại đối với các nhà đầu tư tư nhân khi<br /> tham gia vào nhiều hạng mục công trình công cộng, đặc biệt là các hình thức đầu tư BOT, BTO<br /> hoặc BT. Nghi ngại của họ là các khoản đầu tư này có được đảm bảo thu hồi vốn hay không,<br /> hợp tác với nhà nước trong tương lai ra sao? Pháp luật thiếu đồng bộ cũng tạo kẻ hở cho một<br /> bộ phận công chức nhà nước lập các công ty tư nhân “sân sau” tham gia các dự án hợp tác<br /> công-tư, tiếp tục gây thiệt hại cho nhà nước, làm biến dạng bản chất hợp tác công-tư, tạo môi<br /> trường cho xuất hiện những hình thức tham nhũng tinh vi hơn. Thực trạng đó chỉ được ngăn<br /> chặn bằng một hệ thống pháp luật đồng bộ, trong đó bao hàm cả việc điều chỉnh đội ngũ công<br /> chức ở những lĩnh vực “nhạy cảm” liên quan đến hợp tác công-tư. Vì vậy, kết quả nghiên cứu<br /> của đề tài đòi hỏi phải tìm kiếm được giải pháp xây dựng hệ thống luật pháp đồng bộ làm cơ<br /> sở cho điều chỉnh hợp tác công-tư đúng hướng, tránh bị lợi dụng gây thiệt hại cho nhà nước và<br /> biến dạng bản chất hợp tác công-tư.<br /> (ii) Trong khi hệ thống pháp luật còn thiếu đồng bộ thì cơ chế, chính sách cũng còn không<br /> ít bất cập, bao gồm cả chính sách vĩ mô, chính sách ngành và chính sách địa phương. Các chính<br /> sách này tạo nên các lợi ích cục bộ, cản trở hợp tác công-tư hoặc điều chỉnh quan hệ hợp tác<br /> công-tư theo chiều hướng gây thua thiệt cho nhà nước và người dân, phục vụ cho lợi ích nhóm.<br /> Do đó, đề tài này được thực hiện kèm theo là các kiến nghị giải pháp phòng ngừa (cái chưa<br /> hình thành) và hóa giải (cái đã hình thành) các nhóm lợi ích tạo lợi thế tác động vào chính sách<br /> làm biến dạng bản chất hợp tác công-tư, hoàn thiện hệ thống chính sách ngành và chính sách<br /> địa phương. Tất nhiên, đây là công việc rất phức tạp, đòi hỏi không chỉ ở nghiên cứu lý thuyết<br /> mà cả tổng kết thực tiễn, đảm bảo sự tham gia của các nhà hoạch định chính sách.<br /> (iii) Hợp tác công-tư được thúc đẩy cũng đòi hỏi phải hoàn thiện hệ thống pháp luật về<br /> hội nhập quốc tế, đảm bảo cho hợp tác công-tư không chỉ đối với các doanh nghiệp/đơn vị sự<br /> nghiệp trong nước mà cả tư nhân nước ngoài tham gia. Quá trình hội nhập đang đòi hỏi phải rà<br /> soát lại tất cả hệ thống pháp luật với những gì đã cam kết phải tuân thủ, những gì thiếu vắng<br /> phải bổ sung, những gì bảo hộ lợi ích quốc gia bằng phương thức phi truyền thống cần nghiên<br /> cứu, xây dựng. Triển khai nghiên cứu đề tài này cũng là cơ hội rà soát, đánh giá lại hệ thống<br /> thể chế, luật pháp về hội nhập quốc tế liên quan đến hợp tác công-tư, đảm bảo cho Việt Nam<br /> thực hiện nghiêm túc cam kết hội nhập, đồng thời cấu trúc lại hệ thống luật pháp cho phù hợp<br /> yêu cầu của thời kỳ mới.<br /> Như vậy có thể nói, xuất phát từ nhu cầu xây dựng những ngành khoa học mới (trước hết<br /> là các ngành Kinh tế học hợp tác công-tư, Chính sách công-tư); từ sự hối thúc của thực tiễn<br /> hợp tác giữa khu vực công và khu vực tư; từ đòi hỏi hoàn thiện thể chế-luật pháp trong quản lý<br /> và phát triển xã hội, nghiên cứu vấn đề “Hợp tác công-tư ở nước ta trong điều kiện kinh tế thị<br /> trường và hội nhập quốc tế” là rất cần thiết. Thực hiện thành công đề tài sẽ là đóng góp vào<br /> xây dựng và phát triển một số ngành khoa học mới, đáp ứng nhu cầu thực tiễn, hoàn thiện chính<br /> sách hợp tác công-tư ở cả cấp độ vĩ mô, ngành và địa phương.<br /> <br /> Bản quyền thuộc Viện Xã hội học<br /> <br /> www.ios.org.vn<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2