Nghiện rượu – Phần 1
lượt xem 4
download
Ethanol đã được con người sử dụng từ thời tiền sử như là một thành phần gây cảm giác say trong đồ uống chứa cồn. - Cặn khô trong bình gốm 9000 năm tuổi tìm thấy ở Trung Quốc cho thấy việc sử dụng các đồ uống chứa cồn đã có ở thời kỳ đồ đá mới. - Việc chiết nó ra bằng chưng cất rượu phát triển trong thời kỳ của chế độ khalip (vua chúa Hồi giáo) thời kỳ Abbasid. - Al-Kindī (801-873) cũng đã miêu tả rõ ràng quá trình chưng cất rượu. - Ethanol nguyên...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiện rượu – Phần 1
- Nghiện rượu – Phần 1 I. Tổng quan + Lịch sử về rượu - Ethanol đã được con người sử dụng từ thời tiền sử như là một thành phần gây cảm giác say trong đồ uống chứa cồn. - Cặn khô trong bình gốm 9000 năm tuổi tìm thấy ở Trung Quốc cho thấy việc sử dụng các đồ uống chứa cồn đã có ở thời kỳ đồ đá mới. - Việc chiết nó ra bằng chưng cất rượu phát triển trong thời kỳ của chế độ khalip (vua chúa Hồi giáo) thời kỳ Abbasid. - Al-Kindī (801-873) cũng đã miêu tả rõ ràng quá trình chưng cất rượu. - Ethanol nguyên chất lần đầu tiên đã thu được vào năm 1796 bởi Johann Tobias Lowitz, bằng cách lọc Ethanol chưng cất qua than củi. - Năm 1808, N.Saussure đã xác định được công thức hóa học của nó. Năm 1858, A.S.Couper đã công bố công thức cấu trúc của Ethanol. + Chứng nghiện rượu là một bệnh nghiện mãn tính.
- - Bảng phân loại bệnh quốc tế ICD-10 liệt chứng nghiện rượu vào loại "rối loạn hành vi và tâm thần do sử dụng các chất tác động tâm thần". - Chất gây ra là rượu, chính xác hơn là etanol hình thành khi lên men rượu. - Chứng nghiện rượu có thể bắt đầu ngay khi uống đều đặn một lượng nhỏ. - Không phải lúc nào người nghiện rượu cũng ở trong trạng thái say sưa. - Chứng nghiện rượu diễn tiến một cách tương đối chậm chạp và khó nhận thấy. - Những người mang chứng bệnh này thường không ý thức được tính nghiêm trọng của chứng bệnh. + Uống quá nhiều rượu - Là nguyên nhân gây ra ngộ độc rượu cấp và các bệnh cơ thể và tâm thần trầm trọng và lâu dài khác (xơ gan, nhồi máu cơ tim, mất trí nhớ...). - Vì tiềm năng gây nghiện của rượu rất lớn nên khả năng điều trị duy nhất là từ bỏ một cách triệt để các thức uống, món ăn hay thuốc uống có cồn. - Để đạt đến mục đích này các biện pháp điều trị tâm lý là không thể bỏ qua được. II.Nguyên nhân 1.Nguyên nhân cá nhân + Nguyên nhân chính của chứng bệnh dường như nằm trong diễn biến về tâm lý xã hội.
- - Rượu – nói chung là các chất gây nghiện – thường được dùng để làm giảm bớt căng thẳng nội tâm. Những căng thẳng này xuất hiện khi các tự nhận thức của một con người (thí dụ như rất là đàn ông hay rất là thành công) b ị đe dọa bởi những kinh nghiệm trái ngược lại trong thực tế. - Việc dùng các chất gây nghiện vì thế hay được quan sát thấy ở những người thuộc về típ quá tự yêu mình (tiếng Anh: narcissism). + Nguyên nhân từ di truyền - Cũng đang được thảo luận, thí dụ như việc phân hủy rượu trong cơ thể hay trao đổi các chất dẫn truyền thần kinh (neurotransmitter). Về nguyên tắc, cũng như ở nhiều chứng bệnh tâm lý, người ta cho rằng việc hình thành chứng bệnh này có nhiều yếu tố và cũng phụ thuộc vào tính dễ bị tổn thương về tâm lý của từng người. - Các yếu tố di truyền đóng một vai trò quyết định trong nhiều trường hợp. Rất nhiều người nghiện rượu đã hoặc đang có người nghiện trong gia đình. Thế nhưng các nhà khoa học và bác sĩ vẫn chưa kết luận được là việc nghiện trong những trường hợp này thật sự là được di truyền lại hay chỉ là bắt chước. - Qua một số nghiên cứu (thí dụ như ở những người sinh đôi) người ta phỏng đoán là rất có thể có khả năng di truyền của tiềm năng nghiện. + Người cùng lệ thuộc - các thiếu hụt của bệnh nhân nghiện thường được người cùng chung sống gánh vác hay bù đắp. Từ những giúp đỡ này người chung sống thường nhận được tán thưởng từ xã hội hay những người khác
- và vì thế có thể tự đánh giá mình cao hơn. Những người chung sống lâm vào cơ chế này được gọi là người cùng lệ thuộc (codependence). 2. Nguyên nhân xã hội + Rượu được công nhận - trong nhiều nền văn hóa đây là một chất gây nghiện nhưng được xã hội công nhận, người uống không bị lên án...lại có thể dễ dàng kiếm được, rẻ tiền và ngay trong một số trường hợp việc uống rượu được dự kiến trước (mời). + Thường dùng trong sinh hoạt - nhiều dân tộc rượu đã hoàn toàn đi vào đời sống hằng ngày. Những người đàn ông có tửu lượng cao thường được xem là có tính khí đàn ông, đáng khâm phục và từng trải. Việc này gây rất nhiều khó khăn cho các thảo luận về vấn đề này và khuyến khích cho việc lạm dụng rượu cũng như nghiện rượu. III. Mức độ phổ biến + Phổ biến trên thế giới - Theo đánh giá mới đây, ở Đức có 4,3 triệu người nghiện rượu, trong đó 30% là phụ nữ. Năm 2000 có 16.000 người chết vì uống rượu, trong số đó có 9.550 trường hợp chết là do xơ gan. năm 2004 - 40.000 trường hợp chết là do uống quá nhiều rượu, trong số đó 17.000 người là do xơ gan. - Tại Mỹ: nghiện và nhiễm độc ethanol khá phổ biến trong thanh niên Mỹ. Năm 2004 - 52% trong số được phỏng vấn họ đã nói "quá quen" với etanol trước khi bắt đầu học trung học.(eMedicine -Toxicity, Ethanol-Last Updated: October 4, 2006).
- + Việt nam nghiện có trong mọi tầng lớp - 4% dân số nghiện rượu (Dân trí online) - Thực tế còn cao hơn nhiều do nhiều người không dám nói mình nghiện rượu. - Đó là kết quả điều tra thực tế của Bộ Y tế - Chuyên ngành tâm thần Việt Nam. - Tỷ lệ người lạm dụng rượu khá cao ở các vùng đô thị (7% - 11%), vùng núi (7 - 17%) và vùng nông thôn (khoảng 1,2%). - Tỷ lệ người nghiện rượu ở nước ta cũng ở mức cao; vùng đô thị gần 5%, vùng núi gần 3% và vùng nông nghiệp là gần 1%. - Báo cáo cũng nêu rõ, đối tượng lạm dụng rượu đa số là nam giới, tuổi từ 20 - 30. - Điều đáng chú ý là do tác động xã hội, tỷ lệ nữ lạm dụng rượu đang có xu hướng gia tăng do vai trò của người phụ nữ trong gia đình và xã hội ngày càng được nâng cao. - Đặc biệt là không ít người nghiện rượu trẻ tuổi là từ các tầng lớp trên. Những người này thường là thiếu thốn tình cảm của cha mẹ luôn luôn bận bịu. - Báo cáo mới (8.2008) IV. Hậu quả do nghiện rượu
- 1. Hậu quả thể trạng * Rượu được hấp thụ từ dạ dày và ruột non, rồi được đưa đến mỗi cơ quan, mô và tế bào trong cơ thể qua sự tuần hoàn máu. Hầu hết rượu luân chuyển trong máu được gan hấp thụ rất nhanh. Nó được chuyển hoá thành carbon đioxit, nước và năng lượng. Những chất hoá học này chiếm 95 đến 98 % lượng rượu đã uống và được bài tiết qua thận. Còn 2 đến 5% còn lại vẫn giữ nguyên dạng và thoát ra ngoài dưới dạng mồ hôi, hơi thở và nước tiểu. Rượu ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều cơ quan của cơ thể. a, Biến chứng về dạ dày-tá tràng b, Bệnh gan do rượu: c, Triệu chứng kém hấp thu: d, Viêm tuỵ e, Suy dinh dưỡng hoặc béo phì f, Các biến chứng về tim mạch g, Các biến chứng về huyết học h, Rối loạn nội tiết và chức năng tình dục i, Các biến chứng về cơ-thần kinh j, Những biến chứng về thần kinh k, Mất khả năng nhận thức và mất trí:
- l, Thương tổn tiểu não m, Những biến chứng về tâm thần n, Ảnh hưởng đến bào thai o, Ngộ độc rượu methylic 2. Hậu quả xã hội * Các hậu quả của chứng nghiện rượu là rất lớn, vì bên cạnh gánh nặng của hệ thống y tế là các phí tổn gián tiếp như mất năng suất kinh tế quốc dân vì mất khả năng lao động và hưu non, các phí tổn do tai nạn giao thông có nguyên nhân là rượu, tội phạm và tỷ lệ ly dị cao của những người nghiện rượu. a, Tổn thương, tan nát gia đình b, Tai nạn giao thông c, Hậu quả về nghề nghiệp d, Khía cạnh xã hội và pháp lý e, Vấn đề tài chính f, Uống nhân ngày nhận lương g, Những vấn đề về tâm lý khác
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nguyên nhân Xơ gan (Phần 1)
15 p | 158 | 28
-
BỆNH ÁN: VIÊM GAN MẠN TÍNH – PHẦN 1 ( CHRONIC HEPATITIS)
16 p | 422 | 17
-
Tự cai nghiện với một số phương pháp mới: Phần 2
111 p | 91 | 15
-
Ngộ độc cồn – Phần 1
6 p | 85 | 10
-
Thuốc ngủ và rượu (Kỳ 4)
5 p | 83 | 5
-
Vấn đề rối loạn tâm thần, hành vi và tổn thương cơ thể do nghiện rượu: Phần 2
89 p | 23 | 5
-
Vấn đề rối loạn tâm thần, hành vi và tổn thương cơ thể do nghiện rượu: Phần 1
89 p | 26 | 5
-
Các rối loạn tâm thần do nghiện rượu: Phần 2
89 p | 20 | 5
-
Những thực phẩm “giải rượu” rất tốt
5 p | 95 | 5
-
Nghiện rượu – Phần 4
9 p | 63 | 5
-
Một số yếu tố liên quan đến thực trạng sử dụng đa chất gây nghiện ở nam tiêm chích heroin tại Hà Nội
11 p | 106 | 4
-
Các rối loạn tâm thần do nghiện rượu: Phần 1
89 p | 28 | 4
-
Xuất huyết dạ dày - ruột – Phần 1
8 p | 52 | 3
-
Ảnh hưởng của rượu trên thai nhi - Phần 1
9 p | 67 | 3
-
Bài giảng Tâm thần: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản
96 p | 15 | 3
-
Nghiện rượu – Phần 2
7 p | 69 | 2
-
Các yếu tố nguy cơ trong bệnh gan nhiễm mỡ và viêm gan nhiễm mỡ không do rượu
5 p | 32 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn