intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiệp vụ quản lý và đánh giá dự án đầu tư: Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:62

11
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuốn sách "Nghiệp vụ giám sát và đánh giá dự án đầu tư" gồm ba nội dung chính là theo dõi, kiếm tra và đánh giá dự án đầu tư, nó được tiến hành song song với quản lý dự án đầu tư. Đây là cuốn sách được các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực giám sát, đánh giá và quán lý dự án đầu tư biên soạn, đồng thời đã được các chuyên gia thuộc Vụ Thăm định và giám sát đầu tư - Bộ Kế hoạch và Đầu tư góp ý kiến. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết cuốn sách tại đây!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiệp vụ quản lý và đánh giá dự án đầu tư: Phần 1

  1. MẠNH HÙNG - TS. CAO VĂN BẢN CK.0000068471 ■ NGHIỆP VỤ GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GI Dự ÁN ĐẦU Tư NHÀ XUẤT BẢN XÂY DựNG
  2. TS. BÙI MẠNH HÙNG - TS. C A O VĂN BẢN NGHIỆP VỤ GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ Dự ÁN ĐẦU TÙ' (Tái bản) NHÀ XUẤT BẢN XÂY DỰNG HÀ NỘI - 2013
  3. LỜI NÓI ĐẨU Theo đánh giá của Bộ Kè hoạch và Đầu tư, hiện nay một sô bộ, ngành địa phương chưa chú trọng công tác báo cáo giám sát, đánh giá đâu tư định kỳ theo quy định. Sô lượng và chất, lượng cán bộ giám sát, đánh giá đầu tư chứa đáp ứng được nhu cầu thực tê do chưa được đào tạo nghiệp vụ một cách bài bản và có hệ thông. S ự phôi hợp giữa các cấp, chủ đầu tư, ban quản lý d ự án chưa đồng bộ. Các phương tiện, thiết bị, kin h p h í phục vụ công tác giám sát, đánh giá đầu tư còn thiếu và chưa đạt yêu cầu. Quan trọng nhất là chưa có sự thông n h ấ t về cơ sà p h á p lý đè các cơ quan quàn lý nhà nước tổ chức giám sát, đánh giá toàn bộ hoạt động đẩu tư theo đúng quy định. Việc giám sát và đánh giá đầu tư có ý nghĩa rất quan trọng đè đồng vốn đầu tư được sử dụng đúng m ục tiêu và đảm bảo sự tăng trưởng chung của nền kin h tế. N hằm hạn c h ế tinh trạng các d ự án đầu tư, đặc biệt là từ nguồn uốn ngăn sách nhà nước bị sử dụng không hiệu quả, lãng phí, găy thất thoát, Chinh p h ủ đã ban hành N ghị định sô' 113 / 2009/ NĐ-CP ngày 15 /1 2 /2 0 0 9 về Giám sát và đánh giá đầu tư, có hiệu lực thi hành từ ngày 011212010 và Thông tư s ố 2 3 /2 0 1 0 IT T -B K H ngày 1 3 /1 2 /2 0 1 0 của Bộ Kê hoạch và Đ ầu tư quy định điều kiện năng lực của tó chức và cá nhân thực hiện tư vấn đánh giá d ự án đầu tư. Vi các lý do nêu trên, cuốn sách "N g h iệp vụ g iá m s á t và đ á n h g iá d ự á n đ ầ u tư " ra đời. Cuốn sách này gồm ba nội d u n g chính là theo dõi, kiếm tra và đánh giá d ự án đầu tư, nó được tiến hành song song với quản lý d ự án đầu tư. Đây là cuôh sách được các chuyên gia có nhiều kin h nghiệm trong lĩnh uực giám sát, đánh giá và quán lý d ự án đầu tư biên soạn, đồng thời đã được các chuyên gia thuộc Vụ T hăm định và giám sát đầu tư - Bộ K ế hoạch và Đầu tư góp ý kiến. N hà xuất bản xây dựng xin giới thiệu cùng bạn đọc. 3
  4. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT HOT Xảy dựng - Kinh doanh - Chuyến giao (Build - Operate • Transfer) • BT Xây dựng - Chuyển giao (Build - Transfer) BTO Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (Build - Transfer - Operate) DNNN Doanh nghiệp nhà nưóc EPC Tổng thầu thiết kế, cung ứng vật tư thiết bị, thi công xây dựng công trình (Engineering - Procurement - Construction) FDI Đầu tư trực tiếp của nước ngoài tại Việt Nam (Foreign Direct Investment) GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product) HĐND Hội đổng nhân dân NCKT Nghiên cứu khá thi NCTKT Nghiên cứu tiền khả thi NSNN Ngân sách nhà nước ODA Vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance) QLDA Quản lý dự án XDCT Xây dựng công trình UBND Úy ban nhân dân 4
  5. Chương 1 TỔNG QUAN VỂ D ự ÁN ĐẦU TƯ 1.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỂ CÁC VĂN BÁN QUY PHẠM PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN D ự ÁN ĐẨU TƯ Vể tổng thế, hoạt động đầu tư ờ nước ta được quản lý theo quy định của nhiều văn bàn quy phạm pháp luật khác nhau như: Luật Ngân sách nhà nước; Luật Đầu tư; Luật Xây dựng; Luật Đẩu thầu; Luật Đất đai; Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật Thực hành tiết kiệm, chỏng lãng phí; Luật Quản lý và sử dụng tài sản công v.v..., các nghị quyết của Quốc hội, các nghị định hướng dẫn thi hành các luật nêu trẽn và các nghị định khác cùa Chính phú. Liên quan trực tiếp tới quản lý đầu tư xây dựng công trình là Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật Đấu thẩu, các nghị định hướng dẫn thi hành các luật nêu trên và một sô' nghị định khác của Chính phủ. Dưới đây xin dẫn ra những luật, nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành các luật nêu trên và những nghị định riêng rẽ của Chính phủ về đầu tư xây dựng công trình. ♦ 1.1.1. Những diều thuộc Luật Ngân sách nhà nước liên quan đến dự án đẩu tư Luật Ngân sách nhà nước (Luật sô' 01/2002/QH11 ngày 16/12 /2002) quy định về lập, chấp hành, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, quyết toán ngân sách nhà nước (NSNN), về quyền hạn, nhiệm vụ của cơ quan nhả nước các cấp trong lĩnh vực NSNN. Tại Điều 31 và Điều 33 của Luật NSNN đã quy định nhiệm vụ chi ngân sách các cấp bao gồm chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển. Tại khoản 3, khoản 4 Điểu 37, khoản 2 Điểu 64 Luật NSNN quy định nguyên tắc chi đầu tư phát ưiển phải căn cứ vào chương trình, dự án đầu tư và phù hợp với khả năng ngân sách hàng năm và kế hoạch tài chính 5 năm; quy định vé việc quyết toán vốn đầu tư. Tuy nhiên, Luật NSNN chưa quy định cụ thê’ trình tự Ihú tục thực hiện những nội dung nói trẽn, quản lý sử dụng vốn đầu tư, trình tự thú tục đẩu tư bằng các nguồn vốn có lính chất đặc biệt như vốn ODA, vốn Trái phiếu Chính phú, v.v... 1.1.2. Những điều thuộc Luật Xảy dựng liên quan đến dự án dầu tư XDCT Luật Xây dựng (Luật số 16/2003/QH11 ngày 26/1 i/2003) được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chú nghĩa Việt Nam thông qua lại Kỳ họp thứ 4. khoá XI. Việc thế chế hoá 5
  6. Luật nhàm dáp ứng yêu cáu quản lý các hoạt động xây dựng thống nhất trong cá nước, tuán thù chặt chẽ cấc quy định pháp luật theo hướng hội nhập của ngành với các nước trong khu vực và quốc tế. Luật Xây dựng được ban hành và các nghị định hướng dản Luật này đã lạo ra cơ sớ pháp lý riêng để quán lý hoạt động xây dựng đối với các dự án có các còng trình xây dựng. Phạm vi điểu chỉnh của Luật Xây dựng (Điểu 1) là quy định về hoạt động xây dựng; quyền và nghĩa vụ của tố chúc, cá nhân đầu tư xây dựng công trình và hoạt động xây dựng. Tuy nhiên, những nội dung này chưa bao gồm hết các loại chương trình, dự án đẩu tu khác'" và chưa quy định các nội dung khác về quán lý đầu tư như: Kế hoạch đẩu tư; phân bổ và quản lý vốn và các nguồn lực đẩu tư qua các chương trình và dự án đẩu tư; tổ chức quản lý quá trình đẩu tư từ khâu kế hoạch đến khâu quản lý khai thác; sứ dụng các dự án; kiểm tra, giám sát, đánh giá các dự án đầu tư đê’ đảm bào hiệu quả đầu tư. Những điều thuộc Luật Xây dựng liên quan đến dự án đầu tư XDCT gồm: Điều 35. Dự án đầu tư XDCT Điều 36. Yêu cầu đôi với dự án đầu tư XDCT Điều 37. Nội dung dự án đầu tư XDCT Điểu 38. Điều kiện đối với tổ chức, cá nhân lập dự án đầu tư XDCT Điều 39. Thẩm định, quyết dịnh đẩu tư dự án đẩu tư XDCT Điều 40. Điều chỉnh dự án đầu tư XDCT có sử dụng 30% vốn nhà nước trớ lẽn Điều 40a. Giám sát, dánh giá dự án đầu tư XDCT Điẻu 41. Quyển và nghĩa vụ của chủ đẩu tư XDCT trong việc lập dự án đẩu tư XDCT Điều 42. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu tư vấn lập dự án đầu tư XDCT Điều 43. Quản lý chi phí dự án đầu tư XDCT Điều 44. Quyền và nghĩa vụ của người quyết định đấu tư XDCT Điều 45. Nội dung, hình thức quản lý dự án đầu tư XDCT 1.1.3. Luật Đầu tư Luật Đẩu tư (Luật sô'59/2005/QH11, ngày 29/11/2005) quy định về việc quản lý hoạt động đẩu tư nhầm mục đích kinh doanh bao gồm cả hoạt động đầu tư sử dụng vốn nhà nước cho mục đích kinh doanh. Tuy nhiên, Luật Đầu tu chưa điều chỉnh việc sử dụng ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác của nhà nưốc đầu tư vào các dự án không nhằm mục đích kinh doanh. (l> Các chương trinh, dự án đầu tư không có xây dựng công trinh như: Mua sắm thiết bị, phương tiện không cần lắp đặt; Thuê dài hạn, mua, thuê mua tài sàn cố định; Trồng rừng, bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan, môi trường; Điều tra, khảo sát, thăm dò tài nguyên; Mua bàn quyền và nhặn chuyển giao công nghệ; Phát triển công nghệ thông tin; Hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý, v.v... 6
  7. Luật Đầu tư quy định khá cụ thể trình tự thù tục đáu lư đối với các hoạt động đẩu tư kinh doanh cùa doanh nghiệp, tổ chức kinh tế bằng các nguồn vốn, kể cả đẩu tư kinh doanh bằng vốn nhà nước. 1.1.4. Luật Đáu tháu Luật Đấu tháu (Luật sô' 61I2005IQH11 ngày 29HH2005) quy định phạm vi điểu chính cúa các hoạt động đấu thẩu để lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp đối với gói thẩu thuộc các dự án đầu tư. Luât này chi điểu chỉnh một kháu trong quá trình ihựe hiện đầu tư, nhưng cũng có những nội dung liên quan đến cả quá trình đầu tư như phân cấp quàn lý trong đấu thầu (quy định chức nãng quyển hạn của các chú thể tham gia quá trình đẩu tư, thanh quyết toán, v.v...). 1.1.5. Luật Thực hành tiết kiệm, chổng làng phí Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (Luật SỔ48/2005IQHI1 ngày 2911112005) quy định về thực hành tiết kiệm, chổng lãng phí trong quán lý, sử dụng ngân sách nhà nước, tiền, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước và tài nguyên thiên nhiên; Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Trong nội dung của Luật cũng có những quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đầu tư xây dựng các dự án sử dụng ngân sách nhà nưóe, tiên, tài sản nhà nước (chương III) và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc quản lý trụ sở làm việc, nhà công vụ của cơ qúan, tổ chức sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước và công trình phúc lợi công cộng (chương IV), thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc quản lý tài sản nhà nưỏc Jai doanh nghiệp. 1.1.6. Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (Luật SỐ09I2008IQH12, 3/612008) quy định vẻ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại cơ quan, đơn vị, tổ chức; xác lập quyển sở hữu nhà nưóc; quản lý nhà nước về tài sản nhả nưốc; quyển và nghĩa vụ của các đối tượng được giao trực tiếp quản lý sứ dụng tài sản nhà nước. Luật có những nội dung liên quan đến việc quản lý. khai [hác các tài sản nhà nirớc tại các cơ quan; quy định quyển và trách nhiệm cùa các cơ quan trong việc thực hiện đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản nhà nước tại các cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang và cơ quan sự nghiệp. Tuy nhiên luật này không quy định cụ thể các yêu cẩu chuẩn bị đầu tư, tổ chức thực hiện các dự án xây dựng, mua sắm các tài sán của các cơ quan nhà nước. 7
  8. 1.1.7. Luật SỐ38/2009/QH12 Luặl sửa đổi, bổ sung một số điểu của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản (Luật số 38/2009/QH12, được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 19/6/2009). Nội dung Luật số 38/2009/QH12 sửa đổi bổ sung một số điểu cúa Luật Xây dựng (7 điéu), Luât Đấu thầu (21 điểu), Luật Doanh nghiệp (khoản a, Điểu 170), một số điều của Luật Đất đai và Luật Nhà ớ (liên quan đến quy định sử dụng chung Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sờ hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất). Các nội dung sửa dổi nhằm bổ sung một số quy định của các luật liên quan cho phù hợp với tình hình thực tế, đáp ứng nhu cẩu cấp thiết về quản lý đẩu tư xây dựng cơ bàn hiện tại nhằm nâng cao hiệu quả đẩu tư. 1.1.8. Nghị quyết số 49/2010/QH12 Nghị quyết số 49/2010/QH12 ngày 19/6/2010 của Quốc hội khóa XII về dự án, công trình quan trọng quốc gia trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư (lliay tliế Nghị quyết số66/2006IQH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội klióa XI) Nghị quyết này quy định vẻ tiêu chí các dự án, công trình quan trọng quốc gia; trình tự, thủ tục, nội dung hổ sơ Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư. Nội dung Nghị quyết quy định các tiêu chí xác định công trình, dự án quan trọng quốc gia, hổ sơ trình của Chính phủ và nội dung thẩm tra của Quốc hội đề xem xét quyết định chủ trưcmg đầu tư. 1.1.9. Các nghị định của Chính phủ Thi hành các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản, Chính phủ đã ban hành nhiều nghị định hướng dẫn, cụ thể: a) Các nghị địnli và văn bàn hướng dẫn thi hành Luật Xây dicng - Nghị định sô' 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ quy định về Quản lý chất lượng xây dụng; Nghị định sô' 49/2008/NĐ-CP của Chính phù ngày 18/4/2008 sửa đổi một số diều của Nghị định sô' 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ quy định vẻ Quản lý chất lượng xây dựng. - Nghị định sỏ' 12/2009/NĐ-CP, ngày 12/02/2009 của Chính phủ vể quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình (thay thế Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phù ban hành Quy chế quản lý đầu tư xây dựng công trình ban hành theo Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ sửa dổi, bổ sung một sô' điêu của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP). - Nghị định sô' 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về sửa đổi. bố sung một số điẻu Nghị định sô' 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 cùa Chính phú vẻ quản lý dự án đâu tư xây dựng công trình.
  9. - Nghị định sô' 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 cùa Chính phủ về Quản lý giá xây dựng (thay thế Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phú về Quản lý giá xây dựng; Nghị định số 03/2008/NĐ-CP ngày 7/01/2008 về sửa đổi bổ sung một số điểu Nghị định sô' 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 eúa Chính phủ về Quản lý giá xây dựng). Ngoài ra còn có nhiểu Nghị định của Chính phú, Quyết định cúa Thủ tướng Chính phú về những vấn đề cụ thể liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản như Nghị định số 153/2007/NĐ-CP ngày 15/10/2007 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh bất động sản; Nghị định sô 02/2006/NĐ-CP ngày 5/01/2006 của Chính phú vể Quy chế khu đô thị mới; Nghị định số 41/2007/NĐ-CP ngày 25/3/2007 của Chính phú vể xây dựng ngầm đô thị; Nghị định sổ 114/2010/NĐ-CP ngày 06/12/2010 vẻ bảo trì công trình xây dựng; Nghị định sô' 48/2010/NĐ-CP ngày 07/05/2010 vể hợp đồng trong hoạt động xây dựng; Nghị dịnh sô' 39/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 về quản lý không gian xây dựng ngẩm đõ thị; Nghị định sô' 38/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 về quản lý không gian, kiến trúc, cánh quan đô thị; Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 vẻ lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đó thị; Quyết định sô' 49/2007/QĐ-Tg ngày 11/4/2007 của Thủ tướng chính phủ về các trường hợp đặc biệt được chi định thầu quy định tại điểm đ, khoản 1, Điều 101 Luật Xây dựng và nhiểu thông tư, quyết định của Bộ Xây dựng. v.v... b) Các nghị định và văn bản hưcmg dẩn thi hànli Luật Đâu tư - Nghị định sổ' 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 cùa Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sô' điểu Luật Đầu tư. - Nghị định sô' 78/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 cùa Chính phủ quy định vé đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. - Nghị định số 101/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006 của Chính phủ Quy định việc đàng ký lại, chuyển đổi và đăng ký đổi Giấy chúng nhân đầu tu cùa doanh nghiệp có vốn đầu tư nuớc ngoài theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư. - Nghị định sô' 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phù quy định về thành lập, hoạt động, chính sách và quản lý nhà nước đối với Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu kinh tế, Khu kinh tế cửa khẩu. Bộ Kế hoạch và Đầu tir đã ban hành một số quyết định hướng dẫn thi hành các nghị định nèu trên nhu: Quyết định sô' U75/2007/QĐ-BKH ngày 10/10/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư vể việc ban hành các mẫu văn bản thực hiện thủ tục đẩu tư trực tiếp ra nước ngoài; Quyết định 1088/2006/QĐ-BKH ngày 19/10/2006 của Bộ K ế hoạch và Đầu tư vể việc ban hành các mẫu vãn bản thù tục đẩu tư tại Việt Nam. c) Các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đấu thán Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 cùa Chính phù về Hướng dẫn thi hành Luật Đâu thẩu và lựa chọn nhà thầu Iheo Luật Xây dựng (thay thế Nghị định sô 9
  10. 58/2008/NĐ-CP ngày 5/5/2008 cùa Chính phú Hướng dẫn thi hành Luật Đáu thầu và lựa chọn nhà tháu theo Luật Xây dựng). d) Các Iigliị địnli khúc vê quản lý đầu lư Bên cạnh hệ thống luật và các vãn bản hướng dẫn nêu trên, hoạt động đáu tư xây dựng ớ nước ta còn được điều chỉnh bởi nhiều nghị định khác, trong đó liên quan trực tiếp là các nghị định sau: - Đối với các dự án đầu tư khống có xây dựng công trình thì thực hiện theo quy định cùa Quy chế quản lý đẩu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ, Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 và Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30/01/2003 của Chính phú sửa đổi bổ sung Nghị định số 52/1999/NĐ-CP và Nghị định sô' 12/2000/NĐ-CP nêu trên. - Đối với cấc dự án sử dụng nguồn vốn ODA được điều chỉnh theo Quy chế quản lý sử dụng nguồn vốn ODA ban hành kèm theo Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 cùa Chính phủ. - Về quản lý quy hoạch ngành và lãnh thổ Chính phú đã ban hành Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 về lập, phè duyệt và quản lý quy hoạch lổng thế phái triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/1/2008 sứa đổi, bổ sung Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành một số quyết định liên quan đến quán lý đầu tư như Quyết định số 42/2002/ĨTg ngày 19/3/2002 về quản lý và điểu hành các chương trình mục tiêu quốc gia; Quyết định sô' 48/2008/QĐ-TTg ngày 3/4/2008 ban hành hướng dẫn chung lập Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án sử dụng vốn ODA của nhóm 5 ngân hàng. Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư sô' 04/2007/TT-BKH ngày 30/7/2007 hướng dẫn thực hiện Quy chế quản lý sử dụng nguồn vốn ODA ban hành kèm theo Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 của Chính phù. đ) Văn bán quy định và hướng dẩn thực hiện giám sát đánh giá dầu iư Liên quan trực tiếp đến công tác giám sát và đánh giá đầu tư có các vãn bản sau: - Nghị định số 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009 của Chính phủ vẻ giám sát và đánh giá đầu tu. - Thông tư số 13/2010/TT-BKH ngày 12/6/2010 của Bộ K ế hoạch và đẩu tu hướng dẫn mảu báo cáo vé giám sát, đánh giá và đầu tư. Ngoài các văn bản nêu trên, Thù tướng Chính phủ còn ban hành: - Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 về Quy chế về Giám sát đẩu lư cùa cộng đồng; - Thông tư liên tịch sô' 4/2006/TTLT-KH&ĐT-UBTUMTTQVN-BTC của Bộ Kế hoạch và Đẩu iư, ú y ban Trung ưcmg Mặt trận tổ quốc Việt Nam và Bộ Tài chính về Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 của Thú tướng Chính phủ về ban hành Quy chế vé Giám sát đẩu tư của cộng đổng. 10
  11. Ngoài các luật, các nghị định hướng dẫn nêu trên, đáu lư xây dựng cơ bàn còn liên quan tới nhiều luậl và vãn bán quy phạm pháp luât khác như Luật Đất đai, Luật Bảo vộ môi trường, Luật Khoáng sản, Luật Dẩu khí, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, v.v... và hệ thông vãn bản hướng dẫn các luật này. Hiện tại, để đáp ứng yêu cầu quản lý đầu tư xây dựng cơ bản trong diểu kiện mới, nhiều luật và vãn bản nêu trên đang được Chính phủ tổ chức nghiên cứu trình Quốc hội và cơ quan có thẩm quyển sửa đổi bổ sung cho phù hợp. Một số bộ, ngành đã và đang soạn thảo trình Chính phủ ban hành các nghị định quy định quản lý đầu tư trong các lĩnh vực chuyên ngành. G hi chú: Giới thiệu tóm tắt những điéu thuộc Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư XDCT. Nghị định sô' 12/2009/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Xây dựng vể lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư XDCT; thực hiên dự án đẩu tư XDCT; điều kiên năng lực của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng. Việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư XDCT sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) được thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật về quản lý và sừ dụng vốn ODA. Những điều thuộc Nghị định liên quan đến dự án đầu tư XDCT gổm: Điéu 2. Phân loại dự án và quản lý nhà nước đôi với dự án đáu tư XDCT Điều 4. Giám sát, đánh giá đẩu tư đối với dự án đẩu tu XDCT Điểu 5. Lập báo cáo dẩu tư XDCT (báo cáo nghiên cúu tiền khả thi) và xin phép đáu tư Điều 6. Lập dự án đầu tư XDCT (báo cáo nghiên cứu khả thi) Điều 7. Nội dung phần thuyết minh cùa dự ấn đẩu lư XDCT Điéu 8. Nội dung thiết kế cơ sớ của dự án đẩu tư XDCT Điểu 9. HÖ sơ trình thẩm định dự án đẩu tư XDCT Điéu 10. Thẩm quyẻn thẩm định dự án đầu tư XDCT Điều 11. Nội dung thẩm định dự án đầu tư XDCT Điểu 12. Thẩm quyển quyết định đầu tư XDCT Điều 13. Báo cáo kinh tế - kỹ thuật XDCT Điều 14. Điều chỉnh dự án đầu tư XDCT Trong giai đoạn thực hiộn dụ án đẩu tư XDCT có: - Thiết kế XDCT gồm các điểu từ 16 đến 18; - Giấy phép xây dựng gồm các điểu từ 19 đến 26; - Quản lý thi công XDCT gồm các điểu từ 27 đến 32; - Các hình thức quản lý dự án đầu tư XDCT gồm các điều từ 33 đến 35. Tại chương 4: Điểu kiẻn năng lực của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng có các điều: 11
  12. - Mục 4 Điẻu 36 quy định: “Cá nhân tham gia quản lý dự án phải có chứng nhận nghiệp vụ vé quản lý dự án đầu tư XDCT - Mục 74 Điều 36 quy đinh: “Các dư án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bao lãnh, vốn tín dụng đẩu tư phát triển của nhà nước, nhà tháu lập thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công thì không được ký hợp đồng tư vấngiám sát thi công XDCT với chủ đẩu tư đối với công trình do mình thiết kế, nhà thầu giám sát thi công xây dựng không được ký hợp đổng với nhà thầu thi công xây dựng thực hiện kiểm định chất lượng công trình xây dựng đối với công trình do mình giám sát, trừ trường hợp được người quyết định đầu tư cho phép". Điểu 41. Điều kiện năng lực của chủ nhiệm lập dự án. Điểu 42. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi lập dự án. Điều 43. Điểu kiện năng lực cùa Giám đốc tư vấn quản lý dự án. Điều 44. Điều kiện năng lực cùa tổ chức tư vấn khi làm tư vấn quản lý dự án. 1.2. KHÁI NIỆM VỂ D ự ÁN ĐẨU TƯ 1.2.1. Khái niệm vể dự án a) Khái niệm Về mặt lý thuyết, dự án dược hiểu là một công việc với các đặc tính sau: Cần tới nguồn lực (con người, chi phí và máy móc hay nhân tài, vật tư và tiền vốn); có mục tiêu cụ thể; phải được hoàn thành với thời gian và chất lượng định trước; có thời điểm khới đầu và kết thúc rõ ràng; có khối lượng công việc cẩn thực hiộn cụ thể; có ngân sấch hạn chế và sự kết nối hợp lý cùa nhiều phần việc lại với nhau. Theo Đại bách khoa toàn thư, từ “Project - dự án” được hiểu là “Điểu có ý định làm” hay “Đặt kế hoạch cho một ý đổ, quá trình hành động”. Như vậy, dự án có khái niệm vừa là ý tường, ý đồ, nhu cầu vừa có ý năng dộng, chuyển động hành dộng. Chính vì lẽ đó mà có khá nhiều khái niệm vé thuật ngữ này, cụ thể như: Dự án là việc thực hiện một mục đích hay nhiệm vụ công việc nào đó dưới sự ràng buộc vể yêu cẩu và nguồn lực đã định. Thông qua việc thực hiện dự án để cuối cùng đạt được mục tiêu nhất định đã dê ra và kết quả của nó có thể là một sản phẩm hay một dịch vụ mà bạn mong muốn (Tổ chức điều lìànlì dự án - VIM). Dự án là một quá trình mang đặc thù riêng bao gồm một loạt các hoạt động được phối hợp và kiểm soát, có định ngày khới đẩu và kết thúc, được thực hiện với những hạn chẽ vể thời gian, chi phí và nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu phù hợp với những yêu cấu cụ thể (trường Đại học Quản lý Henley). Theo J. Davidson Frame: Dự án là một công việc được thực hiện một lần, có ngày bắt đầu, ngày kết thúc, có mục tiêu rõ ràng, ngân sách xác định, khối lượng công việc hoàn thành bời một tổ chức tạm thời mà sẽ giải tán khi hoàn thành dự án. 12
  13. Nghĩa hiếu thông thường: Dự án là "điều mà HỊỊitìri la cú Vđịnh làm Theo Cấm nang các kiến thức cơ bàn về QLDA cùa Viện nghiên cứu QLDA quốc tê thì: “dự án là mộl nổ lực tạm thời được thực hiện đo lạo ra một sản phẩm hoặc dịch vụ dộc nhất”. Dự án là tập hợp các đề xuất đế thực hiện một phần hay toàn bộ công việc nhằm đạt được mục tiêu hay yêu cẩu nào đó trong một thời gian nhất định dựa trên nguồn vốn xác định (khoản 7 Điểu 4 - Luật Đấu tháu). Dự án là đối tượng của quản lý và là một nhiệm vụ mang tính chất một lần, có mục tiêu rõ ràng trong đó bao gồm chức năng, số lương và tiêu chuẩn chất lượng), yêu cầu phải được hoàn thành trong một khoảng thời gian quy định, có dự toán tài chính từ trước và nói chung khóng được vuợt qua dự toán đó. Dự án là tập hợp những đề xuất để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc, mục tiêu hoặc yêu cẩu nào đó. Dự án bao gồm dự án đầu tư và dự án không có tính chất đấu tư. b) Đặc trưng của dự án - Diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định; - Nhiệm vụ đặc biệt chỉ thực hiện một lẩn; - Công cụ quản lý đặc biệt; - Các nguổn lực bị giới hạn; - Nhân sự dự án là tạm thời, đến từ nhiều nguồn; - Là tập hợp các hoạt động tương đối độc lập (Subprojects); - Có liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành, nhiều đối tượng khác nhau. c) Các giai đoạn của dự án Các giai đoạn hình thành dự án thể hiện trong sơ đổ sau: 13
  14. Trong đó: ■ Nghiên cứu cơ hội đâu lư (nhận dạng dự án, xác định dự án). Dãy là những ý tướng ban đẩu được hình thành lrên cơ sớ cám lính trực quan hoặc trên cơ sớ quy hoạch định hướng cùa vùng, cúa khu vực hay cùa quốc gia. Thường giai đoạn này kết thúc bầng một kế hoạch mang tính chất chỉ đạo về hướng đẩu lư và hình thành tổ chức nghiên cứu. ■ Nghiên cứu tiền khá thi (NCTKT): Đây là giai đoạn nghiên cứu sơ bộ về các yếu tô' cơ bán của dự án: Trong giai đoạn này, người ta cũng xác định các chi tiêu cơ bản đánh giá hiệu quá dự án đê làm cơ sớ cho việc xem xét, lựa chọn dự án. ■ Nghiên cứu khá thi (NCKT): Phân tích đánh giá các kết quà NCTKT, nếu thấy dự án có những dấu hiệu khá quan theo các chí tiêu phán tích thì có thế quyết định NCKT. NCKT là bước nghiên cứu một cách toàn diện và chi tiết các yếu tố cứa dự án. NCKT được thực hiện trẽn cơ sở các thông tin chi tiết và có độ chính xác cao hơn giai doạn NCTKT. Đây .là cơ sớ đế quyết định đầu tư và.là căn cứ đê trien khai thực hiện dự án trên thực tế. * Thực hiện dự án: Thực hiện dự án,là giai đoạn biến các dự dịnh đầu tư thành hiện thực nhầm đưa dự án vào hoạt động trong thực tế cúa đời sống kinh tế xã hội. Giai đoạn này bao gồm một loạt các quá trình kẹ tiếp hoặc xen kẽ nhau từ khi thiết kế đến khi đưa dự án vào vận hành khai thác. Thực hiện dự án là giai đoạn hết sức quan trọng, có liên quan chặt chẽ với việc dảm báo chất lượng và tiến độ thục hiện dự án và sau dó \à hiệu quả đầu tu. ■ Vận hành (sứ dụng, khai thác...) dự án: Giai đoạn này được xác định từ khi chính thức đưa dự án vào vận hành khai thác cho đến khi kết Ihúc dự án. Đây là giai đoạn thực hiện các hoạt động theo chức nâng cúa dự án và quản lý các hoạt động đó theo các kế hoạch đã dự tính. ■ Đánh giá sau thực hiện dự án (thường gọi là đánh giá sau dự án): Thực châì đây là việc phân tích, đánh giá các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của dự án trong giai đoạn vận hành, khai thác. Phân tích, đánh giá dự án trong giai đoạn này nhàm: - Hiệu chính các thông số kinh tế - kỹ thuật để đám bảo mức đã được dự kiến trong NCKT. - Tìm kiếm cơ hội phát triển, mớ rộng dự án hoặc điều chinh các yếu tô của dự án cho phù hợp với tình hình thực tế đế đảm báo hiệu quả dự án. Dựa vào các kết quá phân tích. 14
  15. đánh giá quá trình vận hành, khai thác dự án đê có quyết định đúng đắn về sự cần thiết kéo dài hoặc châm dứt thời hạn hoạt động cúa dự án. ■ Kết thúc dự án: Tiến hành các công việc cẩn thiết để chấm dứt hoạt động của dự án (thanh toán công nợ, thanh lý tài sàn và hoàn thành các thú tục pháp lý khác). G hi chú: Có thê’ chia dự án thành 3 giai doạn chính là: - Chuẩn bị đầu tư (Preparation) gồm nghiên cứu cơ hội, nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khá thi; - Thực hiện đẩu tư (Implementation) gồm thiết kế và xây dựng; - Kết thúc đẩu tư, đua dự án vào khai thác sú dụng (Terminate and handover) gồm vận hành, khai thác, đánh giá sau dự án và kết thúc dự án. Có thể chia nhỏ các giai đoạn của dự án ra như sau: + Xác định dự án (Indentification); + Lập dự án (Design); + Trình, thẩm định, phê duyệt dự án (Get approval); + Thiết lập cơ chế hoạt dộng (Execution); + Điểu hành, giám sát dự án (Operation); + Kết thúc, đưa dự án vào khai thác sử dụng (Terminate and handover). 1.2.2. Khái niệm về dự án đầu tư Có khá nhiểu các định nghĩa, khái niệm vể dự án đầu tư trong các tài liệu nghiên cứu hoặc các vãn bản hướng dẫn. Theo giải thích trong Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định sô' 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ, tại Điểu 5: "Dự án đầu tư là một tập liợp các đề xuất có Hên quan đến việc bò vôh đ ể tạo mới, m ỏ rộng hoặc cải lạo những cơ sở vật chất nhất định nhầm đạt được sự lãng trướng vé mặt s ố lượng hoặc duy trí, cải liến nâng cao cliất lượng của sàn phẩm lioặc dịch vụ v o n g klioáng iliởi gian xác định (chỉ bao gồm lioạt dộng đàu tư trực tiếp) Trong Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng còn nêu ra khái niệm của một vài loại hình dự án cụ thể như “Khu đô thị mới”, “Dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị”, “Dự án phát triển khu đô thị mới”, trong đó nêu phạm vi và nội dung đầu tư của các loại dự án này. Theo khoản 8 Điều 3 Luật Đầu tư: Dự án đần tư là một lập liợp các đ ề xuất bó vón trung và dài hạn dê tiến liàiili các lioạt dộng dâu tư n ên địa bàn cụ th ể trong khoảng tlùri íỊÍan lìhất định. 15
  16. Theo khoản 17 Điều 3 Luật Xây dựng: Dự (in đán iư X!)("i là tập liợp các dể xuất cỏ liên quan dến việc bó vôII (lê xày ditng mùi, mờ rụnịị lioác cài tạo Iihừiiị! công trìnli xáy dựng nhằm muc dull phái ti iéii, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch VII Hong một tliời hạn nliấl định. Dự án dầu litXDCT bao Ịồm phán tluiyết mình và phán thiết k ế CƯsá. Các kh;ii niệm irén đáy có mọt sô diểm chi tiết, câu chữ có thể khác nhau, nhưng tựu chung có thể định nghĩa ngắn gọn như sau: Dự án dáu tư là tập hợp các đối tượng đáu tư (hoạt dộng bó vốn) dược liìnlì ihàiilì và hoạt động llieo mộ! k ế hoạch cụ th ể đ ể đạt được mục tiêu nhất định (các lợi ích) trong một khoăn iỊ thời lỊÍan xác định. Trong đó các ràng buộc gồm: Pháp luật; Tiêu chuẩn, Quy chuẩn; Tiền (nguồn vốn - tài chính); Tiến độ; Không gian (đấ! đai, tổng mặt bằng xây dựng). Dự án đẩu tư có thê được xem xét từ nhiều góc độ: - Về mặt hình thức: Dự án đẩu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch đẽ đạt được những kết quá và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai. - Vể mặt quản lý: Dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật lư, lao động đế tạo ra các kết quá kinh tế tài chính trong một thời gian dài. - Về mặt kế hoạch hoá: Dự án đầu tư là một công cụ thê hiện kế hoạch chi tiết một công cuộc đẩu tư sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế xã hội, làm tiền đề cho các quyết định đầu tư và tài trợ. Dự án đẩu tư là một hoạt động kinh tế riêng biệt nhỏ nhất trong còng tác kế hoạch hoá nẻn kinh tế nói chung. - Xét về mặt nội dung: Dự án đẩu tu là một tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau được kế hoạch hoá nhằm đạt được các mục tiêu đã định bầng việc tạo ra các kết quà cụ thẻ trong một thời gian nhất định, thông qua, việc sử dụng các nguồn lực xác định. Một dự án đầu tư thường bao gồm bốn thành phần chính: - Mục tiêu của dự án: Thể hiện ở hai mức là mục tiêu phát triển và mục tiêu trước mắt. Mục tiêu phát triển là những lợi ích kinh tế xã hội do thực hiện dự án đem lại và mục tiêu trước mắt là các mục đích cụ thể cẩn đạt được của việc thực hiện dự án. - Các kết quả: Đó là nhừng kết quà cụ thể, có định lượng được tạo ra từ các hoạt động khác nhau của dự án. Đây là điểu kiện cần thiết để thực hiện được các mục tiêu của dự án. - Các hoại (lộng: Là những nhiệm vụ hoặc hành động được thực hiện trong dự án đế tạo ra các kết quá nhất định. Những nhiệm vụ hoặc hành động này cùng với một lịch biểu và trách nhiệm cụ thê cúa các bộ phận thực hiện sẽ tạọ thành kế hoạch làm việc cùa dự án. 16
  17. - Các nguồn lực: v ề vật chất, tài chính và con r.gười cần thiết đế tiến hành các hoạt động cùa dự án. Giá trị hoặc chi phí cùa các nguồn lực này chính là vốn đáu tư cần cho dự án. Trong bốn thành phần trẽn thì các kết quá đạt đjợc coi là cột mốc đánh dấu tiến độ cúa dự án. Vì vậy trong quá trình thực hiện dự án phải thường xuyên theo dõi các đánh giá kết quả đạt được. Những hoạt động nào có liên quan trực tiếp đối với việc tạo ra các kết quả được coi là hoạt động chủ yếu phải được đặc biệt quan tâm. 1.3. NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ, THựC HIỆN DƯ ÁN ĐẨU TƯ 1.3.1. Nguyên tác cơ bản quản lý dự án đáu tư Việc đầu tư phải phũ hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng, bào đảm an ninh, an toàn xã hội và an toàn môi trường, phù hợp với các quy định của pháp luậi về đất đai và pháp iuật khác có liên quan. Thực hiện quản lý đầu tư theo những nguyén tắc cơ bản sau: - Phân định rõ chức nãng quản lý của Nhà nước và phân cấp quản lý vể đầu tư và xây dựng phù hợp với từng loại nguồn vốn và chù đầu tư. Thực hiện quản lý đầu tư theo dự án, quy hoạch và pháp luật. - Dự án đầu tư thuộc vốn ngân sách nhà nuớc, vốn tín dụng đầu tư phát triển cùa Nhà nước và vốn do doanh nghiệp nhà nước đầu tu phải được quàn lý chật chẽ theo trình tự đầu tư và xây dựng đối với từng loại vốn. - Đối với các hoạt động đầu tư xây đựng của nhán dân, nhà nước chỉ quản lý vể quy hoạch, kiến trúc và môi trường sinh thái. - Phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nưốc, chủ đầu lư, của tổ chức tu vấn và nhà thầu trong quá trình đầu lu và x5y dựng. 1.3.2. NguyỀn tác' cụ thể quản lý dụ án dầu tư a) Tập trung dán chủ Thực hiện nguyên tắc tập trung dãn chủ trong quản lý đẩu tư xây dựng công trình nghĩa là kết hợp lãnh đạo kinh tế tập trung có kế hoạch với quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, cùa người lao động, là sự thống nhất giữa ba lợi íeh trong sản xuất. b) Thống nhất lãnh đạo chính trị và kinh tế Cơ sở của việc áp dụng nguyên tắc thống nhất lãnh đạo chính trị và kinh rê’thể hiện ở chỗ không có thứ chính trị nào lại không phụ thuộc vào kinh tế, ngược lại không thể có một nền kinh tế nào lại không được quy định bởi một chính sách nhất định. 17
  18. c) Nguyên tấc thu trưởng Bản chất của nguyên tắc thủ trưởng thế hiện ờ chỗ quyền lãnh đạo từng đơn vị sản xuất được trao cho một người điều hành và người đó phải chịu trách nhiệm vể các quyết định cùa mình trước tập thế và trước pháp luật. d) Quan tâm đến lợi ích vật chất và tinh thẩn của người lao động Sự quan tâm của người lao động đến kết quả lao động luôn mang tính khách quan. Quán lý phải biết quan tâm lợi ích vật chất và lợi ích tinh thán của người lao động. Vấn đề có tính nguyên tắc và phái kết hợp giữa khuyến khích lợi ích vật chất và lợi ich tinh thần đối với người lao động trước thành quá của họ. e) Tiết kiệm và hạch toán kinh tê Nguyên tắc tiết kiệm và liạcli toán kinh tế trong quản lý phản ánh nhu cầu khách quan của lãnh đạo kinh tế trong xã hội chú nghĩa. Hạch toán kinh tế là công cụ đê hoàn thành nhiệm vụ sán xuất một cách tiết kiệm nhất. Ngoài quy định như trên thì tuỳ theo nguồn vốn sử dụng cho dự án, Nhà nước còn quản lý theo quy định sau đây: * Đối với các dự án sứ dụng vốn ngân sách nhà nưỏc kể cả các dự án thành phẩn, Nhà nưốc quản lý toàn bộ quá trình đẩu tư xây dựng từ việc xác định chủ trương đầu tư, lập dự án, quyết định đầu tư, lập thiết kế, tổng dự toán, lựa chọn nhà thầu, thi công xây dựng đến khi nghiệm thu, bàn giao và đưa công trình vào khai thác sử dụng. Người quyết định đẩu tư có trách nhiệm bố trí đủ vốn theo tiến độ thực hiện dự án, nhưng khòng quá 2 năm đối với dự án nhóm c , 4 năm đối với dự án nhóm B. Các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nưóe do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyển quyết định theo phân cấp, phù hợp với quy định của phấp luật vể ngân sách nhà nước; * Đối với dự án của doanh nghiệp sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đẩu tư phát triển của nhà nước và vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước thì nhà nưốc chì quản lý vể chủ trương và quy mô đầu tư. Doanh nghiệp có dự án tự chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và quản lý dự án theo các quy định; * Đối với các dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân, chủ đầu tư tự quyết định hình thức và nội dung quản lý dự án. Đối với các dự án sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn khác nhau thì các bên góp vốn thoả thuận về phương thức quản lý hoặc quản lý theo quy định đối vói nguồn vốn có tỷ lệ % lớn nhất trong tổng mức đầu tư. Đối với dự án do Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư và dự án nhóm A gồm nhiều dự án thành phần, nếu từng dự án thành phần có thể độc lập vặn hành, khai thác hoặc thực hiện theo phân kỳ đầu tư được ghi trong văn bản phê duyệt Báo cáo đẩu tư thì mỗi dự án thành phần được quản lý, thực hiện như một dự án độc lập. 18
  19. 1.4. PHÂN LOẠI D ự ÁN ĐẨU T ư 1.4.1. Phân loại chung vé dự án đâu tư Việc phân loại dự án đẩu tư mang tính chất tương đối và quy ước. Một dự án được xếp vào nhóm này hay nhóm khác là tuỳ thuộc vào mục đích, phạm vị và yêu cầu nghiên cứu, xem xét. a) Theo quy mô và tính chất có: Dự án quan trọng quốc gia; Dự án thuộc các nhóm A, B, c . b) Theo nguổn vốn có th ể chia dự án thành d u án đầu tư bằng: - Nguồn vốn trong nước như: + Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước; + Dự án sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển cùa Nhà nước, tín dụng do Nhà nước bào lãnh; + Dự án đầu tư phát triển của DNNN; + Dự án sử dụng vốn tư nhân. - Nguồn vốn nước ngoài. - Các nguồn vốn hỗn hợp. c) Theo phương thức (hình thức) đấu tu có: - Tự đầu tư; - Liên doanh; - Hợp đổng hợp tác kinh doanh; - 100% vốn nước ngoài; - Vốn BOT (Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao = Build - Operate - Transfer), BTO (Build - Transfer - Operate), BT (Build - Transfer). d) Theo lĩnh vực đầu tu có: - Độc lập theo từng ngành, từng lĩnh vực; - Đa lĩnh vực; - Các khu công nghiệp, khu chế xuất. e) Theo cách thức thực hiện đầu tư có: - Xây dựng (mới, cải tạo, mờ rộng...); - Mua sắm; - Thuê. f ) Theo luật điêu chỉnh: Dự án được chia thành dự án đầu tư theo Luật Đầu tư, theo Luật Xây dựng; Luật Nhà ờ, Luật Dầu khí, v.v..., đẩu tư trực tiếp của nước ngoài tại Việt Nam (FDI); đẩu tư cùa Việt Nam ra nước ngoài. 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2