intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ngộ độc thực phẩm đồ hoá chất

Chia sẻ: Nguyenhoang Phuonguyen | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

256
lượt xem
70
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thức ăn, nước uống là nguồn thực phẩm dinh dưỡng cho cơ thể con người về nguồn năng lượng, protein, các vitamin và các chất vi lượng, khi thực phẩm bị nhiễm hóa chất với nồng độ quá mức cho phép sẽ gây ra ngộ độc, nguy hiểm cho cơ thể; không chỉ là những triệu chứng ngộ độc cấp tính do các cơ quan bị tổn thương như dạ dầy, ruột mà còn có khả năng tích lũy, tồn lưu hóa chất trong cơ thể gây độc hại cho tế bào, biến đổi gen gây ung thư hóa…...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ngộ độc thực phẩm đồ hoá chất

  1. NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM DO HÓA CHẤT Thức ăn, nước uống là nguồn thực phẩm dinh dưỡng cho cơ thể con người về nguồn năng lượng, protein, các vitamin và các chất vi lượng, khi thực phẩm bị nhiễm hóa chất với nồng độ quá mức cho phép sẽ gây ra ngộ độc, nguy hiểm cho cơ thể; không chỉ là những triệu chứng ngộ độc cấp tính do các cơ quan bị tổn thương như dạ dầy, ruột mà còn có khả năng tích lũy, tồn lưu hóa chất trong cơ thể gây độc hại cho tế bào, biến đổi gen gây ung thư hóa… I.Các đường nhiễm hóa chất vào thực phẩm: 1. Con đường nhiễm hóa chất vào thực phẩm thụ động: Các loại kim loại nặng như arsenic, chì, mangan, chất phóng xạ có sẳn trong đất, nước giếng khoan, nước giếng khơi. Con người dùng nước uống, ăn trực tiếp, hay thông qua ăn các cây, củ, động vật; cá đã nhiễm hóa chất gây ngộ độc, ví dụ: cây quả trồng trong vùng đất có nhiều hóa chất nhóm clo hữu cơ (DDT, Dioxin), cá sống tại vùng nước có nhiều chất thảy là thủy ngân, người ăn cá sẽ bị ngộ độc thủy ngân, hoặc ăn sò hến, tôm cua biển có thể ngộ độc arsenic do vùng biển đó có nhiều arsenic. 2. Nhiễm hóa chất vào thực phẩm chủ động: Do con người tạo ra nhằm: tăng lơị nhuận thu hoạch, chống sâu bệnh, bảo quản thực phẩm lâu dài, màu sắc hấp dẫn người tiêu thụ. - Phổ biến là các hóa chất bảo vệ thực vật, các hóa chất trừ sâu, trừ nấm do sử dụng không đúng kỹ thuật không đảm bảo thời gian cách ly của các hóa chất có thời gian phân hủy dài, thu hoạch quá nhanh và sớm.
  2. - Các hóa hất bảo quản quả, củ để chống sâu, mọt, thôí, các chất nhân cho vào bánh, các chất làm rắn, giòn thực phẩm (bún, bánh phở, giò chả…) nhưng lại gây độc, không được phép dùng, các phẩm màu hấp dẫn (bánh kẹo…) - Sử dụng các thức ăn chăn nuôi có sẵn các hóa chất tồn dư, các kháng sinh (streptomycin, chloramphenicol) các hormon (clenbuteron) trong thịt heo, bò và cả trong thực phẩm biển và sữa uống. - Dùng các phụ gia không trong danh mục qui định của nhà nước, các chất kích thích giá đỗ tăng trưởng, các phẩm màu độc hại (Sudar, I Và IV), các chất tạo ngọt nhân tạo quá mức trong các loại bánh kẹo, nước ngọt, nước chấm. - Các hóa chất độc tạo ra trong quá trình chế biến thức ăn (Đun quá nóng dầu hạt cải trong chảo lớn bốc khói độc benzen, acrolein, fomaldehyde và aldehyde những chất nầy là nguyên nhân gây ung thư, bạch cầu cao trong tương lai gần. - Các hóa chất độc như NH3, N2S, indol, phenol scatil, betain hay histamin có trong thực phẩm thịt sữa bị ôi thiu. - Do dụng cụ chứa đựng, chế biến thực phẩm còn tồn dư các chất tẩy rửa ô nhiễm vào thực phẩm (dùng nước Javel tẩy xoong, chảo, chén bát chưa làm sạch). II/ Các hóa chất độc hay gây ngộ độc thực phẩm: 1. Nhóm hóa chất bảo vệ thực vật (diệt sâu bọ, nấm mốc...) a. Nhóm phospho hữu cơ, còn gọi là lân hữu cơ được phun diệt sâu bọ cho loại rau thu hoạch nhanh là: Diazinon, Dichlorovos, Bi 58, Wofatox, monnitor Dipterex, parathion… b. Nhóm clor hữu cơ: (diệt sâu, bọ) tồn dư trong đất rất lâu (nhiều năm) như: DDT, 666, lindan, clodan, heptachlor, Nerei stoxin (shachoogdan, shachoongsoong): cực độc. c. Nhóm khác:
  3. - Nhóm Carbamat: Cartap, Carbaryl, Fenobucarb. - Nhóm Pyrethroit: cypermethrin, Feupropathrin. d. Nhóm hóa chất diệt chuột: - Phospho kẽm (Forkeba) - Wafarin (Diphacinone) - Sodium fluoroacetamide: hóa chất diệt chuột Trung quốc cực độc. - Triazin (hóa chất diệt chuột Trung quốc cực độ) e. Hóa chất diệt cỏ (cho cây cà phê, cây chè, vải, mận) - 2,4 D - 2,4,5T (Dioxin) - Parquat và diquat III/ Các thực phẩm dễ nhiễm hóa chất độc: 1.Rau, quả: hóa chất bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản 2. Các loại thủy sản: nhiẽm kim loại nặng (thủy ngân, arsenic, mangan0, các kháng sinh và hocmon tồn dư 3. Bánh, kẹo, nước ngọt: nhiều các chất phụ gia ngọt nhân tạo, phẩm màu đã bị cấm 4. Thực phẩm chế biến: bún bánh phở, nước ngọt, giò chả (các chất độc hàn the, formaldehyde) phẩm màu, chất tạo ngọt, chất bảo quản 5. Các loại thịt và phủ tạng: tồn dư kháng sinh, hocmon và hóa chất bảo quản độc formaldehyde
  4. IV/ Dấu hiệu và triệu chứng ngộ độc thực phẩm nhiều hóa chất độc liên quan đến: 1.Ăn uống các loại thực phẩm, nước uống có các yếu tố nguy cơ ô nhiễm: + Thực phẩm không rõ nguồn gốc, nhập lậu, không có dấu tem kiểm tra kiểm soát của cục VSATTP. + Thực phẩm để lâu quá thời hạn biến chất, có màu, mùi khác biệt, thực phẩm mua ở các hàng rong, quán mặt đường không có giấy phép kinh doanh. + Ở các vùng dịch tễ về hóa chất ô nhiễm (nhà máy hóa chất… kho hóa chất, địa điểm sữ dụng nhiều hóa chất) 2. Người bị ngộ độc sau khi ăn uống thực phẩm có hóa chất thường có triệu chứng cấp tính từ vài phút đến vài giờ như: + Đầy bụng, đau bụng, lợm vọng buồn nôn và nôn liên tục, sau đó đi ngoài nhiều lần, mệt và khát nước. + Các triệu chứng về thần kinh thực vật: xanh nhợt vã mồ hôi, lạnh, tăng tiết nước bọt, co đồng tử vật vã, co giật, rối loạn nhịp tim, triệu chứng đái ít, vô niệu, vàng da. + Lấy mẫu thực phẩm còn lại, chất nôn từ dạ dầy người bệnh, xét nghiệm máu, nước tiểu tại các Trung tâm Chống độc hay các phòng xét nghiệm lớn có thể tìm thấy độc chất và nồng độ độc chất trong cơ thể. V/ Xử trí cấp cứu: 1.Giữ lại các thực phẩm nghi ngờ độc, các chất nôn từ dạ dầy, nếu bệnh nhân không nôn được có thể gây nôn bằng cách dùng một tampon ngoáy nhẹ vào thành bên họng.
  5. 2. Sau 2, 3 lần nôn hết thực phẩm trong dạ dầy thì cho bệnh nhân uống nước có pha orezol, khoảng 100- 200ml/ 1 giờ, trong 24 giờ để hồi phục lại nước và điện giải đã bị mất do nôn. 3.Cho uống than hoạt bột với liều 50gam bột than hoạt pha với 250ml nước, khuấy đều rồi uống 1 lần. Nếu bệnh nhân không đi ngoài thì cho uống thêm 20 gam sorbitol để nhuận tràng. Than hoạt bột là một loại thuốc hấp phụ độc chất trong dạ dấy, ngăn cản sự hấp thụ độc chất qua thành ruột vào máu, tuy nhiên than hoạt lại gây táo bón do đó phải dùng thuốc nhuận tràng là sorbitol. + Nếu người bệnh còn nôn khan và đau bụng có thể cho tiêm 1 ống Atropin (1/4 mg) vào bắp thịt hay dưới da. + Hoặc cho uống thuốc băng bó dạ dầy gastropulgit hay phospholugit (1- 2 gói/ 5 gam). + Không đỡ phải gọi điện thoại xin tư vấn của bác sĩ hay Trung tâm Chống độc, hoặc chuyển đến một đơn vị y tế gần nhất. + Nếu đỡ: ủ ấm cho người bệnh, pha nước cháo đường và muối cho bệnh nhân uống liên tục( từ 2- 4 lít trong 24 giờ) 4. Dự phòng ngộ độc thực phẩm do nhiều hóa chất: + Lựa chọn thực phẩm có yếu tố nguy cơ ô nhiễm thấp nhất: - Thực phẩm có dấu nhãn liểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm. - Thực phẩm trong các siêu thị lớn. - Rau quả mua về phải rửa nước nhiều lần, gọt võ kỹ, không nên ăn rau sống. - Nguồn nước ăn (giếng khoan, nước máy…) nên được xét nghiệm kiểm tra trước bảo đảm nguồn nước không bị ô nhiễm. + Không dùng thực phẩm không rõ nguồn gốc, nhập lậu:
  6. - Không dùng thực phẩm trong các quán rong, mặt đường ô nhiễm. - Không dùng thực phẩm, nước uống đựng trong các thùng chứa là vỏ đựng hóa chất. - Không đảm bảo sạch hoặc gần các lọ, hộp, thùng đựng hóa chất. - Không đựng hóa chất vào các vỏ chai nước uống thông thường vì dễ xảy ra tai nạn “uống nhằm”. Trích từ tài liệu: Ngộ độc thực phẩm nguyên nhân và cách phòng tránh của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo năm 2007./.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2