Ngôn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại _2
lượt xem 17
download
2.1.2. Kể lại đoạn đối thoại và thậm chí lược bỏ luôn sự hiện diện các chủ thể tham gia giao tiếp thông qua chỉ dẫn của người kể chuyện cũng là một trường hợp của ngôn ngữ đối thoại trong lời người kể chuyện.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ngôn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại _2
- Ngôn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại
- 2.1.2. Kể lại đoạn đối thoại và thậm chí lược bỏ luôn sự hiện diện các chủ thể tham gia giao tiếp thông qua chỉ dẫn của người kể chuyện cũng là một trường hợp của ngôn ngữ đối thoại trong lời người kể chuyện. Ở đoạn cuối tiểu thuyếtĐức Phật, nàng Savitri và Tôi (Hồ Anh Thái), một câu chuyện bằng thoại được người kể chuyện lồng vào trong những lời kể của mình: “Hai chúng tôi (nhân vật Tôi- người kể chuyện và Savitri) cứ thế mà dắt nhau đi. Y như ông vua mù Dhritarashtra trong sử thi Mahabharata. Lúc một trăm con trai của ông ra chiến trường đánh nhau với năm anh em con nhà ông chú, ông vua mù cũng được dắt tay dò dẫm đi ra. Quan sát chiến trường bằng giác quan của người mù. Đến đâu rồi? Muôn tâu, bãi chiến trường Kurukshetra ở ngay trước mặt. Một trăm thằng con ta đâu? Các chàng ở về bên tả. Năm thằng cháu ta đâu? Các chàng ở về bên hữu. Hòa bình không còn cứu vãn được ư? Thưa, binh mã đã sẵn sang, gươm giáo đã tuốt trần… Bà vợ của ông, khi về làm dâu, thấy chồng mù, bà cũng tự nguyện suốt đời không nhìn gì nữa”. Ở đoạn văn trên, những câu in nghiêng thực chất là một mẩu đối thoại được người kể chuyện lồng ghép vào trong mạch kể. Thế nhưng, do không có những dấu hiệu hình thức của một đoạn hội thoại thông thường (dấu gạch ngang trước mỗi lời thoại hay dấu ngoặc kép để đóng khung lời thoại), nên xét trong tổng thể mạch truyện, có cảm tưởng, những câu in nghiêng cũng chính là lời của người kể chuyện (kể lại lời ai đó đã nói – lời của vị vua mù Dhritarashtra trong sử thi Mahabharata trao đổi với quần thần khi đi quan sát chiến trường). Thay vì kể lại bằng lời của chính mình, người kể chuyện đã giữ nguyên lời nhân vật nhằm nhấn mạnh tâm lí của nhân vật và hoàn cảnh giao tiếp (vị vua quan sát bằng giác quan của người mù – còn Savitri thì mắc bệnh quáng gà, chúng tôi tựa vào nhau mà đi như người mù). Người đọc từ đó càng cảm nhận rõ hơn câu chuyện chính mà người kể chuyện đề cập: hai chúng tôi cứ thế mà dắt nhau đi. Trường liên tưởng của truyện được mở rộng ra nhờ người kể chuyện biết cách cài vào những liên văn bản, những đoạn hội thoại đúng lúc. 2.1.3 Dạng thức ngôn ngữ đối thoại trong lời người kể chuyện phổ biến ở những tiểu thuyết có người kể chuyện xưng tôi, vừa kể chuyện vừa tham gia giao tiếp. Nghĩa là giữa những lời đối thoại, có khi vẫn có những phát ngôn lạc khỏi giao tiếp – những phát ngôn mang tính độc thoại của người kể chuyện. Ẩn trong một vai giao tiếp, người kể chuyện không chỉ trực tiếp trao đổi với nhân vật mà còn dễ dàng kể chuyện (tiểu thuyết
- Thuận, Đoàn Minh Phượng, Hồ Anh Thái, Nguyễn Khải…). Mưa ở kiếp sau của Đoàn Minh Phượng tiêu biểu cho dạng thức này. Tác phẩm xây dựng kiểu nhân vật phân thân- người kể chuyện xưng tôi gồm hai nửa trong một con người. Mai đại diện cho phần thiện, Chi (trong dạng thức hồn ma, em gái của Mai, bị bố giết chết ngay từ lúc hai tháng tuổi, vương lại chốn dương gian vì chưa thoát khỏi lòng thù hận) đại diện cho phần tối trong mỗi con người. Nhân vật tôi người kể chuyện phân thân, tách ra làm hai, đối thoại với nửa kia của mình. Vì vậy đối thoại trong trường hợp này không còn mang chức năng giao tiếp, không phải là ngôn ngữ nhân vật mà chính là lời tự vấn, tự thú, dòng tâm trạng chảy thành ngôn từ của người kể chuyện. Trong tiểu thuyết đương đại, việc thuật lại những đối thoại của nhân vật trở thành một thủ pháp tổ chức truyện. Theo lí thuyết tự sự học, giữa thời gian trần thuật và thời gian câu chuyện thường tồn tại khoảng cách gọi là phi đẳng thời(anisochronie). Nghĩa là người kể chuyện có thể “dồn nén” hoặc “kéo căng” thời gian của sự kiện theo dụng ý bản thân. Riêng với những đoạn đối thoại được thuật lại, khoảng cách này hầu như không tồn tại (nghĩa là không có tình trạng phi đẳng thời). Lúc này, vai trò của người kể chuyện dường như bị mờ hóa. Trong tiểu thuyết Tường thành, Võ Thị Xuân Hà sử dụng thành công dạng thức này. “Người này hỏi người kia xem có chuyện gì thế? Có phải hôm trước khu này có vụ hỏa hoạn lớn lắm, xe cứu hỏa hụ còi đinh tai nhức óc suốt đêm, lửa cháy sáng cả một góc thành phố. Có phải không nhỉ? Phải rồi, có người chủ mưu đốt đấy. Sao ông biết? Biết chứ, tôi bơm xe hàng chục năm nay cho cả xóm liều, thuộc từng đặc điểm xe của các nhà, sao tôi lại không biết”. Câu chuyện kể như vang lên cùng một lúc nhiều giọng, nhiều bè, nhưng nhân vật không trực tiếp phát ngôn mà cùng vang lên qua lời người kể chuyện. Lời người kể chuyện được giản lược đến mức tối đa. Bằng cách ấy, người kể chuyện đã rút ngắn khoảng cách giữa anh ta / chị ta và người nghe chuyện, tạo cảm giác câu chuyện “giống như thật” và đang ở thời hiện tại. 2.2. Tăng cường lời gián tiếp tự do Lời gián tiếp tự do còn được gọi là lời nửa trực tiếp. Sử dụng thuật ngữ này, nhà nghiên cứu Trần Đình Sử định nghĩa: Lời nửa trực tiếp là “lời của nhân vật có bề ngoài thuộc về tác giả (chấm câu, ngữ pháp), nhưng về nội dung và phong cách lại thuộc về nhân vật”(7). Đây là kiểu “câu hàm ẩn nhiều chủ thể”, “câu lai ghép”, theo cách gọi của Bakhtin.
- Không đơn nghĩa như lời gián tiếp hay lời trực tiếp, lời gián tiếp tự do thường mở ra nhiều hướng tiếp nhận, trở thành kiểu lời nói đặc trưng cho ngôn ngữ trần thuật đa thanh. 2.2.1. Một trong những đặc điểm cơ bản của lời gián tiếp tự do là tính song điệu. Đây là kiểu lời nói có sự hòa trộn giữa ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật, giọng người kể và giọng nhân vật lẫn vào nhau. Viết về chiến tranh, Chu Lai đã thành công trong việc sử dụng lời gián tiếp tự do để khám phá thế giới tâm hồn người lính trong một thời kì bão lửa (nếu từ điểm nhìn bên ngoài và lời trực tiếp khó diễn tả được): “Sương ơi! Người ta nói trước khi em về đây, em là bông hoa dại của rừng. Hầu như tất cả đều phải lòng em, tất cả đều muốn có em, được em để mắt đến, đúng không? Anh đang nghĩ, đang dò tìm, cớ sao lại thế, em có cái gì ghê gớm lắm đâu! Không biết! Em không biết! Mặc kệ người ta. Người ta cũng nói em… Đừng giận nhé! Em có số sát chồng? Em đã sát ai? Sát những ai? Tức là em đã có yêu, yêu nhiều rồi phải không? Hay là em vẫn là em, một mình tinh khiết, thiên hạ tìm đến với em, thương em rồi ngã xuống, rồi bảo là tại em?” (Ăn mày dĩ vãng). Trong lời độc thoại nội tâm của Hai Hùng vang lên nhiều lời nói: tiếng của Ba Sương lẫn trong tiếng của Hai Hùng, tiếng của đám đông... Theo cách nói của Bakhtin, Chu Lai đã tạo nên cái gọi là vi thoại trong lòng một cuộc độc thoại. Cuốn tiểu thuyết có cấu trúc song hành hiện tại (thời điểm Hai Hùng lọ mọ ăn mày dĩ vãng) và quá khứ (câu chuyện còn tươi rói về chiến tranh). Ngôn ngữ trần thuật vì vậy đa dạng, nhiều giọng; có lời người kể chuyện ngôi ba, có lời người kể chuyện ngôi thứ nhất, có lời người kể chuyện là tác giả hiển thị. Sự hòa trộn các lời phát ngôn khiến cho câu chuyện kể về chiến tranh sinh động hơn, người nghe chuyện như sống trong hai môi trường; hòa nhập với đời sống chiến đấu gian khổ của người lính hôm qua và đồng cảm với tâm trạng của những người lính trở về từ chiến tranh, lạc lõng, hụt hẫng trong cuộc sống hòa bình nhưng đầy phức tạp. 2.2.2 Ý nghĩ mang ngôn ngữ bên trong của nhân vật nhưng tồn tại như những diễn từ của người kể chuyện là một biến thái khác của lời gián tiếp tự do. Không đồng nhất với độc thoại nội tâm, song phần lớn lời gián tiếp tự do đều gắn với ngôn ngữ độc thoại và dòng tâm tư của nhân vật. Theo Motilova: Độc thoại nội tâm “xuất hiện như diễn từ không biểu đạt thành lời của các nhân vật hoặc như diễn từ của tác giả, nhân danh mình mà nói, nhưng có thể coi như đã mượn từ vựng và giọng điệu của nhân vật; hoặc như đối thoại bên trong ở
- đó giọng nói của nhân vật bị xẻ làm đôi thành hai giọng phân biệt và đối nghịch…”(8). Dẫn chứng quan niệm của Motilova, Đặng Anh Đào xác định : “Độc thoại nội tâm và dòng tâm tư thuộc phạm vi ngôn từ của nhân vật. Tuy nhiên ở đây cũng không thể đối lập hoàn toàn nó với ngôn từ của người kể chuyện, nhất là trong những trường hợp người kể chuyện ở ngôi thứ nhất hoặc nhường lời cho nhân vật”(9). Như vậy, từ chỗ là một phương thức để khám phá tâm lí nhân vật về sau độc thoại nội tâm trở thành “một phương thức tự sự trong sáng tác hiện đại”(10). Tiểu thuyết đương đại ngày càng ít đối thoại, nhân vật ít hành động mà suy nghĩ hoặc nói thầm, vì vậy độc thoại và đối thoại nội tâm trở thành một phương thức tự sự, trở thành diễn ngôn của người kể chuyện. Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường) là một trong những cuốn tiểu thuyết có lời gián tiếp tự do chiếm một tỉ lệ lớn. Có những đoạn lời người kể chuyện và lời độc thoại nội tâm đan cài vào nhau đến mức khó phân biệt rạch ròi. Nhìn chung, đây là lời của người kể chuyện, nhưng trong mạch ngầm văn bản đó là lời nhân vật, giọng điệu của nhân vật. 2.2.3 Lời gián tiếp tự do thường xuất hiện với tần số cao ở những tiểu thuyết có sự xâm nhập lẫn nhau giữa tiểu thuyết và tự truyện. Thông thường, trần thuật từ ngôi thứ nhất là yếu tố cần thiết để định dạng tiểu thuyết tự truyện. Ở thể loại này, người kể chuyện xưng tôi là nhân vật chính, đảm đương việc kể chuyện từ đầu đến cuối và đồng nhất với tác giả. Tuy vậy, những năm gần đây xuất hiện nhiều tiểu thuyết có tính chất tự truyện, thay vì được trần thuật từ ngôi thứ nhất lại trần thuật từ ngôi thứ ba. Người viết đã khước từ ngôi “tôi”, đánh lạc hướng người đọc bằng ngôi “nó”. Sự đánh tráo ngôi trần thuật này thể hiện rõ ở Thượng đế thì cười (Nguyễn Khải), Gia đình bé mọn (Dạ Ngân), Một mình một ngựa (Ma Văn Kháng). Có nhiều ý kiến cho rằng cuốn tiểu thuyết của Dạ Ngân gợi nhớ đến Người tình của Marguerite Duras. Tác phẩm mang tính chất tự truyện dẫu tác giả chọn cách kể từ ngôi thứ ba. Khác với Thượng đế thì cười, Dạ Ngân không bộc lộ rõ ý đồ đánh tráo ngôi kể. Chất tiểu thuyết, chất hư cấu trong tiểu thuyết Dạ Ngân đậm đặc hơn. Tự thuật chỉ là một yếu tố tham gia vào cấu trúc tiểu thuyết. Câu chuyện được trao cho người kể chuyện ngôi ba, kể về bi kịch gia đình, về câu chuyện tình yêu đầy éo le, phức tạp của Mẫn Tiệp (nếu đọc theo cách đọc tiểu sử thì đó chính là nhà văn). Tuy vậy, cuốn tiểu
- thuyết luôn có sự hoán đổi điểm nhìn. Nhiều đoạn trong tác phẩm, câu chuyện không còn được thuật lại trung tính khách quan từ điểm nhìn của người kể chuyện ngôi ba toàn tri mà có cảm giác như chính Mẫn Tiệp đang tự thuật câu chuyện đời mình nhờ điểm nhìn dịch chuyển vào nhân vật. Nhiều đoạn trong tác phẩm, nhân vật Mẫn Tiệp, từ những điểm nhìn riêng, đã vượt khỏi sự kiểm soát người kể chuyện ngôi ba là tác giả ẩn tàng. Trong trường hợp này, lời độc thoại của nhân vật không còn phụ thuộc vào sự khống chế của người kể chuyện, thậm chí của cả nhà văn (trong cấu trúc văn bản, những đoạn có sự chuyển đổi từ tên Mẫn Tiệp sang nàng là sự hoán chuyển bên trong). Lời gián tiếp tự do giúp nhà văn bộc lộ chân thật những điều thầm kín, những khát vọng thành thực của chính mình mà vẫn giữ được khoảng cách cần thiết. Nếu không dịch chuyển điểm nhìn vào bên trong nhân vật, thì người kể chuyện dẫu là thượng đế “toàn năng” cũng không thể thấu hiểu và nói lên được những khát khao giới tính thầm lặng: “Những câu chuyện thì thầm cùng với da thịt ban sơ. Nàng trôi trên người Đính như ban nãy Đính đã cẩn trọng với từng xăng-ti-mét thịt da của nàng...; những ẩn ức bản năng: “Nàng nhớ những cơn thèm sau khi rời Đính ra, cơ thể lúc đó như người đang ăn thịt mà phải chuyển sang chay tịnh, những cơn đói thực sự trên người, ở những vùng nhạy cảm nhất trên người là một thứ đói trơ trẽn, thúc bách, thường trực y như đói ăn và khát uống vậy”. Tóm lại, tính chất đa thanh trong ngôn ngữ trần thuật hôm nay xuất phát từ việc tổ chức đồng thời những tiếng nói khác nhau. Sự xâm nhập các kiểu lời phát ngôn của người kể chuyện, sự xen lẫn của lời thoại nhân vật vào lời kể và đặc biệt là hình thức lời gián tiếp tự do đã góp phần làm mới nghệ thuật kể chuyện, cho thấy ý thức sử dụng ngôn ngữ có chủ ý của các cây bút tiểu thuyết đương đại Việt Nam. Đây chính là một trong những đặc điểm để khu biệt tiểu thuyết đương đại với tiểu thuyết truyền thống
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài 10: Cảm nghĩ trong đêm thanh tịnh (Tĩnh dạ tứ) - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
9 p | 732 | 30
-
Ngôn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại _3
5 p | 117 | 19
-
Bài 10: Ôn tập truyện kí Việt Nam - Giáo án Ngữ văn 8
5 p | 588 | 18
-
Giáo án Ngữ văn 7 bài Luyện tập tạo lập văn bản - GV: Nguyễn Kim Loan
10 p | 431 | 15
-
Ngôn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại _1
6 p | 85 | 13
-
Giáo án Ngữ văn 7 bài Đại từ - GV: Nguyễn Kim Loan
10 p | 314 | 12
-
Bài 9: Từ đồng Nghĩa - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
9 p | 355 | 9
-
Bài 9: Cách lập ý của bài văn biểu cảm - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
9 p | 285 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn