intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ngứa

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

76
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngứa là một triệu chứng quen thuộc mà cũng thật khó chịu. Ai cũng đã có lần bị ngứa. Gãi đúng chỗ ngứa thì thật là đã. Nhưng gãi hoài da cũng bị đỏ lên, trầy hay nhiễm trùng. Mọi người có thể nói: Ngứa thì phải gãi, chỉ giản dị có thế. Thực ra, triệu chứng ngứa không giản dị vì có rất nhiều nguyên nhân gây ra ngứa. Có thể là một bệnh ngoài da như phong vẩy nến, có thể là một bệnh nội tạng như bệnh gan hay thận. Do đó, cần tìm hiểu nguyên...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ngứa

  1. Ngứa Ngứa là một triệu chứng quen thuộc mà cũng thật khó chịu. Ai cũng đã có lần bị ngứa. Gãi đúng chỗ ngứa thì thật là đã. Nhưng gãi hoài da cũng bị đỏ lên, trầy hay nhiễm trùng. Mọi người có thể nói: Ngứa thì phải gãi, chỉ giản dị có thế. Thực ra, triệu chứng ngứa không giản dị vì có rất nhiều nguyên nhân gây ra ngứa. Có thể là một bệnh ngoài da như phong vẩy nến, có thể là một bệnh nội tạng như bệnh gan hay thận. Do đó, cần tìm hiểu nguyên nhân của triệu chứng ngứa để chữa trị cho đúng. Triệu chứng Ngứa là một cảm giác khó chịu làm bạn phải đưa tay gãi. Có thể bạn chỉ ngứa một vùng nhỏ hoặc cả cơ thể bạn bị ngứa. Da chỗ ngứa có thể vẫn bình thường hoặc có thể: -Đỏ -Nổi mụn hay mọng nước -Khô, nứt -Dầy lên hay sần sùi
  2. Đôi khi người ta có thể bị ngứa kinh niên. Càng gãi, chỗ da càng bị ngứa hơn khiến nạn nhân phải gãi mãi. Cái vòng lẩn quẩn này thật là khó bứt ra. Nguyên nhân - Bệnh da khô: Thông thường nhất. Da trông vẫn bình thường. Da khô thường do ảnh hưởng của thời tiết nóng hay lạnh và ẩm độ thấp, do dùng máy lạnh hay máy sưởi quá nhiều hoặc tắm rửa quá lâu, quá nhiều lần. - Bệnh ngoài da: Rất nhiều bệnh ngoài da gây ra ngứa: phong vẩy nến, viêm da, ghẻ, chí, thủy đậu, mề đay. Thường thường những bệnh này chỉ ở từng vùng một và da thường bị đỏ, tróc da, mụn hay mọng nước... - Bệnh nội tạng: bệnh gan, bệnh không hấp thụ được lúa mì (celiac disease), suy thận, thiếu máu do thiếu chất sắt, bệnh tuyến giáp trạng, những bệnh ung thư như ung thư máu hay hạch bạch huyết. Trong những trường hợp này, da trông vẫn bình thường và nạn nhân bị ngứa toàn thân thể. - Dị ứng hay cọ xát trên da: Những chất như len, xà bông, chất hóa học..., có thể làm da bị trầy trụa khó chịu và gây ra ngứa. Đôi khi có thể là bệnh dị ứng như dị ứng cây poison ivy, mỹ phẩm... Dị ứng thức ăn cũng gây ra ngứa.
  3. - Thuốc: phản ứng với với các loại thuốc như trụ sinh, thuốc giảm đau có chất ma túy có thể gây ra ngứa toàn thân, da nổi đỏ. - Có thai: nhiều phụ nữ mang thai bị ngứa nhất là ở vùng bụng, đùi, vú và cánh tay. Ngoài ra, những bệnh ngoài da thường có khuynh hướng bị nặng thêm trong thời gian mang thai. Khi nào nên đi gặp bác sĩ? Nên đi khám bệnh khi: -Triệu chứng kéo dài quá 2 tuần, không giảm dù đã dùn g những cách tự chữa trị thông thường. -Ngứa nặng và rất khó chịu đến không làm việc hay không ngủ được. -Không thể giải thích bằng lý do nào cả và ngứa toàn thân -Có thêm những triệu chứng khác như mệt mỏi quá nhiều, xuống cân, thói quen đi cầu và đi tiểu thay đổi, sốt, da đỏ lên. Chữa trị Sau khi nguyên nhân được tìm ra, bệnh nhân có thể được chữa bằng một trong những cách sau đây: -Thuốc: Thuốc uống antihistamine, thuốc bôi dạng steroid.
  4. -Đắp băng ướt: Chỗ ngứa được bôi kem trị bệnh rồi đắp bằng băng ướt để thuốc thấm vào nhiều hơn. -Chữa những bệnh nội tạng. -Chữa bằng tia sáng cực tím. -Một vài loại thuốc chỉ chữa triệu chứng ngứa mà thôi: kem có chứa chất giảm đau như lidocaine, benzocaine hay kem chứa chất bạc hà (menthol), long não (camphor) hay calamine. Những thuốc này có thể làm giảm ngứa ngay lúc đó nhưng nguyên nhân của triệu chứng ngứa cần được tìm ra và chữa trị thì mới có hiệu quả lâu dài. Tự săn sóc Bạn có thể dùng những cách dưới đây để tự chữa: -Bôi kem chống ngứa như hydrocortisone 1%. Uống thuốc chống ngứa như Benadryl nếu ngứa nhiều. -Tránh gãi càng nhiều càng tốt. Cắt móng tay và đeo găng ban đêm. -Đắp băng ướt lên vết ngứa. -Tắm bằng nước có rắc bột baking soda, oatmeal hay colloidal oatmeal (hiệu aveeno hay vài hiệu khác). -Mặc quần áo bằng vải mềm để tránh cọ xát.
  5. -Dùng xà bông nhẹ không có thuốc nhuộm hay dầu thơm. -Bôi thuốc nhờn moisturizer sau khi tắm. -Giặt quần áo bằng xà bông nhẹ không có mùi thơm. -Tránh đeo đồ trang sức có thể gây phản ứng như đồ đồng, kền, tránh dầu thơm, mỹ phẩm... Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuận, Chuyên Khoa Nhi Đồng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2