intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Người ra đi và tâm lý người ở lại

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

84
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1. Nếu là một nhân viên đã lâu năm bỗng nhiên xin nghỉ để chuyển sang công ty khác, điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý những người ở lại. Lo lắng về tương lai của công ty, ý định gắn bó lâu dài bỗng dưng cần suy nghĩ lại, theo chân họ sang công ty mới… là những điều có thể xảy đến. Thêm vào đó, một nhân viên lâu năm biết rõ công việc, quy trình cũng như điểm mạnh của công ty mình, nên sẽ rất bất lợi nếu họ làm việc cho công...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Người ra đi và tâm lý người ở lại

  1. Người ra đi và tâm lý người ở lại 1. Nếu là một nhân viên đã lâu năm bỗng nhiên xin nghỉ để chuyển sang công ty khác, điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý những người ở lại. Lo lắng về tương lai của công ty, ý định gắn bó lâu dài bỗng dưng cần suy nghĩ lại, theo chân họ sang công ty mới… là những điều có thể xảy đến. Thêm vào đó, một nhân viên lâu năm biết rõ công việc, quy trình cũng như điểm mạnh của công ty mình, nên sẽ rất bất lợi nếu họ làm việc cho công ty cạnh tranh. Họ vẫn còn những mối quan hệ với nhân viên cũ nơi đây, việc rò rỉ thông tin nội bộ hay nói xấu một người mà trước kia không có thiện cảm sẽ gây chia rẽ và mất đoàn kết. 2. Nếu một nhân viên mới vào làm xin nghỉ, có thể khiến các nhân viên khác đặt ra những câu hỏi: tại sao vừa mới vào đã muốn chuyển đi, chế độ của công ty mình liệu quá thấp so với các công ty khác cùng ngành, mình có nên thử tìm việc và nộp hồ sơ không nhỉ… Việc tuyển người không cẩn thận, dăm bữa nửa tháng lại có nhân viên mới vào và dăm bữa nửa tháng lại có người xin nghỉ sẽ khiến
  2. công ty của bạn không những chưa tuyển được thêm nguời mà còn có thể bị mất đi những nhân viên cũ. 3. Việc đến và đi của nhân viên không những ảnh hưởng đến tâm lý những người ở lại mà còn ảnh hưởng đến tâm lý khách hàng. Một công ty không có sự ổn định về nhân sự, nhất là những vị trí chủ chốt sẽ khiến khách hàng của bạn có sự nghi ngờ về tương lai của công ty và có thể không muốn tiếp tục gắn bó cùng phát triển. Giả sử lần trước đến ký kết hợp đồng, họ được giới thiệu với một người nhưng lần sau sẽ là một người khác, sự việc này xảy ra khá nhiều lần trong những lần họ đến làm việc. Khi đó khách hàng sẽ đặt câu hỏi về tình hình nhân sự hiện tại. 4. Một nhân viên bị đuổi việc và lý do công ty đưa ra không hợp lý, sẽ khiến các nhân viên ở lại bàn tán xì xào, và có thể nhân viên của bạn mang tâm lý phòng bị “thà đi tìm việc mới trước khi bị đuổi việc”. Ngoài ra, những người đi và đến sẽ khiến công ty mất thời gian tuyển dụng, thời gian training, đào tạo, gây nản lòng cho những người được yêu cầu hướng dẫn người mới. Nếu làm vịêc theo nhóm và trước đây là một đội ăn ý, người ra đi sẽ khiến công việc không trôi chảy như trước và tinh thần làm việc
  3. của nhóm giảm sút. Có người mới vào dễ xảy ra tình trạng so sánh và không hợp tác làm việc cùng nhau. Tất nhiên môi trường làm vịêc là môi trường cạnh tranh khắc nghiệt và các công ty phải cạnh tranh lẫn nhau cả về mặt nhân sự, nhất là trong thời kỳ khủng hoảng như hiện nay. Vì vậy, tốt nhất khi quyết định tuyển một người vào làm hay cắt giảm một người, hãy cẩn thận và lựa chọn kỹ càng cũng như biết rõ những ảnh hưởng và tác động của họ đối với những nguời ở lại để có được quyết định đúng đắn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2