Người Việt Nam cần có tư duy sáng tạo (3)
lượt xem 71
download
Sáng tạo, như đã nói tới, là đặc trưng bản chất quan trọng nhất của con người khác với con vật. Chính phương thức hoạt động thực tiễn và khả năng có trí tuệ làm cho con người có năng lực sáng tạo. Toàn bộ lịch sử xã hội là bằng chứng của tư duy sáng tạo của con người, chống lại sự bảo thủ trì trệ, giáo điều, rập khuôn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Người Việt Nam cần có tư duy sáng tạo (3)
- Người Việt Nam cần có tư duy sáng tạo (3) III. Yêu cầu đòi hỏi phát triển con người có tư duy sáng tạo trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, từng bước thực hiện nền kinh tế tri thức 1. Tư duy sáng tạo là hạt nhân của nhân tài Sáng tạo, như đã nói tới, là đặc trưng bản chất quan trọng nhất của con người khác với con vật. Chính phương thức hoạt động thực tiễn và khả năng có trí tuệ làm cho con người có năng lực sáng tạo. Toàn bộ lịch sử
- xã hội là bằng chứng của tư duy sáng tạo của con người, chống lại sự bảo thủ trì trệ, giáo điều, rập khuôn. Trong đó các nhân tài, mà điểm nổi bật là năng lực sáng tạo, vừa là sản phẩm của lịch sử vừa là người sáng tạo lịch sử ở các bước ngoặt trên nền tảng hoạt động tích cực của đại đa số nhân dân. Nhưng ở những người khác nhau cũng có năng lực sáng tạo khác nhau không chỉ do khí chất tâm lý, tri thức, kinh nghiệm, vốn sống, cảm xúc mà còn do tác động của môi trường xã hội, do trình độ và bản chất các nền kinh tế, văn hóa truyền thống trong lịch sử dân tộc và nhân loại. Mỗi dân tộc do vậy cũng có những khả năng và mức độ sáng tạo khác nhau cao thấp hoặc loại hình thiên về lý thuyết hay thực hành, khoa học hay nghệ thuật, công nghệ hay lý luận, khoa học tự nhiên hay xã hội… Mỗi thời kỳ lịch sử, mỗi thời đại cũng đòi hỏi nhưng khả năng sáng tạo khác nhau và con người cũng có những đáp ứng khác nhau. Nền kinh tế nông nghiệp ít đòi hỏi năng lực sáng tạo hơn nền kinh tế công nghiệp và thị trường, nền kinh tế tri thức lại có những đòi hỏi sáng tạo cao hơn
- nữa. Trong thời bình và đời thường thì có khi sự đòi hỏi năng lực sáng tạo không cao bằng trong chiến tranh mất còn, tức là nói chung các tình huống khắc nghiệt, kể cả trong thời xây dựng thường đòi hỏi cao năng lực sáng tạo của con người và của cả một dân tộc. Cái khó có bó cái khôn, cái mới nhưng cũng chính trong cái khó mà ló cái khôn, cái mới là thế. 2. Nhu cầu của quá trình hiện đại hóa và nền kinh tế tri thức Nhưng nền kinh tế trước kia nhu cầu sáng tạo không cao. Sang nền kinh tế hiện đại, tri thức hóa thì có nhiều nhu cầu sáng tạo. Sáng tạo là linh hồn của nền kinh tế hiện đại tri thức hóa và là linh hồn của một dân tộc hiện đại có khả năng tự phát triển cao. Vì nền kinh tế tri thức là nền kinh tế luôn sản xuất ra cái mới, cái chưa biết. Đó là nền kinh tế của trí tuệ không chỉ đòi hỏi sự thông minh và hiểu biết mà quan trọng hơn là sự phát minh, sáng tạo. Sự thông minh, hiểu biết nhiều, nhanh nhạy linh hoạt trong ứng xử, đối phó là một cơ sở của sự sáng tạo chứ không phải là sự sáng tạo, tức làm sản sinh ra cái mới, thoát khỏi cái cũ và có khả
- năng thúc đẩy xã hội và con người tiến lên phi thường. 3. Những loại hình tư duy sáng tạo trong nền kinh tế tri thức Nền kinh tế tri thức cần nhiều loại hình tư duy sáng tạo. Trực tiếp là sáng tạo tri thức, công nghệ của những nhà khoa học và công nghệ; tư duy sáng tạo của các nhà kinh tế kinh doanh, các nhà hoạt động văn hóa xã hội; tư duy sáng tạo nghệ thuật; nhưng có loại hình sáng tạo bao trùm là tư duy sáng tạo của các nhà lãnh đạo, quản lý. Nhưng dù loại hình nào thì cũng có bốn phương diện như: nhân cách sáng tạo, quá trình, phương thức sáng tạo và sản phẩm sáng tạo. Trong nhân cách sáng tạo thì có ý chí sáng tạo, động cơ sáng tạo, trí tuệ sáng tạo, năng lực tư duy sáng tạo. Cố nhiên, những khía cạnh đó không tách rời nhau mà tạo thành các phẩm chất sáng tạo. Điều đáng chú ý nhất trong đó là năng lực sáng tạo.
- 4. Sáng tạo và động lực của sáng tạo Sáng tạo nghĩa là tìm tòi cái mới, có ích. Nhưng hành vi đó chỉ trở thành hiện thực khi xã hội và cá nhân có nhu cầu và lợi ích phải sáng tạo và được tôn trọng chính cái sáng tạo đó. Tức là sáng tạo chỉ được diễn ra dưới sự tác động của động lực sáng tạo. Theo GS. TS. Ngô Duy Tùng thì có các động lực như: - Động lực sinh động là động lực bản năng trong tư duy con người. Một người mà óc chưa bị lão hoá là có nhu cầu và khả năng sáng tạo. - Động lực kích thích do các nhu cầu về vật chất hay tinh thần kích thích
- tạo ra nguồn động lực sáng tạo. - Động lực môi trường có không khí dân chủ, thoải mái tôn trọng sáng tạo thì khả năng sáng tạo được mở rộng. - Động lực so sánh như có sự khác biệt, tạo sự cạnh tranh tìm cách giải quyết khác nhau. - Động lực kỳ vọng tức là ham muốn sáng tạo tìm tòi cái mới. - Động lực vươn lên, muốn tiến bộ đã tạo ra khả năng sáng tạo để thành công (Kinh tế tri thức, xu thế mới của xã hội thế kỷ XXI. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 308- 309). Vậy làm thế nào để tạo ra động lực của sự sáng tạo? Cần có cả môi trường thể chế và tâm lý xã hội, cả phương pháp và tư chất của nhân cách sáng tạo với niềm đam mê sáng tạo cao. 5. Phương pháp sáng tạo Sáng tạo có nhiều mức độ từ thấp lên cao và cũng có nhiều phương pháp
- tương ứng (Kinh tế tri thức, xu thế mới của xã hội thế kỷ XXI. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 309- 310.). * Sáng tạo ở mức thấp: có phương pháp mở rộng công năng các phương tiện, thiết bị máy móc; hoặc tìm cách tăng hiệu quả công việc chọn trước; hoặc tìm sự so sánh. * Sáng tạo ở mức trung bình có phương pháp thay đổi thứ tự; phương pháp khích lệ trí lực cao, tranh luận, gợi ý mới trong lao động tập thể; phương pháp tìm hướng ngược lại, ngược dòng nước phương pháp phân tích hệ thống. * Sáng tạo ở mức cao có phương pháp phân tích động thái dùng lý luận phi cân bằng để phân tích vấn đề; phương pháp tổng hợp nhiều khoa học, nhiều phương pháp, nhiều cách nhìn… 6. Chống chủ nghĩa giáo điều, rập khuôn và khắc phục chủ nghĩa quan liêu, chủ động đổi mới tư duy; xây dựng và phát huy tư duy sáng tạo.
- Nước ta là một nước mà hiện nay nền kinh tế còn ở trình độ kém phát triển, đang phát triển. Với ảnh hưởng của tư duy Nho giáo và tư duy tiểu nông đã hạn chế lớn tư duy sáng tạo. Tuy trong kháng chiến và trong một vài lĩnh vực đã có tác động làm nảy sinh tư duy sáng tạo nổi bật cả góc độ lý thuyết và thực hành. Nhưng tư duy sáng tạo, phát minh, sáng chế khi đi vào sản xuất, làm ăn bình thường thì lại rất hạn chế. Có nhiều phương thức kích thích, đào luyện nên năng lực tư duy sáng tạo. Vấn đề giáo dục, nhất là về phương pháp giáo dục theo tình huống có tầm quan trọng đặc biệt đối với phát triển tư duy sáng tạo. Hạt nhân của giáo dục trong thời đại kinh tế tri thức được nhiều nhà khoa học khẳng định là phải tạo ra tư duy sáng tạo, năng lực sáng tạo nhiều mặt nhằm khuyến khích và phát triển nhân cách sáng tạo. Nhưng cái bao trùm và có ý nghĩa quyết định là phải dân chủ hóa xã hội và đặc biệt là dân chủ hóa trong lao động trí óc, lao động khoa học và lao động nghệ thuật, tạo môi trường tôn vinh về vật chất và tinh thần đối với sản phẩm sáng tạo và các tài năng sáng tạo. Không có môi trường
- này khó mà chống được tư duy giáo điều và bảo thủ, khó phát huy được tài năng sáng tạo. Về điều này thông qua thời kỳ đổi mới tuy đã có nhiều tiến bộ hơn trước nhưng trong tâm thế xã hội chưa tôn vinh cao những sản phẩm và tài năng sáng tạo. Có nhiều cuộc thi về sắc đẹp và về sự hiểu biết, kiểm tra trí nhớ, trí thông minh nhưng ít cuộc thi về trí sáng tạo; hơn nữa thấy rằng các giải thưởng cho sự sáng tạo thấp hơn rất nhiều với các lĩnh vực khác mà ở đó chỉ cần và thể hiện sự thông minh và hiểu biết thôi là đủ. Một số nước như ở Tây Âu, Nhật Bản trong dư luận xã hội, trong nền giáo dục, trong nền khoa học của họ rất chú ý tôn vinh, khen ngợi ở mức cao nhất “người có óc sáng tạo” (a creative person). Trong khi đó một số nước như Trung Quốc (Theo GS.TS. Ngô Quý Tùng, Sđd, tr.199) và Việt Nam ta cũng vậy, chỉ tán thưởng nhiều nhất lại là người “thông minh”-tức người có trí nhớ tốt, hiểu được ý người khác… nói chung là không bao hàm sự sáng tạo. Với nền giáo dục trọng sự nhồi nhét kiến thức và trí nhớ thuộc lòng thì khó lòng có thể có tư duy sáng tạo và nhân tài. Đó là điều cần sớm khắc phục bằng một cuộc cách mạng về giáo dục
- mà kêu gọi đã nhiều nhưng chưa có những sáng tạo đột phá ngay bản thân hoạt động giáo dục-đào tạo. Mà ở đây chúng ta đang gặp một cản ngại lớn trong tâm lý bảo thủ của dân tộc nông dân lại nặng nếp suy nghĩ và tâm thế Nho giáo cổ hủ. Đó là “kẻ thù” chúng ta cần chiến thắng nhưng không phải trong một thời gian ngắn. Đồng thời, để tạo ra các năng lực sáng tạo cũng cần tạo ra những cơ thể sinh học lành mạnh, có đủ tư chất thông minh và năng lực sáng tạo bẩm sinh cao. Đây là lĩnh vực của y học, dinh dưỡng học, nhân thể, sinh thể học và cả thẩm mỹ học, tâm lý, giáo dục học rất quan trọng không nên coi thường. Nhìn chung trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, từng bước thực hiện kinh tế tri thức thì vẫn cần văn hóa thông minh nhưng chủ yếu là cần có văn hóa sáng tạo cả trong quản lý lãnh đạo, trong sản xuất kinh doanh, trong khoa học, công nghệ và trong văn hóa nghệ thuật mà trong đó cốt lõi là phát triển mạnh năng lực tư duy sáng tạo cả về lý luận và thực hành. Không có văn hóa và năng lực sáng tạo như vậy
- không thể có nhiều nhân tài, không thể có tiến bộ cho dân tộc, không thể tiến lên văn minh và xã hội chủ nghĩa. Coi nhẹ tư duy sáng tạo, coi nhẹ nhân tài thì tất yếu sẽ bị tụt hậu.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Người Việt Nam cần có tư duy sáng tạo (1)
10 p | 340 | 125
-
Bí quyết để tự tin giao tiếp bằng tiếng Anh
4 p | 266 | 83
-
Người Việt Nam cần có tư duy sáng tạo (2)
9 p | 257 | 81
-
“Mẹo” viết CV dành cho sinh viên
3 p | 282 | 72
-
Các kỹ năng cần có của một công dân trong thế kỷ 21
2 p | 271 | 72
-
Doanh nghiệp hiện đại: Cần có tư duy sáng tạo
6 p | 214 | 51
-
Nghệ thuật từ chối
6 p | 182 | 33
-
CẦN NHỮNG THAY ĐỔI TƯ DUY VỀ CHIẾN LƯỢC
10 p | 162 | 27
-
Đi tìm một phong cách lãnh đạo phù hợp trong hoạt động kinh doanh ở Việt Nam
6 p | 155 | 22
-
Những chuyện "ngớ ngẩn" của Tổng giám đốc FPT
7 p | 110 | 17
-
Nhân viên tư vấn bảo hiểm - Nghề mang tính nhân văn cao
4 p | 156 | 16
-
'Sếp' FPT và 3 ý tưởng quan trọng nhất cuộc đời
7 p | 99 | 16
-
Thực dụng trong xử lý nhu cầu nhân lực
3 p | 117 | 13
-
Hạnh phúc theo cách bạn chọn lựa!
5 p | 109 | 8
-
Vượt qua rào cản văn hóa
3 p | 114 | 7
-
Một số đặc điểm khác nhau giữa khách hàng miền Nam và miền Bắc
5 p | 122 | 5
-
Phòng riêng - Cơ hội để trẻ có thể tự hoàn thiện nhân cách
8 p | 79 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn