intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời và là nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam

Chia sẻ: Mai Quốc Dũng | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

73
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày vài nét về người Việt Nam ở nước ngoài; vấn đề về người Việt Nam ở nước ngoài trong đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam trước năm 1986; Đảng cộng sản Việt Nam với vấn đề về người Việt Nam ở nước ngoài từ năm 1986 đến nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời và là nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam

  1. NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI LÀ MỘT BỘ PHẬN KHÔNG TÁCH RỜI VÀ LÀ NGUỒN LỰC  CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC VIỆT NAM Overseas Vietnamese are an integral part of and are a resource of the ethnic Vietnam Mai Quốc Dũng Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM Nhận bài ngày 28/11/2018, sửa chữa xong 30/11/2019, duyệt đăng 2/12/2018 Tóm tắt Phát huy sức mạnh tổng hợp của đại đoàn kết dân tộc là một trong những nhân tố quyết định mọi thắng   lợi của cách mạng Việt Nam, trong sức mạnh đó có sự  đóng góp của người Việt Nam  ở nước ngoài. Quá trình   đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như công cuộc xây dựng đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác định:   người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời và là nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam.  Đường lối nhất quán này, đã tạo động lực để  cộng đồng người Việt Nam  ở  nước ngoài luôn đồng hành và ra   sức đóng góp cho quê hương, đất nước, quyết tâm hoàn thành mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ,  công bằng văn minh. Từ khóa: người Việt Nam ở nước ngoài, đoàn kết dân tộc, dân tộc Việt Nam Summary Promoting the combined strength  of the great  national  unity is one  of the decisive  factors for  all  the  victories of the Vietnamese revolution, in which the contribution of overseas Vietnamese. The struggle for national  liberation as well as the construction of the country, the Communist Party of Vietnam always determines: overseas  Vietnamese is an integral part and the resources of the ethnic community of Vietnam . This consistent approach has  created a momentum for the overseas Vietnamese community to work together and work hard to contribute to the   country and the country, and to fulfill the goal of a prosperous people, a strong country and a democratic society ,  civil justice. Keywords: Vietnamese people abroad, national unity, ethnic Vietnam 1. Đặt vấn đề Quá trình hình thành và phát triển của cộng đồng người Việt Nam  ở nước (NVNONN) ngoài luôn gắn  với những bước thăng trầm của dân tộc. Mặc dù lý do ra đi có thể vì những vấn đề khác biệt về chính trị xã hội,   hoặc tìm kiếm cơ hội mới cho bản thân, gia đình, nhưng cơ  bản cộng đồng NVNONN vẫn luôn hướng về  quê   hương Tổ quốc. Đánh giá cao vị trí, vai trò của cộng đồng NVNONN Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra đường  lối nhất quán, tạo điều kiện để  kiều bào gắn bó với quê hương và đóng góp xây dựng, bảo vệ  Tổ  quốc Việt   Nam giàu đẹp, vững mạnh. 2. Vài nét về người Việt Nam ở nước ngoài Do nhiều lý do nên người Việt Nam có mặt ở quốc gia khác diễn ra rất sớm, việc người Việt Nam rời   nước ra đi có thể do những biến đổi sâu sắc về chính trị ­ xã hội hoặc do nhu cầu về kinh tế. Nhưng có thể thấy  rõ nhất là do trong nước có những biến đổi sâu sắc như đấu tranh giành độc lập chủ quyền thời kỳ phong kiến,  cách mạng dân tộc, dân chủ hoặc cách mạng xã hội chủ nghĩa đương đại và theo cách hiểu này, việc người Việt  Nam rời nước ra đi là do hậu quả của các chính sách xâm lược đàn áp, bóc lột, đồng hóa, chia để  trị, phá hoại   đoàn kết dân tộc của chủ nghĩa phong kiến và chủ nghĩa thực dân, đế quốc. Một bộ phận người Việt Nam ra đi  vì vấn đề kinh tế, học tập cũng góp phần hình thành nên sự đa dạng về cộng đồng NVNONN. Việc ghi nhận người Việt Nam có mặt  ở nước ngoài được đề  cập trong sử  sách thời kỳ  phong kiến,   trong giai đoạn thực dân Pháp xâm lược nước ta và các giai đoạn sau này. Lịch sử ghi nhận người Việt Nam có   mặt ở nước ngoài vào đầu thế kỷ XIII, khi hoàng tử  thứ hai con vua Lý Anh Tông là Lý Long Tường sang Cao   GIÁO DỤC & XàHỘI – Tháng 12/2018 1
  2. NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Ly lánh nạn. Về  sau, cùng với việc truyền giáo của các nước phương Tây và quá trình xâm lược của thực dân  Pháp, phạm vi di cư của người Việt Nam ra nước ngoài được mở rộng. Sau ngày 30/4/1975 số người Việt Nam   là sỹ quan, binh lính trong chế độ Việt Nam Cộng hòa và gia đình họ, cộng với số người vượt biên (những năm   1978 – 1980) và ra đi có trật tự, các chương trình nhân đạo (những năm 1980 – 1996), số lượng NVNONN đã tăng  lên rất nhanh. Thêm vào đó, sau năm 1980, có một số khá đông sinh viên, thực tập sinh và người lao động Việt   Nam ở Liên Xô và Đông Âu đã ở lại các nước này làm ăn và sinh sống, định cư. Đến nay, theo thống kê chưa đầy đủ, có khoảng 4.5 triệu người Việt Nam đang sinh sống  ở  hơn 100   quốc gia và vùng lãnh thổ  [7], trong đó hơn 80%  ở các nước công nghiệp phát triển. Đa số  NVNONN  ổn định  cuộc sống, hòa nhập tốt vào xã hội nơi cư  trú, đoàn kết, giữ  gìn và phát huy truyền thống lịch sử, văn hóa tốt   đẹp của dân tộc, luôn hướng về quê hương, đất nước, tích cực tham gia đóng góp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,   là cầu nối hữu nghị, hợp tác giữa nước ta với các nước. Vấn đề kiều dân là hiện tượng phổ biến trên thế giới. Hiếm có nước nào không có vấn đề này. Và, khi   đã có một bộ phận kiều dân đông đúc thì đất nước phải quan tâm và có những chính sách đối với họ. Việt Nam   cũng không nằm ngoài xu hướng đó, hiện nay Việt Nam có một hệ thống chính sách đối với vấn đề NVNONN,   được hình thành từ rất sớm và ngừng hoàn thiện, đáp ứng mong mỏi của NVNONN và công cuộc xây dựng, phát   triển đất nước. 3. Vấn đề  về  người Việt Nam  ở  nước ngoài trong đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam  trước năm 1986 Trong hành trình đi tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã sớm nhận thấy tầm quan trọng của cộng   đồng NVNONN và đã tích cực vận động và xây dựng tổ  chức phục vụ  cho sự  nghiệp đấu tranh của dân tộc.  Năm 1919, Nguyễn Ái Quốc đã lập Nhóm người An Nam yêu nước, tiền thân của phong trào Việt kiều yêu nước  và sau này là Hội người Việt Nam tại Pháp. Năm 1924, cùng với một số đồng chí khác, Nguyễn Ái Quốc thành   lập Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội ở Quảng Châu (Trung Quốc), sau đó là các chi hội ở Thái Lan.   Năm 1928, Nguyễn Ái Quốc trực tiếp đến Thái Lan để  vận động bà con kiều bào và trực tiếp lãnh đạo phong   trào Việt kiều yêu nước tại đây dưới dạng các Hội ái hữu và cơ  quan ngôn luận là tờ  báo Đồng thanh. Chính  những tổ chức yêu nước của bà con Việt kiều đã đồng cam, cộng khổ  cùng với nhiều thế  hệ  cán bộ  đầu tiên   của Đảng, giữ gìn và thắp sáng ngọn lửa yêu nước của những người con xa xứ. Ngay sau ngày độc lập 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần kêu gọi, động viên đồng bào trong  và ngoài nước ủng hộ và bảo vệ chính quyền cách mạng. Nhiều bà con tại Pháp đã tích cực tham gia phục vụ,   bảo vệ phái đoàn Chính phủ Lâm thời Việt Nam tham dự Hội nghị Phông­ten­nơ­blô (Fontainebleau), vận động   dư luận Pháp ủng hộ nền độc lập của Việt Nam. Hưởng ứng lời kêu gọi của Bác Hồ, nhiều tri thức Kiều bào  sẵn sàng từ  bỏ  cuộc sống sung túc để  trở  về  nước tham gia kháng chiến như  Trần Đại Nghĩa, Phạm Ngọc   Thạch, Đặng Văn Ngữ… Tại Thái Lan,  Tổng hội Việt kiều cứu nước  hoạt động rất mạnh, phối hợp chặt chẽ  với phong trào cách mạng trong nước, Kiều bào tổ chức quyên góp, sắm sửa vũ khí và nhiều người đã trực tiếp   tham gia kháng chiến. Sau Hiệp định Giơ­ne­vơ 1954, vị trí, vai trò của NVNONN tiếp tục được khẳng định trong sự  nghiệp   xây dựng và thống nhất Tổ  quốc. Vì vậy, nhiệm vụ  trọng tâm của công tác NVNONN là vận động đồng bào   tham gia xây dựng miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ  quốc. Ngay trong năm 1954,   Đảng đã tăng cường thông tin và vận động kiều bào ủng hộ sự nghiệp cách mạng bằng nhiều hình thức đa dạng   phù hợp với thực tiễn và mục tiêu đấu tranh. Kết quả, tại Pháp kiều bào đã tổ  chức mít tinh, lấy chữ  ký, vận   động nhân dân tại Pháp đấu tranh chống Mỹ  ­ Diệm, chống đàn áp những người kháng chiến. Nhiều tri thức   Việt kiều sắn sàng về nước chung tay, góp sức xây dựng đất nước. Để thống nhất tổ chức hoạt động và là cầu nối đáp ứng nguyện vọng kiều bào, ngày 23/11/1954,  Ban  Việt kiều Trung ương được thành lập (tiền thân ủy ban Nhà nước về NVNONN sau này). Đây là tổ chức chuyên   trách của Chính phủ  thực hiện nhiệm vụ  vận động và bảo vệ  quyền lợi của bà con ở  nước ngoài, thực hiện   công tác hồi hương của Việt kiều chủ yếu từ Thái Lan, Tân Đảo, Tân Thế  giới. Ngày 10/1/1960, Chủ  tịch Hồ  Chí Minh đã trực tiếp xuống cảng Hải Phòng để đón những chuyến tàu đầu tiên đưa những người con xã xứ trở   GIÁO DỤC & XàHỘI – Tháng 12/2018 2
  3. NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI về, đất mẹ. Điều này đã thể  hiện sự  trân trọng của Đảng và của chủ  tịch Hồ  Chí Minh đối với cộng đồng  NVNONN.  Tiếp theo đó, Ban Việt kiều Trung  ương  trở thành đầu mối tổ chức, phối hợp, vận động kiều bào đấu   tranh cho hòa bình, thống nhất đất nước, xây dựng các phong trào Việt kiều đi đầu trong việc vận động nhân dân  các nước sở tại và bạn bè khắp năm châu hình thành mặt trân nhân dân thế  giới  ủng hộ  sự nghiệp cách mạng   của nhân dân Việt Nam, đấu tranh chống đế  quốc Mỹ. Tại Mỹ, Pháp, Bỉ, Ca­na­đa… phong trào Việt kiều yêu   nước có quan hệ chặt chẽ với trong nước thường xuyên vận động, tuyên truyền để chuyển lửa chiến trường tại   Việt Nam lan rộng và bùng cháy tại các đường phố và phong trào sinh viên phản chiến tại nước sở tại . Các tổ  chức NVNONN  ở  một số  nước láng giềng tham gia nuôi giấu cán bộ,  ủng hộ  tài chính, động viên con em về  tham gia chiến đấu. Kiều bào tại Pháp đã hỗ trợ cho phái đòn Việt Nam tham gia hội nghị Pari về tinh thần, vật   chất và nhân lực… Các phong trào của kiều bào ở mỗi nước, mỗi điều kiện có thể được tổ chức, hình thức đấu tranh  khác   nhau nhưng đều phản ánh một điểm chung là kiều bào dù ở xa Tổ  quốc nhưng luôn nặng lòng với quê hương,   đất nước, đã góp một phần quan trọng vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Xứng đáng được tôn vinh, được   ghi nhận là một phần không tách rời với dân tộc Việt Nam. Từ  sau năm 1975, Kiều bào đã tích cực tham gia công cuộc khôi phục, xây dựng và bảo vệ  đất nước;   đồng thời chống bao vây cấm vận và âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch bên ngoài. Sự đóng góp của kiều   bào đối với quê hương đất nước thể qua số lượng kiều hối, hàng hóa kiều bào gửi về đã góp phần giảm bớt khó   khăn trong nước. Nhiều trí thức kiều bào cũng tích cực về nước trao đổi, giảng dạy, giới thiệu công nghệ mới.   Tuy nhiên, trong thời gian này, Hội Việt kiều cũng gặp nhiều khó khăn do sự  chống phá của lực lượng phản  động người Việt. Các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô lâm vào tình trạng khủng hoảng và sụp đổ  ở những năm cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, đã tác động xấu tới phong trào Việt kiều.   Tuy nhiên, trong hoàn cảnh khó khăn nhiều hình thức tập hợp mới của Kiều bào xuất hiện góp phần duy trì,   củng cố, phát triển phong trào Việt kiều và xu hướng gắn bó, hướng về quê hương không ngừng phát triển. Bước vào thời kỳ đổi mới, công tác đối với NVNONN đã có những bước tiến vượt bậc. Đường lối của   Đảng tiếp tục khẳng định rõ ràng, nhất quán vị trí, vai trò của cộng đồng NVNONN trong từng quan điểm, chủ  trương, chính sách. Chính vì vậy, sự đóng góp của NVNONN không ngừng tăng lên cả số lượng và chất lượng,   là một nguồn lực quan trọng của đất, là một bộ phận không tách rời của dân tộc. 4. Đảng cộng sản Việt Nam với vấn đề về người Việt Nam ở nước ngoài từ năm 1986 đến nay Trong công cuộc đổi mới đất nước, công tác về NVNONN có những bước ngoặt quan trọng. Việc phát   huy vai trò của người Việt Nam  ở nước ngoài được quan tâm, thúc đẩy. Điều này được thể  hiện trong những   Văn kiện quan trọng của Đảng như Văn kiện đại hội đến các nghị quyết chuyên đề về NVNONN. Đại hội lần thứ  VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 12­1986) xác định: “Đảng và Nhà nước ta   thông cảm và đánh giá cao lòng yêu nước của đồng bào, sẽ tạo thêm những điều kiện thuận lợi để đồng bào xây   dựng khối đoàn kết cộng đồng, tiếp xúc với bà con trong nước, đóng góp ngày càng nhiều hơn vào công cuộc  xây dựng Tổ quốc” [3, tr.774]. Nhiệm vụ chung này cũng là mục tiêu của công tác NVNONN, đem lại lợi ích và  cho kiều bào vừa cho đất nước.  Trong quá trình thực hiện sự nghiệp đổi mới, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị,   chính sách về người Việt Nam ở nước ngoài như: chỉ thị 67/CT­TW ngày 4/12/1990 của Ban Bí thư về   công tác  vận động người Việt Nam  ở nước ngoài trong tình hình mới  đã nêu vấn đề: Hỗ  trợ kiều bào giữ  gìn bản sắc,   truyền thống văn hóa dân tộc, phát huy tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau ổn định cuộc sống, củng cố và nâng   cao vị trí của cộng đồng người Việt Nam ở nước sở tại. Chủ trương, chính sách của Đảng về NVNONN được   nâng lên tầm cao mới, khi lần đầu tiên đã có một Nghị  quyết riêng về  công tác đối với NVNONN, đó là Nghị  quyết 08­NQ/TW ngày 29/11/1993 và lần đầu tiên một Nghị quyết công khai về công tác này đó là Nghị quyết số  36­NQ/TW ngày 26/3/2004. Các Văn kiện đều khẳng định: “Người Việt Nam  ở  nước ngoài là một bộ  phận  không tách rời và là nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam” [2], khẳng định này được nối tiếp từ  quan   điểm của Hồ  Chí Minh, thể  hiện sự  nhất quán quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi trọng cộng   đồngNVNONN. Xác định cộng đồng NVNONN là một bộ phận của công tác xây dựng dựng và tăng cường sức   GIÁO DỤC & XàHỘI – Tháng 12/2018 3
  4. NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, khơi dậy trong cộng đồng NVNONN lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc,  cùng chung sức xây dựng quê hương, đất nước giàu đẹp, hùng cường. Sau hơn 10 năm thực hiện Nghị  quyết số 36­NQ/TW của Bộ Chính trị, công tác đối với NVNONN có   nhiều tiến bộ và đạt nhiều kết quả quan trọng, đã góp phần tích cực vào việc tăng cương và phát huy sức mạnh   đại đoàn kết toàn dân tộc; cổ vũ, động viên NVNONN nâng cao ý thức tự hòa dân tộc, lòng yêu nước, gắn bó với   quê hương đất nước, đoàn kết, giúp đỡ nhau, vươn lên trong cuộc sống, hội nhập vào nước sở tại. Đường lối nhất quán của Đảng đã phát huy mạnh mẽ  tiềm lực của NVNONN. Trong những năm qua,   kiều bào đã có những đóng góp to lớn và đa dạng trên các lĩnh vực. Theo thống kê của Viện Nghiên cứu quản lý   kinh tế  Trung  ương (CIEM), từ năm 1991 đến nay, lượng kiều hối về Việt Nam tăng bình quân hằng năm đạt   mức trên 38%; tổng lượng kiều hối về Việt Nam từ năm 1993 đến năm 2015 đạt khoảng 108,6 tỷ USD [6]. Mỗi   năm, có khoảng 500.000 lượt kiều bào về  nước, trong đó rất nhiều người về  để  tìm hiểu cơ  hội kinh doanh.   Đến nay, cả nước đã có khoảng 3.500 công ty được thành lập hoặc góp vốn từ kiều bào, với tổng số vốn đăng   ký hơn 8,4 tỷ USD [8]. Trí thức NVNONN trở về đóng góp cho quê hương ngày càng tăng, riêng ở TPHCM hiện  có hàng trăm chuyên gia, trí thức làm việc, trong đó có 47 giáo sư, phó giáo sư, 50 tiến sĩ, 11 thạc sĩ [5].  Sự đóng   góp của NVNONN là nguồn lực đóng góp to lớn cho sự phát triển của Việt Nam trong thời gian vừa qua và hứa  hẹn sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Nhằm tiếp tục đẩy mạnh công tác NVNONN, ngày 19/5/2015, Ban Chấp hành Trương ương ban hành   chỉ thị số 45­CT/TW về việc tiếp tục đẩy mạnh Nghị quyết 36­NQ/TW của Bộ Chính trị khoa IX về công tác đối   với người Việt Nam  ở nước ngoài trong tình hình mới. Chỉ  thị  nêu rõ 10 nội dung trọng tâm, trong đó tiếp tục  khẳng định: NVNONN là bộ phận không tách rời và là nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam. 5. Kết luận Xuyên suốt đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, vị  trí, vai trò của NVNONN luôn được khẳng   định là một nhân tố quan trọng, một bộ phận không tách rời và là nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam   trong quá trình đấu tranh cũng như  xây dựng đất nước. Chính sự  nhất quán của Đảng đã là nhân tố  hàng đầu  giúp bà con yên tâm và sẵn sàng đóng góp sức của, sức người cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc./. ___________________________ Tài liệu tham khảo: 1. Bộ Chính trị, Nghị quyết 08­NQ/TW ngày 29/11/1993, Kho Lữu trữ Trung ương Đảng. 2. Bộ Chính trị, Nghị quyết số 36­NQ/TW ngày 26/03/2004, Kho Lưu trữ Trung ương Đảng.  3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, tập 47. 4. Trần Trọng Đăng Đàn (1997), Người Việt Nam ở nước ngoài, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 5.http://baochinhphu.vn/Doi­song/Nguon­luc­to­lon­cua­cong­dong­nguoi­Viet­o­nuoc­ngoai/247069.vgp  ngày 29/11/2016 6.http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/binh­luan­phe­phan/item/31303902­phat­huy­tiem­luc­cua­nguoi­ viet­nam­o­nuoc­ngoai.html ngày 18/11/2016 7.http://quehuongonline.vn/nguoi­viet­o­nuoc­ngoai/huy­dong­hieu­qua­nguon­luc­kieu­bao­vao­su­ nghiep­phat­trien­dat­nuoc­20161111164236129.htm ngày 11/11/2016 8.http://tapchitaichinh.vn/thi­truong­tai­chinh/vang­tien­te/tac­dong­tu­dong­kieu­hoi­den­kinh­te­viet­ nam­va­mot­so­khuyen­nghi­103971.html ngày 04/03/2017 GIÁO DỤC & XàHỘI – Tháng 12/2018 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2