intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 - thực trạng và giải pháp

Chia sẻ: LaLi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

75
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết đánh giá thực trạng nguồn nhân lực các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh CMCN 4.0 và đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam trong thời gian đến.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 - thực trạng và giải pháp

  1. INTERNATIONAL CONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 NGUỒN NHÂN LỰC CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Nguyễn Lê Nguyên Dung, Nguyễn Thị Thu Trinh, Trường Đại học Tài chính – Kế toán Tóm tắt: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) đang diễn ra trong phạm vi toàn cầu, tạo ra nhiều chuyển biến trên mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, những biến động lớn từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tác động đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và từng doanh nghiệp nói riêng. Doanh nghiệp nhỏ và vừa càng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhất là vấn đề nguồn nhân lực. ài viết đánh giá thực trạng nguồn nhân lực các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh CMCN 4.0 và đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam trong thời gian đến. Từ khóa: công nghiệp 4.0, nhỏ và vừa, nguồn nhân lực HUMAN RESOURCES FOR SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF THE INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 - SITUATION AND SOLUTIONS Abstract: The 4th Industrial Revolution is taking place on a global scale, creating many changes in all aspects of socio – economic life. In the context of VietNam‟s economy integrating deeply with the world economy, great changes from the industrial revolution 4.0 will affect the Vietnamese economy in general and each enterprise in particular. Small and medium enterprises face more difficulties an challenges, especially human resources. The paper assesses the situation of human resources of small and medium sized enterprises in Viet Nam in the context of the industrial revolution 4.0 and provides recommendations to improve the quality of human resources for small and medium enterprise in Viet Nam. Keywords: industry 4.0, small and medium, human resources. 288
  2. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Giới thiệu Diễn ra từ những năm 2000 đến nay, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với trọng tâm là trí tuệ nhân tạo, internet kết nối vạn vận, dữ liệu lớn, robot…đang từng bước khởi động và dần hiện hữu và có tác động sâu rộng tới mọi mặt đời sống. Trong đó, doanh nghiệp được xem là có cơ hội lớn nhất bởi việc ứng dụng công nghệ hiện đại không chỉ giúp giảm chi phí giao dịch và quản lý mà còn hỗ trợ phát triển sản phẩm, dịch vụ mới trong quản trị điều hành, hoạch định chiến lược, tăng năng suất lao động… Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu và tận dụng cơ hội của CMCN 4.0 đòi hỏi các doanh nghiệp phải có sự thay đổi và chuẩn bị chu đáo về nhân lực tại các lĩnh vực có liên quan công nghệ thông tin.. Song với quy mô nhỏ, năng lực tài chính, quản trị doanh nghiệp và tiếp cận công nghệ còn hạn chế, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang đứng trước không ít thách thức đòi hỏi không chỉ về đầu tư nguồn vốn lớn mà còn phải nỗ lực thay đổi trình độ quản trị doanh nghiệp, quản trị nguồn nhân lực sẵn sàng đón làn sóng công nghệ mới và bắt kịp xu thế của CMCN 4.0, muốn làm được điều đó cần có sự vào cuộc hỗ trợ từ nhiều phía của các cơ quan ban ngành. Bài viết tập trung phân tích thực trạng chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh CMCN 4.0 nhằm tìm ra những tồn tại và nguyên nhân. Từ đó đưa ra một số khuyến nghị cho các đơn vị có liên quan nhằm tháo gỡ vấn đề trên. 1. Thực trạng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bối cảnh CMCM 4.0 * Chất lƣợng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) của Việt Nam là loại hình doanh nghiệp (DN) chiếm đa số và đóng vai trò quan trọng trong việc tạo việc làm cũng như tăng thu nhập cho người lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói giảm nghèo…Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, hàng năm, các DN này tạo thêm hơn 500.000 lao động, sử dụng tới 50% lao động xã hội và đóng góp hơn 40% GDP của cả nước. Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố then chốt để nâng cao năng lực cạnh tranh và bắt kịp xu thế CMCN 4.0 cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên, thực trạng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang gặp phải những khó khăn sau: - Nguồn lao động của các DNNVV chủ yếu là lao động có trình độ, tay nghề thấp, những công việc mà họ đang đảm nhận mang tính chất rập khuôn, lặp lại, đơn giản mà đa phần lao động chưa qua đào tạo, chưa được trang bị kỹ năng, vì vậy dễ bị thay thế bởi máy móc, robot trong tương lai. Trong khi đó, lại thiếu hụt một lượng lớn nguồn nhân lực trong các ngành nghề mới gắn với đặc trưng của cuộc cách mạng này như: ngành điện tử, viễn thông, số hóa, kỹ thuật viên máy tính, an ninh mạng, in 3D… Chưa kể lực lượng lao động hiện hữu lại thiếu các kỹ năng cần thiết như làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, kỹ năng tin học, ngoại ngữ, đạo đức nghề nghiệp chưa cao, thiếu ý thức trách nhiệm và chậm thích nghi với công việc, năng lực đổi mới và sáng tạo khoa học và công nghệ còn nhiều yếu kém. - Chủ các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường là kỹ sư hoặc kỹ thuật viên tự đứng ra thành lập và vận hành doanh nghiệp, họ vừa là người quản lý, vừa tham gia trực tiếp vào sản xuất nên mức độ chuyên môn trong quản lý DN không cao. Ngoài ra, hầu hết những người chủ doanh 289
  3. INTERNATIONAL CONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 nghiệp nhỏ và vừa đều không tham gia vào các khóa đào tạo quản lý chính quy, chưa có đủ kiến thức về quản trị DN, chỉ quản lý theo kinh nghiệm và ý kiến chủ quan. - Hiện nay, có rất ít doanh nghiệp nhỏ và vừa lập kế hoạch nhân sự trong dài hạn. Theo số liệu điều tra của Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, có đến 85% trong tổng số doanh nghiệp thực hiện dự báo nhu cầu dựa trên số lượng lao động cần thay thế, chỉ có khoảng 15% là dựa vào sự thay đổi về khoa học công nghệ, nhu cầu sản phẩm và dịch vụ, quy mô vốn,…Thêm vào đó, việc xác định thừa hay thiếu lao động cũng chỉ do từng phòng ban xác định dựa vào khối lượng công việc hiện tại chứ không có sự tham gia của phòng nhân sự hoặc phòng nhân sự chỉ có chức năng nhận chỉ tiêu lao động và thực hiện việc tuyển dụng. - Trong khi đó, CMCN 4.0 yêu cầu nguồn nhân lực có chất lượng ngày càng cao, khi mà hiện nay hầu hết mọi hoạt động đang dựa trên dữ liệu, khai phá dữ liệu. Điều này đòi hỏi một lực lượng lao động có trình độ cao và được trang bị kỹ năng mới – kỹ năng sáng tạo. Tuy nhiên, thực tế các DNNVV lại không có nhiều điều kiện để thu hút nhân sự chất lượng, đặc biệt là nhân sự cao cấp vừa có chuyên môn, vừa có kỹ thuật để có thể vận hành các máy móc thiết bị, hiện đại, ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất, kinh doanh. Điều này không hề đơn giản bởi thực tế nguồn cung trong nước vẫn chưa đáp ứng kỳ vọng. Trong báo cáo về mức độ sẵn sàng cho nền sản xuất trong tương lai do Diễn đàn Kinh tế thế giới mới công bố, Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia chưa sẵn sàng cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, chỉ xếp thứ 70/100 về nguồn nhân lực và 81/100 về lao động có chuyên môn cao. Hình 1: Thứ hạng về chỉ số lao động có chuyên môn cao của Việt Nam và các nƣớc ASEAN Quốc gia Thứ hạng Singapore 1 Malaysia 45 Philippines 50 Thailand 78 Việt Nam 81 Indonesia 83 (Nguồn: WEF Readiness for Future of Production Report 2018). - Ngoài ra, đối với các DNNVV, việc tiếp cận với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay vẫn tương đối hạn chế. Nhiều doanh nghiệp không hiểu được bản chất của cách mạng 4.0; không thấy được sự liên quan của các xu thế đến ngành, lĩnh vực của mình; không sẵn sàng về năng lực để tiếp cận công nghệ; từ đó không có sự thay đổi trong quản trị nguồn nhân lực để bắt kịp xu thế. *Đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Với thực trạng nguồn nhân lực cho các DNVVN của Việt Nam bộc lộ nhiều hạn chế, đặc biệt là tình trạng thiếu hụt về nhóm nhân lực chất lượng cao như phân tích ở trên. 290
  4. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Do đó, để tạo một nguồn cung lao động dồi dào đối với các DNNVV, hơn hết xuất phát từ lực lượng đông đảo là sinh viên từ các trường đại học, cao đẳng, các trường dạy nghề, bởi đây là đối tượng lao động chính trong tương lai, khi mà người lao động đòi hỏi phải được trang bị kiến thức tốt về chuyên môn, kỹ thuật. Điều này càng trở nên cần thiết trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 khi mà, lao động chân tay dần được thay thế bởi người máy, robot… Bên cạnh đó, hiện nay, các DNNVV đã quan tâm và coi trọng việc đào tạo nâng cao kiến thức chuyên môn bằng cách tạo điều kiện cho nhân viên tham gia các khóa đào tạo, đào tạo lại, hay các khoác học chính tại các trường đại học, cao đẳng, các trung tâm dạy nghề… về các chuyên ngành liên quan. Như vậy, nhu cầu về nhân lực cho phát triển trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đang đòi hỏi sự đổi mới mạnh mẽ từ hệ thống giáo dục đại học, đào tạo nghề bởi thực trạng đào tạo tại các trường đại học, các cơ sở dạy nghề cũng đang gặp phải những bấp cập sau: Thứ nhất, số lượng sinh viên được đào tạo ở một số ngành mới theo xu hướng CMCN 4.0 vẫn còn thiếu. CMCN 4.0 là cuộc cách mạng số nhưng nhân lực chất lượng cao trong các ngành công nghệ thông tin, kỹ thuật máy tính, tự động hóa… của Việt Nam đang quá ít. Theo tính toán của các chuyên gia, nhu cầu nhân lực công nghệ thông tin tăng thêm 47% mỗi năm, trong khi đó số sinh viên ngành công nghệ thông tin ra trường lại chỉ tăng 8%/năm. Cụ thể theo báo cáo của VietNamworks, nhu cầu tính đến cuối năm 2018, Việt Nam thiếu khoảng 70.000 nhân lực về công nghệ thông tin. Thứ hai, thực tế hiện nay, giáo dục đại học về tổng thể vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của các nhà tuyển dụng. Theo số liệu trong Báo cáo về mức độ sẵn sàng cho nền sản xuất trong tương lai 2018 của WEF, thứ hạng về chất lượng đào tạo nghề của Việt Nam chỉ ở thứ 80/100, so với trong nhóm các nước ASEAN thì chỉ đứng trước Campuchia. Một nghiên cứu mới đây cho thấy, có tới 72% số sinh viên ngành công nghệ thông tin không có kinh nghiệm thực hành, 42% số sinh viên thiếu kỹ năng làm việc nhóm. Do vậy, không ít DN phàn nàn đang gặp khó khăn trong khâu tuyển dụng hoặc lao động được tuyển vào không đáp ứng được yêu cầu công việc mà phải qua đào tạo, tập huấn tại DN. Hình 1: Thứ hạng về chỉ số chất lƣợng đào tạo nghề của Việt Nam và các nƣớc ASEAN 92 100 80 80 59 60 40 33 40 11 20 9 0 (Nguồn: WEF Readiness for Future of Production Report 2018) Thống kê mới nhất cho thấy, trong 350 trường đại học ở Việt Nam, chỉ có 12 trường có nhóm giảng viên được trang bị kiến thức giảng dạy bằng phương pháp STEM (tức là trang bị cho 291
  5. INTERNATIONAL CONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 người học những kiến thức, kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học). Điều đáng nói, trong số 12 trường đại học có nhóm giảng viên được trang bị kiến thức giảng dạy bằng phương pháp STEM không phải trường nào cũng đào tạo được đầy đủ và đúng quy trình để có được NNL đã được chuẩn hóa. Thứ ba, chương trình đào tạo hiện nay vẫn chưa được linh hoạt, nội dung chưa phù hợp với nhu cầu và xu thế thị trường lao động. CMCN 4.0 đòi hỏi người lao động vừa đáp ứng tính chuyên môn cao trong lĩnh vực nhất định, vừa đáp ứng tính liên ngành (công nghệ thông tin, kỹ thuật số, mạng, kiến thức chuyên ngành) và các kỹ năng khác không thể thiếu, như: khả năng suy nghĩ có hệ thống, khả năng tổng hợp, khả năng liên kết giữa thế giới thực và ảo, khả năng sáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm, khả năng hợp tác liên ngành…Điều này yêu cầu, danh mục nghề đào tạo và chương trình đào tạo sẽ phải điều chỉnh, cập nhật liên tục vì ranh giới giữa các lĩnh vực rất mỏng manh. Như vậy, CMCN 4.0 đã tạo áp lực lớn trong hoạt động đào tạo đối với các trường đại học, từ xây dựng chương trình đào tạo, cập nhật nội dung chương trình cho đến đào tạo kỹ năng cho người học để đáp ứng yêu cầu công nghiệp. Thứ tư, sự kết nối giữa các trường đại học và doanh nghiệp trong hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ ở nước ta hiện rất yếu. Thiếu thể chế tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho liên kết, mở rộng quyền tự chủ cho một số lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng, phối hợp đào tạo, thương mại hóa kết quả nghiên cứu. Tuy Nhà nước đã có chính sách khuyến khích giáo viên và sinh viên đăng tải các công trình nghiên cứu trên các tạp chí quốc tế đối với các trường đào tạo khoa học cơ bản nhưng đối với các trường kỹ thuật và công nghệ, chưa có sự gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp để thực hiện nghiên cứu ứng dụng với các hình thức thích hợp. Nghiên cứu chuyển giao, phối hợp nghiên cứu gắn với những yêu cầu thực tiễn của doanh nghiệp còn ở mức khiêm tốn. Cơ cấu các ngành đào tạo về cơ bản tự phát, chưa có định hướng rõ nét, xu hướng học để bảo đảm cuộc sống hiện tại, chưa chú ý đúng mức đến tiềm năng, kỳ vọng cá nhân, xu hướng phát triển của thời đại và yêu cầu của đất nước. Nhiều sinh viên giỏi về khoa học tự nhiên nhưng lựa chọn các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, tài chính, ngân hàng, ngoại thương,… 2. Một số khuyến nghị Xuất phát từ những khó khăn đặc thù của DNNVV, cùng với thực trạng đào tạo nguồn nhân lực ở nước ta còn nhiều bất cập như trên. Để chuẩn bị nguồn nhân lực đặc biệt là nhân lực chất lượng cao cho các DNNVV cần phải có sự phối hợp từ nhiều phía liên quan. Nhằm giúp DNNVV vượt qua khó khăn, tận dụng cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, trong thời gian tới cần chú trọng một số giải pháp sau: - Để tận dụng cơ hội của CMCN 4.0, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những nhận thức đúng và hiểu rõ bản chất của CMCN 4.0 vai trò trách nhiệm của mình trong tiến trình đóng góp cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, bắt kịp thời cơ và vận hội của CMCN 4.0. - Trong điều kiện hạn hẹp về vốn, kỹ thuật, các doanh nghiệp cần phải có sự kết nối liên minh với nhau để có thể cùng phát triểnvà nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Bên cạnh sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý, bản thân các DN cũng cần có những chiến lược dài hạn, xây dựng chiến lược kinh doanh đi đôi với xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Đồng thời có những chính sách thu hút nhân tài để phát triển DN bền vững. 292
  6. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 - Các cơ sở đào tạo nghề, các trường Đại học cũng cần trang bị cho học viên, sinh viên các kỹ năng cần thiết như: giao tiếp, nghiên cứu tài liệu nước ngoài, sử dụng công nghệ thông tin, sự sáng tạo, thích nghi, nắm bắt được xu thế phát triển của xã hội… nhằm đảm bảo sự gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo với sử dụng, đáp ứng yêu cầu đang đặt ra. Cần tập trung xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ nghiên cứu, thu hút cán bộ giỏi các chuyên gia trong và ngoài nước hợp tác với nhà trường. Đổi mới cơ chế quản lý đào tạo, nghiên cứu khoa học, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trong đó xây dựng đội ngũ giáo viên là khâu then chốt. - Nhà nước cần phải thường xuyên điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách nhằm tạo hành lang pháp lý, tạo thuận lợi cho việc phát triển NNL chất lượng cao ở nước ta trước tác động của cuộc CMCN 4.0. Cần có chính sách thỏa đáng để tạo nguồn lực và khai thác có hiệu quả nguồn lực mới, nhất là trong những ngành mũi nhọn về công nghệ của quốc gia; nâng cao chất lượng hoạt động của các vườn ươm công nghệ và DN công nghệ cao; có chính sách hỗ trợ hình thành và phát triển các vườn ươm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong các cơ sở đào tạo về công nghệ, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ. - Nhà nước cần có cơ chế chính sách tạo điều kiện và môi trường thuận lợi, tạo khung pháp lý cho mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp, giữa đào tạo nghiên cứu và chuyển giao công nghệ với sản xuất - kinh doanh, trong đó cần quan tâm đến chính sách đầu tư, cơ chế tài chính, tạo động lực cho việc liên kết bền vững. Khuyến khích phát triển thị trường sản phẩm khoa học - công nghệ, ngoài khoa học cơ bản, cần trao quyền tự chủ đối với các lĩnh vực khoa học ứng dụng cho nhà trường, các viện nghiên cứu, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng trong hoạt động nghiên cứu. Đối với doanh nghiệp, cần chủ động đề xuất nhu cầu đào tạo, nghiên cứu khoa học, lựa chọn các đề tài, dự toán kinh phí, chọn cử cán bộ có năng lực tham gia. Tài liệu tham khảo 1. Chuyên đề số 10 (2018), ― Tác động Cách mạng công nghiệp 4.0 đến phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam‖, Trung tâm Thông tin - Tư liệu, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương. 2. Hà Thị Thanh Ngà, Nguyễn Thị Lan (2018), ―Những yêu cầu về nền giáo dục và kỹ năng khi tham gia cuộc cách mạng công nghệp lần thứ 4‖, Kỷ yếu Hội thảo ―Phát triển nguồn nhân lực ngành CNTT trong thời kỳ CMCN 4.0‖, tháng 1 năm 2018. 3. Nguyễn Cúc (2017), Học viện Chính trị khu vực I; Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đối với cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam và gợi ý chính sách cho Việt Nam; Tạp chí Cộng sản; 2017.[4]. Trần Thị Bích Huệ (2017), ―Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với việc phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam‖, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 8 – 2017. 4. Võ Văn Lợi (2019), ―Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam đáp ứng yêu cầu của Cách mạng Công nghiệp 4.0‖, Tạp chí tài chính, số 1 - 2019. 5. Website: www.weforum.org, ―Readiness for the future of production report 2018‖. 293
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2