intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nguyên lý của điểm huyệt liệu pháp: Phần 2

Chia sẻ: 10 10 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:200

183
lượt xem
73
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phần 2 của Tài liệu Điểm huyệt liệu pháp tiếp tục giới thiệu tới các bạn những nội dung liên quan đến trị liệu lâm sàng như: Bệnh nội khoa, bệnh phụ khoa, bệnh trẻ em, bệnh ngoại khoa, bệnh ngũ quan, bán thân bất tọa, cao huyết áp, chấn thương não, đau dạ dày, kinh nguyệt không đều, hành kinh đau bụng, trẻ em rối loạn tiêu hóa. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nguyên lý của điểm huyệt liệu pháp: Phần 2

  1. Chương thứ nhất: Bệnh nội khoa 1- Bán thân bất toại ( Liệt Nửa người ) 2- Chứng cao huyết áp ( can dương thượng việm ) 3- Chứng liệt ( nuy chứng ) 4- Cảm mạo 5- Nôn mửa 6- ỉa chảy mãn tính ( tỳ thận hư hàn ) 7- Bệnh lị 8- Bí đại tiện 9- Di tinh 10-Liệt dương 11-Mất ngủ 12-Ho hắng ( viêm khí quản )
  2. 13-Đau đầu 14-Não rung lắc ( não chấn đãng ) 15-Chóng mặt ( huyễn vận ) 16-Chứng hồi hộp 17-Đau dạ dày 18-Sườn ngực đau đớn ( viêm gan ) 19-Đau lưng đùi ( thần kinh toạ đau ) 20-Vai và cánh tay đau 21-Đùi và đầu gối đau 22-Lưng trên và lồng ngực đau 23-Mất tiếng 24-Tiểu tiện nhiều lần 25-Đái dầm 26-Tạng thao ( bệnh is-tơ-ri ) 27-Động kinh 28-Bàn tay và cánh tay tê bại ( thần kinh quay tê bại )
  3. Chương thứ hai : Bệnh phụ khoa 1- Kinh nguyệt không đều 2- Hành kinh đau bụng 3- Bế kinh 4- Băng lậu huyết 5- Nước hôi không dứt 6- Có mang nôn mửa 7- Dấu hiệu báo trước của sảy thai Chương thứ ba : Bệnh trẻ em 1- Trẻ em pháp sốt 2- Thổ tả 3- Trẻ em tiêu hoá kém
  4. 4- Trẻ em bị sợ hãI 5- Quai bị ( viêm tuyến mang tai ) 6- Ho gà 7- Trẻ em bại liệt 8- Chứng trẻ em lắc đầu Chương thứ tư : Bệnh ngoại khoa 1- Sưng hạch ở cổ 2- Lòi dom 3- Sán khí 4- Bong gân 5- Sái cổ 6- Bướu cổ 7- áp xe tiêm 8- Viêm ruột thừa
  5. 9- Viêm tổ chức dưới da 10- Dị ứng mẩn ngứa Chương thứ năm : Bệnh ngũ quan 1- Tai kêu 2- Viêm tai giữa mãn tính 3- Nhọt tai 4- Đau răng 5- Chảy máu mũi 6- Đau họng 7- Miệng, mắt méo lệch 8- Miệng há không được THIÊN HẠ TRỊ LIỆU LÂM SÀNG
  6. Chương thứ nhất : BỆNH NỘI KHOA 1. Bán thân bất toại ( liệt nửa người ) Nguyên nhân bệnh : Bệnh này là di chứng sau trúng gió ( chảy máu não ), cũng có khi kẹt tắc động mạch não mà gây ra. Chứng trạng : Đầu mệt đau đầu, mắt hoa và choáng, tai ù, miệng mắt méo lệch, một bên tay chân liệt. Chứng nặng thì tiếng nói ngọng, bên tay chân bị bệnh không hoạt động được, nằm ở giường không thể xoay lật được, đại tiểu tiện không cầm,
  7. cũng có khi bí kết. Chứng nhẹ tuy có thể hoạt động được, nhưng tay chân không theo ý nghĩ, ăn uống nhất loạt rất tốt, đại tiểu tiện bình thường, nhưng cũng có khi hai ngày mới đi một lần. Cách chữa: Bệnh này chủ yếu lấy điều lý khôi phục cơ năng trường vị làm chủ Lấy huyệt: + Tả Hợp cốc là có thể thanh nhiệt ở vùng đầu, cũng có thể thanh nhiệt ở đại trường, thông lợi đại tiện. + Bổ Túc tam lý để dứt nôn mửa, hoà khí nghịch, dẫn vị khí đi xuống mà tăng tiến ăn uống. Hai huyệt đó là chủ huyệt của cách
  8. chữa bênh này. Mỗi huyệt làm phép nắn day ngang bằng ( Bình nhụ ) và nhấn nhả ( áp phóng ) mỗi chỗ từ 100 đến 200 lần. Phối huyệt ở tứ chi – tả Khúc chì, bổ dương lăng tuyền, có tác dụng giúp đỡ cơ thể khôi phục và thúc đẩy cơ năng trường vị. Vùng bụng – tả Trung quản để hoà thuận vị khí, bổ Khí hải để tăng tiến cơ năng. Cách phối hợp huyệt tương hỗ đó không những điều lý được trường vị, đồng thời cũng thúc đẩy khôi phục cơ năng vận hoá của chi thể. Đầu mệt, thêm phép đẩy xoay vùng đầu, để làm tan phong nhiệt ở vùng đầu. Tai ù, thêm phép điểm ở Phong Trì, dùng bổ pháp, để dẫn hoả của thiếu dương
  9. đi xuống ( để bằng với ở dưới ). Các huyệt phối hợp, mỗi huyệt làm ấn day ngang bằng, nhấn nhả, mỗi phép 100 lần. Miệng mắt méo lệch, thêm điểm các huyệt Giáp xa, Đại thương, Hạ quan, Thừa tương. Chứng nhẹ thì cắt huyệt ( thiết huyệt pháp ), chứng nặng thì nhấn nhả ( áp phóng ) 50 lần, thêm mạnh khôi phục công năng cục bộ. Nói ngọng, thì thêm điểm ở các huyệt Phong phủ, án môn, mỗi huyệt nắn day ngang bằng và nhấn nhả mỗi huyệt từ 50 đến 100 lần, để trừ phong. Phối hợp với các huyệt ở Quan xung, Thông lý, ế phong để giúp đỡ cái bất túc của các huyệt trước. Đại tiểu tiện không bình
  10. thường, bổ Liệt khuyết, Chiếu hải để tư dưỡng âm huyết, tả Thừa sơn để thanh toán nhiệt. Mỗi huyệt làm nắn day ngang bằng và nhấn nhả mỗi phép đều 100 lần, ở tứ chi phải làm kèm phối hợp với phép dựa theo đường kinh ( tuần án Pháp ) như mai xoay ( thác niệm ), áp ấn ( áp bách ), xoa xát ( ma xát ). Thứ tự điểm huyệt – từ trên xuống dưới , trước điêm bên khoẻ, sau điểm bên bệnh. Kết quả chữa Chứng nhẹ lại chữa ngay thời kỳ đầu, người bệnh có sự điều dưỡng tốt, thu hiệu quả nhanh, thời gian chữa ngắn. Bệnh đã kéo dàI, thế bệnh
  11. nặng, mà sinh khí người bệnh lại bình thường, thu hiệu quả chậm, chữa khó khỏi. 2- Chứng cao huyết áp ( can dương thượng việt ) Nguyên nhân bệnh: Người bị bệnhnày thường vào khoảng trên 40 tuổi, nam nữ đều có, người béo thì nhiều người gầy thì ít. Do thận thuỷ hư tổn, không thể tự dưỡng can mộc, để can dương vượt lên, bình thường đã dễ sinh khí, gặp sự kích thích từ ngoàI vào làm cho tinh thần căng thẳng, lâu ngày thì thành bệnh này. Chứng trạng:
  12. Đầu đau, choáng váng, mắt hoa, tai ù, bước đi thì cảm thấy đầu nặng, hoặc không muốn ăn uống, đại tiện khô khan, chi dưới mềm mà không có sức. Chữa: Nói chung tả dương tư âm, giáng vị khí ( có thể giảm huyết áp ), bình can lợi đại tiện làm chủ. Trước hết điểm tả Hợp cốc từ huyệt Khúc trì đến huyệt Hợp cốc đẩy theo 36 lần ) để tả dương lợi đại tiện lại bổ Nội quan để tư âm, đẩy xoay vùng đầu làm 5-6 lần. Tả Bách hội, Đại chuỳ ( đẩy theo từ huyệt Phong phủ đến huyệt Đại chuỳ 36 lần ), lại làm phép áp theo ở vùng lưng 5 - 6 lần ). Tả Trung quản , bổ Quan nguyên để
  13. tư âm, giúp thêm lấy nắn day ngang bằng và nhấn nhả cơ bắp vùng bụng, thúc cho nhu động đường ruốt tốt và ảnh hưởng động mạch vùng bụng chuyển động hoà hõan để điều chỉnh công năng gan, dạ dày, làm cho đại tiện thông thoát, Bổ Túc tam lý ( từ Túc tam lý đẩy theo đến huyệt Giải khê 81 lần ), Tả Thái xung ( từ Trung phong đẩy theo đến huyệt Thái xung 36 lần ) để đẹp hãm cái thế của can dương vượt lên làm cho khí nghịch phải giáng xuống. Thứ tự điểm huyệt: Từ trên xuống dưới, vùng trên thủ pháp nhẹ, vùng dưới thủ pháp nặng. (( Phụ )) Các phương và thủ pháp
  14. điểm huyệt của chứng huyết áp cao. a)- Thái dương, Phong trì, Bách nội, nắn day ngang bằng và nhấn nhả mỗi phép 50 lần b)- Đẩy xoay ở vùng đầu 4 lần c)- Đẩy ở gáy cổ ( xem thủ pháp bổ trợ ) d)- áp động mạch giảm gảy ở Nhân nghinh ba hồi ( xem thủ pháp bổ trợ ) đ)- áp theo ở vùng lưng ( xem thủ pháp bộ phận ở trước ) e)- Chống đỡ ở lưng ( xem thủ pháp bộ phận ở trước ) g)- Nhấn cột sống, làm 2 lần ( xem thủ pháp bộ phận ở trước ) h)- Điểm Nội quan, Hợp cốc, Trung quản, Quan nguyên, làm các phép nắn
  15. day ngang bằng và nhấn nhả mỗi phép 50 lần, ( điểm ở trung quản nhẹ mà chậm. điểm ở Quan nguyên nặng mà nhanh, để dẫn khí đi xuống ), Tâm du, Cách du, Can du, Tỳ du, Thận du, làm phép nắn day ngàng bằng và phép nhấn nhả 50 lần, Can du nắn vòng tròn nhỏ, cần chậm mà nặng tay, huyệt Thận du tay lại nặng ít hơn, nắn vòng tròn nhỏ mà nhanh ), các huyệt Túc tam lý, Tam âm giao, Thái khê, làm nắn day ngang bằng và nhấn nhả mỗi phép đầu 50 lần, ba huyệt này thủ pháp nặng ít, có thể thấu dẫn huyệt áp đi xuống ( nếu người bệnh tâm tạng, không cần dùng phép nặng tay )
  16. Kết quả chữa: Bệnh nhẹ, thời gian chưa lâu, rất dễ chữa khỏi. Bệnh lâu dài, chứng trạng nặng, sẽ rất khó chữa khỏi. Bệnh này cần kiêng thuốc hút, rượu, và các chất kích thích và làm theo. Nên tránh các nhân tố kích thích tinh thần ảnh hưởng không tốt. 3. Chứng liệt ( Nuy chứng ) Nguyên nhân bệnh: Ham muốn mà không đước thoả lòng, lại thêm hoạt động tinh dục quá mức, hoặc là ở chỗ thấp ẩm, hoặc là đêm mùa hạ nóng nực nằm ngủ dưới sương ngoài trời, hoặc khi làm mệt lại gặp nóng mà khát, đều có thể
  17. pháp sinh chứng liệt. Chứng trạng: Pháp bệnh khẩn cấp, toàn thân khôbg có sức, da ở tri dưới có cảm giác tê dại, hai chân không đứng trên đất được, hai đùi hoạt động co duỗi không nhạy, hoặc mất năng lực hoạt động, nghiêm trọng thì có hiện tượng đại tiểu tiện bị dừng hoặc không cầm. Chữa: Bệnh này lấy bổ thận làm chính, lấy các huyệt Dũng tuyền ( bổ ), Thái khê ( bổ ), Thái uyên ( bổ) ĐIều lý trường vị, lấy các huyệt Hợp cốc ( tả ), Túc tam lý ( bổ ), Giải khê ( bổ ), Thiên khu ( bổ ). Thúc đẩy khôi phục vùng năng lực co duỗi của chi dưới,
  18. lấy các huyệt Thân du ( bổ ), Thứ liêu ( bổ ), Uỷ trung ( bổ ), Hoàn khiêu ( bổ ), Dương lăng tuyền ( bổ ), Khâu khư ( bổ ), kèm làm cho thêm các thủ pháp nhẹ mà chậm, mỗi huyệt dùng các phép nắn day ngang bằng, nhấn nhả , chấm gõ ở da đều 50 đến 100 lần. Thứ tự điểm huyệt : Từ trên xuống dưới, theo đúng như thế (theo trong bài ) mà điểm huyệt. Kết quả chữa: Bệnh mới dễ chữa, bệnh lâu rất khó trị, thường thì từ 1 đến 3 tháng có thể chữa khỏi. Ghi thêm : Chi dưới không thể hoạt động, Đông y gọi là hạ nuy, cũng gọi là triệt tản. Hiện nay khoa học lâm
  19. sàng khiểm tra nó thuộc về thần kinh trung khu, cũng có thuộc về đầu chốt thần kinh. Trung khu là loại viêm thần kinh đốt sống, Đầu chóp thần kinh là laọi viêm đầu chóp thần kinh. Viêm thần kinh tuỷ sống thì chữa rất khó khăn. 4. Cảm mạo : Nguyên nhân bệnh : Do khí hậu đột nhiên biến hoá, hoặc cở áo ở đêm ngoài sương, lại thêm người bệnh lúc bình thường thân thể không được khoẻ lắm, bị cảm phong hàm mà thành. Chứng trạng: Đau đầu, pháp sốt, có khi sợ lạnh,
  20. mũi tắc không thông hoặc chảy nước trong, sợ gió, ho hắng, hắt hơi, thân thể đau đớn, thân nhiệt tăng cao. Chữa: Lấy việc làm ra mồ hôi để hạ sốt là chủ, Tả Hợp cốc Liệt khuyết có thể thanh nhiệt thoái biểu ( giẩm sốt lùi chứng ở biểu), có tác dụng dứt đâu đớn, ra mồ hôi, có chữa được chứng đau đầu, tắc mũi, pháp số, sợ gió. Bổ huyệt phong trì để dẫn hoả của Thiếu dương kinh đi xuống, có thể dứt chứng nóng rét qua lại, ( tức là một cơn sốt lạnh, một cơn phát sốt ), Bổ Túc tam lý có thể dẫn nhiệt của dương minh giáng xuống. Với số huyệt kể trên phối hợp với nhau, lại
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2