NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC PHẦN VĨ MÔ - Chương 8
lượt xem 30
download
Tiền là những tài sản tài chính được xã hội chấp nhận làm phương tiện thanh toán cho các hàng hoá và dịch vụ. Ví dụ: tiền mặt, séc, tài khoản tiền gửi không kỳ hạn… Không tính vào khối lượng tiền: tiền gửi có kỳ hạn, cổ phiếu, trái phiếu, thẻ tín dụng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC PHẦN VĨ MÔ - Chương 8
- NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC PHẦN VĨ MÔ Phần 2 - NỀN KINH TẾ TRONG DÀI HẠN Tiền tệ và lạm phát Tham kh¶o: N.G. Mankiw, “Nh ững nguyên lý của Kinh tế học”, chương 27+28 Ngµy 09 / 10 / 2004
- Những nội dung chính I. Tiền tệ là gì? II. Sự hình thành cung tiền III. Tiền tệ và lạm phát
- I. Tiền tệ là gì? Ý nghĩa của tiền Chức năng của tiền Các loại tiền
- Ý nghĩa của tiền Tiền là những tài sản tài chính được xã hội chấp nhận làm phương tiện thanh toán cho các hàng hoá và dịch vụ Ví dụ: tiền mặt, séc, tài khoản tiền gửi không kỳ hạn… Không tính vào khối lượng tiền: tiền gửi có kỳ hạn, cổ phiếu, trái phiếu, thẻ tín dụng
- Chức năng của tiền Phương tiện thanh toán: Tiền làm trung gian để thực hiện các hoạt động giao dịch hàng hoá và dịch vụ Đo lường giá trị Tiền làm thước đo giá trị của các hoạt động kinh tế, các hàng hoá dịch vụ, các khoản nợ Dự trữ giá trị Tiền giúp cho việc chuyển sức mua từ hiện tại đến tương lai
- Các loại tiền Tiền hàng hoá Một loại hàng hoá nào đó được xã hội chấp nhận chung làm phương tiện thanh toán VD: thóc (Việt Nam), thuốc lá (Liên Xô) Tiền pháp định Giấy hoặc kim loại do Ngân hàng trung ương phát hành ra, được quy định là tiền VD: Đồng Việt Nam, Đôla Mỹ, Bảng Anh
- Các loại tiền khả năng thanh khoản: là khả năng dễ dàng chuyển từ một tài sản tài chính thành tiền mặt để thanh toán
- Các loại tiền Tiền M0 = tiền mặt Tiền M1 = M0 + tài khoản tiền gửi có thể viết séc Tiền M2 = M1 + tài khoản tiền gửi không kỳ hạn
- II. Sự hình thành cung tiền 1. Hệ thống ngân hàng 2 cấp 2. Vai trò của Ngân hàng trung ương 3. Vai trò của Ngân hàng thương mại 4. Quá trình hình thành cung tiền
- II.1. Hệ thống ngân hàng hai cấp NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG Các Ngân hàng Thương mại NHTM 1 NHTM 2 NHTM 3 NHTM 4 NHTM 5 NHTM 6
- II.1. Hệ thống ngân hàng hai cấp NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM Các Ngân hàng Thương mại và tổ chức tín dụng 6 Ngân 39 Ngân 25 NHTMCP 4 Ngân 43 chi hàng hàng đô thị hàng liên nhánh và thương thương doanh VP đại mại nhà mại cổ diện nước phần 12 NHTMCP Ngân nông thôn hàng nước ngoài Ngoài ra: các công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính
- II.2. Vai trò của Ngân hàng TW NHTW là ngân hàng của chính phủ Thay mặt chính phủ phát hành tiền Tài trợ thâm hụt ngân sách chính phủ Thực hiện chính sách tiền tệ NHTW là ngân hàng của các NHTM Quy định dự trữ bắt buộc Cho ngân hàng thương mại vay tiền Điều hoà tổng lượng phương tiện thanh toán của nền kinh tế
- Công cụ kiểm soát cung tiền Nghiệp vụ thị trường mở Tỷ lệ dự trữ bắt buộc Lãi suất chiết khấu
- II.3. Vai trò của Ngân hàng TM Là trung gian tài chính: nhận tiền gửi Cho vay Tạo ra phương tiện thanh toán mới từ tiền cơ sở mà NHTW phát hành: Tiền séc Tài khoản tiền gửi không kỳ hạn
- Quá trình hình thành cung tiền giả định: Không có tiền mặt rò rỉ trong lưu thông Các NHTM dự trữ theo đúng tỷ lệ dự trữ bắt buộc
- Quá trình hình thành cung tiền NHTW Tiền cơ sở MB Dự trữ R = ra * D Tiền gửi vào D NHTM Cho vay L = (1 – ra) * D Li = Di+1
- Quá trình hình thành cung tiền Tiền gửi tại NHTM 1: D1 = MB MS = D1 + D2 + D3 + … Tiền gửi tại NHTM 2: D2 = L1 = MB ( 1- ra)1 = Σ Di Tiền gửi tại NHTM 3: D3 = L2 = MB ( 1- ra)2 = Σ MB(1 – ra)i Tiền gửi tại NHTM 4: D4 = L3 = MB ( 1- ra)3 Tiền gửi tại NHTM 5: D5 = L4 = MB ( 1- ra)4 1 MB * = 1 – (1 – ra) = MB * 1 ra
- Quá trình hình thành cung tiền 1. NHTƯ phát hành tiền cơ sở 2. Tiền được gửi vào các NHTM 3. Cung tiền tổng các phương tiện thanh toán là các khoản séc MS = MB * mM MS = MB *1 ra
- Quá trình hình thành cung tiền Mở rộng mô hình Các tác nhân có sử dụng tiền mặt trong lưu thông Các NHTM dự trữ là ra = rr + re Trong đó: ra: tỷ lệ dự trữ thực tế rr: tỷ lệ dự trữ bắt buộc re: tỷ lệ dự trữ dôi ra
- Quá trình hình thành cung tiền MS = Cu + D MB = Cu + R MS Cu + D mM = = MB Cu + R MS = MB * mM Chia cả tử và mẫu số cho D và thay các hệ số sau: Cu/D = cr là hệ số ưa thích tiền mặt so với tiền séc của công chúng R/D = ra là tỷ lệ dự trữ thực tế của NHTM Ta có: MS cr + 1 mM = = MB cr + ra
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC VĨ MÔ PRINCIPLES OF MACROECONOMICS - ThS. Phan Thế Công
165 p | 483 | 65
-
Nguyên lý kinh tế học phần vĩ mô: Tiền tệ và hệ thống tiền tệ
37 p | 468 | 50
-
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC PHẦN VĨ MÔ - Chương 4
40 p | 147 | 37
-
Bài giảng Kinh tế học: Chương I - Nguyễn Việt Hưng
31 p | 131 | 12
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô 1: Chương 1 - PGS. TS. Phạm Thế Anh
7 p | 203 | 9
-
Bài đọc Kinh tế vĩ mô - Bài đọc 2: Mười nguyên lý của kinh tế học
12 p | 177 | 8
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Bài 1 - PGS.TS. Nguyễn Việt Hùng
0 p | 68 | 3
-
Bài giảng Nguyên lý Kinh tế học vĩ mô: Chương 9 - Nguyễn Thị Thùy Vinh
8 p | 75 | 3
-
Bài giảng Nguyên lý kinh tế học vĩ mô: Chương 7 - ThS. Phan Thế Công
25 p | 48 | 3
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Chương 1 - Đoàn Bích Hạnh
8 p | 32 | 2
-
Bài giảng Nguyên lý kinh tế học vĩ mô: Chương 2 - ThS. Phan Thế Công
11 p | 45 | 2
-
Bài giảng Nguyên lý kinh tế học vĩ mô: Chương 1 - ThS. Phan Thế Công
33 p | 39 | 2
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Bài 1 - PGS. TS Hà Quỳnh Hoa
6 p | 38 | 2
-
Bài giảng Nguyên lý kinh tế học vĩ mô: Chương 3 - ThS. Phan Thế Công
32 p | 43 | 1
-
Bài giảng Nguyên lý kinh tế học vĩ mô: Chương 5 - ThS. Phan Thế Công
14 p | 40 | 1
-
Bài giảng Nguyên lý kinh tế học vĩ mô: Chương 6 - ThS. Phan Thế Công
28 p | 37 | 1
-
Bài giảng học phần Kinh tế vĩ mô: Bài 1 - PGS.TS. Nguyễn Việt Hùng
0 p | 52 | 1
-
Bài giảng Nguyên lý kinh tế học vĩ mô: Chương 4 - ThS. Phan Thế Công
22 p | 32 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn