intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nguyên nhân và cách điều trị bệnh ho

Chia sẻ: Xu Ka | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

600
lượt xem
49
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ho là một cơ chế tự vệ chống lại tác nhân xâm nhập từ bên ngoài. Cổ, họng, đường dẫn khí có rất nhiều thụ thể. Khi những thụ thể này bị kích thích, chúng sẽ gửi những thông điệp lên não. Thông điệp này phản ứng lại bằng cách ra lệnh cho các cơ co thắt gây ho. Điều này xảy ra khi hít phải thức ăn, nghẹn, ra lạnh(là những Nguyên nhân nào gây ra ho? Ho cấp tính Do nhiễm virus hay vi trùng. Cúm, viêm phế quản, viêm phổi, viêm vùng cổ họng, khí quản. Sốt, mệt...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nguyên nhân và cách điều trị bệnh ho

  1. Nguyên nhân và cách điều trị bệnh ho Ho là một cơ chế tự vệ chống lại tác nhân xâm nhập từ bên ngoài. Cổ, họng, đường dẫn khí có rất nhiều thụ thể. Khi những thụ thể này bị kích thích, chúng sẽ gửi những thông điệp lên não. Thông điệp này phản ứng lại bằng cách ra lệnh cho các cơ co thắt gây ho. Điều này xảy ra khi hít phải thức ăn, nghẹn, ra lạnh(là những
  2. Nguyên nhân nào gây ra ho? Ho cấp tính Do nhiễm virus hay vi trùng. Cúm, viêm phế quản, viêm phổi, viêm vùng cổ họng, khí quản. Sốt, mệt mỏi, sung huyết mũi, ho khạc đàm. Giả bạch hầu thanh quản: viêm lành tính vùng hầu do virus hay vi trùng(hiện diện trong không khí, nhất là mùa lạnh). HO có đặc tính ho như chó sủa, thở có tiếng rít, khàn giọng, sốt và khó thở. Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, vì hệ thống miễn dịch của em bé chưa phát triển, thanh quản cũng nhỏ hơn, vì vậy chất tiết dễ gây tắc nghẽn. Cho nên người ta rất dễ nhầm lẫn giữa giả bạch hầu thanh quản và viêm thanh thiệt cấp, viêm thanh thiệt cấp nặng hơn nhiều, vì vậy tốt hơn là nên đi khám bác sĩ ngay. Viêm thanh thiệt cấp. Đây là trường hợp nhiễm trùng rất nặng thiệt hầu có thể gây ra nghẹt thở nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc điểm là ho như cho sủa, có tiếng rít, như tắt tiếng, đau họng, và sốt . Trẻ thở có tiếng rít, thở khó khăn, trẻ có khuynh hướng ngồi dậy để thở dễ hơn.Đây là cấp cứu nội khoa. Ho gà: Đây là bệnh lây nhiễm do vi trùng ho gà Bordet-Gengou. Ho khan từng cơn, có giai đoạn ngưng ho và hít vào sâu có kèm tiếng rít, giống như tiếng
  3. con gà kêu. Đó là bệnh tương đối ít gặp vì trẻ đã được chủng ngừa từ nhỏ. Bệnh nặng ở trẻ dưới 6 tháng tuổi và người già . Ho mãn tính ( kéo dài trên 1 tháng) Chảy nước cửa mũi sau: Đó là chất dịch tiết ở mũi, chảy vào thành sau họng, thường là do viêm xoang hoặc viêm mũi mãn tính. Viêm mũi cũng có thể là do dị ứng( lông thú, rệp, bụi). Hen. Đó là bệnh viêm khí quản gây ra dày thành phế quản và co thắt. Bệnh biểu hiện bằng ho khó khạc đàm, thở nghe tiếng rít, khò khè. Ho là do kích thích khí quản( do lạnh, do chất kích thích khí quản, thuốc lá, cười nhiều). Đôi khi bệnh đánh thức người bệnh lúc nửa đêm. Nên nhớ rằng, hen có thể là phản ứng dị ứng( như lông thú chẳng hạn). Ở trẻ nhỏ, đôi khi ho lại là biểu hiện duy nhất của hen. Viêm phế quản mãn. Đó là bệnh thường gặp, nguy nhân do hút thuốc lá, bệnh thể hiện triệu chứng ho có đàm do viêm đường hô hấp, nhất là buổi sáng. Khi bệnh tiến triển, nghe rõ tiếng rít và khò khè. Hút thuốc lá thụ động đôi khi cũng bị viêm phế quản mãn. Khí phế thủng phổi. Tương ứng với gian đoạn tiến triển của viêm phế quản mãn. Đặc trưng bởi, ho khan, khó khạc đàm và thở có tiếng rít.
  4. Trào ngược dạ dày-thực quản. Chất acid trong dạ dày trào ngược lên thực quản, gây kích thích khí quản, gây ho khan. .Trào ngược dạ dày thực quản có thể gây cảm giác nóng ở thượng vị, và cảm giác miệng chua. Một số loại thuốc. Chẳng hạn, thuốc ức chế men chuyển trong điều trị tăng huyết áp, đôi khi có thể gây ho khan. Tất cả những loại thuốc ức chế bêta trong điều trị cơn đau thắt ngực hoặc tăng huyết áp đều có thể làm dễ bộc phát cơn hen. Suy tim. Ho có thể gây khó thở cũng như ho khi gắng sức và nhất là khi nằm đầu thấp hoặc về đêm. Viêm phổi do mẫn cảm. Do tiếp xúc với một số loài chim như bồ câu, cúc, với hoá chất cũng có thể gây ra phản ứng tự vệ của phổi. Biểu hiện triệu chứng là ho, khó thở, mệt mỏi, sụt cân và thường kèm sốt. Những tật xấu. Một số người có thói quen xấu cứ ho, khục khẹt khi rơi vào những tình huống tâm lý như nóng giận, lo lắng, stress …họ khó kiềm chế được.. NHỮNG LỜI KHUYÊN THỰC TẾ Ho cấp tính
  5. Uống nhiều nước. Nước, chất ép trái cây, nước nóng giúp cho chất tiết được dễ làm sạch hơn, dễ khạc đàm.. Mỗi giờ nên uống 4-6 ly nước giúp bạn ít xung huyết hơn nếu bạn bị nhiễm trùng. Dùng thuốc ho. Thuốc ho chỉ nên dùng cho những trường hợp ho khan cấp. Thuốc ho tốt nhất là những loại thuốc có chứa codein hay những dẫn xuất của codein. Dextrométhorphane rất có hiệu quả. Trong trường hợp ho có đàm, chính triệu chứng ho giúp đẩy chất đàm ra để tránh tắc nghẽn. Thuốc tan đàm cũng ít có tác dụng. Ho mãn tính Ngưng hút thuốc lá. Thuốc lá là tác nhân chính gây ho. Ho do thuốc lá, giảm đáng kể sau 1-2 tuần ngưng hút thuốc lá. Trong > 50% trường hợp hết ho sau 4 tuần ngưng hút thuốc lá. Bạn cũng nên chớ lo lắng nếu ho tăng trong những ngày đầu ngưng hút thuốc. Thật ra, nên biết rằng, khi hút thuốc lá, thì những lông rung trong phế quản có chức năng đẩy chất tiết ra ngoài bị tê liệt. Khi bạn ngưng hút thuốc lá, thì chất dịch bài tiết trở nên loãng hơn, và những lông rung bắt đầu hoạt động trở lại để đẩy các chất tiết ra ngoài. Ho khạc đàm hết từ từ khi cơ thể làm sạch chất tiết. KHI NÀO ĐI KHÁM BÁC SĨ  Ho kéo dài hơn 1 tuần hoặc ho ngày càng nặng
  6.  Ho làm bạn thức giấc lúc nửa đêm  Ho kèm khó thở hoặc ho có tiếng rít  Sốt kéo dài trên 3-4 ngày  Ho khạc đàm lẫn máu  Ho mà bạn nghi là do dị ứng  Bạn nghi là ho do thuốc đang dùng  Thể trạng của bạn bị suy sụp  Bạn nghi ngờ ho gà hoặc ho do viêm thanh thiệt cấp ở con bạn. ĐIỀU GÌ DIỄN RA KHI KHÁM BỆNH? Bác sĩ sẽ ghi nhận những thông tin hữu ích và đề ra phương pháp khám lâm sàng toàn diện. Bác sĩ sẽ yêu cầu một số xét nghiệm cận lâm sàng như chụp phim phổi, thử phản ứng da, đo chức năng hô hấp, xét nghiệm máu hiếm hơn là soi phế quản (là một dụng cụ đặc biệt cấu tạo bằng sợi quang học, giúp bác sĩ nhìn thấy bên trong khí-phế quản). ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO?
  7. Ho cấp tính Nhiễm trùng Trong trường hợp nhiễm virus như cúm, thì ít khi dùng kháng sinh. Nếu ho do nhiễm trùng như viêm phế quản cấp hay viêm phổi thì cần phải dùng kháng sinh. Khi đó cần phải dùng tạm thời thuốc giảm ho codein để làm dịu cơn ho. Gỉa bạch hầu Trong một số trường hợp, thuốc co mạch được chỉ định để cho người bệnh dễ thở và dùng thuốc kháng viêm để giảm viêm. Ho gà Ho gà cần phải điều trị bằng kháng sinh. Viêm thanh thiệt Cho người bệnh nhập viện, dùng kháng sinh để chống nhiễm trùng. Trong một số trường hợp, cần phải đặt nội khí quản giúp người bệnh thở tốt hơn Ho mãn tính Chảy dịch cửa mũi sau
  8. Dùng thuốc kháng histamin, nếu cần thì dùng corticoid. Nếu là dị ứng, cần phải loại bỏ tác nhân dị ứng. Hen phế quản Hen phế quản sẽ được khống chế nếu loại bỏ nguyên nhân ( nếu dị ứng), sau đó là dùng thuốc dãn phế quản, thuốc kháng viêm . Viêm phế quản mãn và khí phế thủng phổi Triệu chứng sẽ giảm đi khi ngưng hút thuốc lá cũng như dùng thuốc dãn phế quản và dùng kháng sinh nếu cần thiết. Trào ngược dạ dày-thực quản Thường là do thói quen xấu trong ăn uống, béo phì. Vì vậy cần phải thay đổi thói quen trong cuộc sống. Trong trường hợp nặng, cần phải dùng thuốc kháng acid. Một số loại thuốc Bác sĩ sẽ đổi thuốc cho bạn. Chú ý: bạn không nên tự ý ngưng thuốc mà không có ý kiến của bác sĩ. Ung thư phổi và khối u phổi Cần điều trị bằng hoá trị, xạ trị hoặc phẫu trị
  9. Suy tim Điều trị bằng hạn chế lượng nước nước cung cấp, kiểm soát tốt huyết áp, dùng thuốc thích hợp. Viêm phổi do mẫn cảm Điều trị bằng giới hạn nguyên nhân, dùng cortisone. Thói quen xấu Không có biện pháp nào để điều trị. Chính bản thân người bệnh phải tìm cách ngưng thói quen xấu này.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2