intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nguyên tắc " Bình đẳng giữa Nhà nước và công dân" trong nhà nước pháp quyền về việc giải quyết bồi thường thiệt hại: vận dụng vào thực tiễn pháp lý ở Việt Nam

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

214
lượt xem
37
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1. Nguyên tắc bình đẳng giữa nhà nước và công dân trong nhà nước pháp quyền Một trong những yêu cầu cơ bản của Nhà nước pháp quyền là công dân và Nhà nước phải được đối xử bình đẳng trong quan hệ pháp luật dân sự. Theo đó, khi quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức bị xâm phạm thì đối tượng có hành vi xâm phạm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nguyên tắc " Bình đẳng giữa Nhà nước và công dân" trong nhà nước pháp quyền về việc giải quyết bồi thường thiệt hại: vận dụng vào thực tiễn pháp lý ở Việt Nam

  1. Nguyên tắc " Bình đẳng giữa Nhà nước và công dân" trong nhà nước pháp quyền về việc giải quyết bồi thường thiệt hại: vận dụng vào thực tiễn pháp lý ở Việt Nam 1. Nguyên tắc bình đẳng giữa nhà nước và công dân trong nhà nước pháp quyền Một trong những yêu cầu cơ bản của Nhà nước pháp quyền là công dân và Nhà nước phải được đối xử bình đẳng trong quan hệ pháp luật dân sự. Theo đó, khi quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức bị xâm phạm thì đối tượng có hành vi xâm phạm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Trong quan hệ giữa Nhà nước pháp quyền với công dân, cả hai bên đều có quyền và nghĩa vụ đối với nhau, được ghi nhận và đảm bảo thực hiện bằng Hiến pháp và pháp luật. Trước hết, nó thể hiện thái độ của nhà nước đối với công dân. Nhà nước ta luôn quan tâm tới việc bảo vệ các quyền của công dân. Điều 29, Hiến pháp năm 1959, quy định: “Người bị thiệt hại về hành vi vi phạm pháp luật của nhân viên cơ quan Nhà nước có quyền được bồi thường”. Hoặc như tại Điều 74 của Hiến pháp quy định, “mọi hoạt động nhà nước nếu gây thiệt hại cho công dân, tổ chức đều phát sinh trách nhiệm bồi thường”. Việc bồi thường hậu quả do lỗi của người thi hành công vụ hiện đang được quy định rải rác tại nhiều văn bản pháp luật khác nhau, như Bộ luật Dân sự, Luật Hành chính, Pháp lệnh công chức, Nghị quyết 388 của Ủy ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH) về bồi thường cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự. Bản chất của “bồi thường” hay “đền bù” đều có nghĩa là Nhà nước bù đắp lại một phần hay toàn bộ thiệt hại của người dân. Trong tiếng Việt, tách bạch hai thuật ngữ này có thể phân biệt nội hàm của khái niệm. Cách thức giải thích trong dự
  2. thảo có thể dẫn đến những cách hiểu không đồng nhất, nh ưng trong thực tế, việc Nhà nước thể hiện trách nhiệm ngay cả trong trường hợp không có lỗi cũng được thực hiện ở Việt Nam. Đó là khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ công ích cũng đền bù cho dân. Nếu thu hồi đất để giao cho một doanh nghiệp khác thì thực hiện bồi thường. Song thuật ngữ “bồi thường” mang tính bình đẳng hơn, nghĩa là người gây thiệt hại thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Còn “đền bù” thể hiện tính chủ động của Nhà nước, mặc dù vì lợi ích công, nhưng gây thiệt hại nên vẫn thực hiện đền bù một phần. Không những thế, Nhà nước còn đền bù cho người dân kể cả trong trường hợp rủi ro, như dịch cúm gà chẳng hạn. Nhà nước yêu cầu mọi người tiêu huỷ, đó là một quyết định đúng, nhưng nó gây thiệt hại cho dân, nên Nhà nước vẫn đền bù. Như vậy, Nhà nước quản lý công dân bằng pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của công dân chính là thể hiện quyền của nhà nước. Song Nhà nước cũng phải có nghĩa vụ đối với công dân, thực hiện pháp luật đảm bảo những điều kiện cho công dân hưởng quyền. Thứ hai, thể hiện ở thái độ của công dân đối với nhà nước. Công dân là chủ thể của quyền lực nhà nước, thực hiện quyền được quy định trong pháp luật. Đồng thời, công dân lại là đối tượng tác động của quyền lực nhà nước, thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định pháp luật. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, bất kể chủ thể nào trong mối quan hệ pháp luật. Nhưng để xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước thì người yêu cầu bồi thường phải chứng minh được thiệt hại và mối quan hệ nhân quả trong vấn đề thiệt hại đó, chủ thể gây thiệt hại là bản thân cơ quan, công chức Nhà nước đã thực hiện hành vi sai trái. Tức là phải chứng minh cơ quan, công chức Nhà nước đã có hành vi lạm dụng công quyền hoặc có nghĩa vụ cẩn trọng trong hành động với người yêu cầu bồi thường nhưng đã vi phạm nghĩa vụ cẩn trọng đó dẫn đến gây thiệt hại cho người này. Như vậy, theo quy định của pháp luật thì để xác lập
  3. trách nhiệm bồi thường của Nhà nước thì trước hết phải xác lập được trách nhiệm bồi thường của chính bản thân cơ quan, công chức đã có hành vi vi phạm. 2. Thực tiễn thực hiện nguyên tắc bình đẳng giữa nhà nước và công dân trong nhà nước pháp quyền trong việc bồi thường thiệt hại Các quy định về bồi thường thiệt hại do công chức nhà nước gây ra đã được ban hành từ khi Bộ luật Dân sự 1995 ra đời. Tuy nhiên, các quy định này gần như không thể thực hiện được do thiếu các quy định cụ thể về một cơ chế xác định trách nhiệm bồi thường, cũng như các thủ tục để người dân khiếu nại, khởi kiện đòi bồi thường. Việc bồi thường thiệt hại do công chức nhà nước gây ra chỉ được hiện thực hóa một phần khi có Nghị quyết 388 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ban hành năm 2004. Tuy nhiên, Nghị quyết 388 chỉ giới hạn việc bồi thường trong lĩnh vực điều tra, truy tố, xét xử oan sai của các cơ quan tiến hành tố tụnh hình sự. Vì thế, đến nay vẫn chưa có một cơ chế để tất cả các công chức nhà nước phải chịu trách nhiệm trước công dân đối với thiệt hại họ đã gây ra trong quá trình thực thi công vụ.Theo quy định, việc bồi thường diễn ra trong tất cả hoạt động của cơ quan nhà nước (lập pháp, tư pháp, hành pháp). Nhưng các văn bản hướng dẫn thi hành luật lại chỉ giới hạn trong lĩnh vực hành chính và tố tụng hình sự. Chỉ đến khi Nghị quyết 388 của Quốc hội ra đời, trách nhiệm bồi th ường nhà nước mới bắt đầu thực hiện, song chỉ áp dụng với các trường hợp bị oan trong tố tụng hình sự, chưa có sự điều chỉnh với trường hợp làm sai. Phạm vi của Nghị quyết 388 chỉ hạn chế trong lĩnh vực tố tụng hình sự là quá hẹp, trong khi diện bị oan ở nhiều lĩnh vực khác không được bồi thường là nhà nước chưa “sòng phẳng”. Ví dụ bị từ chối cấp giấy đăng ký kinh doanh trái luật, gây thiệt hại thì hiện nay người bị thiệt hại không được bồi thường vì chưa có cơ chế. Những quy định về bồi thường nhà nước của nước ta đã có từ lâu. Tuy nhiên, các quy định này lại phân tán ở nhiều văn bản khác nhau, thiếu tính hệ thống và hiệu lực thấp. Các loại thiệt hại được Nhà nước bồi thường được quy định còn chung
  4. chung, chưa cụ thể nên khó áp dụng. Đa số các quy định này chỉ quy định về bồi thường vật chất, tinh thần, nhưng còn những thiệt hại khác như phục hồi vị trí công tác, chế độ hưu trí với cá nhân lại chưa rõ ràng. Nhằm khắc phục những hạn chế trên, trong tương lai, Luật bồi thường nhà nước sẽ ra đời và Cục bồi thường nhà nước trực thuộc Bộ Tư pháp sẽ được thành lập, trực tiếp giải quyết những việc này. Với những lý do đó, Vụ Pháp luật dân sự, kinh tế – Bộ Tư pháp đang soạn thảo lần 3 Luật bồi thường nhà nước và theo dự kiến, khoảng cuối năm 2009, Quốc hội sẽ thông qua luật này. Theo tinh thần của bản dự thảo, Luật bồi thường nhà nước sẽ quy định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với thiệt hại do công chức gây ra trong khi thi hành công vụ; trách nhiệm đền bù của Nhà nước đối với thiệt hại của người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự; thủ tục khôi phục uy tín, danh dự; kinh phí bồi thường, đền bù và trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ có lỗi gây ra thiệt hại. Cách thức tiến hành bồi thường thiệt hại thể hiện ở một số điểm sau: · Các bên có thể thỏa thuận cả về mức bồi thường, hình thức bồi thường, phương thức bồi thường. Như vậy, có thể một phương thức bồi thường được thỏa thuận và được công nhận sẽ có hiệu lực bắt buộc thi hành. Ví dụ: Hai bên thỏa thuận bồi thường 3 năm một lần và đã được Tòa án công nhận thì cũng phải thi hành đúng 3 năm một lần, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. · Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ (khoản 1 Điều 605 BLDS năm 2005) là nguyên tắc đươc áp dụng để có thể ấn định những khoản bồi thường chưa được quy định cụ thể. Ví dụ: Nhà ở bị làm hư hỏng phải tạm ngừng sử dụng. Chủ nhà yêu cầu bồi thường thu nhập bị mất về tiền cho thuê nhà. Đây là khoản bồi thường chưa được quy định trong luật nhưng nếu xác định được có việc cho thuê nhà, thiệt hại do không thu được tiền thuê nhà là có thật thì theo nguyên tắc nêu ở trên, yêu cầu bồi thường tiền thuê nhà phải được chấp nhận.
  5. · Bồi thường kịp thời là một nguyên tắc đòi hỏi và cho phép Tòa án áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật tố tụng để giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự. Cần chú ý có một biện pháp khẩn cấp tạm thời mà Tòa án có thể tự mình áp dụng, không cần yêu cầu của đương sự và cũng không cần buộc thực hiện biện pháp bảo đảm như “Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm”. · Xác định các điều kiện cần và đủ để có thể được giảm mức bồi thường (do lỗi vô ý; thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của người gây thiệt hại) có nghĩa là chỉ được giảm mức bồi thường khi có đủ điều kiện đã quy định trên. Luật bồi thường nhà nước ra đời sẽ là một bước ngoặt quan trọng trong việc dân chủ hóa đời sống xã hội. Những quy định của Luật bồi thường nhà nước đã đặt địa vị pháp lý của người dân ngang bằng với Nhà nước. Cụ thể, nếu người dân yêu cầu bồi thường có căn cứ pháp lý, Nhà nước phải bồi thường khi các công chức, viên chức của mình có lỗi. Nó có một ý nghĩa to lớn trong tiến trình cải cách tư pháp, cải cách hành chính của đất nước, góp phần làm lành mạnh các quan hệ xã hội và để người dân thực sự làm chủ mọi mặt của đời sống. Trách nhiệm bồi thường nhà nước mới đặt ra trong lĩnh vực hành pháp và tư pháp, mà chưa đề cập tới lĩnh vực lập pháp. điều đó là phù hợp với Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, về vấn đề lập quy cần phải có sự phân biệt. Nhất là những quyết định của các cấp tỉnh, huyện, xã, đều có tên là “quyết định”, nhưng người dân phải biết được đâu là những quyết định “cá biệt” và có thể có quyền đòi bồi thường? Nói đến văn bản quy phạm dưới luật, nhất là do các địa phương ban hành còn nghi ngại. Chúng ta cần cân nhắc trong những bước tiếp theo, còn trước mắt thì những văn bản quy phạm pháp luật này không thuộc diện chịu trách nhiệm bồi thường Nhà nước
  6. Hoạt động lập pháp là hoạt động mang tính quốc gia nên về nguyên tắc được loại trừ khỏi sự tác động của hoạt động tư pháp. Về mặt chính trị, nếu nhà nước, mà cụ thể là Quốc hội ban hành một đạo luật bị coi là vi hiến, gây hậu quả xấu cho nhân dân thì sự sai sót này của Quốc hội, suy cho cùng là do sự sai sót của nhân dân trong hoạt động bầu cử. Do đó người dân cũng phải gánh chịu sự rủi ro này chứ không được kiện đòi bồi thường. Việt Nam loại trừ trách nhiệm bồi thường trong lĩnh vực lập pháp không có gì là né tránh và cũng không hạn chế quyền yêu cầu bồi thường của người dân. Ngoài ý nghĩa bảo đảm cơ chế thực hiện quyền của người dân, tăng cường trách nhiệm của cán bộ công chức, thúc đẩy cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền, thì Luật này đi vào cuộc sống cũng là cách Chính phủ thiết lập lại hoạt động hành chính, tăng cường chức năng Nhà nước, niềm tin của người dân đối với hệ thống pháp luật. Chẳng hạn trong lĩnh vực hành chính, các quyết định, hành vi dẫn đến tổ chức, cá nhân bị thiệt hại và phải bồi thường là: quyết định, hành vi trái pháp luật về việc áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ nhà ở, công trình, vật liệu kiến trúc; quyết định, hành vi trái pháp luật trong việc quản lý đất đai; quyết định, hành vi trái pháp luật liên quan đến cấp và thu hồi các loại giấy phép v.v… Theo các quy định hiện hành, cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại có trách nhiệm đứng ra thụ lý hồ sơ, thương lượng, và bồi thường cho người bị hại nếu việc thương lượng thành công. Chẳng hạn, nếu một người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự được xác định là do lỗi của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh gây ra, thì Viện kiểm sát nhân dân tỉnh chính là cơ quan tiến hành xin lỗi, đồng thời tiếp nhận hồ sơ, tổ chức thương lượng bồi thường với người bị oan. Bình đẳng giữa nhà nước và công dân trong việc bồi thường thiệt hại là một biểu hiện rất tốt sự tiến bộ trong nhận thức, bởi chúng ta đang phấn đ ấu xây dựng một Nhà nước pháp quyền. Mà đã gọi là Nhà nước pháp quyền thì trong đó không có
  7. “vùng cấm”. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, trách nhiệm của ai đến đâu xử lý đến đó. Vì thế chuyện người dân kiện cơ quan công quyền để đòi hỏi quyền và lợi ích hợp pháp được pháp luật bảo vệ là hoàn toàn bình thường và chính đáng. Pháp luật đã quy định cho người dân có quyền khiếu nại về hành chính, khi mà việc giải quyết khiếu nại của các cấp chính quyền không giải quyết đ ược vấn đề, thì người dân có quyền khởi kiện ra Toà hành chính. Khi đã ra đến Toà thì tất cả đều phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về thủ tục tố tụng. Trong lĩnh vực tư pháp, việc giải quyết bồi thường thiệt hại chỉ được thực hiện chủ yếu trong lĩnh vực tố tụng hình sự đối với các trường hợp bị oan theo quy định của Nghị quyết số 388, nhưng tỉ lệ đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại được chấp nhận cũng khá thấp và tỉ lệ giải quyết xong việc bồi thường lại càng thấp hơn. Trong tố tụng dân sự , tố tụng hành chính, mặc dù người dân có bị thiệt hại, có đơn yêu cầu, nhưng đơn không được thụ lý vì lý do chưa có văn bản quy định, hướng dẫn cụ thể về bồi thường Nhà nước trong các lĩnh vực này. Trong quản lý các tài sản và công trình công cộng, đã xảy ra một số trường hợp người dân bị thiệt hại do những sai phạm trong xây dựng và quản lý các công trình công cộng (đường xá, kênh mương, đường điện cao áp…), nhưng không đủ căn cứ pháp lý để kiện đòi Nhà nước bồi thường thiệt hại trừ khi Nhà nước tự nguyện, chủ động thực hiện việc bù đắp tổn thất cho người dân. Một trong các nguyên nhân của tình trạng giải quyết bồi thường không đến nơi đến chốn nêu trên là do pháp luật hiện hành chỉ coi trách nhiệm bồi thường Nhà nước thuần túy như một truờng hợp riêng, cụ thể của chế định trách nhiệm bồi thường dân sự ngoài hợp đồng. Do không quy định rõ các căn cứ đặc thù làm phá sinh trách nhiệm bồi thường Nhà nước, dẫn đến việc áp dụng một cách máy móc trên thực tế các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng vào xem xét các vụ việc yêu cầu cơ quan nhà nước bồi thường thiệt hại do oan, sai trong tố tụng dân sự. 3. Một số kiến nghị.
  8. Cần mở rộng phạm vi điều chỉnh của luật, xử sai án dân sự cũng phải bồi th ường. Rất nhiều bản án dân sự đã được thi hành những phải hủy bỏ do xử sai, hậu quả là thiệt hại đối với người dân đang là thực tế. Không có căn cứ nào để khẳng định rằng Tòa án sẽ không sai trong việc giải quyết các tranh chấp kinh tế, dân sự và hành chính. Vì vậy, việc nêu ra quan điểm rằng không có “oan sai” trong tố tụng dân sự để không đặt ra cơ chế trách nhiệm của công chức, vô tình đã tạo ra một lỗ hổng pháp luật để tình trạng “án dân sự muốn xử kiểu gì cũng được” tồn tại. Nhà nước sẽ liệt kê những hành vi sai phạm chi tiết để làm căn cứ yêu cầu bồi thường. Cụ thể, * Trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, những hành vi sai trái có thể phải bồi thường là: Quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng trái pháp luật biện pháp buộc tháo dỡ nhà ở, công trình, vật liệu kiến trúc kiên cố khác; Quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp lu ật trong lĩnh vực quản lý đất đai; Hành vi hành chính, quyết định hành chính trái pháp luật trong việc cấp giấy phép, thu hồi giấy phép về xây dựng cơ bản, sản xuất kinh doanh; Hành vi hành chính, quyết định hành chính trái pháp luật trong việc trưng dụng, trưng mua, tịch thu tài sản. Trong lĩnh vực hành chính nhà nước, nhiều khiếu nại quyết định, hành chính là đúng, kết quả giải quyết khiếu nại là một tỉ lệ không nhỏ các quyết định sai trái đã bị huỷ bỏ. Nhưng, một nghịch lý là ít có yêu cầu bồi thường thiệt hại kèm theo khiếu nại và trong các trường hợp có yêu cầu bồi thường có yêu cầu bồi thường thiệt hại thì hầu như không có việc cơ quan giải quyết khiếu nại thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Tính đến nay, chưa có trường hợp nào được giải quyết bồi thường thiệt hại do cán bộ, công chức nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra. * Trong hoạt động tố tụng hình sự, Luật sẽ quy định đầy đủ hơn các trường hợp được bồi thường, trong đó đáng chú ý là các trường hợp: Thiệt hại do quyết định và hành vi trái pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự; Thiệt hại do các
  9. trường hợp bị xâm phạm quyền tự do thân thể như bị tạm giam oan, thi hành án tù oan… * Trong tố tụng dân sự, trách nhiệm bồi thường nhà nước sẽ được áp dụng đối với các trường hợp sau: Thiệt hại do việc ra quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời trái pháp luật; Thiệt hại do việc ra bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án; Thiệt hại do việc người tiến hành tố tụng dân sự có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng… * Trong việc bồi thường thiệt hại trong hoạt động thi hành án cũng sẽ được áp dụng đối với các trường hợp như thiệt hại do quyết định, hành vi trái pháp luật của cán bộ, công chức có thẩm quyền trong hoạt động thi hành án, hoặc do sự can thiệp trái pháp luật vào quá trình thi hành án gây ra. Theo quy định hiện hành, cơ quan giải quyết bồi thường là đơn vị trực tiếp quản lý công chức đã có hành vi gây thiệt hại. Sau đó, công chức hoàn trả khoản này cho cơ quan, trả một lần hay khấu trừ vào tiền lương hàng tháng. Nhưng nhiều chuyên gia pháp luật đánh giá, việc thực thi hoàn trả số tiền bồi thường là rất khó. Về phía công chức, nếu gây thiệt hại khi thi hành công vụ cũng chưa quy định rõ ràng và chưa có tác dụng giáo dục trực tiếp. Thực tế là chưa có công chức nào gây thiệt hại phải thực hiện trách nhiệm hoàn trả mà chủ yếu là xử lý nội bộ. Nếu sai phạm do các cơ quan Trung ương gây ra, việc bồi thường sẽ do Bộ Tư pháp giải quyết; nếu sai phạm do các cơ quan địa phương gây ra, việc bồi thường sẽ do Sở Tư pháp địa phương giải quyết. Giao cho ngành Tư pháp thống nhất thực hiện việc bồi thường, sẽ tăng được độ khách quan và tính chuyên nghiệp, đẩy nhanh được tiến độ và giảm được những thiệt thòi phát sinh cho người bị thiệt hại. Thiệt hại do cán bộ công chức gây ra trong khi thi hành công vụ là đáng kể, gây nhiều bức xúc nhưng việc giải quyết bồi thường lại hạn chế. Đây là lý do Chính
  10. phủ đang xây dựng dự án luật về bồi thường nhà nước. Dự kiến, dự luật sẽ trình Quốc hội thông qua vào cuối năm 2009. Xây dựng Luật bồi thường nhà nước là chủ trương đúng đắn, phù hợp với yêu cầu thực tiễn, không chỉ giúp Nhà nước phòng ngừa hành vi vi phạm pháp luật từ phía các cơ quan, tổ chức mà qua đó còn bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân và tổ chức. Luật Bồi thường Nhà nước (BTNN) ra đời chính là dân chủ hoá đời sống xã hội. Luật này đặt vai trò, địa vị pháp lý của người dân ngang bằng với Nhà nước. Nghĩa là Luật cho phép người dân kiện, Nhà nước phải bồi thường khi các công chức, viên chức của mình có lỗi. Điều này có ý nghĩa to lớn tới tiến trình cải cách tư pháp, cải cách hành chính của đất nước… Vai trò của Nhà nước là điều tiết vĩ mô, nhưng trong quan hệ với dân trong luật này, đó là hai chủ thể bình đẳng. Trên cơ sở tổng kết, hệ thống hoá các quy định của pháp luật Việt Nam về bồi thường Nhà nước, pháp điển hoá thành một đạo luật sẽ mang lại những tác động tốt cho đời sống xã hội. Thực tế hiện nay thủ tục bồi thường còn quá rườm rà, phức tạp. Nghị định 47/CP có quy định thành lập Hội đồng tư vấn giải quyết bồi thường. Tuy nhiên, thủ tục lại mang nặng tính hành chính, chưa tạo ra cơ chế phù hợp để bên thiệt hại và cơ quan bồi thường tiến hành thương lượng với nhau. Nghị quyết 388 đã đề cao trách nhiệm của cơ quan giải quyết bồi thường trong việc thương lượng, tuy nhiên thủ tục chi trả tiền bồi thường còn phức tạp, làm khó người bị thiệt hại. Mặt khác, việc cơ quan tiến hành tố tụng vừa tiến hành tố tụng, gây oan, sai vừa giải quyết bồi thường nên không tránh khỏi tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi”. Việc cho rằng trong tố tụng dân sự không có án sai và đã có các cấp xét xử phúc thẩm, cũng như thủ tục giám đốc thẩm để không đưa các hành vi của công chức trong tố tụng dân sự vào điều chỉnh trong Luật này là không thuyết phục. Tố tụng dân sự và tố tụng hình sự nước ta giống nhau về cấp xét xử. Hiện nay, đang có rất nhiều vụ án dân sự xử sai mà người dân bị thiệt hại thực tế về tài sản nhưng họ lại không được bồi
  11. thường là bất hợp lý. Mọi hoạt động của công chức đều tiềm ẩn những nguy c ơ sai phạm một cách cố ý hay vô ý, ngoài việc không tuân thủ pháp luật còn có việc lơ là thiếu trách nhiệm, kể cả trong tố tụng dân sự. Vì thế, quyền lợi và tài sản của công dân luôn bị đe dọa bị gây thiệt hại. Do đó, tôi cho rằng cần phải đưa các hoạt động trong tố tụng dân sự vào điều chỉnh trong Luật này. Tới khi người dân không đồng ý với phương án bồi thường của cơ quan giải quyết, kiện ra toà thì toà lại không tránh khỏi việc cấp dưới xử cấp trên hoặc ngược lại. Những vướng mắc đó khiến việc quyết bồi thường cho người dân còn chậm trễ, chưa được dân “tâm phục khẩu phục”. Giải quyết vấn đề này, dự thảo Luật bồi thường đưa ra phương án phải thành lập một cơ quan chuyên trách, độc lập với cơ quan tiến hành tố tụng để giải quyết việc bồi thường. Cần có cách tiếp cận mới về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi th ường Nhà nước. Cụ thể, cần khẳng định lại Nhà nước là chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cán bộ, công chức gây ra khi thi hành công vụ. Do đó, công dân, tổ chức bị thiệt hại có quyền kiện, yêu cầu Nhà nước bồi thường thiệt hại theo các thủ tục tố tụng do pháp luật quy đinh. Ngoài ra, chế độ trách nhiệm bồi thường Nhà nước phải là sự cân bằng hợp lý giữa mục tiêu bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và mục tiêu bảo đảm hiệu quả, thông suốt trong hoạt động của bộ máy Nhà nước, tính năng động và trách nhiệm của cán bộ, công chức Nhà nước khi thi hành công vụ. Và cũng cần xác định rõ ràng, cụ thể, chặt chẽ các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường nhà nước trong từng lĩnh vực khác nhau của hoạt động thực thi quyền lực nhà nước: lập pháp, hành pháp và tư pháp. 4. Kết luận Nhà nước pháp quyền là mô hình mà bất kỳ một nhà nước tiên tiến nào cũng hướng đến. Việc thực hiện các nguyên tắc của nhà nước pháp quyền một cách triệt để là biện pháp duy nhất để thực hiện dân chủ hóa đời sống x ã hội. Việc thực hiện
  12. nghiêm túc nguyên tắc bình đẳng giữa nhà nước và công dân có thể xem như là điều kiện để xây dựng nhà nước pháp quyền, đặt pháp luật vào vị trí tối thượng để quản lý xã hội. Vấn đề bình đẳng giữa nhà nước và công dân trong việc bồi thường thiệt hại hiện nay chưa được thực thi hiệu quả với nhiều lý do khác nhau. Nhà nước pháp quyền là nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, và trong hệ thống pháp luật, Hiến pháp là tối cao, còn các đạo luật chiếm ưu thế. Pháp luật trong nhà nước pháp quyền là pháp luật mang tính nhân văn, nhân đạo, phục vụ con người, vì con người. Nhà nước pháp quyền là nhà nước bảo đảm sự ngự trị của pháp luật, tổ chức và hoạt động của nhà nước phải tuân thủ pháp luật. Hơn nữa, trong nhà nước pháp quyền, mối quan hệ giữa nhà nước và công dân là “bình đẳng”; nhà nước pháp quyền là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Như vậy, không có lý do gì mà hành vi vi phạm pháp luật của công dân thì bị xét xử mà hành vi xâm phạm, lạm quyền từ phía nhà nước lại được miễn trừ. Việc thực hiện nghiêm túc vấn đề bồi thường thiệt hại là bước cải cách lớn trong hoạt động cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay./. Danh mục tài liệu tham khảo: 1. Giáo trình luật hành chính Việt Nam – nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội 2005. 2. Xây dựng Luật Bồi thường Nhà nước để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân của phóng viên Thu Hà đăng trên Vietbao.com 3. Bồi thường của nhà nước cho công dân của Quốc Thanh đăng trên trang báo điện tử Sài Gòn Giải Phóng
  13. 4. Pháp luật về bồi thường Nhà nước: Quy định còn thiếu và yếu của phóng viên Thu Thủy theo báo điện tử Pháp Luật Việt Nam. 5. Quyền và trách nhiệm của TS Nguyễn Ngọc Điện đăng trên trang Tuổi Trẻ ngày 8/4/2008 6. Tìm hiểu pháp luật bồi thường nhà nước ở CANADA Cao Đăng Vinh Vụ PL Dân sự – Kinh tế, Bộ Tư pháp đăng trên trang civillawinfor ngày 10/7/2008 7. Một số vấn đề lý luận về bồi thường nhà nước nhìn từ góc độ ranh giới giữa bồi thường và đền bù của TS. Dương Văn Hậu đăng trên trang civillawinfor ngày 6/8/2008 8. Chế định trách nhiệm bồi thường nhà nước trong pháp luật cộng hòa pháp của TS. Nguyễn Thị Thu Vân đăng trên trang civillawinfor ngày 10/7/2008
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2