intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nguyên tắc chung khi dạy các bài về thuyết và định luật trong chương trình Hóa học phổ thông

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

708
lượt xem
35
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các thuyết – định luật Hóa học giữ vai trò cơ sở lý thuyết cho toàn bộ chương trình , giúp cho việc nghiên cứu các vấn đề cụ thể của chương trình hóa học. Tuy nhiên, để học sinh nắm được nội dung của các thuyết và định luật thật không hề đơn giản. Vì vậy, khi dạy các bài về thuyết và định luật, cần thực hiện các nguyên tắc sau Nguyên tắc 1. Khi dạy học về các thuyết và định luật Hóa học cơ bản cần xuất phát từ các sự kiện cụ thể, riêng lẻ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nguyên tắc chung khi dạy các bài về thuyết và định luật trong chương trình Hóa học phổ thông

  1. Nguyên tắc chung khi dạy các bài về thuyết và định luật trong chương trình Hóa học phổ thông Các thuyết – định luật Hóa học giữ vai trò cơ sở lý thuyết cho toàn bộ chương trình , giúp cho việc nghiên cứu các vấn đề cụ thể của chương trình hóa học. Tuy nhiên, để học sinh nắm được nội dung của các thuyết và định luật thật không hề đơn giản. Vì vậy, khi dạy các bài về thuyết và định luật, cần thực hiện các nguyên tắc sau Nguyên tắc 1. Khi dạy học về các thuyết và định luật Hóa học cơ bản cần xuất phát từ các sự kiện cụ thể, riêng lẻ có liên quan đến nội dung học thuyết, định luật để khái quát hóa, tìm ra bản chất chung hoặc quy luật được nêu ra trong nội dung cơ bản của học thuyết đó. Năm 1897 – Từ thí nghiệm của Tôm-xơn đã phát hiện ra tia âm cực mà bản chất là chùm các hạt nhỏ bé mang điện tích âm gọi là các electron.
  2. Năm 1911 – Rơ-dơ-pho và các cộng sự đã cho các hạt a bắn phá một lá vàng mỏng và dùng màn huỳnh quang đặt sau lá vàng để theo dõi đường đi của hạt α. Từ đó đi đến kết luận nguyên tử có cấu tạo rỗng, các e chuyển động tạo ra vỏ electron bao quanh hạt mang điện tích dương có kích thước nhỏ bé so với kích thước nguyên tử, nằm ở tâm nguyên tử. Đó là hạt nhân nguyên tử. Năm 1916 – Rơ-dơ-pho phát hiện ra một loại hạt mang điện tích gọi là proton đó chính là ion dương H+ được ký hiệu bằng chữ P. Năm 1932 – Chat-vich cộng tác viên của Rơ-dơ-pho dùng hạt a bắn phá 1 tấm kim loại Beri mỏng phát hiện ra một loại hạt mới có khối lượng xấp xỉ khối lượng của proton nhưng không mang điện, được gọi là hạt nơtron (ký hiệu chữ n). Từ các sự kiện là những thí nghiệm của các nhà bác học dần dần dẫn đến sự khái quát tìm ra bản chất của nội dung thuyết cấu tạo nguyên tử: Thành phần cấu tạo nguyên tử gồm:
  3. - Hạt nhân nằm ở tâm của nguyên tử gồm các hạt p, n. - Vỏ electron của nguyên tử gồm các e chuyển động xung quanh hạt nhân. - Các đặc điểm của các loại hạt (kích thước, khối lượng, điện tích...). Nguyên tắc 2. Cần phải nêu rõ (phát biểu) một cách chính xác, khoa học nội dung của học thuyết hoặc định luật cần nghiên cứu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2