intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nguyên tắc thực hiện trình tự công bằng, hợp lý và vai trò của pháp luật trong bảo vệ quyền con người: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:280

12
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn sách "Nguyên tắc trình tự pháp luật công bằng, hợp lý và vai trò bảo vệ quyền con người" trình bày các nội dung: Trình tự công bằng về thủ tục - Quyền xét xử công bằng; vận dụng nguyên tắc trình tự pháp luật công bằng, hợp lý ở Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nguyên tắc thực hiện trình tự công bằng, hợp lý và vai trò của pháp luật trong bảo vệ quyền con người: Phần 2

  1. 221 PHẦN III TRÌNH TỰ CÔNG BẰNG VỀ THỦ TỤC: QUYỀN XÉT XỬ CÔNG BẰNG
  2. 223 Chương 6 NGUYÊN TẮC TRÌNH TỰ PHÁP LUẬT CÔNG BẰNG, HỢP LÝ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ Ở MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM Lĩnh vực pháp luật hình sự luôn bị kẹt giữa nhu cầu “kiểm soát tội phạm” (crime control) và “trình tự thủ tục đúng đắn và công bằng của pháp luật” (due process of law)1. Tức là, pháp luật hình sự phải cân bằng được giữa nhu cầu phòng, chống tội phạm và tôn trọng quyền và tự do cơ bản và dung hòa được quyền của nạn nhân. Xuất phát từ đòi hỏi phòng, chống và kiểm soát tội phạm, bảo đảm trật tự công cộng, các cơ quan tiến hành tố tụng thường được trao cho các ưu quyền đặc biệt, chính vì vậy, tố tụng hình sự là lĩnh vực quyền con người dễ bị vi phạm hơn so với các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Từ thế kỷ XVII, Montesquieu đã cho rằng “các thủ tục của tư pháp... là cái giá mà mỗi công dân phải trả cho tự do của mình”2 để đề cao _______________ 1. Christine Guillain, Damien Vandermeersch: Les droits de l’homme en droit pénal et en procédure pénale : effecivité ou alibi, trong Yves Cartuyvels, Hugues Dumont, François Ost, Michel van de Kerchove, Sébastien Van Drooghenbroeck, Les droits de l’homme, bouclier ou épée du droit pénal? Facultés Universitaires Saint-Louis Bruxelles - F.U.S.L., 2007, tr.377. 2. Montesquieu: De l’esprit des loi I, présentation par Victor Goldschmidt, Nxb. GF Flammarion, Paris, 1979, tr.201.
  3. 224 Phần III: TRÌNH TỰ CÔNG BẰNG VỀ THỦ TỤC: QUYỀN XÉT XỬ CÔNG BẰNG vai trò của luật tố tụng trong bảo đảm quyền, tự do của cá nhân. Ngày nay, thủ tục công bằng trong tố tụng hình sự được ghi nhận trong pháp luật quốc tế cũng như pháp luật của nhiều quốc gia như một cơ chế quan trọng để bảo vệ người dân trước nguy cơ lạm quyền của nhà nước1. Dưới góc độ lý luận chung về pháp luật, tố tụng hình sự cũng giống như thủ tục khác bao giờ cũng đề cập các vấn đề: Mục đích, nguyên tắc, trình tự các bước, chủ thể thực hiện và tham gia, các biện pháp thực hiện, hồ sơ, thẩm quyền. Tất cả các nội dung này của thủ tục nhằm để thực hiện các quy định của pháp luật hình sự đối với vụ án hình sự trên thực tế. Có quan điểm cho rằng tiêu chuẩn của thủ tục công bằng là: Công bằng (fairness), vô tư (impartiality), độc lập (independence), bình đẳng (equality), công khai (openness), hợp lý (rationality), chắc chắn (certainty) và phổ quát (universality)2. Tác giả cho rằng, các tiêu chuẩn này chủ yếu bao gồm các yêu cầu đối với nội dung của thủ tục. Trong khi đó, thủ tục đòi hỏi các yêu cầu về hình thức (procedural due process) như khoa học, công khai, hợp lý, chặt chẽ, đúng trình tự, đặc biệt là tính hợp pháp của thủ tục. Quy trình của tố tụng mà hình sự Hoa Kỳ được đề cập nhiều khi bàn đến tố tụng công bằng. Để đảm bảo tiêu chuẩn bình đẳng, họ áp dụng mô hình tố tụng tranh tụng mà ở đó bên buộc tội và bên gỡ tội bình đẳng về quyền; để đảm bảo tiêu chuẩn công khai, họ quy định quyền tiếp cận hồ sơ của người bị buộc tội, người bào chữa; để đảm bảo tiêu chuẩn vô tư, họ quy định các tiêu chuẩn của Thẩm phán về trình tự diễn ra phiên tòa, đặc biệt Hoa Kỳ _______________ 1. E. Thomas Sullivan and Toni M. Massaro: The Arc of Due Process in American Constitutional Law, Ibid, p.1, xiii. 2. Bùi Tiến Đạt: Học thuyết trình tự công bằng và việc bảo vệ quyền con người - Kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam, Tlđd.
  4. Chương 6: Nguyên tắc trình tự pháp luật... trong tố tụng hình sự... 225 có đạo luật riêng về chứng cứ trong đó quy định cụ thể nhằm đảm bảo tính hình thức, tính hợp pháp và quy trình thu thập chứng cứ...1 Điều này có thể lý giải Hoa Kỳ là quốc gia theo hệ thống thông luật (common law) ghi nhận học thuyết về công lý tự nhiên hay còn gọi là công lý bản thể (natural justice), phản ánh sự công bằng về thủ tục. Đặc trưng của công lý tự nhiên đó chính là đề cao vai trò của thủ tục đặc biệt là tính hợp pháp2. Công lý theo thủ tục đòi hỏi quy trình tố tụng phải đảm bảo tính chính đáng, tính hợp lý và hợp pháp. 1. Thủ tục tố tụng công bằng nhằm đáp ứng mục đích và yêu cầu của tố tụng hình sự Mục đích của tố tụng hình sự trong nhà nước pháp quyền là phát hiện, xử lý mọi hành vi phạm tội nhưng đồng thời phải bảo vệ được quyền con người. Ở phương diện chung nhất, thủ tục là cách thức, phương pháp, quy trình, quy tắc thực hiện một công việc. Ở phương diện tố tụng hình sự, thủ tục tố tụng hình sự là quá trình, cách thức đi chứng minh sự thật của vụ án (toàn bộ sự kiện phạm tội xảy ra trong quá khứ) làm cơ sở để áp dụng pháp luật nội dung (luật hình sự). Quá trình đó phải là sử dụng các tri thức và phương pháp của các khoa học khác nhau, ví dụ khoa học điều tra, khoa học giám định, y pháp, v.v.. Đưa các tri _______________ 1. Các đạo luật về tố tụng hình sự Hoa Kỳ đều thể hiện dưới dạng các quy tắc như: Quy tắc tố tụng hình sự Liên bang, Quy tắc tố tụng phúc thẩm Liên bang, Quy tắc của Tòa án tối cao, Quy tắc về bằng chứng của liên bang, hàng loạt các đạo luật của liên bang và các quyết định hợp hiến của Tòa tối cao, Quy tắc nội bộ của cơ quan điều tra (Quy tắc Miranda). 2. Thậm chí công lý thủ tục có thể phủ nhận công lý nội dung. Ví dụ là nếu hoạt động tố tụng không được thực hiện một cách hợp pháp thì toàn bộ kết quả của thủ tục đó không được thừa nhận.
  5. 226 Phần III: TRÌNH TỰ CÔNG BẰNG VỀ THỦ TỤC: QUYỀN XÉT XỬ CÔNG BẰNG thức này vào trong nội dung của thủ tục sẽ đảm bảo được mục đích chứng minh của tố tụng hình sự1. Thủ tục không đơn giản chỉ là hình thức mà rõ ràng nó có quyết định đến nội dung theo nguyên lý chung của nhận thức: Nếu phương pháp, cách thức đúng được suy luận rằng kết quả là tin cậy. Yêu cầu của thủ tục tố tụng hình sự trong nhà nước pháp quyền là phải bảo vệ được quyền con người trong tố tụng hình sự. Như trên đã đề cập, tố tụng hình sự có mục đích tìm ra sự thật của vụ án bằng phương pháp chứng minh, nhưng nó khác với các lĩnh vực khác đó là không được chứng minh bằng mọi giá mà phải bảo vệ được quyền con người. Bởi lẽ, tố tụng hình sự là một hoạt động mang tính chất quyền lực nhà nước rõ rệt nhất. Ở đó luôn xuất hiện sự mất quân bình về thế và lực giữa một bên là cơ quan tiến hành tố tụng hùng mạnh được hậu thuẫn bằng quyền lực nhà nước, bên kia yếu thế hơn là những người bị buộc tội. Nguy cơ lạm quyền của nhà nước là tất yếu và trong tố tụng hình sự không phải là một ngoại lệ. Thủ tục tố tụng công bằng với yêu cầu chặt chẽ, hợp lý, khoa học và hợp pháp sẽ bảo vệ được quyền con người trong tố tụng hình sự. Chính vì vậy có quan điểm cho rằng “học thuyết due process có mục đích tối thượng là bảo vệ người dân trước nguy cơ lạm quyền của nhà nước”2. Nhà nước pháp quyền là trạng thái nhà nước mà ở đó quyền lực nhà nước bị hạn chế bằng việc đề cao quyền lực của pháp luật từ đó bảo vệ quyền con người. Để hạn chế sự lạm quyền của nhà _______________ 1. Không phải ngẫu nhiên khoản 2 Điều 240 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định thủ tục giám định bắt buộc đối với một số trường hợp. Bởi lẽ, chỉ bằng thủ tục đó (giám định) mới xác định sự thật của vụ án. 2. Bùi Tiến Đạt: Học thuyết trình tự công bằng và việc bảo vệ quyền con người - Kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam, Tlđd.
  6. Chương 6: Nguyên tắc trình tự pháp luật... trong tố tụng hình sự... 227 nước trong tố tụng hình sự đòi hỏi thủ tục tố tụng hình sự phải thiết kế được cơ chế tránh sự lạm quyền đó. Ở bình diện chung, nhà nước pháp quyền đòi hỏi quyền lực nhà nước phải bị hạn chế và ràng buộc bởi pháp luật trong đó có pháp luật về thủ tục. Ở phương diện tố tụng hình sự, nhà nước pháp quyền trong việc phát hiện xử lý tội phạm đòi hỏi nhà nước phải tuân thủ pháp luật trong tố tụng hình sự1. Người ta tìm thấy điều này ở mô hình tố tụng tranh tụng. Ở đó, các chức năng buộc tội, bào chữa, xét xử độc lập với nhau ở cả tính chất và tổ chức. Mô hình tố tụng tranh tụng dựa trên quan điểm cho rằng, tố tụng là một cuộc tranh đấu tại tòa án giữa một bên là Nhà nước (thông qua đại diện) và một bên là công dân bị nghi thực hiện tội phạm; mà đã là cuộc tranh đấu thì hai bên đều được sử dụng các quyền và nghĩa vụ pháp lý như nhau trong việc thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ, phân tích và đưa ra các kết luận đối với những việc cụ thể. Ngôn ngữ được sử dụng trong quá trình tố tụng đòi hỏi phải rất chính xác và tố tụng có vai trò đặc biệt quan trọng đến mức nhiều người cho rằng, tố tụng tranh tụng là hệ thống coi trọng luật tố tụng hơn luật nội dung. Chính sự độc lập này cùng với sự vô tư của tòa án, sự bình đẳng giữa bên bào chữa và bên buộc tội sẽ hạn chế sự lạm quyền của phía công tố trong quá trình tố tụng. Ngoài ra, người ta còn có cách phân loại mô hình tố tụng theo mục đích của tố tụng hình sự thì có mô hình tố tụng công bằng (due process model) và mô hình kiểm soát tội phạm (crime controll model)2. Hai mô hình này, phân biệt với nhau bởi mục _______________ 1. Đại Hiến chương Magna Carta nhấn mạnh là: tính hợp pháp của phán quyết, Tu chính án thứ 14 Hoa Kỳ nhấn mạnh trình tự pháp luật công bằng. 2. Philip Reichel: Tư pháp hình sự so sánh, Viện Khoa học pháp lý, 1999.
  7. 228 Phần III: TRÌNH TỰ CÔNG BẰNG VỀ THỦ TỤC: QUYỀN XÉT XỬ CÔNG BẰNG đích tố tụng hình sự. Theo đó, tố tụng công bằng nhấn mạnh mục đích bảo vệ quyền con người, đặc biệt là quyền của người bị buộc tội theo nguyên tắc thà bỏ lọt tội phạm còn hơn bắt nhầm. Mô hình này nhấn mạnh tính chất hình thức của tố tụng bao gồm tính hợp pháp và thủ tục tranh tụng. Ngược lại, mô hình tố tụng kiểm soát tội phạm cho rằng mục đích của tố tụng hình sự là trấn áp tội phạm, vì vậy, nó cho phép tố tụng hình sự có thể bắt nhầm hơn bỏ lọt tội phạm. Đặc trưng của mô hình này là đề cao vai trò của quyền lực nhà nước trong tố tụng hình sự. 2. Các quy định trong pháp luật quốc tế về thủ tục công bằng trong tố tụng hình sự Thuật ngữ “trình tự công bằng” hầu như không được đề cập trực tiếp trong các văn kiện quốc tế về quyền con người. Ngoại trừ Công ước Nhân quyền châu Âu có sử dụng thuật ngữ “right to a fair trial” tại Điều 6. Tuy nhiên, các thành tố của “due process” được phản ánh khá đầy đủ trong các văn kiện cơ bản của luật nhân quyền quốc tế, từ UDHR đến ICCPR và nhiều công ước, nghị định thư, tuyên ngôn, tuyên bố, bộ quy tắc, hướng dẫn, v.v.. Các quy định trong những văn kiện này, dù được diễn đạt bằng những ngôn từ khác nhau, nhưng đều chứa đựng các quy định và tiêu chuẩn về bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự, phản ánh các thành tố của “due process”. Phạm vi bảo vệ của các chuẩn mực này rất rộng, trong tất cả các giai đoạn của tố tụng hình sự, với tất cả các đối tượng liên quan như bị can, bị cáo, phạm nhân,v.v.. cũng như các nhóm dễ bị tổn thương như phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, người nước ngoài. 2.1. Trong giai đoạn điều tra, truy tố Điều tra, truy tố là giai đoạn đặc biệt nhạy cảm về phương diện nhân quyền. Thực tiễn cho thấy rằng, trong giai đoạn này
  8. Chương 6: Nguyên tắc trình tự pháp luật... trong tố tụng hình sự... 229 các quyền con người dễ bị vi phạm hơn so với các giai đoạn tố tụng khác. Luật nhân quyền quốc tế quy định nhiều quyền con người cần được bảo vệ trong các giai đoạn này. Cơ bản bao gồm các quyền sau đây: - Quyền tự do Theo luật nhân quyền quốc tế, mọi người đều có quyền tự do cá nhân. Cụ thể, Điều 3 UDHR quy định: “Ai cũng có quyền sống, tự do và an toàn của một con người”. Điều 8 ICCPR cũng nêu rõ: “Ai cũng có quyền tự do và an toàn của một con người. Không một ai có thể là mục tiêu của sự bắt, giam giữ tùy tiện. Không một ai có thể bị tước quyền tự do, ngoại trừ trong những trường hợp được quy định trong luật pháp, và theo trình tự được quy định bởi luật pháp”1. Theo quy định trên, cơ quan tiến hành tố tụng chỉ được bắt, giam giữ một người nếu có cơ sở được quy định bởi pháp luật và theo đúng trình tự, thủ tục pháp lý. Việc bắt và giam giữ không được dựa trên những phân biệt đối xử bất bình đẳng. Các yếu tố đối xử bất bình đẳng đó có thể liên quan đến chủng tộc, màu da hoặc bất kỳ yếu tố nào khác. Theo Nhóm công tác về giam giữ tùy tiện của Liên hợp quốc, sẽ là bị tước tự do một cách tùy tiện trong các trường hợp sau: Sự bắt giữ và giam giữ không dựa trên cơ sở luật pháp quốc gia và quốc tế; sự bắt giữ hoặc giam giữ phù hợp với luật pháp quốc gia nhưng không phù hợp với luật nhân quyền quốc tế; sự giam giữ là kết quả của việc xét xử không công minh; cưỡng bức đưa đi mất tích và giam giữ bí _______________ 1. Xem nội dung của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, năm 1966 trong cuốn sách: Khoa Luật: Giới thiệu Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, ICCPR - 1966", Nxb. Hồng Đức, Hà Nội, 2012. Các đoạn trích nội dung Công ước này sử dụng bản dịch trong tài liệu này.
  9. 230 Phần III: TRÌNH TỰ CÔNG BẰNG VỀ THỦ TỤC: QUYỀN XÉT XỬ CÔNG BẰNG mật. Bên cạnh đó, những hành động sau đây cũng bị cho là bắt giữ tùy tiện1. + Việc đưa phụ nữ và trẻ em, những người đã trốn thoát khỏi nhũng vụ giết người, bạo lực gia đình và các loại bạo lực khác, hoặc buôn bán người, đến những nơi bảo vệ mà không có sự đồng ý của họ và không có sự giám sát của các cơ quan pháp luật; + Việc giam giữ các cá nhân theo những điều luật hình sự hóa hoạt động tình dục đồng tính; + Việc bắt một người được cho là liên quan đến kế hoạch đảo chính, với quyết định của tòa án quân sự mà không có sự giải thích rõ ràng về những cáo buộc chống lại họ; + Việc bắt và giam giữ một người với lý do chính trị, thương mại, hoặc để gây áp lực buộc người đó phải rút đơn khởi kiện đã gửi tới tòa án; + Việc giam giữ hành chính người nước ngoài với lý do họ không tuân thủ pháp luật về nhập cư và tị nạn không bị cấm trong luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, nó có thể coi là giam giữ tùy tiện nếu không thực sự cần thiết trong các trường hợp riêng lẻ. Việc hình sự hóa hành động nhập cư bất hợp vào một quốc gia là hành vi “vượt quá quyền lợi chính đáng của quốc gia trong việc kiểm soát nhập cư và dẫn đến sự giam giữ không cần thiết”; + Việc bắt giữ nhiều người trong trường hợp biểu tình ôn hòa; + Việc giam giữ lâu dài không cáo buộc hoặc xét xử, và giam giữ những người thân của nghi can hình sự nhằm gây áp lực lên nghi can. _______________ 1. Vũ Công Giao: Bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự theo Luật nhân quyền quốc tế, trong cuốn sách: trong cuốn sách: Vũ Công Giao, Đinh Ngọc Thắng (Đồng chủ biên): Bảo đảm quyền con người trong hoạt động tố tụng, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2019, tr.22.
  10. Chương 6: Nguyên tắc trình tự pháp luật... trong tố tụng hình sự... 231 Về người có thẩm quyền bắt, giam giữ, theo luật nhân quyền quốc tế thì hành vi bắt, giam giữ và cầm tù chỉ được thực thi bởi những chủ thể mà luật pháp cho phép. Cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc bắt, giam giữ người hoặc tiến hành điều tra vụ việc chỉ được sử dụng các quyền mà pháp luật cho phép và phải bị giám sát bởi tòa án hoặc cơ quan chức năng khác. Những người tiến hành việc bắt và các hình thức tước đoạt tự do của người khác cần phải rõ danh tính. - Quyền được thông báo về nguyên nhân và quyền của người bị bắt giữ Theo Điều 9 ICCPR: “Bất cứ người nào bị bắt giữ đều phải được thông báo vào lúc bị bắt về những lý do họ bị bắt và phải được thông báo không chậm trễ về sự buộc tội đối với họ”. Người bị bắt giữ phải được thông báo ngay lập tức về những cáo buộc chống lại mình, vì thông tin đó là cơ sở cho phép người bị bắt có thể yêu cầu xem xét tính hợp pháp của việc bắt hay giam giữ để chuẩn bị cho việc tự bào chữa nếu họ bị truy tố. Nội dung quyền này bao gồm được thông báo ngay lập tức về nguyên nhân bị bắt hoặc bị giam giữ và quyền được giữ im lặng. Theo các cơ quan nhân quyền Liên hợp quốc, thông tin về lý do bắt giữ, những cáo buộc và quyền của người bị bắt, giam giữ cần được truyền tải bằng ngôn ngữ mà người bị bắt giữ hiểu được. Người nước ngoài khi bị bắt hay giam giữ, không phụ thuộc vào quốc tịch, đều được thông báo về quyền được liên lạc với cơ quan đại diện ngoại giao của nước họ. Nếu người bị bắt là người tị nạn hoặc không quốc tịch, hoặc được bảo trợ bởi một tổ chức quốc tế, họ cần được thông báo về quyền được liên lạc với tổ chức quốc tế thích hợp hoặc với đại diện của quốc gia mà họ cư trú. Quyền này có thể được áp dụng đối với người song tịch. Nếu một người mang hai quốc tịch bị bắt giữ ở nước thứ ba,
  11. 232 Phần III: TRÌNH TỰ CÔNG BẰNG VỀ THỦ TỤC: QUYỀN XÉT XỬ CÔNG BẰNG người đó có quyền liên lạc và nhận thăm viếng từ đại diện ngoại giao của cả hai nước. - Quyền được nhận trợ giúp pháp lý Theo Điều 14 ICCPR: “Trong việc xác định bất kỳ tội hình sự bị cáo buộc, mọi người được hưởng những bảo đảm tối thiểu sau: Có đủ thời gian và phương tiện để chuẩn bị sự biện hộ và giao tiếp với luật sư do mình lựa chọn”. Nguyên tắc 1 trong Các Nguyên tắc cơ bản về vai trò của luật sư do Liên hợp quốc ban hành quy định: “Mọi người có quyền tiếp nhận sự trợ giúp pháp lý từ một luật sư mà họ lựa chọn để bảo vệ và thiết lập các quyền của mình và để bảo vệ họ trong tất cả các giai đoạn tố tụng hình sự”. Nguyên tắc 17 của văn kiện này nêu rõ: “Một người bị giam giữ có quyền có sự giúp đỡ của một luật sư. Người bị giam giữ phải được thông báo về quyền của mình bởi cấp có thẩm quyền ngay sau khi bị bắt và phải được cung cấp các điều kiện cho việc thực hiện quyền này”. Theo Nguyên tắc 18 thì: “Một người bị bắt giữ hoặc bị giam giữ được giao tiếp và tham khảo ý kiến pháp lý với luật sư của mình”. Theo cơ quan nhân quyền Liên hợp quốc, nếu người bị bắt giữ không yêu cầu chọn cụ thể một luật sư nào đó thì họ có quyền được sự giúp đỡ hiệu quả của tư vấn pháp lý để bảo vệ công lý. Sự tư vấn này có thể là miễn phí nếu người này không có khả năng chi trả. Về nội dung, quyền trợ giúp pháp lý bao gồm các khía cạnh: Tiếp cận với một luật sư; có thời gian để tham khảo ý kiến của luật sư trong bí mật; có mặt của luật sư trong quá trình thẩm vấn và có thể tham khảo ý kiến của họ trong quá trình thẩm vấn. Về thời điểm, tất cả những người bị tình nghi và bị cáo buộc phạm tội, dù có bị giam giữ hay không, đều có quyền nhận sự trợ giúp pháp lý ngay từ khi họ bị tước tự do. Báo cáo viên đặc
  12. Chương 6: Nguyên tắc trình tự pháp luật... trong tố tụng hình sự... 233 biệt về tra tấn của Liên hợp quốc đã khuyến cáo rằng, bất kỳ ai bị bắt giữ “cần nhận được sự trợ giúp pháp lý trong vòng 24 giờ sau khi bị bắt”. - Quyền được tiếp cận với thế giới bên ngoài Theo khoản 2 Điều 17 Công ước của Liên hợp quốc về bảo vệ tất cả mọi người khỏi cưỡng bức, mất tích năm 2006 thì: “... bất kỳ người nào bị tước tự do phải được quyền liên lạc và thăm viếng bởi gia đình của mình, luật sư hoặc bất kỳ người nào khác theo lựa chọn của người bị giam giữ, chỉ tuân theo các điều kiện do luật định, hoặc nếu là người nước ngoài thì có quyền liên lạc với các cơ quan lãnh sự của họ, phù hợp với luật pháp quốc tế áp dụng”. Nguyên tắc 16 trong Các nguyên tắc về bảo vệ những người bị tước tự do của Liên hợp quốc nêu rõ: “Ngay sau khi bị bắt và sau mỗi lần chuyển từ một nơi giam giữ hoặc phạt tù đến một nơi khác, người bị bắt giữ hoặc bị bỏ tù có quyền được thông báo hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền thông báo cho gia đình hoặc người mà họ lựa chọn về việc bắt giam, bỏ tù, di chuyển giam giữ hoặc thay đổi nơi giam giữ”. Quyền được thông báo cho một bên thứ ba về việc bị giam giữ phải được đảm bảo ngay từ khi giam giữ. Trong trường hợp đặc biệt phục vụ công tác điều tra, việc thông báo có thể trì hoãn. Tuy nhiên, bất kỳ trường hợp ngoại lệ nào cũng phải được quy định rõ ràng trong pháp luật và phải được chứng minh rằng đó là cần thiết để đảm bảo hiệu quả của cuộc điều tra. - Quyền được đưa ngay lập tức đến trước một thẩm phán Theo Điều 9 ICCPR: “Mọi người bị bắt hay bị giam giữ với cáo buộc hình sự cần được đưa ngay tới trước một thẩm phán hoặc một quan chức có thẩm quyền, là người quyết định trả tự do hay truy tố trong một thời hạn nhất định”.
  13. 234 Phần III: TRÌNH TỰ CÔNG BẰNG VỀ THỦ TỤC: QUYỀN XÉT XỬ CÔNG BẰNG Theo cơ quan nhân quyền Liên hợp quốc, quyền được đưa ngay đến trước một thẩm phán là biểu hiện của sự giám sát tư pháp việc giam giữ. Mục đích cụ thể của việc đưa người bị giam giữ ngay lập tức tới trước một thẩm phán bao gồm: Để đánh giá tính hợp pháp của việc bắt giữ, tạm giam, và để yêu cầu trả tự do nếu như không có đủ cơ sở để buộc tội nghi can; để bảo vệ thân thể của người bị giam giữ; để ngăn chặm sự vi phạm các quyền của người bị giam giữ; để đánh giá xem liệu có thể cho tại ngoại hay không (nếu sự bắt giữ hoặc giam giữ ban đầu là hợp pháp). Luật nhân quyền quốc tế yêu cầu các cá nhân được đưa ra trước một thẩm phán ngay sau khi bị bắt hoặc bị giam giữ. Trong khi “tính kịp thời” được xác định theo hoàn cảnh cụ thể của từng trường hợp. Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc yêu cầu sự chậm trễ không được vượt quá vài ngày. - Quyền yêu cầu xem xét tính hợp pháp của việc bị giam, giữ Điều 9 ICCPR cũng quy định, mọi người bị tước quyền tự do có quyền yêu cầu xem xét tính hợp pháp của việc bị giam giữ trước tòa án. Tòa án phải trả tự do ngay lập tức nếu thấy việc bắt giữ nghi can là trái pháp luật. Điều 9 ICCPR cũng quy định: “Bất cứ ai là nạn nhân của việc bắt giữ hoặc bị giam giữ trái luật thì đều có quyền khiếu nại đòi bồi thường”. Theo cơ quan nhân quyền Liên hợp quốc, quyền yêu cầu xem xét tính hợp pháp của việc bị giam giữ cũng nhằm bảo đảm các quyền tự do, an ninh và bảo vệ chống lại sự vi phạm quyền con người, bao gồm tra tấn, ngược đãi khác, giam giữ tùy tiện và thủ tiêu. Quyền này được công nhận cho mọi người bị tước tự do, vì bất cứ lý do nào. Nó cũng được áp dụng cho mọi hình thức tước quyền tự do khác, kể cả quản thúc tại gia và giam giữ hành chính (bao gồm cả giam giữ vì lý do an ninh công cộng). Cơ quan xem xét tính hợp pháp của việc giam giữ phải là một
  14. Chương 6: Nguyên tắc trình tự pháp luật... trong tố tụng hình sự... 235 tòa án độc lập với hành pháp. Tòa án này phải có quyền ra lệnh trả tự do cho người bị giam giữ nếu việc giam giữ này trái pháp luật. Việc xem xét tính hợp pháp của việc giam giữ phải được đảm bảo rằng: Việc bắt và giam giữ được thực hiện theo thủ tục được quy định bởi luật pháp quốc gia; Căn cứ để giam giữ đã nêu trong luật pháp quốc gia; Việc giam giữ không phải là tùy tiện hoặc bất hợp pháp theo luật nhân quyền quốc tế. - Quyền của người bị giam giữ được xét xử trong khoảng thời gian hợp lý hoặc được trả tự do Theo Điều 9 của ICCPR: “Người bị giam giữ cần được xét xử trong một thời gian nhất định hoặc được trả tự do. Không nhất thiết người chờ xét xử phải bị giam giữ, nhưng để được tại ngoại thì người được tại ngoại cần tuân thủ những quy định nhất định nhằm đảm bảo sự có mặt tại phiên tòa”. Quyền được xét xử trong một khoảng thời gian hợp lý hoặc được trả tự do có cơ sở là nguyên tắc suy đoán vô tội (presumption of innocence) và quyền tự do. Theo đó, đòi hỏi việc giam giữ chỉ được tiến hành trong trường hợp cần thiết và không nên kéo dài hơn cần thiết. Theo các cơ quan nhân quyền Liên hợp quốc, thời gian giữa thời điểm bị bắt giữ và thời điểm xét xử có thể khác nhau tùy theo từng trường hợp. Tuy nhiên, khung thời gian để đánh giá tính hợp lý của việc giam giữ trước khi xét xử bắt đầu từ khi một nghi can bị tước tự do và kết thúc với bản án sơ thẩm và những yếu tố cơ bản cần được xem xét để đánh giá tính hợp lý của thời gian bị giam giữ trước khi xét xử bao gồm: + Tính phức tạp của vụ án (bao gồm bản chất của hành vi phạm tội, số lượng người bị cáo buộc và các vấn đề pháp lý liên quan). Tuy nhiên, cần lưu ý là, sự phức tạp của vụ án không phải là yếu tố quyết định đến việc xác
  15. 236 Phần III: TRÌNH TỰ CÔNG BẰNG VỀ THỦ TỤC: QUYỀN XÉT XỬ CÔNG BẰNG định thời gian bị giam giữ. Đặc biệt, khi người bị cáo buộc thực hiện các quyền của mình, kể cả quyền giữ im lặng, thì không bị xem là đã cố tình trì hoãn thủ tục tố tụng; + Sự “siêng năng, cần mẫn đặc biệt” của các cơ quan tiến hành tố tụng: Cơ quan chức năng phải hành động với sự siêng năng, cần mẫn đặc biệt để đảm bảo rằng, người bị giam giữ được xét xử trong khoảng thời gian hợp lý. - Quyền có đủ thời gian và phương tiện để chuẩn bị bào chữa Tố tụng công bằng đòi hỏi phải trao cho người bị cáo buộc phạm tội có đủ thời gian và phương tiện để chuẩn bị việc bào chữa. Theo khoản 3 Điều 14 ICCPR: “Trong quá trình xét xử về một tội hình sự, mọi người đều có quyền được hưởng một cách đầy đủ và hoàn toàn bình đẳng những bảo đảm tối thiểu sau đây:... b) Có đủ thời gian và điều kiện thuận lợi để chuẩn bị bào chữa và liên hệ với người bào chữa do chính mình lựa chọn”. Theo cơ quan nhân quyền Liên hợp quốc, quyền có đầy đủ thời gian và phương tiện để chuẩn bị việc bào chữa là một khía cạnh quan trọng của nguyên tắc “bình đẳng giữa các bên”: Bào chữa và công tố phải được đối xử theo cách đảm bảo rằng cả hai bên đều có cơ hội bình đẳng để chuẩn bị và trình bày lập luận của họ. Quyền này áp dụng ở tất cả các giai đoạn tố tụng, bao gồm cả trước phiên tòa, trong thời gian xét xử (sơ thẩm) và trong phiên phúc thẩm. Nó được áp dụng không phân biệt mức độ nghiêm trọng của những cáo buộc. Để quyền này có hiệu quả, bị can phải được phép tiếp xúc với luật sư của họ, đặc biệt trong những trường hợp họ đang bị giam giữ. Điều kiện giam giữ không được ảnh hưởng đến quyền chuẩn bị và trình bày bào chữa của bị can. Thời gian đầy đủ để chuẩn bị việc bào chữa phụ thuộc vào hoàn cảnh của từng trường hợp cụ thể. Những yếu tố liên quan bao gồm sự phức tạp của vụ án, khả năng tiếp
  16. Chương 6: Nguyên tắc trình tự pháp luật... trong tố tụng hình sự... 237 cận hồ sơ vụ án và tiếp xúc với luật sư của bị can, cũng như giới hạn về thời gian được quy định trong pháp luật quốc gia. - Quyền được đối xử nhân đạo không bị tra tấn hoặc ngược đãi trong thời gian giam giữ Điều 10 ICCPR quy định: “1. Những người bị tước tự do phải được đối xử nhân đạo với sự tôn trọng nhân phẩm vốn có của con người. 2. a) Trừ những hoàn cảnh đặc biệt, bị can, bị cáo phải được giam giữ tách biệt với những người đã bị kết án và phải được đối xử theo chế độ riêng, phù hợp với quy chế dành cho những người bị tạm giam; b) Những bị can chưa thành niên phải được giam giữ tách riêng khỏi người lớn và phải được đưa ra xét xử càng sớm càng tốt. 3. Việc đối xử với tù nhân trong hệ thống trại giam nhằm mục đích chính yếu là cải tạo và đưa họ trở lại xã hội. Những phạm nhân vị thành niên phải được tách riêng khỏi người lớn và phải được đối xử phù hợp với lứa tuổi và tư cách pháp lý của họ”. Theo cơ quan nhân quyền Liên hợp quốc, quyền này là một tiêu chuẩn chung của luật pháp quốc tế, nó được áp dụng ở mọi lúc, trong mọi tình huống, kể cả trong tình trạng khẩn cấp. Nghĩa vụ đối xử nhân đạo và tôn trọng phẩm giá của người bị giam giữ là một quy tắc áp dụng phổ quát mà không phụ thuộc vào sự sẵn có về nguồn lực vật chất và phải được áp dụng một cách bình đẳng, không có sự phân biệt đối xử. Tất cả những người bị nghi ngờ hoặc buộc tội hình sự nhưng chưa xét xử cần được đối xử theo quy định của suy đoán vô tội. Vì vậy, việc đối xử với người bị giam giữ trước khi xét xử cần khác với các tù nhân đã bị kết án, cụ thể là các điều kiện về chế độ cần thuận lợi, tối thiểu bằng với các tù nhân đang thụ án. Trong khi bị
  17. 238 Phần III: TRÌNH TỰ CÔNG BẰNG VỀ THỦ TỤC: QUYỀN XÉT XỬ CÔNG BẰNG giam giữ, họ chỉ phải chịu những hạn chế thật sự cần thiết cho việc điều tra, quản lý và an ninh trật tự ở nơi giam giữ. 2.2. Trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự Mặc dù giai đoạn xét xử được cho là ít có rủi ro về nhân quyền hơn so với giai đoạn điều tra, truy tố, song, luật nhân quyền quốc tế cũng có nhiều quy định đảm bảo cho các quy trình, thủ tục được chặt chẽ, công bằng, bảo vệ các quyền con người trong giai đoạn này. - Quyền bình đẳng trước pháp luật và tòa án Theo Điều 14 ICCPR: “Mọi người đều bình đẳng trước các tòa án và cơ quan tài phán”. Quyền này áp dụng cho cả công dân nước ngoài và người không quốc tịch. Theo cơ quan nhân quyền Liên hợp quốc, quy định này có nghĩa là, mọi người được quyền tiếp cận tòa án một cách bình đẳng, không có phân biệt đối xử với các bên tham gia phiên tòa. Trong quá trình xét xử, tòa án phải đối xử bình đẳng với cả hai bên bào chữa và truy tố. Mọi người, kể cả những người bị cáo buộc phạm tội và nạn nhân của tội phạm, đều có quyền bình đẳng trong việc tiếp cận với các tòa án mà không bị phân biệt đối xử. Nghĩa vụ tôn trọng quyền này đòi hỏi các quốc gia thành lập các tòa án ở những nơi mà mọi người dân đều có thể tiếp cận, bao gồm cả khu vực nông thôn cũng như bảo đảm quyền tiếp cận tòa án của người khuyết tật. Các quốc gia cũng phải đảm bảo trợ giúp pháp lý có hiệu lực trên toàn quốc, bao gồm trợ giúp phiên dịch cho những người không nói và hiểu được ngôn ngữ sử dụng trong tòa án, cũng như các chương trình bảo vệ nhân chứng. - Quyền được xét xử bởi một tòa án có thẩm quyền, độc lập và vô tư, được thành lập bởi luật Theo khoản 1 Điều 14 ICCPR: “Mọi người đều có quyền được xét xử công bằng và công khai bởi một tòa án có thẩm
  18. Chương 6: Nguyên tắc trình tự pháp luật... trong tố tụng hình sự... 239 quyền, độc lập, không thiên vị và được lập ra trên cơ sở pháp luật để quyết định về lời buộc tội người đó trong các vụ án hình sự, hoặc để xác định quyền và nghĩa vụ của người đó trong các vụ kiện dân sự”. Theo cơ quan nhân quyền Liên hợp quốc, quyền này đòi hỏi các quốc gia thiết lập và duy trì các tòa án độc lập và không thiên vị. Các quốc gia phải đảm bảo đủ nguồn nhân lực và tài chính cho hệ thống tư pháp hoạt động hiệu quả trong cả nước. Các quốc gia cũng phải đảm bảo tiếp tục giáo dục pháp luật cho các thẩm phán, công tố viên và các nhân viên khác và phải giải quyết bất kỳ cáo buộc nào về tham nhũng hoặc phân biệt đối xử trong thực thi pháp luật. Đây là một quyền tuyệt đối, không có ngoại lệ là một nguyên tắc chung của luật pháp quốc tế, ràng buộc tất cả các quốc gia tại mọi thời điểm, kể cả trong tình trạng khẩn cấp và xung đột vũ trang. Đó là bởi tính độc lập của tòa án là điều cần thiết cho tố tụng công minh và điều kiện tiên quyết cho việc tuân thủ pháp luật. Các tòa án và thẩm phán phải có quyền tự do ra quyết định một cách độc lập và vô tư, dựa trên những dữ kiện thực tế và phù hợp với luật, không có sự can thiệp hay sức ép hoặc bị ảnh hưởng bởi bất kỳ một chủ thể nào, bao gồm các cơ quan công quyền khác. Quyền được xét xử bởi một tòa án độc lập, vô tư cũng đòi hỏi các thẩm phán và hội thẩm không có xung đột lợi ích liên quan trong vụ án, và không phải chịu áp lực nào cũng như không được có hành động thiên vị, vì lợi ích của một bên nào trong quá trình xét xử. Bất kỳ tòa án nào xét xử vụ án phải được thành lập theo pháp luật. Để đáp ứng yêu cầu này, một tòa án có thể được thành lập bởi hiến pháp hay pháp luật khác được thông qua bởi cơ quan lập pháp, hoặc được tạo ra bởi pháp luật chung.
  19. 240 Phần III: TRÌNH TỰ CÔNG BẰNG VỀ THỦ TỤC: QUYỀN XÉT XỬ CÔNG BẰNG Mục đích của yêu cầu này trong vụ án hình sự là để đảm bảo rằng các vụ xử không được thực hiện bởi tòa án đặc biệt mà không sử dụng các thủ tục thành lập và thay thế thẩm quyền của tòa án thông thường, hoặc bằng các tòa án được thiết lập để quyết định một trường hợp cụ thể. Tòa án Nhân quyền châu Âu đã làm rõ rằng một tòa án được thành lập theo pháp luật đòi hỏi những người quyết định vụ án phải tuân thủ yêu cầu pháp lý hiện hành. Khi hai trợ lý thẩm phán làm việc về một trường hợp đã vượt quá số ngày mà pháp luật cho phép, không có bằng chứng về việc bổ nhiệm họ như trợ lý thẩm phán và nhà chức trách đã không đưa ra bất kỳ cơ sở pháp lý nào cho sự tham gia của họ, thì tòa án không được coi là “được thành lập theo pháp luật”. Tính độc lập của tòa án là điều cần thiết cho tố tụng công minh và điều kiện tiên quyết cho việc tuân thủ pháp luật. Các tòa án như những định chế và mỗi thẩm phán như những cá nhân, phải độc lập. Những người có quyền ra quyết định trong xét xử phải được tự do ra quyết định một cách độc lập và vô tư, dựa trên những dữ kiện thực tế và phù hợp với luật, không có sự can thiệp hay bị sức ép hoặc bị ảnh hưởng bởi bất kỳ một lực lượng nào của chính phủ hay các cơ quan nhà nước khác. Nó cũng yêu cầu các thẩm phán được bổ nhiệm dựa trên cơ sở chuyên môn pháp lý và tính toàn vẹn của họ. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự độc lập của ngành tư pháp đã được trình bày bởi Ủy ban Nhân quyền, Báo cáo viên đặc biệt về tính độc lập của thẩm phán và luật sư, Ủy ban châu Phi, Hội đồng Bộ trưởng của Hội đồng châu Âu và Tòa án Nhân quyền châu Âu và Tòa án nhân quyền liên Mỹ. Chúng được đặt ra, trong một số phạm vi, trong tiêu chuẩn không ràng buộc nghĩa vụ pháp lý bao gồm Các Nguyên tắc cơ bản về độc lập xét xử,
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0