Nguyễn Văn Thới và tác phẩm “Kim Cổ Kỳ Quan”
lượt xem 3
download
Trong kho tàng văn học dân gian ở Nam Bộ, có một bộ tác phẩm thơ chữ Nôm với dung lượng đồ sộ mà đến nay vẫn chưa có nhiều công trình đề cập đến. Đó là Kim Cổ Kỳ Quan - tác phẩm vô cùng giá trị trong lòng tín đồ đạo Bửu Sơn Kỳ Hương. Bài viết Nguyễn Văn Thới và tác phẩm “Kim Cổ Kỳ Quan” trình bày đôi nét về tác phẩm Kim Cổ Kỳ Quan cũng như đôi lời giới thiệu về nhà văn Nguyễn Văn Thới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nguyễn Văn Thới và tác phẩm “Kim Cổ Kỳ Quan”
- Nghiên cứu Tôn giáo. Số 4 – 2019 125 THƯỜNG THỨC TÔN GIÁO NGUYỄN VĂN THỚI VÀ TÁC PHẨM “KIM CỔ KỲ QUAN” VĨNH THÔNG Vài nét về tác giả Trong kho tàng văn học dân gian ở Nam Bộ, có một bộ tác phẩm thơ chữ Nôm với dung lượng đồ sộ mà đến nay vẫn chưa có nhiều công trình đề cập đến. Đó là Kim Cổ Kỳ Quan - tác phẩm vô cùng giá trị trong lòng tín đồ đạo Bửu Sơn Kỳ Hương. Ông Nguyễn Văn Thới - tác giả của nó, cũng là một “ông đạo” nổi tiếng của tôn giáo nội sinh này. Nguyễn Văn Thới (1866-1926) được dân gian gọi là ông Ba Thới, quê ở làng Mỹ Trà, tổng Phong Thạnh, quận Cao Lãnh, tỉnh Sa Đéc (nay thuộc thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp). Năm 1906, ông tìm đến vùng Láng Linh (nay thuộc huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) quy y với ông Hai Nhu theo đạo Bửu Sơn Kỳ Hương. Bửu Sơn Kỳ Hương là tôn giáo nội sinh đầu tiên ở Nam Bộ do Phật Thầy Tây An Đoàn Minh Huyên (1807-1856) lập năm 1849. Sau đó, đại đệ tử của Phật Thầy là Chánh Quản cơ Trần Văn Thành tiếp tục truyền bá mối đạo, đồng thời cũng là thủ lĩnh nghĩa quân Gia Nghị trong cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa chống Pháp (1867-1873). Ông Hai Nhu, tức Trần Văn Nhu (1847-1914), là con trưởng của Quản cơ Trần Văn Thành. Sau khi cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, ông vân du đây đó, tiếp tục nối chí cha, vừa truyền đạo vừa chiêu mộ hiền tài. Sau khi quy y, ông Ba Thới đưa cả gia đình đến sống ở Láng Linh vào năm 1907. Từ đó đến năm 1910, ông Ba Thới sáng tác ba tác phẩm: Vân Tiên, Thiện từ, Cổ vãng kim lai (Nguyễn Văn Hầu & Dật Sĩ, 1955). Đầu năm 1913, ông Hai Nhu tập trung tín đồ về Bửu Hương Tự ở Láng Linh làm lễ tưởng niệm ngày nghĩa binh Gia Nghị bị đàn áp, thực dân Pháp hay tin đã kéo vào vây bắt nhiều tín đồ. Ông Ba Thới may mắn thoát thân, nhưng phẫn uất vì thời thế nên ba ngày sau ông trở về nhà tự tử. Gia đình phát hiện kịp nên đã đưa ông vào nhà thương Châu Đốc điều trị. Dân gian kể lại, tại đây ông đã cự tuyệt không dùng bất cứ món gì của người Pháp, song sau khi về nhà điều trị thuốc Nam, vết thương của ông dần thuyên giảm.
- 126 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 4 - 2019 Năm 1914, gia đình ông rời Láng Linh, về nơi cư trú mới ở doi Lộ Lở thuộc làng Kiến An, tổng Định Hòa, quận Chợ Mới, tỉnh Long Xuyên (nay thuộc huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang). Trong những năm tháng cuối đời, ông viết thêm các tác phẩm: Ngồi buồn, Kiểng tiên, Kim cổ, Cáo thị, Tứ đại, Thừa nhàn (Nguyễn Văn Hầu & Dật Sĩ, 1955). Về tác phẩm Kim Cổ Kỳ Quan Nội dung tác phẩm không chỉ chuyển tải giáo lý của đạo Bửu Sơn Kỳ Hương mà còn phần nào phác họa tình hình xã hội và trạng thái tâm lý của người dân Nam Kỳ trong buổi đầu thuộc Pháp. Tuy nhiên, Kim Cổ Kỳ Quan đến nay vẫn chưa được chú ý nghiên cứu sâu và đánh giá đầy đủ. Việc giới thiệu Kim Cổ Kỳ Quan của chúng tôi như một đóng góp nhỏ cho sự hiểu biết sâu sắc hơn về đạo Bửu Sơn Kỳ Hương. Kim Cổ Kỳ Quan gồm 9 quyển: Kim cổ, Giác mê, Cáo thị, Vân Tiên, Ngồi buồn, Bổn tuồng, Thừa nhàn, Tiền Giang, Kiểng tiên. Theo khảo cứu của Lý Hồng Phượng (2017), trọn bộ 9 quyển Kim Cổ Kỳ Quan có tổng số khoảng 23.729 câu (chưa tính phần bị mất hay cháy), gấp trên 7 lần Truyện Kiều. Tuy nhiên, tên 9 quyển trong bộ Kim Cổ Kỳ Quan lưu hành hiện nay không giống với tên 9 quyển từng được một số nhà nghiên cứu trước đây đã liệt kê (Nguyễn Văn Hầu & Dật sĩ, 1955; Vương Kim, 1965). Cụ thể, các ấn bản hiện nay có ba quyển: Giác mê, Tiền Giang, Bổn tuồng, trong khi một số tài liệu thời trước lại kể ba quyển: Tứ đại, Thiện từ, Cổ vãng kim lai - đây là điều cần được nghiên cứu thêm. Riêng quyển Giác mê có lời văn trau chuốt thoát tục, Vương Kim và Đào Hưng (1953) cho rằng đây là tác phẩm của Đức Phật Thầy Tây An Đoàn Minh Huyên. Về nội dung, các tác phẩm đề cập đến nhiều vấn đề khá đa dạng từ chuyện xưa, chuyện thời tác giả đang sống, đến những chuyện tương lai. Chúng tôi cho rằng, Kim Cổ Kỳ Quan xoay quanh ba nhóm chủ đề chính, gồm: (1) Miêu tả cuộc sống đầy rẫy tai ương, (2) Phác họa đời sống tốt đẹp trong tương lai, (3) Khuyên con người rèn luyện để hướng đến đời sống mới. Tác giả Nguyễn Văn Thới đã khéo léo đưa giáo lý Bửu Sơn Kỳ Hương vào bộ tác phẩm đồ sộ của mình, với tư tưởng chủ đạo là đời Hạ ngươn sắp chấm dứt - tận thế, hội Long Hoa sẽ diễn ra tại vùng “linh địa” Thất Sơn (An Giang) để lập đời mới Thượng ngươn. Toàn bộ nội dung tác phẩm mang tính định hướng cao, nhắc nhở con
- Nghiên cứu Tôn giáo. Số 4 – 2019 127 người về các giá trị đạo đức, chân - thiện - mỹ, tứ ân (ân tổ tiên - cha mẹ, ân đất nước, ân tam bảo, ân đồng bào - nhơn loại),… Về hình thức, các tác phẩm được viết bằng nhiều thể loại thơ, như: lục bát, song thất lục bát, thất bát, thất ngôn, bát ngôn, tự do,.… Ngôn ngữ được sử dụng trong tác phẩm kết hợp hài hòa giữa tính bác học và tính bình dân. Nếu như ngôn ngữ bác học nhằm thể hiện tín chất trang trọng của tác phẩm mang màu sắc tôn giáo, thì bên cạnh đó ngôn ngữ bình dân được sử dụng để tác phẩm dễ đi sâu vào lòng người dân lao động. Thay lời kết Qua những giới thiệu sơ bộ nêu trên, chúng tôi hy vọng cung cấp thêm cái nhìn tổng quan nội dung tác phẩm, đặc biệt là phải đặt nó trong bối cảnh thuộc địa đầu thế kỷ 20 để hiểu hơn giá trị mà những áng thơ bình dân này mang lại. Với hàng chục ngàn câu được viết lần lượt qua khoảng thời gian dài, tác giả đã thể hiện tấm lòng trung quân ái quốc, đau thương trước tình cảnh nước mất nhà tan, nhưng cũng mong ước đến một ngày mai tốt đẹp cho dân tộc và quan trọng hơn cả khuyên nhủ mọi người hướng thiện. Nghiên cứu tác phẩm này không chỉ giúp người đời sau hiểu thêm về tư tưởng của tôn giáo Bửu Sơn Kỳ Hương, bổ sung thêm tư liệu phong phú về dòng chảy văn học dân gian đồng bằng sông Cửu Long buổi đầu tiếp xúc với văn hóa phương Tây, mà còn giúp hình dung phần nào về tình hình xã hội Nam Kỳ thời thuộc địa. /. _____________________ TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Nguyễn Văn Hầu, Dật Sĩ (1955), Thất Sơn mầu nhiệm, Nxb. Liên Chính. 2. Vương Kim, Đào Hưng (1953), Đức Phật Thầy Tây An, Nxb. Long Hoa. 3. Vương Kim (1965), Tận thế và Hội Long Hoa, Nxb Tân Sanh. 4. Lê Duy Phương (2004), Tổng luận Sấm ký của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm và Kim cổ kỳ quan của ông Ba Thới, Tài liệu photocopy. 5. Lý Hồng Phượng (2017), Chữ Nôm Nam Bộ qua khảo sát tác phẩm Kim cổ kỳ quan của Nguyễn Văn Thới, Luận văn Thạc sĩ Hán Nôm, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh. 6. Nguyễn Ngọc Quận (2017a), “Kim cổ kỳ quan, một bộ thơ Nôm độc đáo ở miền Tây Nam Bộ”, Website Khoa Văn học - Trường ĐH KHXH&NV (www.khoavanhoc-ngonngu.edu.vn), 10/1/2017. 7. Nguyễn Ngọc Quận (2017b), “Kim cổ kỳ quan trong đời sống tâm linh của người dân Nam Bộ”, Website Khoa Văn học - Trường ĐH KHXH&NV (www.khoavanhoc-ngonngu.edu.vn), 15/1/2017. 8. Nguyễn Văn Thới, Kim cổ kỳ quan (trọn bộ 9 quyển), Tài liệu photocopy của tác giả.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài: Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng một số tri thức ngôn học vào việc phân tích tác phẩm văn chương
22 p | 4278 | 370
-
Bài giảng Văn học Trung Quốc: Bài 2 - Khuất Nguyên và Sở từ
9 p | 234 | 19
-
Từ tác phẩm "Tự chỉ trích" suy nghĩ về một số vấn đề cấp bách xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn cách mạng hiện nay
10 p | 120 | 9
-
Tổng tập về văn học Việt Nam (Tập 3): Phần 1
477 p | 26 | 8
-
Tổng tập về văn học Việt Nam (Tập 3): Phần 2
620 p | 34 | 8
-
Nguyễn Trãi quan niệm về giá trị của văn chương
5 p | 75 | 5
-
Một số khó khăn khi giảng dạy tác phẩm “truyện Kiều” cho học viên quân sự nước ngoài
6 p | 97 | 5
-
Vài nét về tiểu sử, sự nghiệp và tác phẩm của Phạm Nguyễn Du
11 p | 19 | 4
-
Con người hiện sinh trong tác phẩm Tuần trăng mật màu xanh của Nguyễn Thị Hoàng
13 p | 28 | 4
-
Đặc điểm thơ tống biệt Chí Đình Nguyễn Văn Lý
10 p | 24 | 3
-
Tư tưởng V.I.Lênin về giải phóng phụ nữ qua tác phẩm “Sáng kiến vĩ đại” - Ý nghĩa đối với Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
5 p | 80 | 3
-
Đọc những cách đọc Nguyễn Huy Thiệp và thử đọc Nguyễn Huy Thiệp
8 p | 34 | 3
-
Diện mạo văn học phương Tây trên Đông Dương tạp chí
6 p | 58 | 3
-
Giá trị lịch sử và thời đại trong tác phẩm “Đời sống mới” của chủ tịch Hồ Chí Minh
3 p | 32 | 2
-
Nguyễn Văn Xuân và vấn đề công chúng văn nghệ ở Việt Nam (qua tác phẩm khi những lưu dân trở lại)
8 p | 29 | 2
-
Số phận bất hạnh của phụ nữ trong tiểu thuyết Kỳ nữ họ Tống của Nguyễn Văn Xuân
8 p | 50 | 2
-
Văn học thời Lý - Trần - Một số khuynh hướng chính: Phần 1
208 p | 18 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn