Sau đây là Bài giảng Văn học Trung Quốc: Bài 2 - Khuất Nguyên và Sở từ. Mời các bạn tham khảo bài giảng để hiểu rõ hơn về Khuất Nguyên và thời đại thất hùng; tác phẩm của Khuất Nguyên như Thiên vấn, Cửu ca, Cửu chương, Li tao; ảnh hưởng của Khuất Nguyên.
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Bài giảng Văn học Trung Quốc: Bài 2 - Khuất Nguyên và Sở từ
- BÀI 2 : KHUẤT NGUYÊN VÀ SỞ TỪ
1. Khuất Nguyên và thời đại thất hùng
1.1 Gia thế, bản thân.
1.2 Thời đại thất hùng.
2. Tác phẩm của Khuất Nguyên.
2.1 Thiên vấn: Hỏi trời.
2.2 Cửu ca: 11 bài, viết ở thơi kỳ bị đi đày ở Giang
Nam. Được cải biên từ những ca khúc tế thần: thần mặt
trời, thần sông Tương, thần núi Vu Sơn…
2.3Cửu chương: 9 bài , trình bày những tâm tư,
cảm xúc: Quất tụng, Ai Sính…
- 2.4 Li tao
2.4.1Tên tác phẩm
Tư Mã Thiên giải thích: Li tao là li ưu.
Ban Cố: Li là gặp phải, tao là lo âu.
2.4.2 Thời kỳ viết Li tao: Bị đi đày lần thứ 2 ở Giang Nam.
2.4.3 Cảm hứng chủ đạo:
Nhà thơ trình bày lý tưởng mà mình theo đuổi, bày tỏ niềm bi
phẫn trước hiện thực đen tối, nêu cao lòng yêu nước thương dân nồng
nàn của mình và nguyện chết trong chứ không sống đục.
2.4.4 Ý nghĩa nội dung
Phần 1: Thiên về tả thực. Nhà thơ trình bày gia thế, bản thân,
nguyện vọng cuộc đời. Những hoài bão và những thất bại trên trường
chính trị, những nỗi buồn khi thần tượng đổ vỡ…Thế nhưng tác giả
vẫn kiên trì lý tưởng, quyết không bỏ trong theo đục.
- Li tao (trích)
Phần 1
Bá Dung nhớ cha ta thuở nọ,
Vốn dòng vua về họ Cao Dương
Trong ta đã mười phần lộng lẫy,
Chải chuốt càng thêm nảy xinh tươi
Ngày tháng vút đi không trở lại
Vừa xuân qua đã lại thu sang!
Đoái trông cỏ áy cây vàng
Sợ con người đẹp muộn màng, lỡ duyên!
Ngựa hay cưỡi lấy đi nhanh
Lại đây ta chỉ cho mình đường quang
Hám vui bọn chúng không biết sợ
Đường tối tăm hiểm trở xiết bao
Tình ta mình chẳng xét cùng
Nghe lời ton hót đem lòng giận ta
- Biệt li ta chẳng quản nài
Xót mình lòng dạ đổi dời bao phen
Chín vườn lan lại nghìn sào huệ
Một mình ta chăm chỉ hôm mai
Chúng chen chúc trên đường vụ lợi
Tấm lòng tham, tham mãi tham hoài
Đem dạ mình đọ bụng người
Sinh tình ghen ghét, đặt lời dèm pha!
Mồi phú quý cố mà theo đuổi
Phải lòng ta có vội thế đâu!
Cái già sồng sộc theo nhau
E không để được về sau tiếng lành
Ăn hoa rụng bên nhành thu cúc
Uống sương sa dưới gốc mộc lan
Tình yêu khôn đẹp muôn vàn
Khát hoài!Đói mãi! Phàn nàn mà chi
- Rút rễ cây ta xe sợi chỉ,
Xâu cánh hoa thiên lý xinh xinh.
Cánh lan cánh huệ trắng tinh,
Dây ngần bền dẻo tết manh áo ngoài
Áo như thế thói đời chẳng mặc
Ta cứ theo phép tắc người xưa
Dẫu rằng đời có chẳng ưa
Thì xin theo lối cũng như Bành Hàm.
Làm xinh ta khéo vô duyên!
Sớm vừa can gián, chiều liền sa cơ
Sa cơ mặc, nhởn nhơ vẫn thế!
Vẫn đeo lan dắt huệ như xưa!
Lòng ta đã thích, đã ưa
Dẫu rằng chín chết có chừa được đâu!
- Chúng ghen ta có mày ngài
Phao cho ta tiếng con người lẳng lơ!
Thà cho sống đọa thác đầy
Lòng ta không nỡ để lây thói thường!
Loài chim cắt ngang tàng bay bổng
Vốn xưa nay là giống không đàn.
Thánh hiền xưa cũng như ta
Thẳng ngay mà chết ấy là chết trong.
Tiến ra chẳng hợp với đời,
Lui về sửa lại mặc ngoài cho xinh
Đời ai cũng riêng ham từng món,
Như ta đây chỉ muốn làm xinh
Phân thây xé xác cũng đành
Lòng này hồ dễ dỗ dành được sao!
- Phần 2: Thiên về hư ảo, đậm màu sắc lãng mạn
Không tìm được câu trả lời trong thực tế ông tìm kiếm trong thế giới
hoang đường. Đến đền vua Thuấn tìm một lời khuyên, giải pháp; viễn
du lên trời để tìm người tri kỉ, hiểu mình nhưng thất bại. Cuối cùng
dùng lời của hai thầy bói để diễn đạt cuộc đấu tranh trong tâm hồn: đi
hay ở lại nước Sở…
2.4.5 Đặc sắc nghệ thuật
Phá vỡ hạn chế của thể thơ 4 chữ trong Kinh Thi, đem đến cho thơ
ca khả năng biểu hiện rộng lớn
Bút pháp thay đổi sinh động : có lúc thuật tả, có lúc bày tỏ tình cảm u
hoài, buồn đau…
Biện pháp nghệ thuật phú, tỉ, hứng cũng được vận dụng rất thành
công, đặc biệt là các hình ảnh so sánh vô cùng phong phú, sáng tạo, bao
hàm những ý nghĩa sâu xa
- 3. Ảnh hưởng của Khuất Nguyên
Ở Trung Quốc:
+ Trong đời sống văn hóa.
+ Trong văn chương: Tác phẩm của Khuất Nguyên đặt nền móng cho
dòng văn học lãng mạn Trung Quốc. Người chịu ảnh hưởng mạnh mẽ
từ Khuất Nguyên là Lý Bạch. “Khuất Bình từ phú huyền nhật nguyệt.
Sở vương đài tạ không sơn khâu.”
Ở Việt Nam: cảm phục nhân cách và tài năng của
Khuất Nguyên. Nguyễn Du có nhiều tâm sự, chia sẻ với Khuất Nguyên.
Trực giao hiến lệnh hành thiên hạ.
Hà hữu Li tao kế Quốc phong
Khuất Nguyên tâm Tương giang thủy
Thiên thu vạn thu thanh kiến đề.