Bài giảng Văn học Trung Quốc: Bài 3 - Thơ Đường
lượt xem 50
download
Thơ Đường là một trong những thể thơ nổi tiếng của Trung Quốc cổ đại, bài giảng Văn học Trung Quốc: Bài 3 - Thơ Đường sau đây sẽ giúp các bạn biết rõ hơn về một số nhà thơ Đường như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị. Bên cạnh đó, bài giảng còn giúp các bạn biết cách phân tích một bài thơ Đường.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Văn học Trung Quốc: Bài 3 - Thơ Đường
- THƠ ĐƯỜNG • 1.Khái quát • 2. Lý Bạch • 3. Đỗ Phủ • 4. Bạch Cư Dị • 5. Cách phân tích một bài thơ Đường. • Thực hành giảng văn những bài thơ Đường ở chương trình phổ thông.
- 1. Khái quát 1.1 Hoàn cảnh lịch sử. Triều Đường (617 – 907) Xã hội: loạn An Sử (755), khởi nghĩa Hoàng Sào (873 – 883) Nguyên nhân phồn thịnh thơ Đường: kinh tế phồn vinh, xã hội ổn định, tư tưởng cởi mở, chế độ khoa cử, các ngành nghệ thuật phát triển. 1.2 Tình hình văn học 1.2.1 Thơ Đường đạt được thành tựu rực rỡ nhất, bên cạnh đó các thể loại khác cũng có nhiều đóng góp: từ, biến văn, truyền kỳ. 1.2.2 Diễn biến của thơ Đường Sơ Đường (618 – 713). Có những đổi mới từ những đóng góp của Trần Tử Ngang (Vương Bột, Dương Quýnh, Lô Chiếu Lân, Lạc Tân Vương – tứ kiệt). Trần Tử Ngang là thi nhân nổi tiếng nấht. Đăng U Châu đài ca
- •Thịnh Đường (713 – 766). Nội dung phong phú. Thơ ca về miêu tả chiến tranh, sơn thủy điền viên chiếm một tỷ trọng lớn. Xuất hiện những tài năng: Cao Thích, Vương Duy, Mạnh Hạo Nhiên, Lý Bạch, Đỗ Phủ… •Trung Đường (766 – 827). Thi đàn không mấy khởi sắc. Sau cuộc cách tân Vĩnh Trinh ( Thuận Tông) gây ra hy vọng trung hưng, thi đàn xuất hiện cảnh tượng sôi động ( thơ của Bạch Cư Dị, Hàn Dũ, Liễu Tông Nguyên…). Màu sắc cá tính nổi bật. •Vãn Đường (827 – 904). Khí thế trung hưng của trung Đường mất đi, nhường bước trước âm điệu cảm thương ủy mị.”…Ánh chiều tà rất đẹp nhưng lại báo hiệu hoàng hôn “. Lý Thương Ẩn” … vị tướng trấn ải cuối cùng trên thi đàn thời Đường”.
- 1.2.3 Các thể thơ Thơ Đường Thơ Đường luật: có hai loại + Ngũ ngôn + Thất ngôn Mỗi loại có ba thể: Cổ phong : còn gọi là cổ thể, tự do hơn cả miễn là có vần, không cần niêm luật Tuyệt cú : tuyệt : cắt (TQ), hay (VN – Bùi Kỷ). Ngũ tuyệt và thất tuyệt. Tuân thủ những quy định niêm luật của luật thi nhưng yêu cầu về đối lỏng lẻo hơn.
- • Luật thi: là thể thơ luật 5 chữ và 7 chữ mới nổi ở thời Đường. Thơ luật 5 chữ được “tứ kiệt” thời Sơ Đường hoàn chỉnh. Thơ luật bảy chữ nổi lên chậm hơn. Ban đầu Vương Duy, Cao Thích, Sầm Than dùng để thù tạ, du ngoạn sơn thủy, đến Đỗ Phủ thì tiến lên một bước quan trọng. Một bài thơ Đường luật phải tuân thủ 5 quy định: Vần: là những tiếng có thanh âm hòa hợp đặt vào hai hay nhiều câu hưởng ứng lẫn nhau. Thơ Đường chủ yếu dùng vần bằng,mỗi bài một vần. Đối: là hai câu, hai chữ sóng đôi cho cân xứng (đối ý: tìm hai ý cho cân bằng; đối chữ: đối thanh, đối loại: danh – danh, động – động). Đối ngẫu và tiểu đối.
- • Luật : những quy định về bắng trắc theo chiều ngang. Nhất tam ngũ bất luận, nhị tứ lục phân minh. • Niêm : kết dính về thanh luật theo chiều dọc: câu 1 và câu 8, câu 2 và 3, câu 4 và 5, câu 6 và 7. • Nhịp: tạo tiết tấu, nhịp 2/3 trong ngũ ngôn, 4/3 trong thất ngôn.
- Phồn hoa sự tán trục hương trần(chén) Lưu thủy vô tình thảo tự xuân (chun) Nhật mộ đông phong óan đề điểu Lạc hoa do tự trụy lâu nhân (rén) (Chuyện phồn hoa tan rồi, xua sạch bụi thơm Nước chảy ơ thờ, cỏ vẫn màu xanh mượt Chiều tàn, gió xuân hờn giận con chim hót Hoa rơi như người (con gái) nhảy xuống lầu) (Kim Cốc viên Đỗ Mục)
- 1.2.4 Các phái thơ Phái điền viên sơn thủy: Mạnh Hạo Nhiên (689 – 740) “Ta yêu Mạnh phu tử. Phong lưu người đời nghe. Núi cao đâu thể ngóng. Chỉ vái nhận mùi thơm” (Lý Bạch). +mối quan hệ giữa tình và cảnh hỗ tương và hòa quyện. +hướng tới cuộc sống thanh tĩnh, song khí thơ vẫn rất mạnh mẽ. “Tháng tám nước hồ dâng. Hơi nước liền với trời. Khói bốc đầm Vân Mộng. Nhạc Dương sóng rung thành” (Vọng Động Đình hồ).
- Vương Duy (700?761): đa tài: tinh thông âm nhạc, thư pháp, hội họa (được coi là tổ sư của hội họa Nam tông). Thơ của Vương Duy chú ý đến bố cục, cấu trúc, ngôn ngữ giàu màu sắc… truyền đến cho người đọc mỹ cảm thanh tú, nhẹ nhàng; giàu tính nghệ thuật về mặt thị giác. ĐIỂU MINH GIẢN Nhân nhàn hoa quế lạc Dạ tĩnh xuân sơn không Nguyệt xuất kinh sơn điểu Thời minh xuân giản trung
- TRÚC LÝ QUÁN Độc tọa u hoàng lý Đàn cầm phục trường khiếu Thâm lâm nhân bất tri Minh nguyệt lai tương chiếu Phái biên tái: “Họ Cao, họ Sầm lấy bi tráng làm gốc, còn Vương, Mạnh thì lấy nhàn tản làm sở trường” (Hồ Ứng Lân) Cao Thích (704 765), người Hà Bắc; phóng túng, tự do,
- chí lớn tài cao. Phong cách thi ca mạnh mẽ. Khai thác đề tài biên tái có đặc sắc riêng. Yên ca hành: hình thức cổ thể. Vừa mô tả tình cảm chinh phu chinh phụ vừa kết hợp miêu tả cảnh chiến trường. Sầm Than (715 – 769): là người từng trải, có giữ vài chức quan. Cá tính nghệ thuật độc đáo. Thơ biên tái của ông thường kết hợp miêu tả văn hóa địa phương. Miêu tả cảnh núi lửa (Hỏa Sơn Vân ca tống biệt), kì hoa dị thảo, những buổi tiệc mang màu sắc địa phương… Ưu Bát La hoa ca miêu tả loài hoa sáu cánh đêm khép sáng nở có nhiều mùi hương lạ “đa dị hương”
- Lương Châu từ nhị thủ(Vương Chi Hoán), Lương Châu từ (Vương Hàn). (trích)Hoàng Hà viễn thượng bạch vân gian Nhất phiến cô thành vạn nhẫn sơn Khương địch hà tu oán dương liễu Xuân phong bất độ Ngọc Môn quan Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi
- Phái hiện thực: Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị… Phái lãng mạn: Lý Bạch, Lý Thương Ẩn, Lý Hạ…
- 2. LÝ BẠCH (701-762) 2.1 Thân thế và thời đại. Gia đình Quê hương Thời đại 2.2 Nội dung tư tưởng thơ ca Lý Bạch. 2.2.1 Sự xung đột giữa lý tưởng đẹp đẽ và hiện thực đen tối. “Tài tôi có thể giúp nước cứu đời, khí tiết tôi có thể sánh với Sào Phủ, Hứa Do, văn tôi có thể biến đổi phong tục, trí tôi có thể hiểu mọi lẽ của trời đất và con người
- Đại bàng một lúc lên theo gió Chín vạn dặm cao vút tận trời Dẫu khi gió ngừng sa xuống đất Chân còn lê tới tận biển khơi (Tặng Lý Ung)
- Mong được giúp chúa hiền Công thành về rừng cũ Công thành cởi áo cút Trở về bến Vũ Lăng Suốt cuộc đời Lý Bạch vì công không thành nên thân không thể thoái. Theo đuổi sự nghiệp chính trị nên tư tưởng Lý Bạch càng thêm phần phức tạp, mâu thuẫn. + Nhiều bài bày tỏ sự bất bình khi bị đẩy ra khỏi trường chính trị, hoặc phẫn nộ trước sự ăn chơi sa đọa của vua chúa.(Đường lớn như trời xanh. Riêng ta không được bước) + Cảm thấy cô độc, bất lực. Tìm đến tư tưởng Lão Trang, rượu, ngao du sơn thủy…
- Tương tiến tửu (trích) Quân bất kiến Hoàng Hà chi thủy thiên thượng lai Bôn lưu đáo hải bất phục hồi Quân bất kiến Cao đường minh kính bi bạch phát Triêu như thanh ti, mộ thành tuyết Nhân sinh đắc ý tu tận hoan Mạc sứ kim tôn không đối nguyệt Thiên sinh ngã tài tất hữu dụng … Cổ lai thánh hiền giai tịch mịch Duy hữu ẩm giả lưu kỳ danh Lý Bạch đã chọn cuộc sống của một nghệ sĩ.
- 2.2.2 Lòng đồng cảm với nhân dân Chiến tranh loạn lạc Sa trường đâm nhau chết Ngựa ai ngơ ngác nhìn hý trời! Diều quạ rỉa ruột người Tha treo cành khô trông tả tơi Binh lính thây bón cỏ ( Chiến thành Nam) Lao động khổ sai Người kéo thuyền khổ thật Nước đục uống không trôi Nửa bầu đọng thành đất Khúc “đô hộ” cất lên Lệ trào đau thắt ruột ( Đinh đô hộ ca)
- Nỗi khổ của người phụ nữ +Thương phụ : Tự lân thập ngũ dư Nhan sắc đào hoa hồng Na tác thương nhân phụ Sầu thủy phục sầu phong (Trường Can hành) +Chinh phụ Yên thảo như bích ti Tần tang đê lục chi Đương kim hoài quy nhật Thị thiếp đoạn trường thì Xuân phong bất tương thức Hà sự nhập la vi? (Xuân tứ)
- Cảm nhận vẻ đẹp của cuộc sống lao động. + Lô hỏa chiếu thiên địa Hồng tinh loạn tử yên Xá lang minh nguyệt dạ Ca khúc động hàn xuyên (Noãn lang) + Cô gái hái sen bên khe Nhược Gia. Tươi cười nói chuyện với người qua làn hoa sen. Mặt trời soi vẻ đẹp vừa điểm trangin xuống sáng ngời tận đáy nước. Gió thổi tung vạt áo đượm hương thơm phơ phất trong không trung. Trên bờ những chàng trai ăn chơi con nhà ai. Tốp năm, tốp ba in bóng lên rặng thùy dương. Con tuấn mã màu tía hý vang bước vào miền hoa rụng. Thấy cảnh ấy trù trừ đi không dứt, luống ngẩn ngơ như đứt từng khúc ruột (Thái liên khúc)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Văn học Trung Quốc: Một số đặc trưng nghệ thuật thơ Đường
13 p | 655 | 61
-
Bài giảng Văn học Trung Quốc: Kinh thi
53 p | 461 | 32
-
Bài giảng Văn học Trung Quốc: Hồng lâu mộng
6 p | 253 | 30
-
Bài giảng Văn học Trung Quốc: Bài 1 - Tam quốc diễn nghĩa
9 p | 174 | 30
-
Bài giảng Văn học Trung Quốc: Lỗ Tấn (1881-1936)
5 p | 260 | 25
-
Bài giảng Văn học Trung Quốc: Bài 1 - Kinh thi
15 p | 183 | 23
-
Bài giảng Văn học Trung Quốc: Ly tao
19 p | 190 | 23
-
Bài giảng Văn học Trung Quốc: Tây du ký
8 p | 223 | 20
-
Bài giảng Văn học Trung Quốc - ĐH Phạm Văn Đồng
126 p | 153 | 20
-
Bài giảng Văn học Trung Quốc: Bài 2 - Khuất Nguyên và Sở từ
9 p | 234 | 19
-
Bài giảng Văn học Trung Quốc: Bài 3 - Sử ký
9 p | 127 | 18
-
Bài giảng Văn học Trung Quốc: Bài mở đầu
13 p | 207 | 15
-
Bài giảng Kinh thư - Tả truyện - Chiến quốc sách
22 p | 186 | 9
-
Giảng dạy học phần văn học Trung Quốc cho sinh viên chuyên ngữ ở bậc đại học theo hướng tích hợp
9 p | 16 | 4
-
Bài giảng Sự hình thành và phát triển của Phú Trung Quốc
12 p | 85 | 3
-
Từ chính trị - xã hội trong văn học cận đại Trung Quốc (trên ngữ liệu tác phẩm của Hồ Thích thuộc phong trào tân văn hóa)
9 p | 10 | 3
-
Ứng dụng công nghệ vào giảng dạy văn học Trung Quốc
3 p | 13 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn