Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
NHÂN 1 TRƯỜNG HỢP HCRN CÒN 5CM HỒI TRÀNG<br />
ĐƯỢC NUÔI THÀNH CÔNG TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2<br />
Nguyễn Thị Thu Hậu*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Báo cáo 1 trường hợp HCRN còn 5cm hồi tràng, còn van HMT và đại tràng sau mổ xoắn ruột,<br />
được nuôi thành công tại Bệnh viện Nhi Đồng 2.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Báo cáo ca bệnh.<br />
Kết quả: Bệnh nhân 23 tháng tuổi, mổ xoắn ruột do xoay ruột bất toàn, còn 5cm hồi tràng, còn van HMT,<br />
còn đaị tràng. Bệnh nhân có đầy đủ các biểu hiện của HCRN: Kém hấp thu, chậm vận động đường tiêu hóa, tăng<br />
tiết ở dạ dày ruột, tiêu phân lỏng kéo dài, phụ thuộc nuôi ăn tĩnh mạch. Bị một số biến chứng: Nhiễm trùng<br />
huyết, viêm khớp nhiễm trùng, quá phát vi khuẩn ruột, chậm phát triển thể chất, nhưng không bị tổn thương gan<br />
và hạ Na. Được áp dụng những kỹ thuật chăm sóc đặc biệt cho HCRN: Nuôi tĩnh mạch tích cực, nhỏ giọt qua<br />
sonde, lựa chọn thức ăn phù hợp, bổ sung chất xơ tan, MCT, vitamin, vi lượng, dung dịch uống chứa đủ hàm<br />
lượng Na… Điều trị phòng ngừa biến chứng và hỗ trợ đường ruột: Giảm tiết acid, cholestyramin, loperamide,<br />
kháng sinh phòng ngừa quá phát vi khuẩn ruột, probiotic, dung dịch Na, cho ăn đường miệng sớm và tích cực.<br />
Bệnh nhân cai được nuôi tĩnh mạch sau 16 tháng. Ruột có biểu hiện dài ra và tăng sinh niêm mạc sau gần 3 năm.<br />
Đại tràng cũng có biến đổi về hình thái trên quan sát đại thể.<br />
Kết luận: Bệnh nhân chỉ còn 5cm hồi tràng và van HMT, nếu được chăm sóc tốt vẫn có thể cai được nuôi<br />
tĩnh mạch.Nên có phác đồ thống nhất trong chăm sóc và điều trị HCRN. Cần chú trọng đặt đường truyền trung<br />
ương sớm, cho ăn đường tiêu hóa sớm, tích cực, hợp lý và các kỹ thuật chăm sóc vô trùng để tránh biến chứng.<br />
Cần nghiên cứu thêm về khả năng thích ứng của ruột non và đại tràng ở bệnh nhân HCRN.<br />
Từ khóa: Hội chứng ruột ngắn.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
SHORT BOWEL SYNDROME WITH ONLY 5 CM OF ILEUM WAS SUCCESSFULLY TREATED AT<br />
CHILDREN’S HOSPITAL 2: CASE REPORT<br />
Nguyen Thi Thu Hau * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 4 - 2010: 78 - 85<br />
Objectives: Report 1 case of short bowel syndrome with only 5 cm of ileum remaining but intact ileocecal<br />
valve, intact colon after volvulus operation at 23 months of age who was successfully treated at Children’s hospital 2.<br />
Methods: Case report.<br />
Results: Patient had enough manifestations of SBS: Malabsorption, delayed GI movement, GI<br />
hypersecretion, prolong loose stool, parenteral nutrition dependence. She was involved with some complications<br />
such as sepsis, infectious arthritis, bacterial overgrowth, failure to thrive, but not involved with hepatic damage<br />
and hyponatremia. Management was special: Arenteral nutrition, continuous enteral nutrition, suitable food<br />
providing, supplementation of soluble fiber, MCT, polyvitamins, trace elements, sodium contain solution...<br />
Intevention were targeted at complications prevention and GI support: Anti-acidsecretion, cholestyramin,<br />
loperamid, antibiotic therapy to prevent bacterial overgrowth, probiotic, sodium contain solution, early and<br />
initiative oral feeding introduction. Patient have weaned of PN after 16 months. 3 years later, small intestine<br />
* Bệnh viện Nhi đồng 2<br />
Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Thị Thu Hậu,<br />
<br />
ĐT: 0913724799, Email:thuhaunt@gmail.com<br />
<br />
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010<br />
<br />
1<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
seemed to be longer, with thickener mucosa. General observe have suggested the colon structure modification.<br />
Conclusions: Patient had only 5 cm of ileum remaining, but intact IC valve still have chance to wean PN.It<br />
should be applied unique protocol for SBS management. It is necessary to establish central catheter, early,<br />
initiative and appropriate oral feeding introduction and sterilized techniques to prevent complications. We need<br />
some more studies in adapte capacity of small intestine as well as colon in SBS.<br />
Key words: Short bowel syndrome.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Hội chứng ruột ngắn (HCRN) đặc trưng<br />
bởi tình trạng kém hấp thu các chất dinh<br />
dưỡng xảy ra sau khi cắt phần lớn ruột non do<br />
các sang thương bẩm sinh hay mắc phải(1,2,3,8).<br />
So với 30 năm trước, sự phát triển của nuôi ăn<br />
tĩnh mạch và đường tiêu hoá trên thế giới giúp<br />
cải thiện tiên lượng bệnh rất nhiều(3,6,7,10). Các<br />
kỹ thuật nuôi ăn giúp bệnh nhi bị HCRN có<br />
thể phát triển bình thường trong quãng thời<br />
gian dài chờ đợi sự thích ứng của phần ruột<br />
non còn lại. Ngoài ra, bệnh nhi còn được hỗ<br />
trợ bằng các can thiệp nội khoa và ngoại khoa<br />
để cải thiện chức năng của đoạn ruột đó. Tuy<br />
nhiên, việc chăm sóc, điều trị bệnh nhân<br />
HCRN rất phức tạp và tốn kém(2,5,7). Mỗi<br />
trường hợp HCRN được nuôi dưỡng thành<br />
công để bệnh nhân có thể cai được nuôi tĩnh<br />
mạch, tự hấp thu các chất qua đường tiêu hóa<br />
đều đòi hỏi rất nhiều công sức của các bác sĩ<br />
và đều là một thử thách lớn trong lâm sàng.<br />
Năm 1979, tác giả Wilmore lần đầu tiên<br />
báo cáo tiên lượng của HCRN ở trẻ em, những<br />
trường hợp không còn van hồi manh tràng<br />
hoặc chiều dài ruột non còn < 40cm đều tử<br />
vong. Các nghiên cứu về sau cũng cho thấy,<br />
những bệnh nhân có chiều dài ruột non còn lại<br />
< 15 cm sẽ rất ít có khả năng thích ứng, khó cai<br />
được nuôi tĩnh mạch(3,5,7). Ngoài ra, HCRN xảy<br />
ra ngoài giai đoạn sơ sinh cũng có tiên lượng<br />
không tốt bằng ở trẻ sơ sinh do khả năng dài<br />
ra của ruột hạn chế(9,10).<br />
Trong bài này, chúng tôi báo cáo một trường<br />
hợp HCRN ở trẻ 23 tháng tuổi, chỉ còn 5cm hồi<br />
tràng sau phẫu thuật cắt bỏ ruột non, được chăm<br />
sóc và nuôi dưỡng tích cực tại BV Nhi đồng 2<br />
<br />
trong một thời gian dài, cuối cùng đã có thể cai<br />
được nuôi tĩnh mạch và xuất viện về nhà.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU<br />
Báo cáo ca bệnh. Theo dõi tiến cứu.<br />
Số hồ sơ: 37832/2007, 6270/2008, 14104/2008,<br />
73811/2009, 27180/2009, 4315/2010, 6352/2010,<br />
17228/2010, 22785/2010<br />
<br />
BỆNH ÁN<br />
Bệnh nhân: Nguyễn Huỳnh Ngọc Bích, nữ,<br />
sinh ngày 10/09/2005<br />
Địa chỉ: 23B đường 13, khu phố 4, Bình<br />
Chiểu, Thủ đức, TPHCM.<br />
Ngày nhập viện: 11h50 ngày 9/8/2007 (23<br />
tháng tuổi). Con 1/1, sinh thường, đủ tháng, Ps=<br />
2,3 kg.<br />
Lý do nhập viện: BV tuyến dưới chuyển, Δ:<br />
t/d bụng ngoại khoa.<br />
<br />
Bệnh sử<br />
Tối ngày trước, đột ngột đau bụng, ói > 10<br />
lần, ra dịch trong sau đó dịch vàng. Nằm theo<br />
dõi tại BV quận khoảng 15 tiếng, nghi ngờ bụng<br />
ngoại khoa chuyển BV Nhi Đồng 2.<br />
Tình trạng lúc nhập viện: Đừ, môi tái và khô.<br />
Mạch 205 l/p. HA 8/6 cmHg. CN 9,8kg.<br />
Bụng chướng, ấn đau khắp bụng, phản ứng<br />
thành bụng (+).<br />
<br />
Diễn tiến và điều trị<br />
- Mổ cấp cứu sau khi hồi sức: Mổ lúc 15h30<br />
ngày 9/8/2007 (lần 1)<br />
<br />
Tường trình phẫu thuật<br />
Toàn bộ ruột tím đen và rất thối. Lấy khối<br />
ruột đen ra thấy xoắn toàn bộ chân ruột non làm<br />
hoại tử toàn bộ hồi tràng, chỉ còn khoảng 3cm<br />
hồi tràng và van HMT. Toàn bộ hỗng tràng cũng<br />
tím bầm đến sát góc Treitz. Xét thấy không thể<br />
<br />
2Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010<br />
cắt bỏ toàn bộ ruột non nên cố tình để lại 60 cm<br />
hỗng tràng dù còn tím bầm. Đem 2 đầu ra làm<br />
HMT. Có thể mổ lại ngày 13/8 xem có nối ruột<br />
được không.<br />
<br />
Chẩn đoán<br />
Ruột hoại tử xuất huyết sau xoắn ruột.<br />
HCRN sau mổ cắt RN do xoắn ruột.<br />
- Ngày 13/8, t/d tại HS, thấy đầu HMT còn<br />
hồng t/d thêm.<br />
- 15/8: thở nhanh, ODL bụng ra dịch dạng<br />
mô hoại tử, đầu HMT đen, nghi hoại tử ruột<br />
còn lại.<br />
- 17/8: sốt, đừ, sonde DD ra dịch nâu, HMT<br />
có dấu hiệu hoại tử mổ cấp cứu (lần 2).<br />
Tường trình phẫu thuật<br />
Ổ bụng có nhiều dịch mủ và giả mạc, đoạn<br />
RN còn lại từ góc Treitz đến HMT hoại tử, mủn<br />
nát toàn bộ. Bóc tách giải phóng tá tràng ra khỏi<br />
phúc mạc sau, cắt bỏ toàn bộ RN hoại tử. Nối tá<br />
tràng D4 với đoạn cuối hồi tràng (còn lại khoảng<br />
5cm). Chẩn đoán: HC ruột cực ngắn.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
-T/d tại HS 11 ngày: N11: Tình trạng ổn.<br />
Nuôi TM + Preges 100 mlx6 (50ml/h) chuyển<br />
tiêu hóa chăm sóc tại phòng Nuôi ăn hỗ trợ.<br />
Ngày 13/10/2007: Ói nhiều, sonde dd: Dịch<br />
xanh rêu.<br />
TOGD: Tá tràng dãn to, góc Treitz nằm<br />
giữa cột sống. T/d màng chắn tá tràng + Tắc<br />
ruột do dính.<br />
Phẫu thuật: (Lần 3) gỡ dính, chỉnh hình<br />
miệng nối, cắt ruột thừa.<br />
<br />
Tường trình phẫu thuật<br />
Ruột già dính rất nhiều. Sau khi gỡ dính<br />
thám sát thấy có 1 khối ở chân mạc treo nơi<br />
miệng nối cũ do chỉ phản ứng, lấy ra khoảng 10<br />
mối chỉ silk, có 1 số dây dính nơi miệng nối cũ<br />
gây tắc tá tràng làm dãn đoạn trên tá tràng (từ<br />
D3 môn vị). Chỉnh hình miệng nối: Xẻ dọc khâu<br />
ngang. Cắt ruột thừa. Ruột non còn khoảng 5cm.<br />
Ngày 22/10: Chuyển về tiêu hóa, CN 9,3 kg,<br />
cao 82 cm, phân lỏng vàng.<br />
<br />
Tóm tắt quá trình diễn tiến và chăm sóc HCRN<br />
Thời ñiểm<br />
<br />
Tháng tuổi<br />
Thể chất<br />
23 th<br />
<br />
Khoa ñiều trị<br />
<br />
23,5 th<br />
9,5kg/82 cm<br />
-2SD