intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Mô tả trường hợp tăng sinh tế bào lympho liên quan nhiễm sắc thể X type 1 ở bệnh nhân nam 2 tuổi tại Bệnh viện Nhi Đồng I - Ths.BS. Cao Trần Thu Cúc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

23
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Mô tả trường hợp tăng sinh tế bào lympho liên quan nhiễm sắc thể X type 1 ở bệnh nhân nam 2 tuổi tại Bệnh viện Nhi Đồng I do Ths.BS. Cao Trần Thu Cúc biên soạn trình bày mô tả triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và theo dõi điều trị bệnh nhân nam 2 tuổi mang đột biến gen SH2D1A gây bệnh tăng sinh tế bào lympho liên quan nhiễm sắc thể X type 1.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Mô tả trường hợp tăng sinh tế bào lympho liên quan nhiễm sắc thể X type 1 ở bệnh nhân nam 2 tuổi tại Bệnh viện Nhi Đồng I - Ths.BS. Cao Trần Thu Cúc

  1. MÔ TẢ TRƯỜNG HỢP TĂNG SINH TẾ BÀO LYMPHO LIÊN QUAN NHIỄM SẮC THỂ X TYPE 1 Ở BỆNH NHÂN NAM 2 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG I Ths.BS CAO TRẦN THU CÚC Khoa Huyết học-Bệnh viện Nhi đồng 1 – Tp Hồ Chí MInh
  2. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh tang sinh tế bào Lympho liên quan nhiễm sắc thể X type 1 (XLP1) ây ra bởi đột biến gen SH2D1A/SAP ◼ SAP: biểu hiện trên tế bào Lympho T, tế bào natural killer (NK) và tế bào natural killer bất biến (iNKT: invariant NK). ◼ SAP liên kết với SLAM gây độc: • tăng sinh tế bào Lympho B và T, • hoạt hóa tế bào lympho T CD8+ bởi sự trình diện kháng nguyên cho tế bào lympho B, • tăng tiết cytokine bởi tế bào Lympho T, và sản xuất kháng thể của tế bào lympho B.
  3. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh tăng sinh tế bào lympho liên quan nhiễm sắc thể (X linked lymphoproliferative disease –XLP): hiếm gặp ở trẻ em, LS đa dạng Biểu hiện lâm sàng : - Hội chứng thực bào máu - lymphoma - thiếu hụt gamma globullin, thường khởi phát sau nhiễm EBV - Suy tủy và và viêm mạch máu (hiếm gặp) Điều trị duy nhất là GHÉP TỦY
  4. ĐẶT VẤN ĐỀ ◼ Đây là 1 bệnh hiếm gặp, phức tạp và xét nghiệm còn hạn chế tại Việt Nam ◼ Nhân trường hợp ở bé trai mang đột biến XLP1 tại Bệnh viện Nhi đồng 1 – Tp HCM Mô tả diễn tiến lâm sàng, cận lâm sàng và theo dõi điều trị của bé
  5. MỤC TIÊU và PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu ◼ Mô tả triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và theo dõi điều trị bệnh nhân nam 2 tuổi mang đột biến gen SH2D1A gây bệnh tăng sinh tế bào lympho liên quan nhiễm sắc thể X type 1. Phương pháp nghiên cứu ◼ Mô tả trường hợp lâm sàng tiến cứu
  6. MÔ TẢ TRƯỜNG HỢP BỆNH Trẻ nam khởi phát bệnh từ 12 tháng tuổi với triệu chứng: - Sốt kéo dài 2 tuần, gan lách hạch to (gan 5cm dưới hạ sườn P, lách to độ III, hạch cổ nhỏ 2 bên) - Tăng bạch cầu kéo dài (25 – 35 x 10^9/L), chủ yếu tăng lympho (15 – 20 x 10^9/L), thiếu máu nhẹ (9,5 – 10 g/dL), giảm tiểu cầu nhẹ (140 – 150 x 10^9/L), - Ferrtin tăng 1000 – 2000 g/L - Tủy đồ có hiện tượng thực bào máu, - Tiền căn: anh trai 2 tuổi mất vì Hội chứng thực bào máu – Nhiễm EBV tại Bệnh viện Nhi đống 1
  7. MÔ TẢ TRƯỜNG HỢP BỆNH ◼ Định lượng EBV có nồng độ cao trong máu (150.600 copies/ml), ◼ - Nồng độ kháng thể bình thường theo tuổi (IgG: 1971 mg/dL, IgM: 517 mg/dL, IgA: 118 mg/dL, IgE: 50 mg/dL). ◼ Sinh thiết hạch: hạch viêm mạn tính ◼ → Hội chứng thực bào máu – Nhiễm EBV theo HLH – 2004, được điều trị với IVIG và Dexamethasone theo phác đồ của HLH – 2004 trong 8 tuần, sau đó ngưng điều trị.
  8. MÔ TẢ TRƯỜNG HỢP BỆNH ◼ Sau 1 tháng ngưng điều trị, • Biểu viêm màng não kéo dài 8 tuần, điều trị với kháng sinh Meropenem, Vancomycin, • Giảm nặng các nồng độ kháng thể: ◼ IgG: 100 – 200 mg/dL, ◼ IgA: 5 – 15 mg/dL, ◼ IgM: 7 – 20 mg/dL, ◼ xét nghiệm phân tích quần thể tế bào lympho bình thường theo tuổi.
  9. MÔ TẢ TRƯỜNG HỢP BỆNH ◼ Trong 12 tháng sau đó, bệnh nhân biểu hiện suy giảm miễn dịch với nồng độ kháng thể thấp tương tự và được truyền IVIG mỗi tháng. → Whole Exome Sequensing →đột biến SH2D1A trên nhiễm sắc thể X (nonsynonymous – exon1:c.A1G:p.M1V). →Đây là một bệnh di truyền hiếm gặp, phù hợp biểu hiện lâm sàng gây ra hội chứng thực bào máu, tăng lympho kéo dài, suy giảm miễn dịch sau nhiễm EBV.
  10. BÀN LUẬN Tuổi khởi phát: ◼ Nghiên cứu: nam 12 tháng ◼ Theo nhiều nghiên cứu, bệnh nhân XLP1 thường khởi phát bệnh khoảng 2-4 tuổi sau nhiễm EBV ◼ 91 bệnh nhân được chẩn đoán XLP, tuổi khởi phát bệnh là 4 tuổi ở bệnh nhân nhiễm EBV và 3 tuổi ở bệnh nhân không nhiễm EBV
  11. BÀN LUẬN Về biểu hiện lâm sàng bệnh ◼ tăng đơn nhân nhiễm khuẩn chiếm 50 – 60%, suy giảm miễn dịch giảm IgG 22- 31%, tăng sinh lympho bao gồm lymphoma tế bào B chiếm khoảng 30% ◼ Tại Việt Nam, đây là một bệnh hiếm gặp, chưa có thống kê nào về tỉ lệ biểu hiện lâm sàng của các thể bệnh trên bệnh nhân XLP1
  12. BÀN LUẬN ◼ Bệnh nhân của chúng tôi biểu hiện đầu tiên với tình trạng bạch cầu kéo dài (25 – 35 x 10^9/L), chủ yếu tăng lympho (15 – 20 x 10^9/L) và tải lượng EBV cao trong máu (150.600 copies/ml) ◼ Giảm sâu các kháng thể (IgG: 100 – 200 mg/dL, IgA: 5 – 15 mg/dL, IgM: 7 – 20 mg/dL) ◼ 1 nghiên cứu cohort trên 91 bệnh nhân XLP, bệnh nhân suy gảm miễn dịch thiếu hụt gamaglobulin chiếm 22%, tỉ lệ tử vong khỏang 5% (trong khi 50% ở các thể bệnh khác) ◼ Diễn tiến thành Lymphoma bất cứ giai đoạn nào của bệnh
  13. BÀN LUẬN Về điều trị XLP1 Điều trị IVIG: định kỳ mỗi 4 -5 tuần Riuximab: nhiễm EBV nặng Liệu pháp gen: còn đang trong nghiên cứu GHÉP TỦY LÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ TRIỆT ĐỂ DUY NHẤT ◼ Trong 1 nghiên cứu lớn ở các trung tâm đa quốc gia trên 43 bệnh nhân được ghép tủy cho kết quả : • tuổi trung bình ghép tủy là 6 tuổi (8 tháng – 19 tuổi), trong đó biểu hiện thiếu hụt gamaglobulin khoảng 47%, hội chứng thực bào máu 37%, lymphoma 28%. Tỉ lệ sống là 81%, nếu có kèm hội chứng thực bào máu thì tỉ lệ ngày khoảng 50%
  14. KẾT LUẬN ◼ Hội chứng thực bào máu liên quan đến EBV xảy ra trên trẻ nam → theo dõi nồng độ kháng thể phát hiện sớm tình trạng suy giảm miễn dịch sau nhiễm EBV. ◼ Bệnh nhân hội chứng thực bào máu liên quan đến EBV xảy ra trên trẻ nam kèm diễn tiến suy giảm miễn dịch sau đó nên chú ý tìm gen XLP. • Chẩn đoán phân biệt với các suy giảm miễn dịch thiếu hụt gamma globulin thể khác bằng xét nghiệm phân tích quần thể tế bào lympho và các phương pháp di truyền học.
  15. CHÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ THEO DÕI CỦA QUÝ THẦY CÔ, CÁC ANH CHỊ VÀ CÁC BẠN
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2