YOMEDIA
ADSENSE
Nhân cách Nguyễn Công Trứ, nhìn từ quan điểm bản thể luận
113
lượt xem 19
download
lượt xem 19
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Phân tích văn bản thi văn Nguyễn Công Trứ, nhà nghiên cứu Trần Đình Hượu có thể là người đầu tiên đã lưu ý, không có căn cứ để gọi tên tư tưởng Nguyễn Công Trứ là Nho hay là Lão Trang: “Nguyễn Công Trứ là nhà nho nhưng ông không hoàn toàn nho.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nhân cách Nguyễn Công Trứ, nhìn từ quan điểm bản thể luận
- Nhân cách Nguyễn Công Trứ, nhìn từ quan điểm bản thể luận
- Phân tích văn bản thi văn Nguyễn Công Trứ, nhà nghiên cứu Trần Đình Hượu có thể là người đầu tiên đã lưu ý, không có căn cứ để gọi tên tư tưởng Nguyễn Công Trứ là Nho hay là Lão Trang: “Nguyễn Công Trứ là nhà nho nhưng ông không hoàn toàn nho. Ông bàn đến xuất xử, hành tàng như nhà nho nhưng ông có nhiều đam mê, có nhiều dục vọng, muốn có cái thú vui của người lập nên sự nghiệp lừng lẫy mà cũng muốn có cả những thú vui của người nhàn dật mê cảnh núi sông giăng gió. Ông muốn làm “trượng phu kềnh” chứ không phải “đại trượng phu”. Đối với ông, cái gì cũng chưa đủ. Hiếu tĩnh vị năng vong thuỷ thạch, Duy nhàn phi thị học thần tiên. Ông muốn tự sắp xếp cuộc đời hành xong thì tàng, hành để tàng hưởng mọi vui thú. Ông có nhiều ham muốn và sống hết mình. Đó là chỗ ông không thể chịu được sự kiềm chế, sự uốn nắn của Nho giáo. Khát khao tự do làm ông gần Trang Tử. Nhưng thực ra Trang Tử cũng không thành la bàn cho ông đi trong cuộc đời. Là Nho, ông không thể sống theo tài tình, buông thả hành lạc mà là Trang thì lại không thể “vô danh”, “vô công”, “vô kỉ” sống nhàn tuân theo tự nhiên. Sống theo tài theo tình tức là theo cá nhân chính là chỗ mới của ông, không hẳn là Nho mà cũng không hẳn là Trang. Nho hay Trang cũng đều chưa nghĩ đến một con người như vậy có quyền tồn tại trong cuộc sống” (tr.844). Nghĩa là rất khó dùng mẫu hình nhân cách Nho hay Trang để định danh Nguyễn Công Trứ: nhà nghiên cứu định danh cho mẫu hình nhân cách này là nhà nho tài tử. Nói cách khác, mẫu người tài tử này là một dạng thức đặc biệt của con người cá nhân, được xác định bằng “tài” và “tình”. Trong một xã hội đòi hỏi con người yên phận, “Nguyễn Công Trứ muốn phá khuôn khổ và sống tuỳ thích. Ông bước vào mảnh đất của chủ nghĩa cá nhân và ông xây dựng sự tự do cho mình trên mảnh đất ấy” (tr.912). Cũng một quan điểm tương tự, Trần Ngọc Vương khẳng định tính chất “đa trị” của nhân cách Nguyễn Công Trứ: “Xét cho cùng, đối với người tài tử, tư tưởng Lão Trang hay
- Phật giáo là những thế năng sống và trong nhiều trường hợp, là những chặng đời chứ không phải là điểm hội tụ, nơi tìm đến cuối cùng. Đã tự giải thoát để trở nên những nghệ sĩ đích thực, cho nên như đối với bất kì nghệ sĩ đích thực nào khác ở mọi thời đại và mọi phương trời, không một triết thuyết nào thỏa mãn bản năng hướng ngoại, cảm quan đời sống đa trị của họ” (tr.865). Cũng phải ghi nhận có nhiều điểm chung trong tất cả các nghiên cứu xưa nay về Nguyễn Công Trứ. Sự đa chiều, cá tính mạnh mẽ khoáng đạt không thể khuôn vào mọi khuôn mẫu có sẵn, chất cá nhân đậm nét, tính tự nhiên trong ứng xử… là những nét đặc trưng của Nguyễn Công Trứ mà hầu hết các “Nguyễn Công Trứ học” đều chẳng hẹn mà gặp gỡ. Nhưng còn có một số cách cắt nghĩa khác nhau về sự độc đáo trong mô hình nhân cách Nguyễn Công Trứ. Không dừng lại ở sự mô tả thuần túy, Trương Tửu (1943) đã vận dụng phép biện chứng duy vật để cắt nghĩa những gì mà giới nghiên cứu từng hình dung là mâu thuẫn, là đặc điểm của anh hùng, hào kiệt. Theo ông, con người là sản phẩm của hoàn cảnh lịch sử- xã hội, nó vận động, biến đổi theo sự biến đổi của lịch sử xã hội. Hành động và quan niệm sống của Nguyễn Công Trứ là sản phẩm của xã hội. Quan niệm “hành lạc” và “tang bồng hồ thỉ” chính là bắt nguồn từ thái độ chống lại bọn phú hộ giàu có khi ấy đã thành một tầng lớp xã hội do ngoại thương phát đạt. Chống lại bọn phú hộ tất dẫn đến chống lại đồng tiền. Trương Tửu viết: “Quan niệm “cầm kì thi tửu” là một quan niệm tài tử… Người phú hộ chỉ say có một thứ: sự làm việc, chỉ mê có một vật: tiền bạc. Hai quan niệm xung đột nhau như nước với lửa. Cho nên, muốn chống phú hộ, Nguyễn Công Trứ đã dùng đến triết lí hành lạc của phường tài tử. Ông đã ca tụng rượu, đàn, thơ, cờ, giăng, gió. Hơn nữa, ông đã sống đầy đủ, sống nghênh ngang triết lí tài tử, suốt một kiếp người” (tr.524-525). Sự sống bằng giác quan - một nhu cầu của thời đại - đã được tài tử Nguyễn Công Trứ biểu hiện ra ở sự hành lạc mê man tế nhị. Mà trong các cách hành lạc, chỉ có hát ả đào là kích thích đủ các thứ giác quan đang thèm sống. Chỉ có lối chơi ấy là thỏa mãn được con người một cách cầu kì, quý tộc. Sống bằng giác quan, bằng tình dục, bằng các thứ vật chất bác tạp, nhưng vẫn giữ được tính cách quý tộc không lẫn với các đẳng cấp xã hội khác, đó là tất cả nguyện vọng hành lạc của Nguyễn Công Trứ. Và chỉ có sự hát ả đào là giúp ông đạt được ý muốn ấy.
- Bởi vậy nên Nguyễn Công Trứ thích ả đào, yêu cô đào, lấy cô đào, nhớ cô đào “đối mặt hoa mà cầm, mà kì, mà tửu, mà thi”, mà tận hưởng cuộc sống của giác quan. Ông đã dám ngang nhiên bênh vực sự hát ả đào” (tr.530). Trương Tửu cũng giải thích nguyên nhân của hoạt động xã hội của Nguyễn Công Trứ bằng tinh thần chống bọn “phú hộ” này. Hành lạc chỉ là cách chống tiêu cực, chính nhập thế mới là cách chiến đấu chống phú hộ tích cực. “Phú hộ ra làm quan là để kiếm lợi và đè nén. Còn nho sĩ (Nguyễn Công Trứ) ra làm quan là để thực hiện một lí tưởng, thỏa mãn một chí khí” (tr.534). Từ đây dẫn đến chí nam nhi. Đó là nguồn gốc của hai hành vi tưởng như mâu thuẫn là hành đạo và hành lạc. Từ đây, Trương Tửu khái quát về kiểu nhân cách Nguyễn Công Trứ: “Tính chất ấy là một tính chất hiếu thắng vậy. Người có tính chất ấy là người nuôi một quan niệm cực đoan về nhân sinh: không sống thì thôi đã sống phải “có danh với non sông”, không thi thì thôi đã thi thì phải “miếng khoa giáp ăn xanh phường sĩ tử”, không lập sự nghiệp thì thôi, đã lập thì phải “ba vạn anh hùng đè xuống dưới”. Đó là một người lúc nào cũng muốn làm hơn người, làm khác người, làm những cái lạ mà thiên hạ không ai làm được” (tr.618). Trần Ngọc Vương cắt nghĩa chí nam nhi của Nguyễn Công Trứ như là tia hồi quang - sự tiếp biến - của “người anh hùng thời loạn” trong hoàn cảnh chế độ chuyên chế nhà Nguyễn. Vậy là có hai cách cắt nghĩa Nguyễn Công Trứ: một cách dựa vào các yếu tố Nho- Phật- Đạo và một cách dựa vào hiện thực lịch sử chính trị, văn hóa, xã hội. Nhưng trong mỗi hướng cắt nghĩa đó, lại có những quan điểm khác nhau, đưa đến kết quả khác nhau. Một số nhà nghiên cứu ở miền Bắc trước đây (trước 1975) trên lập trường giai cấp thường phê phán “chí nam nhi” của Nguyễn Công Trứ là xa lạ với quần chúng, là biểu hiện “anh hùng cá nhân”, đi ngược lại quyền lợi của nhân dân (ý nói ông trấn áp các cuộc “khởi nghĩa nông dân”). Nhưng không ít người lại cho mẫu hình nhân cách của Nguyễn Công Trứ là mẫu mực, đạo sống của ông là lý tưởng cho nhân cách Việt Nam. Vậy nên cắt nghĩa như thế nào để tiệm cận sự thực lịch sử về nhân cách Nguyễn Công Trứ? *
- Chúng tôi đã có dịp nói rằng, hầu như không có một tác gia văn học nào thời trung đại lại được chính sử nhắc đến nhiều như Nguyễn Công Trứ trong Đại Nam thực lục. Theo khảo sát của Đinh Văn Niêm, ở Đại Nam thực lục Nguyễn Công Trứ xuất hiện với 261 sự kiện. Nghiên cứu kỹ các sự kiện này, cùng với sự khảo sát văn bản thơ văn Nguyễn Công Trứ có thể cho chúng ta những ánh sáng mới để lý giải mô hình nhân cách Nguyễn Công Trứ. Nguyễn Công Trứ xuất thân quan văn. Đại Nam thực lục cho ta biết Nguyễn Công Trứ rất giỏi về chữ nghĩa. Chưa rõ vì sao ông đỗ đạt muộn, song trong kỳ thi năm 1819, ông được Giám thí trường thi Hoàng Kim Hoán đánh giá là người khoa mục xuất sắc. Đến tháng 5-1824 ông được bổ làm Thự Tư nghiệp Quốc Tử Giám. Hai lần, từng làm Chánh chủ khảo trường thi (1840 - Hà Nội, 1847 - Nam Định). Đó là những chức trách thuộc phạm vi của quan văn. Ông cũng từng được bổ nhiệm Hữu Thị lang Bộ Lễ tháng 7-1827- một chức vụ của quan văn. Vậy có thể nghĩ, ông cũng thuộc loại người học giỏi, thiên kinh vạn quyển. Nhưng ông lại hầu như không thể hiện mình trong hoạt động của quan văn. Ông không thành danh trên đường khoa cử, cũng không trổ tài thơ văn như các nhà nho khác, sáng tác để lại thi tập cho con cháu - nói theo nghĩa là sáng tác thi tập Hán văn, một loại sáng tác có tính chất chính thống, dẫu cho tiềm năng trong ông đáng kính nể. Hoạt động xã hội nhiều mặt của ông, chưa kể sáng tác văn thơ bằng chữ Nôm là chủ yếu, khiến chúng ta phải suy nghĩ:
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn