Nhận định chung về phát triển du lịch bền vững từ góc độ môi trường<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nhận định chung về phát<br />
triển du lịch bền vững từ góc<br />
độ môi trường<br />
Bởi:<br />
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân<br />
<br />
<br />
Theo tổ chức du lich thế giới (WTO) thì : " phát triển du lịch bền vững là việc phát triển<br />
các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu về hiện tại của du khách và người dân bản<br />
địa, trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho phát<br />
triển du lịch trong tương lai ". Phát triển du lịch bền vững là đáp ứng đầy đủ nhất, tiện<br />
nghi nhất các nhu cầu của khách du lịch, tạo sức hút du khách đến các vùng, điểm du<br />
lịch ngày nay đồng thời bảo vệ và nâng cao chất lượng cho tương lai.<br />
<br />
Sự phát triển với quy mô lớn và tốc độ nhanh, mạnh của nganh Du lịch Việt Nam trong<br />
những năm gần đây (đặc biệt là cuối những năm của thế kỷ 20) đã và đang gây ra những<br />
bất cập, những hạn chế về môi trường. Theo quan điểm chung, môi trường du lịch được<br />
hiểu là các điều kiện, các điều kiện cac yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội va nhân văn của<br />
từng vùng lãnh thổ cụ thể, mà trong đó các hoạt động du lịch tồn tại và phát triển. Rõ<br />
ràng sự phát triển ngành Du lịch luôn có mối liên hệ mật thiết, chặt chẽ với sự phát triển<br />
kinh tế - xã hội chung của từng vùng và của cả nước, liên quan đến các công việc cụ thể,<br />
các quá trình khai thác tài nguyên môi trường. Trên thực tế ở nước ta, tại rất nhiều vùng,<br />
điểm du lịch truyền thống, nổi tiếng và có nhiều tiềm năng đã và đang phải chịu những<br />
áp lực khá lớn từ phía các khía cạnh môi trường. Đặc biệt là những khu vực đó xuất hiện<br />
ngày càng mạnh các hiện tượng, các quá trình ô nhiễm, sự xuống cấp nhanh chóng của<br />
điều kiện môi trường kinh tế, xã hội và nhân văn, sự suy giảm tới mức báo động của<br />
nhiều dạng tài nguyên, các yếu tố môi trường tự nhiên, sinh thái. . . Đứng trước một thực<br />
tế như vậy, để có thể phát triển ngành kinh tế này thì những vần đề về môi trường cũng<br />
cần phải được đạt ra và giải quyết một cách nghiêm túc, đầy đủ sao cho vừa phát triển ,<br />
vừa khai thác với hiểu quả cao nhất về du lịch nhưng lại phải đảm bảo sự phát triển lâu<br />
dài .<br />
<br />
Trên cơ sở phương pháp tiếp cận nghiên cứu tổng hợp, áp dụng các tiêu chí, các nguyên<br />
tắc và những giải pháp phát triển bền vững kinh tế xã hội chung, môi trường du lịch nói<br />
riêng. Môi trường du lịch có hâp dẫn khách du lịch hay không trước tiên phải kể đến<br />
<br />
<br />
1/3<br />
Nhận định chung về phát triển du lịch bền vững từ góc độ môi trường<br />
<br />
<br />
các yếu tố tài nguyên du lịch. Khách du lịch đến mục đích của họ là tham quan, để thoả<br />
mãn" con mắt" của họ. Khi mà đời sống của con người ngày càng tăng thì nhu cầu đi<br />
du lịch của ngưòi ta càng cao. Quanh năm suốt tháng phải tiếp xúc với bụi bẩn, ồn ào<br />
của chốn đô thị, những ngày nghỉ con người ta muón thoát khỏi cuộc sống bình thường<br />
đó, và họ đi du lịch. Chỉ đến những nơi có thiên nhiên đẹp, trong lành. và yên tĩnh sẽ<br />
thoả mãn được nhu cầu của họ. Chính vì điều đó, môi trường rất quan trọng trong kinh<br />
doanh du lịch. Sự suy giảm về trữ lượng và chất lượng của các tài nguyên thiên nhiên<br />
có ý nghĩa cơ bản đối với cuộc sống của con người như: đất đai, nước, rừng, thuỷ sản,<br />
khoáng sản và các dạng tài nguyên năng lượng. Sự suy thoái này trong thập kỷ 21 có<br />
khả năng dẫn tới tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng về lương thực, hay về các nhu câu<br />
cần thiết của con người nói chung. Ô nhiễm môi trường sống của con người với tốc độ<br />
nhanh và phạm vi lớn hơn trước. Không khí, nước, đất đai, cac đô thị, khu công nghiệp,<br />
vùng ven biển, đại dương ngày càng bị ô nhiễm, ảnh hưởng xấu đến không chỉ ngành<br />
du lịch, mà còn nguy hai hơn đó là sức khoẻ, đời sống của con người cũng như sự suy<br />
tồn và phát triển của các sinh vật khác trên trái đất. Để phần nào khắc phục được những<br />
bất cập trên thì cần đảm bảo sự cân đối hài hoà giữa phát triênr du lịch với các kế hoạch,<br />
các phương án quy hoạch phát triển các ngành kinh tế khác theo một nội dung thống<br />
nhất trong phat triển kinh tế xã hội chung của từng vùng, nghiên cứu và cho toàn lãnh<br />
thổ của đất nước. Trong nguyên tắc này cần chú ý tới việc xem xét tỷ trọng của ngành<br />
du lịch, đánh giá thực trạng cũng như dự kiến khả năng phát triển trên quan điểm kiểm<br />
soát, khống chế chung, xuất phát từ khía cạnh quản lý khai thác hợp lý nguồn tài nguyên<br />
và môi trường du lịch.<br />
<br />
Du lịch và môi trường có mối quan hệ rất gắn bó với nhau, cũng như mối quan hệ giữa<br />
con người và môi trường. Môi trường cung cấp nơi cư trú và các điều kiện cho cuộc<br />
sống con người và muôn loài sinh vật; môi trường cũng là nơi tiếp nhận, lưu trữ và xử<br />
lý những gì mà con người và các sinh vật khác thải ra. Chừng nào còn giữ được sự cân<br />
bằng giữa các quá trình đó thì sự sống trong thiên nhiên và cuộc soóng của con người<br />
vẫn có thể tiếp tục duy trì bình thường. Nhưng nếu sự cân bằng đó bị phá vỡ mà chủ yếu<br />
do con người gây ra, thì việc duy trì sự sống và cuộc sống bị đe doạ. Hoạt động du lịch<br />
có tác động đến môi trường về nhiều mặt. Do nhu cầu phát triển du lịch, nhiều diên tích<br />
đất đai bị khai phá để xây dựng cơ sở hạ tầng, như làm đường giao thông, khách sạn, các<br />
công trình thể thao, các khu vui chơi giải trí. . . Điều đó gây phá hoại hoặc làm tổn hại<br />
tới cảnh quan thiên nhiên, các hệ sinh thái. Các sân golf có thể gây nên tình trạng suy<br />
thái đất, ô nhiễm nguồn nước, thậm chí gây nên sự cạnh tranh trong việc sử dụng nước<br />
cho sinh hoạt và sản xuất, nhất là ổ những nơi hiếm nước. Hoạt động du lịch luôn ngắn<br />
liền với việc khai thác các tiềm năng tài nguyên môi trường tự nhiên như cảnh đẹp hùng<br />
vĩ của núi sông, biển. . và các giá trị văn hoá nhân văn. Trong nhiều trường hợp, hoạt<br />
động du lịch tạo nên những môi trường nhân tạo như công viên vui chơi giải trí, nhà bảo<br />
tàng, làng văn hoá. . . trên cơ sở của một hoạc tập hợp các đạc tính của môi truờng tự<br />
nhiên như một hang động, một quả đồi, một khúc sông, một khu rừng. . . hay một đền<br />
thờ, một quần thể di tích. Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp mà sự tồn tại của nó gắn liền<br />
với môi trường, nên môi trường du lịch có tác động qua lại với tất cả các yếu tố của môi<br />
<br />
<br />
2/3<br />
Nhận định chung về phát triển du lịch bền vững từ góc độ môi trường<br />
<br />
<br />
trường chung. Sự suy giảm của môi trường nói chung ở một khu vực đồng nghĩa với sự<br />
đi xuống của hoạt động du lịch cũng như chất lượng của môi trường du lịch ở khu vực<br />
đó.<br />
<br />
Hoạt động du lịch có thể gây tác động khác tới tài nguyên nước đặc biệt là các chất thải,<br />
các chất gây ô nhiễm do các khách sạn nhà hàng, các hoạt động vận tải thuỷ và khách du<br />
lịch tạo nên. Hiện nay ở nước ta , tình trạng rác thải bừa bãi tại các địa điểm du lịch, vui<br />
chơi giải trí còn phổ biến, điều đó không những ảnh hưởng tới vệ sinh công cộng và môi<br />
trường, mà còn gây cảm giác khó chịu cho du khách. Khi hoạt động du lịch nhộn nhịp<br />
lên, thì khi đó cũng là điều đe doạ tới chất lượng không khí. Trước hết là ô nhiễm không<br />
khí do giao thông vận tải. Tổ chức du lịch thế giới đã thống kê có khoản 37%-45% du<br />
khách tới bằng đường bộ và khoảng 40%-45% du khách tới bằng máy bay. Không giống<br />
như đối với ô tô, ô nhiễm từ máy bay ( trừ tiếng ồn ) ít khi được nhân thấy trực tiếp.<br />
Thế nhưng riêng trong năm 1990, ngành hàng không đã tiêu thụ hết khoảng 176 triệu<br />
tấn xăng máy bay, từ đó thải ra 550 triệu tấn khí nhà kính CO2 và 3, 5 triệu tấn ôxy nitơ,<br />
gây mưa axit và ô nhiễm quang - hoá.<br />
<br />
Không chỉ có không khí mà còn nhiều vấn đề khác như ô nhiễm tiếng ồn, lượng nước<br />
thải mà sự phát triển du lịch còn tạo ra mối đe doạ tới các hệ sinh thái, như phá những<br />
khu vực rừng ngập mặn để xây dựng cơ sở hạ tầng, làm mát hoạc chia cắt nơi cư trú các<br />
loài sinh vật, khai thác bừa bãi các tài nguyên rừng, biển để sản xuất các sản phẩm phục<br />
vụ cho khách du lịch như tiêu bản các thú rừng, hoa lan rừng, tắc kè, đồi mồi, san hô. . .<br />
tại nhiều điểm du lịch của nước ta. Hàng năm tren thế giới có khoảng 200. 000 ha rừng<br />
bị cháy, trên 500 loài thực vật Địa trung hải, cùng một số động vật biển quý hiếm đang<br />
bị đe doạ tuyệt chủng. Hiện có rất nhiều chương trình, dự án của các nước và tổ chức<br />
quốc tế đangg được tiến hành để cứu sự đa dạng sinh học tại nơi đây. Tuy du lịch mang<br />
lại lợi ích kinh tế _ xã hội to lớn nhưng các tác động tiêu cực của du lịch đối với môi<br />
trường càng ngày càng trở nên rõ rệt hơn. Các quốc gia đều nhận thấy mối nguy hại này<br />
và đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để ngăn ngừa và hạn chế tác động tiêuu cực của<br />
du lịch đối với môi trường, cả môi trường tự nhiên, nhân tạo và các đối tượng ý nghĩa về<br />
lịch sử, văn hoá, khảo cổ học. Nhà nước ta cũng đã ban hành nhiều văn bản pháp luật có<br />
liên quan đến bảo vệ môii trường, bản sắc văn hoá và thần phong mĩ tục trong hoạt động<br />
du lịch. Ngoài Luật bảo vệ môi trường, Luật bảo vệ và phat triển rừng, Luật tài nguyên<br />
nước có các quy định chung, trong chương 2 của pháp lệnh du lịch có 6 điều về bảo vệ,<br />
tồn tạo, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên du lịch để phát triển du lịch bền vững, có<br />
quy định nghiêm cấm mọi hoạt động du lịch làm ảnh hưởng xấu tới môi trường. Ngoài<br />
ra, còn có mọt số nghị định và chỉ thị của chính phủ về việc bảo đảm trật tự trị an, vệ<br />
sinh môi trường, an toàn thực phẩm tại các cơ sở lưu trú, các địa điểm du lịch, mà còn<br />
nhằm bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch . Vấn đề cấp bách hiện nay là phải chấp<br />
hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, vì thực tế đây là một trong các khâu yếu<br />
nhất, đặc biệt thể hiện rõ tại các cơ sở và địa điểm du lịch.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3/3<br />