Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP RỐI LOẠN PHÁT TRIỂN<br />
GIỚI TÍNH 46,XX NAM<br />
Lê Vũ Tân*, Mai Bá Tiến Dũng*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Đánh giá việc chẩn đoán và điều trị một trường hợp rối loạn phát triển giới tính 46,XX nam.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là báo cáo một trường hợp (case report) rối loạn phát triển<br />
giới tính 46,XX nam được chẩn đoán và điều trị tại bệnh viện Bình Dân tháng 7/2014.<br />
Kết quả: Bệnh nhân nam đến khám vì lỗ tiểu đóng thấp gốc dương vật, tinh hoàn ẩn bên phải, nhiễm sắc thể<br />
đồ 46,XX, có gen SRY. Bệnh nhân được phẫu thuật sinh thiết mô tuyến sinh dục 2 bên ở bìu trái và hạ xuống<br />
bìu. Kết quả sinh thiết là mô tinh hoàn, không tinh trùng.<br />
Kết luận: Rối loạn phát triển giới tính 46,XX nam, có gen SRY là bệnh lý hiếm gặp, cần đánh giá toàn diện<br />
trước khi điều trị.<br />
Từ khóa: Rối loạn phát triển giới tính, 46,XX nam, gen SRY.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
46,XX MALE DISORDER OF SEXUAL DEVELOPMENT: A CASE REPORT<br />
Le Vu Tan, Mai Ba Tien Dung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - No 4 - 2015: 253 - 257<br />
Objective: Evaluate the diagnosis and treatment of a 46,XX male disorder of sexual development patient.<br />
Patients and methods: This is a case report for diagnosis and treatment of a 46,XX male disorder of sexual<br />
development patient in July 2014 at Binh Dan hospital.<br />
Results: His chief complain was penosrotal hypospadias, right cryptorchidism. The karyotype was 46,XX,<br />
positive SRY. He was operated with orchidopexy and was biopsied the genital organs in the left scrotum. The<br />
result was testicular tissue and azoospermia.<br />
Conclusion: 46,XX male disorder of sexual development with positive SRY is a rare disease and should be<br />
evaluated carefully before treating.<br />
Key words: Disorder of sexual development, 46,XX male, SRY.<br />
đoạn của nhiễm sắc thể Y sang nhiễm sắc thể<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
X, xảy ra sau sự tái tổ hợp của nhánh ngắn của<br />
Rối loạn phát triển giới tính 46,XX nam là<br />
X và nhiễm sắc thể Y trong quá trình giảm<br />
bệnh lý hiếm gặp với tỷ lệ báo cáo khoảng<br />
phân ở cha (có gen SRY)(2,4,9). Các trường hợp<br />
1/20000 ở bé trai mới sinh(9,10). Mặc dù các triệu<br />
này thường chậm phát triển chiều cao, phát<br />
chứng lâm sàng có thể không đồng nhất, cơ<br />
triển tâm thần bình thường và có kèm các dị<br />
quan sinh dục ngoài thường hoàn toàn là nam<br />
tật bẩm sinh hệ niệu như lỗ tiểu đóng thấp,<br />
trong 90% các trường hợp 46,XX nam. Những<br />
tinh hoàn ẩn(9).<br />
trường hợp này thường được chẩn đoán sau<br />
Gene SRY nằm trên nhiễm sắc thể Y có vai<br />
tuổi dậy thì khi biểu hiện các triệu chứng của<br />
trò rất quan trọng trong quá trình biệt hóa từ<br />
suy sinh dục, nữ hóa tuyến vú hoặc vô sinh.<br />
tuyến sinh dục trung tính thành tinh hoàn.<br />
Đa phần các trường hợp này do sự chuyển<br />
* Bệnh viện Bình Dân Tp.HCM<br />
Tác giả liên lạc: BS. Lê Vũ Tân<br />
<br />
ĐT: 090331017<br />
<br />
Email: levutan@yahoo.com<br />
<br />
253<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
Khoảng 80% các bệnh nhân rối loạn phát triển<br />
giới tính 46,XX nam có gen SRY và thường có<br />
kiểu hình bình thường lúc sinh. Các trường hợp<br />
rối loạn phát triển giới tính 46,XX nam không có<br />
gen SRY biểu hiện nhiều mức độ khác nhau<br />
trong phát triển kiểu hình theo chiều hướng<br />
nam. Tuy có nhiều kiểu hình khác nhau nhưng<br />
đa phần các trường hợp rối loạn phát triển giới<br />
tính 46,XX nam đều vô sinh (2,5,11).<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015<br />
Lỗ tiểu đóng thấp gốc dương vật, chiều dài<br />
dương vật khoảng 5cm, dương vật cong xuống,<br />
dây chằng cordee ở mặt bụng.<br />
Bìu bên trái to, sờ khối mật độ mềm, chắc<br />
bên trong, hình dạng không giống tinh hoàn<br />
Không thấy tinh hoàn ở bìu phải<br />
<br />
Nhân đây chúng tôi trình bày về đặc điểm<br />
lâm sàng, nhiễm sắc thể đồ, nội tiết tố sinh dục<br />
và kết quả sinh thiết tuyến sinh dục của bệnh<br />
nhân rối loạn phát triển giới tính 46,XX nam<br />
đến khám với lý do bất thường cơ quan sinh<br />
dục nam.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU<br />
Đây là nghiên cứu trường hợp lâm sàng<br />
(case report) vào tháng 7/2014 tại bệnh viện Bình<br />
Dân.<br />
Bệ nh nhân Nguyễn Văn T.<br />
Giới tính: Nam, sinh năm 1994<br />
Số nhập viện: 14013330<br />
<br />
Hình 1. lâm sàng tinh hoàn ẩn phải<br />
<br />
Lí do nhập viện: tiểu xuống chân<br />
Bệnh sử:<br />
Bệnh nhân từ nhỏ đã thấy cơ quan sinh dục<br />
bất thường, nước tiểu chảy xuống chân khi đi<br />
tiểu, chỉ thấy một bên tinh hoàn trái, bên phải<br />
không sờ thấy, đến khám và nhập viện Bình<br />
Dân.<br />
Tiền căn:<br />
Có các dấu hiệu dậy thì vào năm 13 tuổi<br />
Chưa ghi nhận bất thường ở hai chị và cha,<br />
mẹ<br />
<br />
Hình 2. lỗ tiểu đóng thấp<br />
<br />
Thăm khám:<br />
<br />
Cận lâm sàng:<br />
<br />
Bệnh tỉnh, tiếp xúc tốt<br />
<br />
Nhiễm sắc thể đồ và gen: 46, XX, có gen SRY<br />
<br />
Tổng trạng trung bình<br />
<br />
Nội tiết tố:<br />
<br />
Niêm hồng<br />
<br />
Prolactin 7,97 ng/ml<br />
<br />
Râu, lông mu phân bố theo kiểu nam<br />
<br />
Testosteron<br />
<br />
Bụng mềm<br />
<br />
FSH<br />
<br />
24,12 mIU/ml<br />
<br />
(1,3 - 11,8)<br />
<br />
Gan lách không sờ chạm<br />
<br />
LH<br />
<br />
16,44 mIU/ml<br />
<br />
(1,8 - 8,4)<br />
<br />
254<br />
<br />
(4,1 - 18,5)<br />
<br />
31,75 nmol/l (> 12)<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
Khâu phục hồi thành bụng và khâu lại da<br />
bìu.<br />
<br />
Hình 3. nhiễm sắc thể đồ 46,XX<br />
Siêu âm bụng:<br />
Tinh hoàn trái nằm cao sát gốc dương vật<br />
gần cạnh xương mu, kích thước nhỏ khoảng 18 x<br />
8 x 13mm, không khảo sát thấy tinh hoàn phải.<br />
MSCT bụng:<br />
Tuyến tiền liệt không to, đồng dạng, dương<br />
vật có cấu trúc bình thường.<br />
Vùng bẹn bìu trái có khối phản quang đồng<br />
nhất to khoảng 17 x 26 mm theo dõi thoát vị bẹn<br />
bìu trái.<br />
Không thấy 2 tinh hoàn trong khảo sát vùng<br />
bụng, bẹn và bìu<br />
Các xét nghiệm khác:<br />
Chưa ghi nhận bất thường<br />
Chẩn đoán: Rối loạn phát triển giới tính<br />
46,XX nam.<br />
<br />
Hình 4. kết quả sau phẫu thuật hạ tinh hoàn xuống<br />
bìu<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Kết quả giải phẫu bệnh lý<br />
- Đại thể: Mẫu mô vàng sậm, mềm.<br />
- Vi thể: Mặt cắt tinh hoàn phải có 25 ống<br />
sinh tinh, tinh hoàn trái có 180 ống sinh tinh, các<br />
ống teo, chỉ có một lớp tế bào Sertoli, không thấy<br />
tinh trùng.<br />
Kết luận: Hội chứng chỉ có một lớp tế bào<br />
Sertoli ở hai tinh hoàn, không tinh trùng.<br />
<br />
Tường trình phẫu thuật:<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
<br />
Bệnh nhân nằm ngửa, mê nội khí quản.<br />
<br />
Trường hợp rối loạn phát triển giới tính 46,<br />
XX nam đầu tiên được báo cáo vào năm 1964 bởi<br />
Chapelle(3). Một số gia đình cũng đã được ghi<br />
nhận tình trạng này dù bệnh thường xảy ra trên<br />
từng cá thể riêng lẻ (6,7,11) Bệnh nhân này được<br />
xem là bệnh riêng lẻ do không ghi nhận vấn đề<br />
từ cha mẹ và hai người chị.<br />
<br />
Rạch da đường phân giác bẹn T vào cân cơ<br />
chéo bụng ngoài, bộc lộ cấu trúc giống thừng<br />
tinh to, mạch máu nuôi nhiều, có hai cấu trúc<br />
tuyến sinh dục nhỏ khoảng 5cc, mềm, nghi là 2<br />
tinh hoàn, có chung một cuống mạch máu nuôi,<br />
sinh thiết 2 tuyến sinh dục gửi giải phẫu bệnh.<br />
Tiến hành tách chia 2 cuống mạch máu nuôi<br />
2 tuyến sinh dục và đem chôn xuống bìu<br />
<br />
Đa phần các trường hợp có kiểu hình bình<br />
thường lúc sinh và được chẩn đoán ở tuổi vị<br />
thành niên do dậy thì muộn, nữ hóa tuyến vú<br />
<br />
255<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
hoặc vô sinh(11). Một số trường hợp có kèm theo<br />
tinh hoàn ẩn, lỗ tiểu đóng thấp hoặc cơ quan<br />
sinh dục ngoài không rõ ràng. Trường hợp này<br />
bệnh nhân đến khám vào tuổi thiếu niên với lý<br />
do thấy cơ quan sinh dục bất thường, có lỗ tiểu<br />
đóng thấp và tinh hoàn ẩn. Tác giả Guzman mô<br />
tả một bệnh nhân rối loạn phát triển giới tính<br />
46,XX nam vào năm 2011 đến khám với lý do<br />
dương vật nhỏ và tinh hoàn ẩn(4). Trường hợp<br />
của tác giả Anik ghi nhận một bệnh nhân 16 tuổi<br />
năm 2013 nhập viện với lý do tinh hoàn 2 bên<br />
nhỏ và không có tinh trùng(2).<br />
Bệnh nhân rối loạn phát triển giới tính 46,XX<br />
nam có thể được phân thành hai nhóm tùy theo<br />
có gen SRY (90% các trường hợp) hoặc không có<br />
gen SRY (10% các trường hợp) (6,7,9,10). Hiện tượng<br />
chuyển đoạn xảy ra trong quá trình giảm phân<br />
và thường dễ dàng phát hiện bằng các kỹ thuật<br />
sinh học phân tử (FISH và PCR) trong 90% các<br />
trường hợp 46,XX nam (7). Những trường hợp có<br />
gen SRY do chuyển đoạn sang nhiễm sắc thể X<br />
hoặc nhiễm sắc thể thường sẽ có kiểu hình nam<br />
bình thường lúc sinh và đến khám với lý do vô<br />
sinh về sau. Các trường hợp không mang gen<br />
SRY thường hiện diện trong bệnh cảnh rối loạn<br />
phát triển giới tính thể tinh hoàn – buồng trứng<br />
(4,6). Tinh hoàn và buồng trứng cùng tồn tại trên<br />
các cá thể này. Trường hợp này có gen SRY và<br />
kiểu hình nam giới, phân bố lông và kích thước<br />
dương vật bình thường. Bệnh nhân có dị tật bẩm<br />
sinh hệ niệu gồm lỗ tiểu thấp và tinh hoàn ẩn là<br />
lý do đến khám bệnh. Các tác giả trên thế giới<br />
ghi nhận các trường hợp rối loạn phát triển giới<br />
tính 46,XX nam có gen SRY thường đến khám<br />
với lý do vô sinh, 2 tinh hoàn teo nhỏ và được<br />
làm nhiễm sắc thể đồ kết quả là 46,XX (1,2,5,6,8).<br />
Lý do đến khám ghi nhận ở trường hợp này<br />
là bất thường cơ quan sinh dục nam gồm lỗ tiểu<br />
thấp và hai tinh hoàn chưa xác định rõ. Khi phẫu<br />
thuật, chúng tôi nhận thấy hai tuyến sinh dục có<br />
cùng một cuống mạch máu nuôi và cùng nằm ở<br />
bẹn trái. Chúng tôi tiến hành sinh thiết tuyến<br />
sinh dục và hạ hai tuyến xuống hai bên bìu, kết<br />
quả giải phẫu bệnh là mô tinh hoàn. Hiện chúng<br />
<br />
256<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015<br />
tôi chưa thấy các tác giả ghi nhận trường hợp rối<br />
loạn phát triển giới tính hai tinh hoàn ở cùng bên<br />
và có chung cuống mạch máu nuôi. Kết quả sinh<br />
thiết tinh hoàn là hội chứng tế bào Sertoli, không<br />
tinh trùng. Tác giả Li T. tiến hành sinh thiết tinh<br />
hoàn các trường hợp rối loạn phát triển giới tính<br />
46,XX nam kết quả là các ống sinh tinh bị thoái<br />
hóa hyaline(6).<br />
Chúng tôi nhận thấy nồng độ testosterone<br />
của bệnh nhân trong giới hạn bình thường, FSH<br />
và LH tăng cao. Tác giả Anik ghi nhận<br />
testosterone bình thường khi khảo sát bệnh nhân<br />
46,XX nam(2). Điều này tương tự cũng được ghi<br />
nhận trong báo cáo của Guzman(4). Ở các trường<br />
hợp rối loạn phát triển giới tính 46,XX nam<br />
testosterone bình thường khi dậy thì và sẽ giảm<br />
về sau. FSH và LH thường tăng cao ở các trường<br />
hợp này do suy sinh dục nguyên phát. Các<br />
trường hợp này có 2 tinh hoàn thường nhỏ hơn<br />
5cc, kết quả sinh thiết đa phần là thoái hóa<br />
hyaline. Tiến trình nam hóa và nồng độ<br />
testosterone có liên quan chặt chẽ trong nhiều<br />
báo cáo trước đây. Điều này cho thấy rằng ở các<br />
trường hợp rối loạn phát triển giới tính 46,XX<br />
nam, chức năng nội tiết của tinh hoàn vẫn còn<br />
tốt qua đó thúc đẩy tiến trình dậy thì bình<br />
thường. Điều trị testosterone thay thế nên được<br />
đặt ra ở các trường hợp có dấu hiệu lâm sàng<br />
hoặc cận lâm sàng của suy giảm testosterone (9,10).<br />
Trong trường hợp này chúng tôi vẫn chưa điều<br />
trị bổ sung testosterone cho bệnh nhân.<br />
Ngược lại, các trường hợp rối loạn phát triển<br />
giới tính 46,XX nam không có gen SRY thường<br />
được chẩn đoán ngay sau sinh do quá trình nam<br />
hóa không đầy đủ(1,6). Tuy nhiên một số bệnh<br />
nhân với kiểu hình nam hóa đầy đủ vẫn có thể<br />
không có gen SRY. Hiện nay các tác giả đều<br />
nhận thấy vai trò của gen SOX9 trong phát triển<br />
giới tính nam. Tác giả Li T. và Mizuno cho rằng<br />
việc lặp lại đoạn gen SOX9 có thể là nguyên<br />
nhân lý giải cho các trường hợp rối loạn phát<br />
triển giới tính 46,XX nam không có gen SRY(6,7).<br />
Do trường hợp này có gen SRY, chúng tôi không<br />
tiến hành khảo sát thêm về gen SOX9.<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015<br />
KẾT LUẬN<br />
Rối loạn biệt hóa giới tính 46,XX nam nên<br />
được xem xét ở các trường hợp dị tật bất thường<br />
hệ niệu dục nam sau sinh hoặc tinh hoàn không<br />
phát triển khi dậy thì. Đa phần các trường hợp<br />
46,XX nam có gen SRY do quá trình chuyển đoạn<br />
từ nhiễm sắc thể Y. Chúng ta cần đánh giá toàn<br />
diện trước khi quyết định điều trị cho các trường<br />
hợp này.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
3.<br />
4.<br />
5.<br />
<br />
Alves C, Braid Z. (2010), 46,XX male – Testicular disorder of<br />
sexual differentiation (DSD): hormonal, molecular and<br />
cytogenetic studies, Bras Endocrinol Metab, vol. 54, pp. 8.<br />
Anik A. (2013), 46,XX male disorder of sexual development: A<br />
case report, J Clin Res Pediatr Endocrinol, vol. 5, pp. 258 – 260.<br />
Chapelle A., Hortling H (1964), XX chromosomes in a human<br />
male. First case, Acta Med Scand, vol. 175, pp. 25 - 38.<br />
Guzman J., Navarro H. (2010), 46,XX testicular disorder of sex<br />
development: case report, Urology, vol. 64, pp. 468 – 472.<br />
Lee M., Ko J. (2014), A Korean boy with 46,XX testicular<br />
disorder of sex development caused by SOX9 duplication,<br />
Ann Pediatr Endocrinol Metab, vol. 19, pp. 108 – 112.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
10.<br />
11.<br />
12.<br />
<br />
Li T., Wu Q. (2014), 46,XX testicular disorder of sexual<br />
development with SRY-negative caused by some unidentified<br />
mechanisms: a case report and review of the literature, BMC<br />
Urology, vol. 14, pp. 104.<br />
Mizuno K., Kojima Y. (2013), Gene expression profile during<br />
testicular development in patients with SRY-negative 46,XX<br />
Testicular disorder of sex development, Urology, vol. 82, pp.<br />
1453.<br />
Neil A. et al. (2013), A case report of an incidental finding of a<br />
46,XX, SRY negative male with masculine phenotype during<br />
standard fertility workup with review of the literature and<br />
proposed immediate and long-term management guidance,<br />
American Society for Reproductive Medicine, vol. 99, pp. 5.<br />
Romao R. (2012), Update on the management of disorders of<br />
sex development, Pediatric Clinical, vol. 59, pp. 853 – 869.<br />
Tekgul S. (2014), Disorder of sex development, Guidelines on<br />
paediatric urology, pp. 97 – 102.<br />
Woodward M., Neilson A. (2013), Disorder of sex<br />
development, Paediatric surgery, vol. 11.<br />
Xiao B., Ji X. (2013), A rare case of 46, XX SRY-negative male<br />
with a 74-kb duplication in a region upstream of SOX9,<br />
European Journal of Medical Genetics, vol. 56, pp. 695 – 698.<br />
<br />
Ngày nhận bài báo:<br />
<br />
10/05/2015<br />
<br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo:<br />
<br />
01/06/2015<br />
<br />
Ngày bài báo được đăng:<br />
<br />
05/08/2015<br />
<br />
257<br />
<br />