Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013<br />
<br />
NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP BỆNH LÝ RỐI LOẠN CHUYỂN HOÁ <br />
GALACTOSE <br />
Ngô Minh Xuân*, Vũ Tề Đăng** <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Cho đến nay, tại Việt Nam, việc phát hiện các bệnh lý rối loạn chuyển hóa còn gặp nhiều khó khăn, đa phần <br />
phát hiện trễ do chưa có chương trình tầm soát thường qui cho tất cả các trẻ sơ sinh. Hơn nữa, ngay sau sanh <br />
việc cho trẻ ăn để thích nghi với cuộc sống ngoài tử cung. Tuy nhiên, nếu trẻ có rối loạn trong chuyển hoá một <br />
trong các thành phần có trong thức ăn của trẻ thì việc cho ăn này sẽ trở nên nguy hiểm. Rối loạn chuyển hoá <br />
galactose là một trong các bệnh rối loạn chuyển hoá có thể gặp ở trẻ sơ sinh. Việc phát hiện bệnh thường muộn và <br />
trẻ thường được chẩn đoán khi tử vong là chết chưa rõ nguyên nhân. Báo cáo ca bệnh này nhằm mục đích thông <br />
tin cho các đồng nghiệp về diễn tiến một trường hợp đã được chẩn đoán nhằm phát hiện và xử trí sớm. Nếu <br />
chương trình tầm soát 48 loại bệnh lý rối loạn chuyển hoá bẩm sinh được triển khai thì việc phát hiện rối loạn <br />
chuyển hoá galactose không khó. Tuy nhiên hiện nay tại Việt Nam, do chưa có chương trình tầm soát này nên có <br />
nhiều gia đình có nhiều con bị tử vong sớm sau sinh mà không rõ nguyên nhân. Việc tầm soát dù không quá <br />
phức tạp nhưng lại tốn kém vì phải gửi mẫu ra nước ngoài, kết quả trả về cũng khá chậm. Trường hợp rối loạn <br />
chuyển hóa bẩm sinh này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về các bệnh lý rối loạn chuyển hoá có thể là nguyên <br />
nhân gây tử vong sớm cho trẻ sơ sinh mà không rõ nguyên nhân. Rất mong chương trình tầm soát các bệnh lý <br />
rối loạn chuyển hoá sớm được triển khai và được thực hiện ngày càng rộng rãi cho các trẻ được sơ sinh Việt <br />
Nam. <br />
Từ khóa: galactosemia, rối loạn chuyển hóa. <br />
<br />
ABSTRACT <br />
A REPORT OF GALACTOSEMIA DIAGNOSED AND MANAGED AFTER BIRTH AT TU DU <br />
HOSPITAL, VIETNAM <br />
Ngo Minh Xuan, Vu Te Dang * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 2 ‐ 2013: 98 ‐ 102 <br />
In the treatment of infant diseases, the detection of pathological metabolic disorders is very difficult. Because <br />
there are no screening programs for all newborns after births at Vietnam. Infact, feeding an infant immediately <br />
after birth is necessary for children to survive outside the womb, but it may cause a severe problem if the baby <br />
have a metabolic disorders. Pathological galactose metabolic disorders is one of the metabolic disorders in infants. <br />
The disease is usually detected late and the baby may die before having a final cause. This report aims to inform <br />
other colleague a special case that has been diagnosed and help us to have more experience about galactosemia. <br />
Detecting pathological galactose metabolic disorders is not too difficult, but it requires a good screening and a <br />
careful treatment. In Vietnam, families that have a children suffering from this disease have to sacrify one or two <br />
first baby because we have not implemented a screening program of 48 types of these diseases congenital <br />
metabolic disorders. The screening is not too complicated but is quite expensive and we have to send samples to <br />
others countries, so the returned results is also quite slow. Through this report cases may help to find out a <br />
solution for diagnosis of pathological metabolic disorders in children that may be diagnosed as dead of unknown <br />
causes. We hope the program of medical screening for metabolic disorders can be deployed in and is widely <br />
implemented for all children born in Vietnam. <br />
Key words: galactosemia, diagnose. <br />
*: Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch <br />
** Bệnh viện Từ Dũ <br />
Tác giả liên lạc: PGS.TS.BS Ngô Minh Xuân. ĐT: 0903861784 <br />
Email: xuanlien62@yahoo.com <br />
<br />
98 Hội Nghị Việt Pháp Châu Á Thái Bình Dương lần XII Ngày 16‐17 Tháng 5 Năm 2013 <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 <br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
Hiện nay tại Việt Nam, việc phát hiện các <br />
bệnh lý rối loạn chuyển hoá bẩm sinh còn gặp <br />
nhiều khó khăn do chúng ta chưa có chương <br />
trình tầm soát một cách tự động cho tất cả các trẻ <br />
được sinh ra. Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ được <br />
cho bú ngay từ ngày đầu sau sanh. Nhưng việc <br />
này cũng tiềm ẩn một nguy cơ cao cho trẻ nếu <br />
trẻ có rối loạn trong chuyển hoá một trong các <br />
thành phần có trong thức ăn của trẻ. Bệnh lý rối <br />
loạn chuyển hoá galactose là một trong các bệnh <br />
rối loạn chuyển hoá có thể gặp ở trẻ sơ sinh. Việc <br />
phát hiện bệnh thường chậm trễ và trẻ thường <br />
được chẩn đoán khi tử vong là tử vong không rõ <br />
nguyên nhân. Báo cáo ca bệnh này nhằm mục <br />
đích thông báo cho các đồng nghiệp diễn tiến <br />
một trường hợp đã được chẩn đoán nhằm tìm ra <br />
cách chẩn đoán, phát hiện sớm cũng như hướng <br />
xử trí khi bé mắc phải. <br />
<br />
TỔNG QUAN Y VĂN VỀ BỆNH LÝ RỐI <br />
LOẠN CHUYỂN HÓA GALACTOSE <br />
Bệnh Galactosemia là một rối loạn di truyền <br />
liên quan tới chu trình chuyển hóa đường <br />
galactose. <br />
Các nhà nghiên cứu đã xác định có một số <br />
týp bệnh galactosemia. Người bệnh mắc mỗi týp <br />
này là do đột biến ở các gen cụ thể và có những <br />
tác động khác nhau đến các enzyme cần thiết <br />
cho quá trình phân cắt đường galactose. <br />
Galactosemia thể cổ điển, hay còn được biết đến <br />
như là galactosemia týp I (thiếu hụt galactose‐1‐<br />
phosphate uridyl transferase), là loại phổ biến <br />
nhất và mang lại hậu quả nghiêm trọng nhất. <br />
Galactosemia týp II (hay còn gọi là thiếu hụt <br />
galactosekinase) và týp III (có tên khác là thiếu <br />
galactose epimerase) mang các dấu hiệu và triệu <br />
chứng đặc trưng khác nhau. <br />
Nếu trẻ sơ sinh mắc bệnh galactosemia cổ <br />
điển không được điều trị ngay lập tức bằng việc <br />
hạn chế đồ ăn chứa galactose, các biến chứng đe <br />
dọa tính mạng sẽ xuất hiện trong vòng vài ngày <br />
sau khi sinh. Trẻ sơ sinh bị biến chứng sẽ có biểu <br />
hiện điển hình như khó cho bú, chậm phát triển, <br />
<br />
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Nhi Sơ Sinh<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
cân nặng và chiều cao không tăng như dự kiến, <br />
vàng da và mắt, tổn thương gan và bị chảy máu. <br />
Các biến chứng nguy hiểm khác của bệnh này có <br />
thể bao gồm nhiễm trùng nặng (sepsis) và bị <br />
shock. Trẻ bị tổn thương cũng bị tăng nguy cơ <br />
chậm phát triển, khó phát âm, và thiểu năng trí <br />
tuệ. Phụ nữ với di chứng của galactosemia có <br />
thể có vấn đề về sinh sản do suy buồng trứng(1). <br />
Galactosemia týp II gây ra ít vấn đề sức khỏe <br />
hơn thể cổ điển. Trẻ mắc bệnh bị gia tăng đục <br />
thủy tinh thể, nhưng ngược lại ít các biến chứng <br />
lâu dài hơn. Dấu hiệu và triệu chứng của <br />
galactosemia týp II thì biến thiên từ nhẹ đến <br />
nặng và có thể bao gồm đục thủy tinh thể, chậm <br />
lớn và chậm phát triển, thiểu năng trí tuệ và mắc <br />
các bệnh về thận(1). <br />
Tần suất mắc bệnh loại cổ điển khoảng <br />
1/30.000 – 60.000 trẻ sơ sinh. Loại II và loại III <br />
xảy ra ít phổ biến hơn, loại II với tỷ lệ 1/100.000 <br />
trẻ sơ sinh. Loại III hầu như là rất hiếm xảy ra, <br />
chỉ một vài bệnh nhân được báo cáo ở mỗi quốc <br />
gia. Tỷ lệ mắc bệnh khác nhau theo các nhóm <br />
dân tộc, các vùng miền. Ở châu Âu tỷ lệ mắc <br />
GALT là 30.000 đến 40.000(7). Ở Nhật Bản 1 trong <br />
1 triệu trẻ sơ sinh(4). <br />
Các nhà khoa học đã xác định một số loại <br />
rối loạn chuyển hóa Galactosemia. Các loại bệnh <br />
này gây ra bởi đột biến ở một số các gen đặc <br />
biệt, và ảnh hưởng đến hoạt động của các <br />
enzym khác nhau liên quan đến việc quá trình <br />
chuyển hóa đường Galactose. Bệnh <br />
Galactosemia cổ điển, còn được gọi là týp I <br />
(thiếu <br />
enzym <br />
galactose‐1 <br />
phosphate <br />
uridyltransferase ‐ GALT), là loại hay gặp và <br />
nghiêm trọng nhất. Bệnh Galactosemia týp II <br />
(thiếu enzym galactokinase ‐ GALK) và týp III <br />
(thiếu enzym UDP‐galactose‐4‐epimerase ‐ <br />
GALE) thường chiếm tỷ lệ ít hơn và gây ra các <br />
triệu chứng lâm sàng khác nhau. <br />
Người bị bệnh Glactosemia cổ điển có rất ít <br />
hoặc thiếu loại enzym GALT, giúp phá vỡ cấu <br />
trúc đường Galactose. <br />
Các nhà khoa học đã phát hiện có tới hơn <br />
180 đột biến trên gen GALT gây nên bệnh <br />
<br />
99<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013<br />
<br />
Galactosemia cố điển. Hầu hết các biến đổi ở <br />
gen GALT là thay đổi các axit amin trong cấu <br />
trúc protein. <br />
GALT đột biến nhiều nhất được tìm thấy ở <br />
người da trắng (Châu Âu và Bắc Mỹ), thay thế <br />
axit min Glutamine với axit amin Arginine ở vị <br />
trí 188 trong gen. Một đột biến trên gen GALT <br />
xảy ra đối với người gốc châu Phi là sự thay thế <br />
axit amin Leuxin cho axit amin Serin ở vị trí 135 <br />
của gen này. <br />
Bệnh galactosemia là bệnh di truyền lặn trên <br />
nhiễm sắc thể thường. Người không bị bệnh <br />
galactosemia mang hai alen bình thường để sản <br />
xuất các enzyme GALT (enzyme cần thiết để <br />
chuyển đổi galactose thành glucose sử dụng <br />
được bởi cơ thể). Kiểu gen của người này sẽ là <br />
N/N và hoạt động enzyme của họ bình thường. <br />
Người được thừa hưởng một alen bình thường <br />
và một alen gây bệnh từ cha mẹ. Kiểu gen của <br />
người này sẽ là G/N và hoạt động enzyme của <br />
họ sẽ yếu hơn bình thường, nhưng không yếu <br />
hơn quá nhiều. Một người mang hai alen bị đột <br />
biến sẽ gây ra bệnh galactosemia cổ điển. Kiểu <br />
gen của người này sẽ là G/G và enzyme của họ <br />
không hoạt động. <br />
<br />
Về mặt triệu chứng và biểu hiện lâm sàng <br />
Trẻ sơ sinh bị bệnh Galactosemia cổ điển <br />
thường có biểu hiện sau khi sinh. Trẻ càng được <br />
cho bú sớm thì các dấu hiệu xuất hiện càng sớm, <br />
nhiều khi các dấu hiệu xuất hiện từ lúc trẻ được <br />
2 ngày tuổi. <br />
Các triệu chứng sớm của bệnh có thể bao <br />
gồm: Vàng da vàng mắt, ói mửa, tăng cân chậm, <br />
hạ đường huyết, bú kém, trẻ khó chịu, hôn mê, <br />
co giật … <br />
Nếu không được điều trị, các triệu chứng có <br />
thể gồm: đục thủy tinh thể, gan lách to, tổn <br />
thương não, sưng phù các chi hoặc tổn thương <br />
dạ dày, nhiễm vi khuẩn Escherichia coli (nhiễm <br />
trùng huyết) xơ gan, suy gan, tổn thương thận, <br />
tử vong. <br />
Khi chẩn đoán trẻ bị bệnh Galactosemia, cần <br />
có chế độ ăn uống hạn chế thực phẩm có chứa <br />
<br />
Galactose ngay lập tức nhằm ngăn chặn tình <br />
trạng ngộ độc cấp. <br />
Tuy nhiên các biến chứng lâu dài có thể xảy <br />
ra. Bao gồm: Tăng trưởng chậm, học tập kém, <br />
rối loạn ngôn ngữ, chậm phát triển. <br />
Xét nghiệm máu để phát hiện bệnh <br />
Galactosemia bằng cách đo nồng độ đường <br />
Galactose trong máu. Cũng có thể tiến hành đo <br />
nồng độ đường Galactose trong nước tiểu. Đối <br />
với trẻ sơ sinh chỉ cần tiến hành lấy vài giọt máu <br />
ở gót chân trong thời gian 48‐72 giờ sau khi sinh <br />
là có thể phát hiện được trẻ có bị bệnh <br />
Galactosemia hay không, việc xác định chẩn <br />
đoán sẽ được tiến hành bằng cách kiểm tra lại <br />
máu lần thứ hai. Chẩn đoán sớm và điều trị kịp <br />
thời cho trẻ để tránh những biến chứng ảnh <br />
hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. <br />
Hiện nay không có cách điều trị dứt điểm <br />
được bệnh Galactosemia. Việc điều trị là loại bỏ <br />
đường Galactose trong thức ăn để tránh tái diễn <br />
các triệu chứng, và việc điều trị này là lâu dài. <br />
Người bị bệnh Galactosemia thường phải loại bỏ <br />
những thực phẩm có chứa đường galactose khỏi <br />
phần ăn, nhất là loại bỏ hẳn sữa và các sản phẩm <br />
sữa. Vì sữa và các sản phẩm sữa thường chứa <br />
nhiều canxi, nên phải thường bổ sung canxi cho <br />
những người bị bệnh Galactosemia dưới dạng <br />
những thực phẩm bổ sung và có thể thay thế <br />
sữa bằng các sản phẩm sữa đậu nành. <br />
<br />
PHẦN BÁO CÁO CA BỆNH <br />
Bệnh nhân được nhập vào khoa với chẩn <br />
đoán theo dõi bệnh lý rối loạn chuyển hoá bẩm <br />
sinh. Gia đình có tiền sử sanh 3 bé đầu tiên đều <br />
mất chưa rõ nguyên nhân. Trường hợp thứ 1 <br />
chết sau sanh 11 ngày. Trường hợp thứ 2 chết <br />
sau sanh 15 ngày và trường hợp thứ 3 chết sau <br />
sanh 1,5 tháng. Đến bé thứ 4 được chẩn đoán là <br />
theo dõi bệnh lý rối loạn chuyển hoá, và bé đã <br />
được chuyển ngay đến bệnh viện Nhi trung <br />
ương để điều trị ngay từ ngày thứ 1. Khi vào bé <br />
thở đều, cân nặng 2900g, khám lâm sàng không <br />
phát hiện gì bất thường. Bé được nuôi bằng dịch <br />
truyền đường hoàn toàn. Bé được làm các xét <br />
<br />
100 Hội Nghị Việt Pháp Châu Á Thái Bình Dương lần XII Ngày 16‐17 Tháng 5 Năm 2013 <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 <br />
nghiệm chẩn đoán bệnh lý chuyển hoá acid <br />
amin, acid béo, acid hữu cơ ; kết quả NH3 không <br />
cao, ceton niệu (‐). Bé được cho bú mẹ thử. Sau 6 <br />
ngày bú mẹ và truyền dịch, trên da bé xuất hiện <br />
các chấm xuất huyết dưới da, vàng da. Có rối <br />
loạn đông máu và được truyền huyết tương tươi <br />
đông lạnh. Nghi ngờ giảm prothrombin do suy <br />
gan. Bé tiếp tục được điều trị kháng sinh, dịch <br />
truyền và bú mẹ. Sau truyền plasma bé có phục <br />
hồi về rối loạn đông máu. Sau đó bé không có <br />
điều trị đặc hiệu và chỉ được theo dõi đông máu <br />
toàn bộ. Sau 43 ngày điều trị, tình hình nặng dần <br />
và người nhà xin về sau nhiều lần được truyền <br />
plasma. Bé tử vong sau đó 3 ngày. <br />
Bé thứ 5 lần này là một bé gái, cân nặng lúc <br />
sanh là 3500g, dài 51 cm, vòng đầu 34 cm. <br />
APGAR 8/9. Sanh thường. Khám lâm sàng tổng <br />
quát ngay sau sanh chưa phát hiện bất thường. <br />
Bé thở khí trời. Tuy nhiên từ ngay khi vào khoa, <br />
bé được nuôi dưỡng hoàn toàn bằng đường <br />
glucose truyền tĩnh mạch, không uống sữa mẹ <br />
hay sữa công thức và được làm các xét nghiệm <br />
cơ bản như: tổng phân tích tế bào máu, CRP, <br />
nhóm máu, Rh, Đông máu toàn bộ, siêu âm tim <br />
não bụng tổng quát, X quang tim phổi thẳng. <br />
Các xét nghiệm về cho kết quả bình thường. Bé <br />
có nhóm máu O+. Sang ngày thứ 2, bé rất đòi ăn <br />
và được cho ăn glucose 10%. Từ ngày thứ 4, bé <br />
bắt đầu có biểu hiện vàng da và được cho thử: <br />
khí máu động mạch, đông máu toàn bộ, ion <br />
đồ/máu, CRP, Bilirubine, NH3, lactate/máu, tổng <br />
phân tích nước tiểu, đường huyết tại giường. <br />
Kết quả đông máu toàn bộ có rối loạn và bé <br />
được truyền huyết tương tươi đông lạnh, rọi <br />
đèn điều trị vàng da. Khí máu động mạch có <br />
toan chuyển hoá nhẹ với pH là 7,330 (không tính <br />
được ANION GAP do không đo được Cl‐). <br />
Lactate 3,59 (ngưỡng 0,63‐2,44 mmol/L) ; NH3 <br />
60,4 (11‐60 micromol/L). Bé vẫn tiếp tục được <br />
cho truyền đường và ăn hoàn toàn glucose kèm <br />
điện giải, rọi đèn. Lượng bú ngày một tăng và bé <br />
ngưng dịch truyền vào ngày thứ 13. Bé bú hoàn <br />
toàn glucose 10% kèm điện giải. Bé được làm <br />
thêm các xét nghiệm SGOT, SGPT, TSH, G6PD, <br />
Coombs Test, alpha‐foetoprotein, và được tầm <br />
<br />
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Nhi Sơ Sinh<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
soát 48 bệnh lý rối loạn chuyển hoá. Các kết quả <br />
trả về đều bình thường, ngoại trừ AFP là 37470 <br />
ng/ml. Bé bắt đầu được cho ăn sữa loãng từ <br />
ngày thứ 13. Sau 2 ngày uống sữa, lâm sàng vẫn <br />
bình thường và bé được làm lại các xét nghiệm <br />
tầm soát : khí máu động mạch, SGOT, SGPT, <br />
BUN, Creatinin, CRP, ion đồ, NH3/máu, <br />
Afp/máu. Kết quả khí máu động mạch có toan <br />
chuyển hoá, kiềm hô hấp bù trừ 1 phần. Anion <br />
Gap là 18,1 mmol/l. AFP giảm còn 17939 ng/ml. <br />
Bé được chẩn đoán theo dõi bệnh lý rối loạn <br />
chuyển hoá và cho làm lại tầm soát 48 bệnh lý <br />
chuyển hoá và được nuôi ăn bằng sữa <br />
progestimilk từ ngày thứ 16. Diễn tiến lâm sàng <br />
vẫn tiến triển tốt. Ngày thứ 21, bé có kết quả tầm <br />
soát 48 bệnh với chẩn đoán là galactosemia. Bé <br />
được chuyển sang nuôi dưỡng hoàn toàn bằng <br />
sữa lacto‐free. Bé lên cân tốt, không có biểu hiện <br />
thần kinh. Thử lại chức năng gan bình thường <br />
và bé được cho xuất viện với chẩn đoán rối loạn <br />
chuyển hoá galactose sau 26 ngày điều trị. Hiện <br />
tại bé đã được hơn 12 tháng tuổi, cân nặng 15 <br />
kg, và bắt đầu chập chững những bước đi đầu <br />
đời. Tuy nhiên bé vẫn phải uống sữa lacto‐free <br />
và ăn các thức ăn không có đường. <br />
<br />
BÀN LUẬN <br />
Bệnh lý rối loạn chuyển hoá ở trẻ sơ sinh <br />
tuy là bệnh hiếm gặp, nhưng rất khó chẩn đoán <br />
ở giai đoạn đầu. Em bé sau sanh thường chưa có <br />
biểu hiện đặc biệt, và các thăm khám cũng như <br />
xét nghiệm cận lâm sàng thường cho kết quả <br />
bình thường. Việc thận trọng ngay từ những <br />
bước đầu là rất quan trọng. Nuôi dưỡng bé hoàn <br />
toàn bằng đường glucose được cho là khá an <br />
toàn. Trong trường hợp ở đây, các thăm khám <br />
lâm sàng cũng như xét nghiệm đều cho kết quả <br />
gần như bình thường. Xét nghiệm khí máu động <br />
mạch cũng như tính toán lượng anion GAP <br />
cũng khá tốt trong chẩn đoán bệnh lý rối loạn <br />
chuyển hoá bẩm sinh. Khi các xét nghiệm trả về <br />
đều bình thường, bé đã được cho bú sữa bình <br />
thường kèm dung dịch glucose pha điện giải <br />
xen kẽ để đánh giá khả năng hấp thu sữa của bé. <br />
Việc thận trọng này rất cần thiết để hạn chế các <br />
<br />
101<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013<br />
<br />
rủi ro có thể xảy ra cho bé nếu bé thật sự bị bệnh <br />
lý rối loạn chuyển hoá bẩm sinh. Sau khi cho ăn <br />
sữa 48 giờ rồi tạm ngưng, bé được cho làm lại <br />
các xét nghiệm tầm soát bệnh lý rối loạn chuyển <br />
hoá và đã cho kết quả dương tính với bệnh lý rối <br />
loạn chuyển hoá galactose kèm khí máu động <br />
mạch có anion GAP tăng. Sở dĩ lần đầu tiên thử <br />
tầm soát 48 bệnh lý rối loạn chuyển hoá không <br />
cho ra kết quả dương tính với bệnh nào vì bé <br />
chưa được tiếp xúc với thức ăn có thành phần <br />
không chuyển hoá được. Việc thử cho bé tiếp <br />
xúc với sữa công thức là cần thiết để đánh giá <br />
khả năng chuyển hoá các chất của bé. Tuy nhiên <br />
khi cho ăn sữa công thức bình thường cần rất <br />
thận trọng và cho ăn lượng vừa phải và phải <br />
dừng lại ngay khi có kết luận có bệnh lý rối loạn <br />
chuyển hoá. Có thể kiểm soát mức độ toan máu <br />
của bé thông qua xét nghiệm khí máu động <br />
mạch và kiểm tra thêm NH3/máu. Hiện tại bệnh <br />
lý rối loạn chuyển hoá galactose đã được biết <br />
đến và đã có loại sữa đặc biệt dành cho loại bệnh <br />
này là lacto‐free. Tuy nhiên việc nuôi dưỡng bé <br />
về sau cần có sự tham gia của các chuyên gia <br />
dinh dưỡng. <br />
<br />
ta chưa có chương trình triển khai tầm soát 48 <br />
loại bệnh lý rối loạn chuyển hoá bẩm sinh. Việc <br />
tầm soát tuy không quá phức tạp nhưng khá tốn <br />
kém và phải gửi mẫu ra nước ngoài, kết quả trả <br />
về thường chậm. Thông qua báo cáo trường hợp <br />
bệnh này nhằm gióng lên hồi chuông cảnh báo <br />
các bệnh lý rối loạn chuyển hoá có thể có ở trẻ <br />
mà thường khi tử vong tại bệnh viện có khoa <br />
phụ sản, được chẩn đoán là chết chưa rõ nguyên <br />
nhân. Rất mong chương trình tầm soát các bệnh <br />
lý rối loạn chuyển hoá nặng có thể được triển <br />
khai và được thực hiện một cách rộng rãi cho tất <br />
cả các trẻ được sinh ra tại Việt Nam <br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO <br />
1.<br />
2.<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
KẾT LUẬN <br />
Phát hiện bệnh lý rối loạn chuyển hoá <br />
galactose thật sự không quá khó, nhưng đòi hỏi <br />
sự cẩn thận và tầm soát tốt cũng như thận trọng <br />
trong điều trị. Hiện tại ở Việt Nam, gia đình có <br />
trẻ bị mắc phải bệnh lý này thường có tiền sử là <br />
có một hoặc vài trẻ bị tử vong trước đó vì chúng <br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
8.<br />
<br />
Chase R. (2009). Galactosemia. Genome and Medicine. <br />
Elsas LJ. (2000). Galactosemia, GeneReviews. <br />
Gropper SS, Weese JO, West PA, Gross KC. (2000). Free <br />
galactose content of fresh fruits and strained fruit and <br />
vegetable baby foods: more foods to consider for the <br />
galactose‐restricted diet, 100(5):573‐5. <br />
Hirokawa H, Okano Y, Asada M, Fujimoto A, Suyama <br />
I, Isshiki G. (1999). Molecular basis for phenotypic <br />
heterogeneity in galactosaemia: prediction of clinical <br />
phenotype from genotype in Japanese patients. Eur J Hum <br />
Genet; 7(7): 757‐64. <br />
Hunter <br />
M, Angelicheva <br />
D, Levy <br />
HL, Pueschel <br />
SM, Kalaydjieva L. (2001). Novel mutations in the GALK1 <br />
gene in patients with galactokinase deficiency. Hum <br />
Mutat. 17(1):77–8. <br />
Panis B, Forget PP, van Kroonenburgh MJ, Vermeer <br />
C, Menheere PP, Nieman FH, Rubio‐Gozalbo ME. (2004). <br />
Bone metabolism in galactosemia; 35(4): 982‐987. <br />
Sutton VR, Hahn S, TePa E. (2012). Clinical features and <br />
diagnosis of galactosemia. <br />
Timson DJ. (2006). The Structural and Molecular Biology of <br />
Type III Galactosemia. IUBMB Life, 58(2): 83 – 89. <br />
<br />
<br />
<br />
102 Hội Nghị Việt Pháp Châu Á Thái Bình Dương lần XII Ngày 16‐17 Tháng 5 Năm 2013 <br />
<br />