NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP TỔN THƯƠNG ỐNG NGỰC<br />
SAU CẮT THỰC QUẢN<br />
Nguyễn Tạ Quyết*, Hoàng Vĩnh Chúc* Văn Tần* Lê Quang Nghĩa*<br />
Mục tiêu: Báo cáo một biến chứng hiếm gặp sau một ca cắt thực quản qua nội soi lồng ngực.<br />
Số liệu và phương pháp nghiên cứu: Trình bày diễn tiến của một ca cắt thực quản có nội soi lồng<br />
ngực hỗ trợ diễn tiến tưởng như bình thường.<br />
Kết quả: Sau khi điều trị nội thất bại chúng tôi mở ngực lại để khâu ống ngực. Kết quả hết tràn dưỡng<br />
trấp trong xoang màng phổi.<br />
Bàn luận: Điều trị tùy vào tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân, nguyên nhân và độ nặng của tràn<br />
dưỡng trấp, trong một số tình huống hiếm gặp tùy và giải phẫu học của ống ngực. Quen với các phương<br />
pháp điều trị cũng như chọn đúng thời điểm áp dụng là cách hay nhất để tránh cho bệnh nhân khỏi bị suy<br />
dinh dưỡng hoặc nhiễm trùng gây tử vong<br />
Kết luận: Báo cáo chỉ có 1 ca cứu được bệnh nhân. Chúng tôi hy vọng mang kinh nghiệm điều trị cho<br />
các đồng nghiệp không may gặp biến chứng chết người này.<br />
<br />
SUMMARY<br />
CHYLOTHORAX AS A COMPLICATION OF THORACOSCOPIC ESOPHAGECTOMY:<br />
A CASE REPORT<br />
Nguyen Ta Quyet, Hoang Vinh Chúc, Van Tan, Le Quang Nghia<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 1 - 2009: 38 – 41<br />
Aims: Report of a rare complication after thoracoscopic esophagectomy.<br />
Materials and methods: A case is reported of chylothorax following an uneventful thoracoscopic<br />
esophagectomy.<br />
Results: After conservative treatment fails we required to open thoracotomy and suture of thoracic<br />
duct. This procedure gives good result.<br />
Discussion: Proper management will depend on the initial nutritional state of the patient, the cause and the<br />
severity of the chylothorax and, in rare instances, the anatomy of the thoracic duct. Familiarity with therapeutic<br />
options, along with appropriate timing for surgical intervention, is required to prevent complications of<br />
malnutrition and infection from persistent loss of chyle when other modes of therapy have failed.<br />
Conclusion: Although this report describes the experience of just one case but it is hoped it will help<br />
others who may encountering this lifethreatening condition.<br />
<br />
MỞĐẦU<br />
<br />
BỆNHÁN<br />
<br />
Tổn thương ống ngực là biến chứng rất hiếm<br />
gặp nhưng điều trị rất khó và tỉ lệ tử vong<br />
cao(1,2,8). Tổn thương có thể xảy ra t rong lúc mổ<br />
cắt thực quản, mổ cột sống hoặc liên quan đến<br />
ung thư phổi. Báo cáo này nhằm nghiên cứu về<br />
phương pháp điều trị.<br />
<br />
Bệnh nhân nam Ngô Văn H. 50 tuổi, nhập<br />
viện ngày 8/8/2007, số hồ sơ 207/13134 (701 BD<br />
070 64325) vì nuốt nghẹn trên 1 tháng kèm bướu<br />
giáp. Các xét nghiệm cho thấy nguyên nhân<br />
nuốt nghẹn là ung thư 1/3 giữa-dưới thực quản.<br />
Kết quả giải phẫu bệnh là carcinoma tế bào gai,<br />
Grad 2. Chúng tôi cho thực hiện các xét nghiệm<br />
<br />
∗<br />
<br />
Bệnh viện Bình Dân<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
1<br />
<br />
tiền phẫu cần thiết để cắt thực quản.<br />
<br />
Giải phẫu học<br />
<br />
Ngày 24/8/2007 bệnh nhân nằm nghiêng trái,<br />
chúng tôi cắt thực quản có nội soi lồng ngực hỗ<br />
trợ kèm cắt thùy trái tuyến giáp. Dạ dày được<br />
uốn thành ống theo kỹ thuật Akiyama đưa lên<br />
cổ thay thế toàn bộ thực quản. Cuộc mổ diễn<br />
tiến bình thường.<br />
<br />
Dưỡng trấp là dịch trắng như sửa, vô trùng,<br />
kháng khuẩn (bacteriostatic), môi trường kềm<br />
chứa chất mỡ được hấp thu từ ruột. Dưỡng trấp<br />
chạy theo 2 ống tân dịch (bạch mạch) từ vùng<br />
hông đi lên và hợp lại(3,2,7). Chạy 2 bên động<br />
mạch chủ bụng đến L1-L2 thì hợp lại thành bể<br />
dưỡng trấp (cisterna chyli) đi sau trụ hoành<br />
phải. Ống bên hông trái nhận đa số lượng<br />
dưỡng trấp từ ruột. Từ bể trở lên ống mang tên<br />
ống ngực nằm ở trung thất sau. Ống ngực nhận<br />
dưỡng trấp từ vùng bụng và vùng dưới hoành.<br />
<br />
Ngày 25/8/2007: dẫn lưu màng phổi phải ra<br />
1000 ml dịch hồng. Liên tiếp các ngày sau tình<br />
trạng cũng tương tự.<br />
Từ 26/8/2007 đến 8/10/2007: dịch về sau ra<br />
trắng đục như sửa có cặn khiến phải thay ống<br />
dẫn lưu màng phổi nhiều lần. Lipid trong dịch<br />
màng phổi là 2,36 g/l. Lúc này chúng tôi định<br />
bệnh có tổn thương ống ngực gây tràn dịch<br />
dưỡng màng phổi.<br />
Ngày 9/10/2007: mổ mở mở ngực phải lại<br />
theo liên sườn 6 bóc tách màng phổi và khâu<br />
vùng mô từ bờ phải động mạch chủ ngực đến bờ<br />
trái tĩnh mạch đơn vì không tìm thấy ống ngực<br />
do mô viêm nhiễm nhiều.<br />
<br />
Sau bữa ăn nhiều mỡ lượng dưỡng trấp có<br />
thể lên đến 200 ml/giờ. Tại đốt sống ngực 5, ống<br />
ngực rẽ sang trái nằm trong trung thất trên. Sau<br />
đó ống ngực tận cùng tại cổ nơi giáp ranh giữa<br />
tĩnh mạch dưới đòn và tĩnh mạch cổ trong.<br />
<br />
Nguyên nhân và hậu quả<br />
Nguyên nhân có thể do chấn thương, do<br />
phẫu thuật và do ung thư(1). Đây là các nguyên<br />
nhân thường thấy nhất. Các báo cáo trong y văn<br />
đều được nêu sau mổ tim, cắt thần kinh giao<br />
cảm, cắt thực quản, mổ phình động mạch chủ và<br />
các phẫu thuật vùng cổ. Hiếm khi thấy sau mổ<br />
cột sống(3).<br />
Tổn thương ống ngực hoặc các nhánh chính<br />
của ống ngực thường gây tràn dưỡng trấp trong<br />
xoang màng phổi. Tổn thương dưới đốt sống<br />
ngực 5 thường gây tràn dịch bên phải. Tổn<br />
thương nằm cao hơn thì gây tràn dịch bên trái.<br />
<br />
Hình 1. Bệnh nhân trước khi xuất viện.<br />
Sau đó, dịch dưỡng trấp cạn dần và thể trạng<br />
bệnh nhân khá hơn rõ rệt ngày 15/11/2007 bệnh<br />
nhân xuất viện sau khi thoát qua một cơn nghẹt<br />
thở do hít sặt. Bệnh nhân được hẹn tái khám<br />
định kỳ.<br />
<br />
BÀNLUẬN<br />
Tần suất tổn thương ống ngực thay đổi tùy<br />
loại phẫu thuật và tùy loại bệnh lý. Theo<br />
Malthaner(7) tần suất trung bình là 0,5 đến 2%.<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
2<br />
<br />
Bệnh lý này có thể gây ra suy dinh duỡng<br />
trầm trọng và có thể tử vong nếu không đuợc<br />
điều trị đúng mức.<br />
<br />
Đặc điểm<br />
Dịch trong xoang màng phổi màu vàng nhạt,<br />
hoặc trắng đực như sữa, là dịch tiết, vô khuẩn<br />
chứa nhiều tế bào lymphô. Tiêu chuẩn để kết<br />
luận dịch rút ra là dưỡng trấp khi lượng<br />
triglyceride lớn hơn 110 mg/dl (lúc này 99% chắc<br />
là dưỡng trấp). Hiện diện của chylomicron cũng<br />
có giá trị định bệnh. Điều quan trọng là chúng ta<br />
cùng lúc phải thử amylase để loại trừ tổn thương<br />
<br />
tụy. Dưỡng trấp không kích thích nên không tạo<br />
dính và vì thế tổn thương ống ngực khó tự lành.<br />
<br />
bảo tồn thì cần xét đến phẫu thuật cột ống ngực<br />
qua ngả ngực phải.<br />
Cerfolio(2) khuyên nếu sau cắt thực quản có<br />
biến chứng tràn dịch dưỡng, mỗi ngày lượng<br />
dịch hơn 800 ml và kéo dài quá 3-4 ngày thì nên<br />
mổ lại sớm ngả ngực. Nếu cắt thực quản không<br />
mở ngực trước đó thì có thể đi ngả bụng.<br />
Khi phẫu thuật, tùy theo trường hợp chúng<br />
ta có thể chọn mổ mở hoặc mổ qua nội soi lồng<br />
ngực(4,2). Trường hợp của chúng tôi do có biến<br />
chứng mủ màng phải và dày dính nên chỉ có<br />
một chọn lựa là mổ mở cổ điển.<br />
Vị trí cột ống ngực rất quan trọng vì quyết<br />
định sự thành bại của phẫu thuật trong hoàn<br />
cảnh khó khăn này. Vị trí tốt nhất là sát ngay<br />
trên cơ hoành phía lồng ngực. Nếu không nhận<br />
ra rõ ống ngực thì kỹ thuật tốt nhất là khâu làm<br />
một khối (en masse) tất cả nhóm mô nằm giữa<br />
bờ phải động mạch chủ ngực và bờ trái tĩnh<br />
mạch đơn (hình 3). Theo Theodore và Jablons chỉ<br />
cần làm như thế là đủ(8).<br />
<br />
Hình 2. Giải phẫu học ống ngực (Malthaner R.A)(7)<br />
<br />
Triệu chứng<br />
Tràn dịch dưỡng trấp cũng gây khó thở và<br />
suy hô hấp nếu tích tụ với lượng nhiều. Do<br />
dưỡng trấp có tính kháng khuẩn nên hiếm khi<br />
dịch bị nhiễm trùng gây nhiễm trùng huyết. Hầu<br />
hết biến chứng xảy ra sau mổ 4-5 ngày khi bệnh<br />
nhân được cho ăn lại.<br />
<br />
Điều trị<br />
Bệnh nhân được cho khẩu phần không chất<br />
béo, nhiều đường, nhiều đạm và dịch màng phổi<br />
được hút ra. Nếu tràn dịch tái diễn cần dẫn lưu<br />
kín xoang màng phổi (chest tube). Cho bệnh<br />
nhân nhịn ăn, nuôi dưỡng ngả tĩnh mạch với<br />
dung dịch không chất béo có thể hữu hiệu trong<br />
trường hợp tràn dịch dưỡng trấp kéo dài. Điều<br />
trị bảo tồn 3-4 tuần có thể hết bệnh.<br />
Nếu mỗi ngày dịch ra hơn 1500 ml, kéo dài 5<br />
ngày liên tiếp hay vẫn còn sau 2-3 tuần điều trị<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Hình 3. Ống ngực nằm giữa động mạch chủ ngực<br />
và tĩnh mạch đơn.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Tổn thương ống ngực là biến chứng rất hiếm<br />
khi cắt thực quản (mổ mở hoặc mổ có nội soi<br />
lồng ngực hỗ trợ). Tỉ lệ biến chứng và tỉ lệ tử<br />
vong cao. Vì thế chúng ta nên phòng ngừa tránh<br />
biến chứng này bằng các đi sát bướu trong<br />
trường hợp bướu dính hoặc lan qua các cấu trúc<br />
lân cận.<br />
<br />
3<br />
<br />
Điều trị nội khoa chỉ nên ngắn ngày trong<br />
vòng 1 đến 2 tuần. Sau đó lượng dưỡng trấp vẫn<br />
ra trên 1000 ml/ngày là có chỉ định mổ lại khâu<br />
ống ngực.<br />
Kỹ thuật tốt nhất là khâu en masse tất cả<br />
nhóm mô nằm giữa bờ phải động mạch chủ<br />
ngực và bờ trái tĩnh mạch đơn sát trên lỗ hoành<br />
phía ngực.<br />
Tuy báo cáo chỉ có một trường hợp đã cứu<br />
sống được bệnh nhân nhưng chúng tôi hy vọng<br />
báo cáo này hữu ích cho các đồng nghiệp khi<br />
gặp biến chứng trầm trọng này.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
Arora V.K et al (1986). Chylothorax complicating<br />
bronchogenic carcinoma. Indian J Chest Dis& All Sci,<br />
28:92-94.<br />
Cerfolio R.J (2005). Ligation of the thoracic duct for<br />
chylothorax. The Cardiothoracic Surgery Network. 1-Dec2003. Last modified: 18-May.<br />
Huan S.K.H et al (1997). Chylothorax as a Complication of<br />
Anterior Thoracic Interbody Fusion: A case Report. Chin<br />
Med J (Taipei), 59:141-143.<br />
Kumar S et al (2004). Thoracoscopic management of<br />
thoracic duct injury: Is there a place for conservatism? J<br />
Postgrad Med, 50:57-59.<br />
Lukanich J.M et al: Chest wall and Pleura in Townsend M<br />
and l (eds) (2004). Sabiston Textbook of Surgery. The<br />
Biological Basis of Modern Surgical Practice. Saunders An<br />
Imprint of Elsevier. 17 th edition:1726–1727.<br />
Maddaus M.A – Luketich J.D (2005). Chest wall, Lung,<br />
Mediastinum and Pleura in Brunicardi F.Ch et al (eds):<br />
Schwartz’s Principles of Surgery. McGraw-Hill. 8 th<br />
edition:602–603.<br />
Malthaner R.A – McKneally (1995). Anatomy of the<br />
thoracic duct and chylothorax in Pearson F.G et al (eds):<br />
Thoracic surgery. Churchill-Livingstone:1069-1081.<br />
Theodore P.R – Jablons D (2006). Thoracic wall, Pleura,<br />
Mediastinum, & Lung in Doherty G.M – Way L.W (eds):<br />
Current Surgical Diagnosis & Treatment. Lange Medical<br />
Books/McGraw-Hill. 12 th edition:348-349.<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
4<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
5<br />
<br />