Nhân sâm
lượt xem 28
download
Nhân sâm (Panax Ginseng) là một vị thuốc quý của Y học cổ truyền (YHCT) mà các tác dụng dược lý như: tăng lực, tăng trí nhớ, bảo vệ cơ thể chống stress, bảo vệ và tác động lên hệ miễn dịch giúp chống viêm, bảo vệ tế bào chống lão hóa, tăng sức đề kháng cho cơ thể,…đã được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu chứng minh. Phạm vi chuyên khảo ngắn này có tính cách tổng hợp lại từ các huyền thoại về Nhân sâm của YHCT đến các nghiên cứu và kinh...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nhân sâm
- Nhân sâm Nhân sâm (Panax Ginseng) là một vị thuốc quý của Y học cổ truyền (YHCT) mà các tác dụng dược lý như: tăng lực, tăng trí nhớ, bảo vệ cơ thể chống stress, bảo vệ và tác động lên hệ miễn dịch giúp chống viêm, bảo vệ tế bào chống lão hóa, tăng sức đề kháng cho cơ thể,…đã được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu chứng minh. Phạm vi chuyên khảo ngắn này có tính cách tổng hợp lại từ các huyền thoại về Nhân sâm của YHCT đến các nghiên cứu và kinh nghiệm ứng dụng Nhân sâm trong điều trị. Đại cương YHCT xếp Sâm là vị thuốc đứng đầu trong các vị thuốc bổ. Có nhiều loại sâm: Nhân sâm (Panax Ginseng – Araliaceae): được mô tả sớm nhất, theo lịch sử YHCT của Trung Quốc từ 3000 năm trước Công nguyên, Nhân sâm đã được nói đến như là một thần dược trong “Thần nông bản thảo” của vua Thần Nông. Nhân sâm là loại củ có hình dáng giống hình người, nên một số vị thuốc khác có hình dáng tương tự cũng được gọi là Sâm, và hơn thế
- nữa nhân sâm là một vị thuốc bổ, nên các vị thuốc khác có tác dụng bổ cũng được gọi là Sâm. Để phân biệt thường người ta gọi thêm tên địa phương hoặc màu sắc vào như: Đảng sâm (Codonopis sp. Campanulaceae): mọc và sản xuất ở Thượng Đảng. Huyền sâm (Sorophularia Miq. Scrophulariaceae): có màu đen. Đan sâm (Salviae multiorrhizae Lapiataceae): có màu đỏ. Bố chính sâm (Hibicus sagittifolius Malvaceae): mọc và sản xuất ở Bố Trạch. Sa sâm (Launae pinnatifida Compositae/Adenophora verticulata): “sa” là cát, sâm này mọc ở vùng đất cát. Thổ cao ly sâm (Talinum crassifolium Portulacaceae) Nam sâm (Schefflera octophylla Araliaceae) Sâm rừng (Boerhaavia respens L.Nyctaginaceae). Bàn long sâm (Spiranthes sinesis Orchdaceae). Điền thất nhân sâm (sâm tam thất, Panax Pseudo Ginseng)
- Sâm Nhật Bản (Panax Joponicum) dùng để thay thế khi không có Nhân sâm, có tác dụng bổ Tỳ – Vị. Sâm Hoa Kỳ (Panax Quinquefolium): còn gọi là sâm Bắc Mỹ. Năm 1984, nhà nghiên cứu Albert Leung ở Mỹ đã phân biệt hiệu năng giữa sâm Hoa Kỷ và Nhân sâm như sau: sâm Hoa Kỳ được coi là có tính mát, tính hàn, gần như đối nghịch với Nhân sâm có tính ấm hay nhiệt. Dùng sâm Hoa Kỳ vào mùa hè nhằm giải nhiệt, hạ hỏa. Sâm Tây Bá Lợi Á (Siberia Ginseng) còn gọi là sâm Liên Xô. … Tất cả các loại nêu trên đều có tác dụng bổ, nhưng việc sử dụng không đơn giản, có loại đã được nghiên cứu, có loại còn được dùng theo kinh nghiệm, nhưng quan trọng khi sử dụng phải nắm vững được dược tính của nó, nếu không, không những không hiệu quả mà đôi khi còn nguy hại nữa. Các nghiên cứu về nhân sâm: Theo Y học cổ truyền Trung Quốc:
- Nhân sâm mọc trong khe núi, được dùng để trị ngũ thương, an thần, giảm xúc động, hồi hộp, làm sáng mắt, thanh thản và gia tăng trí năng. Dùng lâu sẽ gia tăng tuổi thọ (Y sư Đào Hoằng Cảnh, 452-536, Nghiên Cứu về Thần Nông Bản Thảo). Nhân sâm có tác dụng kéo dài tuổi thọ và tránh bệnh tật (Y sư Cát Hồng đời Đông Tấn) Nhân sâm làm đổ mồ hôi, giảm sốt và gia tăng nội lực cho người bệnh (Thương hàn luận), còn là một vị thuốc bổ dương (Y sư Trương Trọng Cảnh). Nhân sâm giúp cho những phụ nữ bị chứng lãnh cảm hay các cô dâu thẹn thùng trong đêm tân hôn. Dược liệu này đem đến sinh lực. (Tôn Tư Mạo, thế kỷ thứ VII, nghiên cứu về Phụ Khoa). 5 loại Sâm dùng để trị bệnh cho 5 tạng trong cơ thể là: Nhân Sâm bổ Tỳ. Sa Sâm bổ phế. Huyền Sâm (hay nguyên sâm) bổ Thận. Đan Sâm (hay Xích-Huyết Sâm) bổ Tâm. Quyền Sâm (hay Tử Sâm) bổ Can
- Theo các nước khác Ngoài Trung Quốc, nhiều nước khác cũng có Sâm như : Ấn Độ, Triều Tiên, Nhât Bản, vùng Viễn Đông Nga, vùng Bắc Mỹ (Hoa Kỳ), nhưng nổi tiếng nhất vẫn là Sâm Triều Tiên và Trung Quốc. Tại triều Tiên, Khai Thành là nơi trồng nhiều Nhân Sâm nhất và đã có hơn 200 năm kinh nghiệm trồng và sử dụng Nhân sâm. Tại Triều Tiên người ta phân ra 2 loại HỒNG SÂM và BẠCH SÂM, mỗi loại có nhiều hạng tốt xấu khác nhau: Hồng sâm: là loại củ sâm to (nặng ít nhất 37g) đã qua bào chế sao tẩm với các phụ gia cũng là thuốc Bắc rồi đem chưng cách thủy và sấy khô đóng vào hộp gỗ. Bạch sâm: Là loại sâm không đủ tiêu chuẩn để chế Hồng sâm. Sâm này khô và trắng, chỉ dùng dao tre cạo sạch vỏ mỏng sau đó phơi khô rồi đóng vào hộp giấy. Tại Việt Nam: Có nhiều dược thảo có tên Sâm được sử dụng từ rất lâu đời, nhưng với nhiều công dụng khác nhau như: Bố Chính Sâm: mọc ở Phú Yên. Hải Thượng Lãn Oâng dùng phối hợp với thuốc khác để trị ho, sốt, gầy mòn. Hiện nay dùng làm thuốc bổ khí, thông tiểu tiện, hạ sốt.
- Sâm Cau: mọc nhiều dưới tán rừng xanh Lạng Sơn, Hòa Bình đến Đồng Nai. Có tác dụng bổ Thận, tráng Dương, dùng để chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, phụ nữ bạch đới, người già tiểu són,… Sâm Đại Hành: mọc hoang ở khắp nơi trên đất nước ta, thường được dùng để trị ho, đinh nhọt, lở ngứa ngoài da, chốc đầu, tổ đĩa,… Sâm Hoàn Dương: mọc nhiều ở vùng núi cao nguyên nước ta, dùng để trị viêm phế quản phổi, mụn nhọt, ho, tắc tia sữa,… Sâm mây: mọc nhiều ở Bắc Việt Nam, Bình Thuận, Đồng Nai. Dân gian dùng làm thuốc bổ. Sâm Ngọc Linh: còn gọi là sâm Việt Nam, sâm Khu Năm (Panax Vietnamensis Araliaceae) mọc tập trung tập trung ở các huyện miền núi Ngọc Linh thuộc Kontum và Quảng nam ở độ cao 1500 đến 2100m, cây mọc dày thành đám dưới tán rừng dọc theo các suối ẩm trên đất nhiều mùn. Theo YHCT, khi nếm Nhân Sâm thì” Tiền cam, hậu khổ, hậu cam, cam” (trước tiên có vị ngọt, sau đó thấy đắng rồi lại ngọt và ngọt); còn Sâm Việt Nam hay Sâm Ngọc Linh khi nếm vào thấy “ Tiền khổ, hậu khổ, hậu khổ, khổ” (nếm thấy đắng, sau vẫn thấy đắng và đắng). Đó là sự khác biệt giữa Nhân Sâm và Sâm
- Việt Nam, còn về tác dụng thì cũng như nhau: dùng làm thuốc bổ, tăng lực, chống suy nhược, phục hồi sức khỏe, tăng sức chịu đựng và giải độc. Tác dụng dược lý của nhân sâm theo y học hiện đại Theo tài liệu cổ Nhân sâm có vị ngọt, hơi đắng (lá có vị đắng hơi ngọt), tính ôn vào 2 kinh Tỳ và Phế, có tác dụng đại bổ nguyên khí, ích huyết sinh tân, định thần, ích trí. Dùng để chữa Phế hư sinh Ho, Suyễn; Tỳ hư sinh Tiết tả; Vị hư sinh nôn mửa; bệnh lâu ngày khí hư, sợ hãi, tiêu khát,… Theo Y học hiện đại, dược tính của Nhân sâm dựa trên tác dụng của các thành phần hợp chất hữu cơ quan trọngtrong Nhân sâm như: Saponin sterolic, Glycoside Panaxin, Tinh dầu (làm Nhân sâm có mùi đặc biệt), các vitamin B1 và B2, các acid béo như acid Panmitic, Stearic và Linoleic, các acid amin và hàm lượng Germanium cao. Tổng hợp các công trình nghiên cứu Dược lý về Nhân sâm có thể tóm tắt như sau: Tác dụng lên hệ thần kinh trung ương Có tác dụng gây hưng phấn thần kinh.
- Với liều điều trị từ 2 – 9g: làm đỡ mệt, tăng hiệu suất công tác, có khả năng rút ngắn thời kỳ phản xạtiềm phục của thần kinh và làm nhanh sự chuyển động của thần kinh. Với liều cao: Gây hiện tượng quá trấn tĩnh. Đây là lý do dùng quá nhiều sâm vào buổi chiều tối làm khó ngủ. Tác dụng trên huyết áp và tim Nghiên cứu nước sắc và cồn Nhân sâm trên dược lý thực nghiệm thu nhận: Nồng độ Nhân sâm thấp có tác dụng co bóp tim mạch và số lần co bóp tăng. Nồng độ càng cao: tác dụng ức chế tim càng mạnh và hạ huyết áp. Do đó kết luận Nhân sâm có 2 hướng tác dụng lên hệ thần kinh thực vật: Liều nhỏ có tác dụng như thần kinh giao cảm. Liều lớn có tác dụng như thần kinh đối giao cảm (thần kinh phế vị) Tác dụng đối với sự sinh trưởng và phát dục của động vật Nghiên cứu đối chiếu 2 lô súc vật thí nghiệm có dùng Nhân sâm và không dùng Nhân sâm ghi nhận, ở nhóm được uống Nhân sâm: Trọng lượng súc vật tăng.
- Thời gian giao cấu kéo dài. Hiện tượng tình dục xuất hiện rõ rệt. Tác dụng đối với sức chống đỡ bệnh tật Các nhà nghiên cứu Liên Xô (cũ) Daugolnilov (1950 – 1952), Brekhman và Phrumentov (1956 – 1957) cho biết Nhân sâm có tác dụng tăng sức đề kháng của động vật đối với bệnh Tật. Kích thích hệ thống miễn dịch làm gia tăng số lượng bạch cầu, đại thực bào và Interferon giúp cơ thể chống vi trùng và siêu vi. Tác dụng bảo vệ cơ thể Giảm lượng cholesterol máu, giảm LDL-cholesterol và tăng HDL- cholesterol, giãn nở các động mạch giúp cho sự tuần hoàn khỏi bị đình trệ tắc nghẽn, giảm nguy cơ các bệnh lý tim mạch. Hỗ trợ gan giúp gan giải các chất độc như rượu,… Ngăn ngừa và bảo vệ tế bào tránh sự hủy hoại của các tia xạ, tia X quang,… Giúp chống lão hóa cơ thể, lão hóa tế bào. Tác dụng đối với stress
- Nhân sâm có tác dụng bảo vệ không làm thay đổi trọng lượng tuyến thượng thận, lách và tuyến giáp của chuột trong quá trình chịu đựng stress thực nghiệm. Nhân sâm có tác dụng hỗ trợ cho sự tổng hợp các Glucocorticoides và Mineralocorticoides trong tuyến thượng thận. Sử dụng liều nhỏ Nhân sâm kéo dài giúp cho chuột cống và chuột nhắt trắng gia tăng khả năng chịu đựng sự kích thích của sự thay đổi nhiệt độ thật nóng và thật lạnh liên tục. Tác dụng đối với chuyển hóa Nhân sâm có tác dụng gia tăng sự tổng hợp protein và acid nucleic. Trong thực nghiệm nó làm gia tăng hoạt động của RNA polymerase trong nhân của tế bào gan chuột. Các tác giả Trung Quốc và Nhật Bản cũng đều xác nhận rằng Nhân sâm có tác dụng hạ đường huyết cả trên thực nghiệm và lâm sàng. Độc tính và liều sử dụng nhân sâm Nhân sâm có độc tính rất thấp. Liều độc cấp diễn LD50 là 16.5mg (dịch chiết)/kg Liều sử dụng thông thường từ 1 – 9g, trong trường hợp choáng mất máu có thể sử dụng đến 30g.
- Trong trường hợp dùng quá liều có thể gây những tác dụng phụ như: nhức nặng đầu, buồn nôn, tim nhanh, kích động, tăng huết áp. Kinh nghiệm ứng dụng nhân sâm trong điều trị Theo YHCT, Nhân sâm là vị thuốc bổ đứng đầu trong các vị thuốc bổ là: sâm–nhung–quế–phụ … Nhân sâm có vị ngọt hơi đắng, tính ôn ấm vào kinh Tỳ và Phế, dựa vào tính vị này các Y gia đã cấu trúc nên các bài thuốc cổ phương ứng dụng vào điều trị như: ói mửa nhiều, tiêu chảy cấp, mất máu do xuất huyết gây giảm thể tích, mất máu, mất nước nhiều có dấu hiệu dọa trụy tim mạch, suy kiệt, gầy sút, chán ăn, hen phế quản, sốt gây mất nước, rối loạn điện giải, nhiễm trùng, thấp khớp, cảm cúm có sốt cao, vân vân và vân vân… Với lý luận của YHCT, khi cấu trúc một bài thuốc điều trị, dù với vai trò chủ dược trong bài thuốc bổ hay với vai trò khác trong bài thuốc đặc trị, thì Nhân sâm bao giờ cũng mang ý nghĩa bổ dưỡng, nâng cao sức đề kháng của cơ thể, giúp cơ thể đẩy lùi bệnh tật ( Phù chính – Khu tà). Theo như một cuốn kinh cổ của Ấn Độ – Atharva Veda có viết : “Nhân sâm làm nẩy mầm hạt giống mà người đàn ông gieo vào người đàn bà để sinh ra đứa con trai có sức khỏe như bò mộng, dược vật này mang đến cho con người sinh lực” cũng chỉ mới đề cập đến một trong những khía cạnh tác dụng của Nhân sâm.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Trẻ em có được dùng nhân sâm?
2 p | 238 | 21
-
Tác dụng chống ung thư của nhân sâm Ginsenoside Rh2
5 p | 167 | 21
-
Nhân sâm có thể là thuốc độc
1 p | 215 | 18
-
Phân biệt nhân sâm thật, giả thế nào?
7 p | 112 | 15
-
Những lưu ý và kiêng kỵ khi dùng nhân sâm
3 p | 116 | 15
-
Nhân sâm bào chế tốt hơn sâm tươi
4 p | 139 | 11
-
Hoa nhân sâm: quý hiếm & những điều bạn chưa biết
5 p | 136 | 11
-
Dùng nhân sâm và tam thất thế nào cho hiệu quả?
5 p | 130 | 11
-
Hỏi - Đáp: khi dùng nhân sâm
5 p | 79 | 9
-
10 lợi ích sức khỏe tuyệt vời của nhân sâm
3 p | 121 | 8
-
Những ai không được dùng nhân sâm?
5 p | 100 | 5
-
Tác dụng của nhân sâm
4 p | 190 | 4
-
Những bệnh không nên dùng nhân sâm.
5 p | 81 | 4
-
Nhân sâm: Ngậm tan có hiệu quả tốt nhất
3 p | 89 | 4
-
Nhân sâm và sức khỏe tim mạch
3 p | 75 | 4
-
Mang bầu không nên dùng nhân sâm
4 p | 86 | 4
-
Tây dương sâm – “Nhân sâm” của mùa hè
3 p | 69 | 3
-
Lưu ý bồi bổ nhân sâm cho bé
4 p | 57 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn