intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhận thức bảo mật thông tin và hành vi kiểm soát quyền riêng tư khi sử dụng các nền tảng số phục vụ học tập của sinh viên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức bảo mật và mối liên hệ với hành vi kiểm soát quyền riêng tư của sinh viên khi sử dụng các nền tảng số phục vụ quá trình học tập, đưa ra các khuyến nghị cho cả nền tảng số và sinh viên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhận thức bảo mật thông tin và hành vi kiểm soát quyền riêng tư khi sử dụng các nền tảng số phục vụ học tập của sinh viên

  1. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 NHẬN THỨC BẢO MẬT THÔNG TIN VÀ HÀNH VI KIỂM SOÁT QUYỀN RIÊNG TƯ KHI SỬ DỤNG CÁC NỀN TẢNG SỐ PHỤC VỤ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN Đặng Lê Như Quỳnh, Đặng Thị Thanh Trúc, Nguyễn Hữu Thi, Nguyễn Phương Anh, Nguyễn Vũ Quang Huy, Nguyễn Quang Hưng Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP.HCM Email: quynhdln21411@st.uel.edu.vn, trucdtt21411@st.uel.edu.vn, thinh22406@st.uel.edu.vn, anhnp23406@st.uel.edu.vn, huynvq23406@st.uel.edu.vn, hungnq@uel.edu.vn Tóm tắt: Hiện nay, Internet và các nền tảng số phục vụ học tập ngày một đóng vai trò quan trọng đối với sinh viên trong việc tìm hiểu, tự học và nghiên cứu. Cùng với đó, sinh viên cũng đối mặt với những nguy cơ tiềm ẩn như bị lộ thông tin cá nhân, các cuộc tấn công mạng, lừa đảo trực tuyến khi sử dụng internet. Nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức bảo mật và mối liên hệ với hành vi kiểm soát quyền riêng tư của sinh viên khi sử dụng các nền tảng số phục vụ quá trình học tập, đưa ra các khuyến nghị cho cả nền tảng số và sinh viên. Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát với 370 sinh viên bằng phương pháp hồi quy tuyến tính với phần mềm SPSS cho thấy, các nhân tố về mối quan tâm riêng tư, niềm tin và rủi ro cảm nhận tác động đến nhận thức bảo vệ thông tin riêng tư của sinh viên. Đồng thời, nhận thức tác động đồng biến đến hành vi kiểm soát quyền riêng tư trong việc sử dụng nền tảng số hỗ trợ học tập. Từ đó, nghiên cứu cũng đưa ra các khuyến nghị về bảo vệ thông tin dành các nền tảng số về học tập để giảm thiểu lo ngại bảo mật, tăng niềm tin người dùng, đáp ứng được yêu cầu bảo mật cũng như các hành động sinh viên nên thực hiện để đảm bảo an toàn thông tin mạng. Từ khóa: Hành vi kiểm soát, Học tập, Nhận thức rủi ro, Nền tảng số, Quyền riêng tư. 1. Đặt vấn đề Internet và tất cả các dịch vụ, ứng dụng liên quan của nó đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến truyền thông, thông tin và tiếp thị trên toàn thế giới thông qua các trang web, blog, email và mạng xã hội (Banica & cộng sự, 2017) [3]. Việc sử dụng Internet còn có tác động lớn đến thành tích học tập và đời sống xã hội của sinh viên (Asdaque & cộng sự, 2010) [2]. Sự phát triển của Internet đã giúp sinh viên có thể học một cách nhanh chóng hơn và tiếp cận tri thức dễ dàng hơn. Internet cung cấp cho sinh viên các phương tiện trao đổi thông tin và giao tiếp để học tập một cách hiệu quả. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thiệt hại do vi phạm dữ liệu cá nhân trên không gian mạng năm 2021 tăng gần 40% so với năm 2020 (Phạm Thị Huyền & cộng sự, 2023) [23]. Đặc biệt, sinh viên đã và đang phải đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn như bị lộ thông tin cá nhân, tấn công mạng, lừa đảo trực tuyến khi sử dụng Internet. Thu thập thông tin về khách hàng là một công việc rất cần thiết đối với các nhà quản trị trong việc hiểu rõ hơn về nhu cầu, sở thích và thị hiếu của khách hàng (Bùi Thành Khoa, 2017) 722
  2. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 [6]. Nhưng điều này cũng làm cho người dùng, cụ thể là sinh viên cảm thấy lo ngại vì việc cung cấp các thông tin riêng tư như họ tên, tuổi, ngày tháng năm sinh, nơi ở, số điện thoại, địa chỉ email là điều khó tránh khỏi khi sử dụng các nền tảng số. Do đã có rất nhiều trường hợp bị tuồng thông tin riêng tư ra bên ngoài, điển hình là ngày 13/8/2021, trên diễn đàn R*forums, một tài khoản có tên "xiaolin1983" đã đăng bài chào bán dữ liệu của hơn 300.000 sinh viên từ 10 trường đại học của Việt Nam [22]. Đối với các nhà cung cấp nền tảng số, thông tin riêng tư bị đánh cắp đã trở thành một thực trạng nhức nhối gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của họ. Tạo nhận thức cho sinh viên rằng thông tin riêng tư của họ sẽ được bảo vệ cẩn thận và an toàn khi họ sử dụng các nền tảng số của doanh nghiệp thông qua các cơ chế và hạ tầng bảo mật phù hợp nhằm tránh sự truy cập, tấn công, thu thập, trao đổi bất hợp pháp các dữ liệu cá nhân người dùng được xem là một yêu cầu quan trọng dẫn đến sự thành công của các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến. Điều này sẽ giúp xây dựng niềm tin từ người dùng nhằm duy trì mối quan hệ tích cực với họ tốt hơn, bảo vệ thông tin kinh doanh quan trọng và tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó, việc nâng cao nhận thức về bảo vệ thông tin riêng tư nhằm mục đích giúp sinh viên tránh bị giả mạo, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản và có thể sử dụng các nền tảng số một cách linh hoạt, an toàn hơn cũng là một điều tất yếu để đảm bảo trải nghiệm người dùng tốt nhất cho sinh viên. Sự hiểu biết của người dùng về rủi ro và cách tự bảo vệ mình khỏi các cuộc tấn công mạng là điều cơ bản trong cuộc sống hiện đại (Moallem, 2019) [13]. Chính vì thế việc nghiên cứu “Nhận thức bảo mật thông tin và hành vi kiểm soát quyền riêng tư khi sử dụng các nền tảng số phục vụ học tập của sinh viên” là thật sự rất quan trọng. 2. Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Tổng quan nghiên cứu Rủi ro bảo mật: Bảo mật đề cập tới việc bảo vệ các thông tin khỏi các hành vi tấn công, xâm nhập từ môi trường bên ngoài (Bansal, 2017) [4]. Rủi ro bảo mật là một sự kiện xảy ra khi hệ thống hoặc thiết bị được kết nối với internet bị xâm nhập dẫn đến việc dữ liệu bị truy cập trái phép, bị thay đổi hoặc bị phá hủy. Quyền riêng tư: Quyền riêng tư đề cập tới việc sử dụng và quản lý các nguồn thông tin (Bansal, 2017) [4]. Quyền riêng tư trên không gian mạng được áp dụng đối với mọi giao tiếp trên internet liên quan đến việc lưu trữ và sử dụng các thông tin riêng tư của bên thứ ba. “Các tương tác trong không gian mạng diễn ra rất nhanh khiến con người có xu hướng dễ dàng chấp nhận những thỏa thuận, tiết lộ thông tin cá nhân của mình để truy cập. Chính từ sự dễ dàng tiếp cận thông tin, dữ liệu cá nhân nên rất dễ dẫn tới sự xâm phạm các quyền riêng tư” (Nguyễn Thị Thanh Nga, 2023, 68) [16]. Nền tảng số: Nền tảng số là một nền tảng có kiến trúc mô đun theo lớp (kiến trúc này chia nền tảng thành các lớp riêng biệt, mỗi lớp đảm nhận một chức năng cụ thể) mà tại đó các khả năng CNTT được tích hợp vào các ứng dụng phần mềm sẽ kết hợp với nhau để thỏa mãn các thông số kỹ thuật chung nhằm mục đích đáp ứng các nhu cầu của các cộng đồng người dùng khác nhau (Spagnoletti & cộng sự, 2015) [21]. Nền tảng số trong học tập là các hệ thống, dịch vụ hỗ trợ cho việc học tập của người học như: hệ thống quản lý học tập (LMS), các trang web học trực tuyến,... Theo nghiên cứu của Trường Đại học Nông Lâm, nơi có khoảng hơn 20.000 sinh viên theo học về tỉ lệ truy cập internet và sử dụng internet trong học tập, một sinh viên dành 3,1 giờ/ngày truy cập internet. Tỉ lệ sinh viên sử dụng cho mục đích học tập với mức độ rất thường 723
  3. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 xuyên là 24,4%, thường xuyên là 56%... Nếu tính theo tỷ lệ tích lũy của hai mức độ “rất thường xuyên” và “thường xuyên”, thì mục đích sử dụng internet trong học tập đứng thứ hai với 80,4% chỉ sau mục đích cập nhật tin tức với 81,7% (Trần Minh Trí & Đỗ Minh Hoàng, 2016) [18]. Số lượng sinh viên dùng các ngân hàng số, ví điện tử để thanh toán học phí, mua tài liệu điện tử, mua các khóa học trực tuyến…để phục vụ cho học tập ngày càng tăng. Sinh viên ngày càng ứng dụng các lợi ích của internet vào học tập, trong khi đó các kỹ năng về bảo vệ quyền riêng tư cá nhân của sinh viên đang còn khá khiêm tốn do đặc điểm tính cách hòa đồng, năng động của thế hệ hiện nay (Nguyễn Hòa Kim Thái, 2022) [15]. Khi nhu cầu sử dụng các nền tảng internet phục vụ cho việc học tập ngày càng tăng cao, tin tặc có thể lợi dụng việc thiếu kiến thức, chủ quan của người dùng để cài mã độc, lấy cắp các thông tin khi người dùng truy cập vào các đường link về các khóa học trực tuyến, các ứng dụng học tập… chứa mã độc. Về việc thanh toán trực tuyến, đã có nhiều báo cáo ghi nhận việc thực hiện thanh toán trực tuyến mang lại rủi ro cho người sử dụng như: rò rỉ thông tin giao dịch, rò rỉ thông tin tín dụng… (Tô Phúc Vĩnh Nghi, 2021) [19]. Đối với sinh viên khi sử dụng nền tảng số để phục vụ học tập như mua tài liệu điện tử, học trực tuyến...tính rủi ro khi sử dụng là một vấn đề quan trọng, bởi sinh viên có thể vô tình để lộ những thông tin như: thông tin cá nhân, thông tin tín dụng,... 2.2. Cơ sở lý thuyết Bài nghiên cứu này sử dụng “Lý thuyết động cơ bảo vệ thông tin” của Rogers (1975, 1983) và được bổ sung bởi Maddux và Rogers (1983) để giải thích các hành vi rủi ro, đưa ra các giải pháp tối ưu để ngăn chặn chúng và giải thích xu hướng con người không thực hiện các hành động bảo vệ. Theo lý thuyết của Rogers sau khi được bổ sung, có ba quá trình liên quan đến nhận thức bắt nguồn cho động cơ của con người bảo vệ khỏi rủi ro và ba yếu tố khác được bổ sung vào sau để giải thích xu hướng không thực hiện hành động bảo vệ. Quá trình thứ nhất là quá trình nhận thức được mối nguy hiểm, rủi ro có thể xảy ra đến với chính bản thân mình, quá trình thứ hai là quá trình nhận thức được tính chất nghiêm trọng của rủi ro sẽ xảy ra, và quá trình cuối cùng là quá trình nhận thức bảo vệ hành vi có tác động tích cực trong việc hạ thấp tỉ lệ nguy cơ của rủi ro. Yếu tố thứ nhất là niềm tin, yếu tố thứ hai là các tổn thất chi phí khi tiến hành một hành vi và yếu tố cuối cùng là các lợi ích đạt được khi thực hiện hành vi đó (Bùi Thành Khoa, 2017) [6]. Theo kết quả của nghiên cứu Malhotra (2004) cho thấy nhận thức của người sử dụng về tính quan trọng của thông tin cá nhân thực sự ảnh hưởng đến phản ứng của họ đối với một số hành động nhất định [14]. Những lo ngại về quyền riêng tư của con người chắc chắn sẽ quyết định phản ứng của cá nhân để thực hiện một hành vi. Khi khách hàng có niềm tin vào một dịch vụ, họ sẽ cảm thấy ít rủi ro hơn khi cung cấp thông tin cá nhân cho nền tảng quản lý dịch vụ đó điều này là do họ tin rằng nền tảng sẽ sử dụng thông tin của họ một cách cẩn thận và tôn trọng. Mối quan tâm về quyền riêng tư của khách hàng có thể bao gồm những lo lắng về việc thông tin cá nhân của họ sẽ được sử dụng như thế nào, ai sẽ có quyền truy cập vào thông tin đó và thông tin đó sẽ được bảo vệ như thế nào. Khi khách hàng quan tâm đến quyền riêng tư của họ, họ sẽ có xu hướng thực hiện các hành động để bảo vệ quyền riêng tư của mình. Nghiên cứu của Youn (2009) [26] cũng cho thấy rằng việc chuyển đổi giữa rủi ro và lợi ích ảnh hưởng đến hành vi bảo mật sự riêng tư. 724
  4. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 Dựa theo những nghiên cứu trước đó, chúng tôi quyết định sử dụng các biến mối quan tâm riêng tư, niềm tin, rủi ro cảm nhận về bảo mật là ba biến độc lập và hai biến phụ thuộc cho nghiên cứu này là nhận thức bảo vệ thông tin riêng tư và hành vi kiểm soát quyền riêng tư. 2.3. Các giả thuyết và mô hình nghiên cứu Mối quan tâm về riêng tư và bảo mật trên Internet đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc định hình nhận thức bảo vệ thông tin riêng tư, kể cả trong lĩnh vực sử dụng nền tảng số hỗ trợ học tập. Hong và Thong (2013) định nghĩa mối quan tâm riêng tư là mức độ mà người dùng Internet quan tâm đến các hoạt động trang web liên quan đến việc thu thập và sử dụng thông tin cá nhân của người đó [11]. Mối quan tâm riêng tư có thể xuất phát từ nhận thức rằng thông tin cá nhân của người dùng đang bị lợi dụng (Culnan và Armstrong, 1999) [8]. Điều này có nguy cơ dẫn đến việc họ từ chối chia sẻ thông tin như một cách bảo vệ quyền riêng tư. Yerby và cộng sự (2019) cho rằng những lo ngại về quyền riêng tư trên các trang mạng xã hội là có cơ sở và việc bảo vệ thông tin cá nhân thông tin nên là ưu tiên hàng đầu đối với các trang này. Các tác giả cũng nhấn mạnh rằng các trang mạng xã hội cần thực hiện các biện pháp để giải quyết mối quan tâm riêng tư của người dùng [25]. Giả thuyết H1: Mối quan tâm riêng tư tác động đồng biến đến nhận thức bảo vệ thông tin riêng tư trong việc sử dụng nền tảng số hỗ trợ học tập. Niềm tin được định nghĩa là một trạng thái tinh thần bao gồm sự mong đợi về một hành vi cụ thể, niềm tin rằng hành vi được mong đợi sẽ xảy ra và sự sẵn sàng chấp nhận rủi ro vì niềm tin đó (Anwar, 2021) [1]. Kramer (1999) cho rằng niềm tin là then chốt để đảm bảo cam kết hiệu quả và giảm mức độ không chắc chắn [12]. Các nghiên cứu đã khẳng định vai trò của niềm tin trong môi trường học tập trực tuyến. Ví dụ, theo nghiên cứu của Teresevicience và cộng sự (2020), các phương pháp đánh giá và công nhận kết quả chỉ được chấp nhận khi niềm tin vượt qua một ngưỡng nhất định [17]. Giả thuyết H2: Niềm tin tác động nghịch biến đến nhận thức bảo vệ thông tin riêng tư trong việc sử dụng nền tảng số hỗ trợ học tập. Rủi ro cảm nhận về bảo mật là tổn thất có nguy cơ gánh chịu gắn liền với việc tiết lộ thông tin cá nhân (Heng Xu và cộng sự, 2011) [24]. Trong nhiều trường hợp, việc các tổ chức và cá nhân khác lợi dụng thông tin này nhằm mục đích bất chính có thể mang đến hậu quả khó lường cho người dùng (Dinev và Hart, 2006) [9]. Nghiên cứu của Sarosa (2022) cho thấy, rủi ro cảm nhận ảnh hưởng tiêu cực đến thái độ và ý định sử dụng dịch vụ học tập trực tuyến [20]. Có thể rút ra giả thuyết về mối tương quan giữa rủi ro cảm nhận và nhận thức bảo vệ thông tin riêng tư. Giả thuyết H3: Rủi ro cảm nhận tác động đồng biến đến nhận thức bảo vệ thông tin riêng tư trong việc sử dụng nền tảng số hỗ trợ học tập. Nhận thức bảo vệ thông tin riêng tư đóng vai trò quan trọng trong việc hiểu rõ và thực hiện hành vi kiểm soát quyền riêng tư. Kết quả nghiên cứu của Hanus và Wu (2016) cho thấy nhận thức của người dùng về các mối đe dọa và biện pháp chống lại chúng là tiền đề cho hành vi bảo vệ quyền riêng tư [10]. Các tác giả cũng nhấn mạnh sự cần thiết của nhận thức bảo vệ thông tin trong thời đại số. Một số biện pháp kiểm soát quyền riêng tư thường thấy bao gồm xóa cookies và lịch sử duyệt web, sử dụng chế độ duyệt web riêng tư và cung cấp thông tin cá nhân sai lệch (Boerman và cộng sự, 2021) [5]. 725
  5. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 Giả thuyết H4: Nhận thức bảo vệ thông tin riêng tư tác động đồng biến đến hành vi kiểm soát quyền riêng tư trong việc sử dụng nền tảng số hỗ trợ học tập. Từ những lý luận trên, nhóm tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu như sau: Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất Nguồn: Nhóm tác giả đề xuất 2.4. Phương pháp nghiên cứu Quy trình nghiên cứu được tiến hành lần lượt theo hai bước: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp định lượng nhằm xác lập cơ sở lý thuyết, xây dựng giả thuyết và mô hình nghiên cứu. Cùng với đó là xây dựng bảng khảo sát và hoàn thiện cách thức diễn đạt mệnh đề đo lường biến số, nhằm phục vụ cho nghiên cứu định lượng. Mỗi một biến số trong mô hình được đo lường qua các mệnh đề nhằm tìm hiểu mức độ đồng ý của người trả lời, sử dụng thang đo Likert 5 điểm từ 1 (hoàn toàn không đồng ý) đến 5 (hoàn toàn đồng ý). Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua bảng khảo sát nhắm đến đối tượng sinh viên. Nhóm đối tượng này bao gồm sinh viên đến từ các tỉnh thành, chủ yếu trong độ tuổi từ 18-22 tuổi. Cuộc khảo sát trực tuyến thực hiện qua email đã thu về 370 câu trả lời hợp lệ, đồng thời cũng đảm bảo các vấn đề về bảo vệ dữ liệu, mục đích của việc sử dụng dữ liệu khảo sát tuân thủ theo đạo đức nghiên cứu và bảo mật danh tính của người được khảo sát. Nhóm nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS để xử lý và phân tích dữ liệu khảo sát. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Kết quả 3.1.1. Mô tả khảo sát Qua thống kê trên mẫu gồm 370 quan sát, số lượng giới tính Nữ chiếm nhiều hơn Nam với 75,4% trong tổng sinh viên thực hiện khảo sát. Mức thu nhập dưới 3 triệu chiếm tỷ lệ cao nhất với 53,1% và tiếp đến là khoảng từ 3 triệu đến dưới 5 triệu chiếm tỷ lệ 36%. Các sinh viên dành khá nhiều thời gian để truy cập Internet phục vụ cho quá trình học tập với 50,3% tỷ lệ cho khoảng thời gian từ 2 đến 5 giờ mỗi ngày, tiếp đến là trên 5 giờ hàng ngày với 34,3% và cuối cùng là 15,4% dưới 2 giờ mỗi ngày. Các nền tảng mà sinh viên thường sử dụng cho việc học tập bao gồm E - Learning, Coursera, Linkedin Learning, TED - Ed, Udemy, Codecademy, v.v.. Đánh giá về tầm quan trọng của bảo vệ thông tin trong quá trình học tập trực tuyến ở mức rất quan tâm là 68% ở tỷ lệ cao tiếp đến là 27,4% ở mức quan tâm. 726
  6. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 Bảng 1: Kết quả thống kê mô tả Những thông tin riêng tư mà bạn lo lắng khi Lý do sử dụng các nền tảng số cho học cung cấp cho các nền tảng để phục vụ quá tập trình học tập Tài nguyên phong phú 80,6% Địa chỉ email 57,7% Linh hoạt thời gian 84% Số điện thoại 81,7% Tiết kiệm chi phí 76% Thông tin số thẻ ATM, tín dụng 68% Cập nhật thường xuyên 59,4% Địa chỉ nhà 53,7% Tăng tính tương tác 33,7% Độ tuổi 24,6% Cá nhân hóa 43,4% Thu nhập 21,1% Trình độ học vấn 21,1% Nguồn: Kết quả nghiên cứu từ SPSS của nhóm tác giả Với kết quả khảo sát từ bảng câu hỏi theo thang đo Likert từ 1 – 5, dưới đây là một số biểu đồ thể hiện sự phân phối giá trị của các biến quan sát trong từng nhân tố. Hình 2. Biểu đồ Boxplot từng nhân tố Nguồn: Kết quả nghiên cứu từ SPSS của nhóm tác giả 3.1.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố khám phá EFA Hệ số Cronbach's Alpha được sử dụng để đánh giá về độ tin cậy của các thang đo lường. Kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng phù hợp (>= 0,3) và hệ số Cronbach’s Alpha đều >= 0,6 (Bảng 2) nên 19 biến quan sát đều đạt yêu cầu về độ tin cậy. Tiếp đến là kết quả kiểm định phân tích nhân tố, trị số KMO của các biến độc lập là 0,884 > 0,5 và giá trị sig Bartlett’s Test = 0,000 < 0,05, chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong nhân tố. Do đó, phân tích nhân tố hợp lý và hệ số đạt yêu cầu. Trị số Eigenvalue = 727
  7. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 1,296 > 1 và tổng phương sai trích = 75,141% > 50% chứng tỏ sự biến thiên 75,141% của ba nhân tố. Bảng 2: Kết quả kiểm định độ tin cậy và EFA Số biến Cronbach Hệ số tương Một số chỉ số STT Thang đo quan sát Alpha quan biến tổng EFA Mối quan tâm riêng tư KMO = 0,884 1 4 0,872 0,712 - 0,773 (PRI) sig = 0 Niềm tin với các nền Eigenvalue = 2 4 0,865 0,576 - 0,799 tảng số (TRUST) 1,296 Rủi ro cảm nhận về bảo Phương sai trích 3 4 0,911 0,762 - 0,830 = 75,141 mật (RISK) Nhận thức bảo vệ thông KMO = 0,688 4 3 0,811 0,600 - 0,734 tin riêng tư (AWE) sig = 0 Hành vi kiểm soát KMO = 0,821 5 4 0,887 0,737 - 0,768 quyền riêng tư (PB) sig = 0 Nguồn: Kết quả nghiên cứu từ SPSS của nhóm tác giả 3.1.3. Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) Mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) được xây dựng từ 5 nhóm nhân tố có mối quan hệ cụ thể như giả thuyết nghiên cứu đã đưa ra. Kết quả phân tích SEM có Chi-square/df là 2,229 (0,8), TLI là 0,914 (> 0,9), CFI là 0,927 (> 0,9) và RMSEA là 0,064 < 0.08 đều thỏa mãn với điều kiện phù hợp mô hình. Có nghĩa là mô hình trên phù hợp với dữ liệu nghiên cứu. các nhân tố đều có ý nghĩa thống kê vì có giá trị sig. nhỏ hơn 0,05. Hình 3. Kết quả mô hình SEM Nguồn: Kết quả nghiên cứu từ AMOS của nhóm tác giả 728
  8. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 3.1.4. Phân tích tương quan Xem xét các mối quan hệ tương quan giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc bằng phân tích tương quan Pearson. Với kết quả của Bảng 3, sig tương quan Pearson các biến độc lập PRI, TRUST, RISK với biến phụ thuộc AWE đều là 0 nhỏ hơn 0,05. Do đó, có mối liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập này với biến AWE. Ngoài ra các cặp biến độc lập có mức tương quan khá yếu với nhau nên khả năng cao sẽ không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra. Tương tự giữa AWE và PB có sig tương quan Pearson là 0 < 0,05 nên có mối liên hệ tuyến tính giữa các biến AWE với biến PB. Bảng 3: Kết quả phân tích tương quan AWE PRI TRUST RISK AWE 1 1 PRI 0,635** - 0,000 1 TRUST -0,643** - 0,000 -0,575** - 0,000 1 RISK 0,469** - 0,000 0,473** - 0,000 -0,430** - 0,000 1 AWE PB 2 AWE 1 PB 0,774** - 0,000 1 Nguồn: Kết quả nghiên cứu từ SPSS của nhóm tác giả 3.1.5. Phân tích hồi quy Kết quả phân tích hồi quy với R2 là 53,3% và R2 hiệu chỉnh là 52,9% cho thấy biến độc lập đưa vào chạy hồi quy bao gồm PRI, TRUST, RISK ảnh hưởng 52,9% sự thay đổi của biến AWE. Hệ số Durbin - Watson là 1,942, nằm trong khoảng từ 1,5 đến 2,5 nên không có hiện tượng tự tương quan chuỗi bậc nhất xảy ra. Sig kiểm định F bằng 0,00 < 0,005, do đó mô hình hồi quy tuyến tính bội phù hợp với tệp dữ liệu và có thể sử dụng được. Với kết quả Bảng 4 bên dưới, sig kiểm định t hệ số hồi quy của các biến độc lập đều nhỏ hơn 0,05. Do đó, các biến độc lập PRI, TRUST và RISK đều có ý nghĩa giải thích cho biến phụ thuộc AWE, không có biến nào phải bị loại khỏi mô hình. Hệ số VIF của các biến độc lập này đều nhỏ hơn 2 do vậy không có đa cộng tuyến xảy ra do mối quan hệ chặt chẽ giữa các biến độc lập xảy ra. Đồng thời, cũng theo kết quả phân tích hồi quy, nhân tố mối quan tâm riêng tư với hệ số B = 0,362 và dấu (+) cho thấy mối quan hệ đồng biến với biến phụ thuộc. Nhân tố niềm tin với B = - 0,332 thấy mối quan hệ nghịch biến với AWE. Cuối cùng là nhân tố rủi ro cảm nhận với B = 0,129 có tác động cùng chiều với biến AWE. Đối với kết quả phân tích hồi quy tuyến tính của biến độc lập AWE và biến phụ thuộc PB. R2 là 60% và R2 hiệu chỉnh là 59,9% > 50%, hệ số Durbin - Watson là 2,046, Sig kiểm định F bằng 0 < 0,05. Do đó, mô hình hồi quy tuyến tính bội phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được. Trong kết quả bảng 4, sig kiểm định t hệ số hồi quy của AWE nhỏ hơn 0,05 do đó biến này có ý nghĩa giải thích và không bị loại khỏi mô hình và hệ số VIF nhỏ hơn 2 nên không 729
  9. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 có đa cộng tuyến xảy ra. Nhân tố nhận thức bảo vệ thông tin riêng tư với B = 0,901 có tác động cùng chiều tới hành vi kiểm soát quyền riêng tư. Kết quả kiểm tra các vi phạm giả định hồi quy đảm bảo các điều kiện về liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc, phương sai của sai số không đổi, phần dư có phân phối chuẩn và không có tương quan giữa chúng, không có hiện tượng đa cộng tuyến. Từ đó cho thấy các giả định nêu ra đều không bị vi phạm. Vì vậy, mô hình hồi quy với các giả thuyết bao gồm H1, H2, H3 và H4 được chấp nhận. Bảng 4: Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính Hệ số Hệ số chưa chuẩn hóa chuẩn Đa cộng tuyến R2 – R2 hóa STT Mô hình hiệu t Sig. chỉnh Độ lệch B Beta Tolerance VIF chuẩn 1 (Constant) 2,423 0,269 8,996 0,000 PRI 0,362 0,047 0,350 7,628 0,000 0,607 1,647 53,3% - TRUST 52,9% -0,332 0,039 -0,382 -8,526 0,000 0,637 1,569 RISK 0,129 0,038 0,139 3,353 0,001 0,739 1,353 2 (Constant) 0,243 0,143 1,699 0,090 60% AWE - 59,9% 0,901 0,038 0,774 23,477 0,000 1,000 1,000 Nguồn: Kết quả nghiên cứu từ SPSS của nhóm tác giả Phương trình hồi quy chuẩn hóa có dạng như sau: AWE = -0,382 * TRUST + 0,35 * PRI + 0,139 * RISK + e Nhận thức bảo vệ quyền riêng tư = -0,382 * Niềm tin + 0,35 * Mối quan tâm riêng tư + 0,139 * Rủi ro cảm nhận về bảo mật (R2 = 53,3% - R2 hiệu chỉnh = 52,9%) PB = 0,774 * AWE + e Hành vi kiểm soát quyền riêng tư = 0,774 * Nhận thức bảo vệ quyền riêng tư (R2 = 60% - R2 hiệu chỉnh = 59,9%) 3.2. Thảo luận Từ kết quả của những phân tích đã trình bày phía trên, nghiên cứu đã bổ sung những bằng chứng cho thấy sự tác động của các yếu tố về mối quan tâm riêng tư, niềm tin và rủi ro cảm nhận về bảo mật đối với nhận thức bảo vệ thông tin riêng tư và từ yếu tố này ảnh hưởng đến hành vi kiểm soát quyền riêng tư của các bạn sinh viên. Phân tích hồi quy tuyến tính cho thấy cả 4 giả thuyết đề xuất đều được chấp nhận. 730
  10. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 Nhân tố niềm tin có tác động nghịch chiều đến nhận thức bảo vệ quyền riêng tư và mối quan hệ này có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% (Beta = -0,382; sig kiểm định t = 0 < 0,05). Niềm tin đối với những nền tảng số phục vụ học tập về những chính sách bảo mật, sự an toàn thông tin trong quá trình sử dụng sẽ tác động giảm đi nhận thức bảo vệ thông tin riêng tư của khách hàng, giúp cho các sinh viên phần nào không còn lo ngại về các vấn đề chia sẻ thông tin cá nhân và thực hiện các hoạt động giao dịch trên nền tảng số. Nhân tố mối quan tâm riêng tư và rủi ro cảm nhận về bảo mật có tác động thuận chiều lên nhận thức bảo vệ quyền riêng tư lần lượt có các hệ số Beta là 0,35 và 0,139; sig kiểm định là 0 và 0,001 < 0,05. Với sự phát triển Internet mạnh mẽ như hiện nay, ngoài các tác động tích cực trong việc hỗ trợ sinh viên học tập, một số kết quả nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng tổn hại khá lớn từ việc vi phạm dữ liệu cá nhân trên không gian mạng [23]. Do đó, sinh viên không chấp nhận cung cấp thông tin để sử dụng các nền tảng số phục vụ học tập là những người thường xuyên lo lắng về việc thông tin bị lạm dụng hay không yên tâm với việc bảo mật dữ liệu của các nền tảng đó trong quá trình sử dụng. Điều này chứng tỏ rằng nếu các nền tảng học tập tuyến đảm bảo sinh viên về toàn bộ thông tin dữ liệu cá nhân được bảo mật, không cung cấp tùy tiện với các bên thứ ba thì nhận thức bảo vệ của người dùng cũng sẽ giảm đi và sẽ duy trì sử dụng nền tảng đó trong tương lai. Cuối cùng, ta thấy rằng nhân tố nhận thức bảo vệ quyền riêng tư có tương quan dương với hành vi kiểm soát quyền riêng tư và mối quan hệ này có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% (Beta = 0,774; sig kiểm định t = 0 < 0,05). Điều này giải thích cho việc nếu khách hàng và đặc biệt ở đây là những bạn sinh viên cảm thấy rằng không an toàn trong việc cung cấp các thông tin hoặc giao dịch trực tuyến để sử dụng nền tảng số. Những tổn thất về tinh thần hay tài chính sẽ làm cho họ có ấn tượng và thái độ không tốt với các nền tảng số đó, hình thành nhận thức bảo vệ các quyền riêng tư và từ đó sẽ có những hành động, biện pháp kiểm soát hành vi của họ về các vấn đề thông tin, quyền riêng tư trên các nền tảng. Hoặc thậm chí họ sẽ không sẵn sàng thiết lập mối quan hệ giao dịch với các nền tảng hay là sử dụng lâu dài nền tảng trong tương lai. 4. Kết luận và khuyến nghị giải pháp Khái niệm rủi ro bảo mật và nhận thức bảo vệ thông tin đã không còn xa lạ trong các nghiên cứu về mua sắm trực tuyến hay chia sẻ trên mạng xã hội, tuy nhiên, với các nền tảng số về học tập lại ít được nhắc đến. Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy các giả thuyết mà nhóm tác giả đưa ra đều được chấp nhận và mô hình đề xuất trong lĩnh vực học tập phù hợp với dữ liệu thị trường. Về mặt lý thuyết, nghiên cứu đã bổ sung và hoàn thiện hơn khung lý thuyết về mối quan hệ giữa rủi ro cảm nhận, mối lo ngại về quyền riêng tư, niềm tin vào nền tảng, đến nhận thức bảo vệ thông tin và hành vi kiểm soát quyền riêng tư của sinh viên trong học tập. Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu giúp các nhà cung cấp nền tảng số phục vụ học tập hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc giảm thiểu rủi ro về bảo mật thông tin và tăng niềm tin người dùng, tạo được môi trường an toàn trên không gian mạng để thu hút được nhiều người dùng hơn. Ngoài việc các chính sách bảo mật thông tin người dùng, các nền tảng cần: (i) Nên áp dụng khái niệm về quyền riêng tư theo thiết kế tiên tiến để bảo vệ quyền riêng tư của người dùng. Theo Cavoukian (2010) [7], khái niệm về quyền riêng tư theo thiết kế bao gồm bảy nguyên tắc: (1) phòng ngừa, không khắc phục; (2) thiết lập quyền riêng tư mặc định; (3) tích hợp quyền riêng tư vào quy trình thiết kế; (4) đảm bảo quyền lợi của tất cả các bên liên quan; (5) bảo vệ xuyên suốt quy trình; (6) rõ ràng và minh bạch; (7) tôn trọng quyền riêng tư 731
  11. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 người dùng. Không chỉ dừng lại ở áp dụng những nguyên tắc về quyền riêng tư này, các nền tảng số cần đưa các nguyên tắc thiết kế theo quyền riêng tư vào nền tảng của mình để bảo vệ quyền riêng tư của người dùng và cam kết sử dụng nhiều chiến lược hợp lý khác nhau bao gồm sự an toàn và sức khỏe của người dùng. Việc triển khai quyền riêng tư bằng cách thiết kế vào các nền tảng số có thể làm giảm niềm tin về rủi ro của người dùng, do đó, làm giảm mối lo ngại về quyền riêng tư và tăng niềm tin của người dùng đối với nền tảng số về học tập. (ii) Ngoài việc công khai minh bạch các chính sách quyền riêng tư, các nền tảng số có thể cung cấp các kỹ năng về quyền riêng tư thông qua đào tạo nâng cao nhận thức về quyền riêng tư. Theo Yerby & cộng sự (2019) [25], việc đào tạo nâng cao nhận thức về quyền riêng tư phải bao gồm nhận thức về: (1) các kỹ năng, kiến thức và năng lực cần thiết về các vấn đề riêng tư (tức là các vấn đề như trộm danh tính, hack, môi giới thông tin, phần mềm gián điệp) và những hậu quả tiêu cực từ chúng; (2) trách nhiệm của người dùng trong việc bảo vệ thông tin cá nhân của họ trên các nền tảng số; (3) chiến lược và phương pháp để liên tục đảm bảo an toàn và nâng cao quyền riêng tư trên nền tảng số; (4) thông tin cá nhân được thu thập, sử dụng và chia sẻ với bên khác như thế nào; và (5) cài đặt riêng tư trên nền tảng số được kiểm soát ra sao. (iii) Xây dựng các cơ chế để người dùng có thể báo cáo về việc vi phạm quyền riêng tư hoặc bất kỳ vấn đề nào liên quan đến bảo mật thông tin, đảm bảo rằng các khiếu nại được giải quyết một cách nhanh chóng và công bằng. Việc cung cấp cho người dùng các khuyến nghị bảo vệ thông tin và có chính sách rõ ràng, đề cập quyền lợi của người dùng một cách minh bạch không chỉ thể hiện sự chuyên nghiệp của nền tảng, mà còn giúp người dùng hiểu rõ được quyền và nghĩa vụ của họ. Điều này giúp các nhà cung cấp phát triển nền tảng dễ dàng hơn, tăng thêm năng lực cạnh tranh và tránh được những rủi ro không mong muốn. Đồng thời, về phía người dùng nói chung và sinh viên nói riêng, cần nâng cao nhận thức về bảo vệ thông tin và quyền riêng tư khi sử dụng các nền tảng số phục vụ học tập trên internet, sử dụng kết hợp các biện pháp bảo mật với độ bảo mật cao và phản hồi với nhà cung cấp các nền tảng khi thấy dấu hiệu không an toàn bảo mật. Một số phương pháp để giữ an toàn trên các nền tảng số bao gồm: (1) quản lý thường xuyên cài đặt quyền riêng tư; (2) giới hạn lượng thông tin cá nhân mà người dùng tiết lộ, giới hạn chi tiết về lịch sử công việc; (3) xác minh người dùng kết nối với ai; (4) sử dụng mật khẩu mạnh và thay đổi mật khẩu thường xuyên; (5) đọc kỹ các hướng dẫn, thông báo yêu cầu quyền truy cập trước khi chấp nhận, chỉ cung cấp quyền truy cập cần thiết để giảm rủi ro bảo mật; (6) cập nhật các ứng dụng và hệ điều hành trên thiết bị của mình, các bản cập nhật thường chứa các bản vá lỗi bảo mật mới. Những lo ngại về quyền riêng tư trên các nền tảng số là có thật và hậu quả của việc không bảo vệ thông tin cá nhân có thể rất nghiêm trọng và đầy rủi ro. Vì vậy, các nền tảng phải thực hiện các biện pháp để đảm bảo bảo vệ quyền riêng tư của người dùng, nên phát triển và bao gồm các công cụ hỗ trợ người dùng hiểu được quyền riêng tư và tầm quan trọng của nó đối với cuộc sống hàng ngày của họ. Hơn nữa, giáo dục nâng cao nhận thức về quyền riêng tư phải được áp dụng và đưa vào như một phần bắt buộc khi tham gia các nền tảng số, người dùng cần nâng cao nhận thức và có biện pháp để bảo vệ thông tin cá nhân và quyền riêng tư của mình. Nghiên cứu này có những hạn chế có thể ảnh hưởng đến tính khái quát của kết quả, bao gồm mẫu thuận tiện, số mẫu khảo sát thu thập được còn hạn chế. Trong tương lai, nhóm nghiên cứu sẽ đi sâu hơn về các giải pháp, chính sách bảo vệ thông tin trên các nền tảng số phục vụ học tập và mở rộng phạm vi nghiên cứu cũng như đối tượng nghiên cứu. 732
  12. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Anwar, M. (2021), ‘Supporting privacy, trust, and personalization in online learning’, International Journal of Artificial Intelligence in Education, 31, 769–783. [2]. Asdaque, M. M., Khan, M. N., & Rizvi, S. A. A. (2010). ‘Effect of internet on the academic performance and social life of university students in Pakistan.’. Journal of Education and sociology, 4(3), 21-27. [3]. Banica, L., Burtescu, E., & Enescu, F. (2017), “THE IMPACT OF INTERNET-OF- THINGS IN HIGHER EDUCATION”, Scientific Bulletin – Economic Sciences, Volume 16/ Issue 1, 53-59. [4]. Bansal, G. (2017), ‘Distinguishing between privacy and security concerns: An empirical examination and scale validation’, Journal of Computer Information Systems, 57(4), 330-343. [5]. Boerman, S. C., Kruikemeier, S., & Zuiderveen Borgesius, F. J. (2021), ‘Exploring Motivations for Online Privacy Protection Behavior: Insights From Panel Data, Communication Research’, 48(7), 953-977. [6]. Bùi Thành Khoa (2017), ‘Nghiên cứu nhận thức bảo vệ thông tin riêng tư của người mua hàng trực tuyến tại TP. HCM.’, Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Trường Đại học Công nghiệp TP. HCM, 26(2), 66-76. [7]. Cavoukian, A. (2010), ‘Privacy by design: The definitive workshop’. Identity in the Information Society, 3(2), 247-251. [8]. Culnan, M.J., & Armstrong, P. (1999), ‘Information Privacy Concerns, Procedural Fairness, and Impersonal Trust: An Empirical Investigation’, Organization Science, 10, 104- 115. [9]. Dinev, T., & Hart, P. (2006), ‘An Extended Privacy Calculus Model for E-Commerce Transactions’, Information Systems Research, 17, 61-80. [10]. Hanus, B., & Wu, Y. “Andy.” (2016), ‘Impact of Users’ Security Awareness on Desktop Security Behavior: A Protection Motivation Theory Perspective. Information Systems Management’, 33(1), 2–16. [11]. Hong, W., & Thong, J. Y. (2013), ‘Internet privacy concerns: an integrated conceptualization and four empirical studies’, MIS Quarterly, 37(1), 275-298. [12]. Kramer, R.M. (1999), ‘Trust and distrust in organizations: Emerging perspectives, enduring questions’, Annual Review of Psychology, 50(1), 569-598. [13]. Moallem, A. (2019), ‘Cyber Security Awareness Among College Students’, Advances in Human Factors in Cybersecurity. AHFE 2018. Advances in Intelligent Systems and Computing (2019): 79-87. [14]. Malhotra, N. K., Kim, S. S., & Agarwal, J. (2004), ‘Internet users' information privacy concerns (IUIPC): The construct, the scale, and a causal model’, Information systems research, 15(4), 336-355. [15]. Nguyễn Hòa Kim Thái (2022), ‘Kỹ năng an toàn mạng ảnh hưởng đến thái độ đối với học tập trực tuyến của sinh viên’, Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một, 58(3), 92-109. 733
  13. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 [16]. Nguyễn Thị Thanh Nga (2023). ‘Tác động cuộc cách Mạng công nghiệp 4.0 đến quyền riêng tư. Quản lý Nhà nước’, (325), 66-70. [17]. Tereseviciene, M., Trepule, E., Dauksiene, E., Tamoliune, G., & Costa, N. (2020), ‘Are universities ready to recognize open online learning?’, International Education Studies, 13(2), 21–32. [18]. Trần Minh Trí & Đỗ Minh Hoàng (2016). ‘Thực trạng sử dụng Internet và những tác động của Internet đến sinh viên trường Đại học Nông lâm TP.HCM’, Tạp chí Nông lâm học, Đại học Nông lâm TP. HCM, tr1-11. [19]. Tô Phúc Vĩnh Nghi (2021), “Nghiên cứu tác động của nhận thức rủi ro đến ý định sử dụng ví điện tử của nhân viên văn phòng tại Tp. Hồ Chí Minh”, Tạp chí Khoa học Công nghệ và Thực phẩm, 21 (3), 86-99. [20]. Sarosa, S. (2022), ‘The effect of perceived risks and perceived cost on using online learning by high school students’, Procedia Computer Science, 197, 477-483. [21]. Spagnoletti, P., Resca, A., & Lee, G. (2015), ‘A design theory for digital platforms supporting online communities: a multiple case study’, Journal of Information technology, 30, 364-380. [22]. Thế Anh (2021), ‘Hồ sơ của 300.000 sinh viên Việt Nam bị rao bán trên Internet’, xem tại: https://dantri.com.vn/suc-manh-so/ho-so-cua-300000-sinh-vien-viet-nam-bi-rao-ban-tren- internet-20210815213043167.htm. [23]. Phạm Thị Huyền, Phan Thùy Anh, Trịnh Phương Anh, Mai Xuân Bách, Lê Quỳnh Chi (2023). ‘Ảnh hưởng của cảm nhận về rủi ro bảo mật và quyền riêng tư đến niềm tin và hành vi kiểm soát quyền riêng tư của người dùng trên mạng xã hội.’, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, (314), 35-45. [24]. Xu, H., Dinev, T., Smith, J., & Hart, P. (2011), ‘Information Privacy Concerns: Linking Individual Perceptions with Institutional Privacy Assurances’, Journal of the Association for Information Systems, 12(12), 798-824. [25]. Yerby, J., Koohang, A., & Paliszkiewicz, J. (2019), ‘Social media privacy concerns and risk beliefs’, Online Journal of Applied Knowledge Management, 7(1), 1-13. [26]. Youn, S. (2009), Determinants of online privacy concern and its influence on privacy protection behaviors among young adolescents, Journal of Consumer affairs, 43(3), 389-418. 734
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2