Nhận thức của người dân Cà Mau về hoạt động du lịch tại địa phương
lượt xem 3
download
Nghiên cứu "Nhận thức của người dân Cà Mau về hoạt động du lịch tại địa phương" đánh giá khảo sát người dân địa phương tại tỉnh Cà Mau để có thể phát triển du lịch bền vững một cách hiệu quả nhất, mang lại lợi ích cho Cà Mau nói chung và người dân nói riêng. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nhận thức của người dân Cà Mau về hoạt động du lịch tại địa phương
- NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN CÀ MAU VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI ĐỊA PHƯƠNG Nguyễn Thanh Ngân, Trịnh Phương Linh*, Lê Thị Nam Phương, Võ Thị Minh Trang, Đỗ Duy Nhân Khoa Quản trị Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Đào Thị Tuyết Linh TÓM TẮT Mục tiêu của việc nghiên cứu đánh giá khảo sát người dân địa phương tại tỉnh Cà Mau để có thể phát triển du lịch bền vững một cách hiệu quả nhất, mang lại lợi ích cho Cà Mau nói chung và người dân nói riêng. Xây dựng và khai thác du lịch toàn diện, bền vững, từ những mong muốn nguyện vọng và suy nghĩ của người dân để xây những phương pháp, đề suất cách giải quyết xử lý khó khăn, vận dụng hiệu quả tài nguyên du lịch tại địa phương, từ đó có phương hướng tốt nhất để phát triển du lịch bền vững – “DU LỊCH XANH” tại Cà Mau. Từ khoá: Du lịch xanh và phát triển du lịch bền vững. 1. GIỚI THIỆU CHUNG Với mong muốn xây dựng một chương trình du lịch giới thiệu về Cà Mau theo định hướng bền vững, và mang lại nhiều lợi ích cho người dân nơi đây, nhóm sinh viên đã lập phiếu khảo sát người dân từ đó là dữ liệu nghiên cứu xây dựng chương trình du lịch phù hợp với tài nguyên thiên nhiên có sẵn và tài nguyên con người đã nổi tiếng từ lâu nhưng lại không có điều kiện phát triển, nhóm sinh viên hy vọng từ bài nghiên cứu này có thể đề ra một số giải pháp hữu ích để giúp nền du lịch cà mau ngày càng phát triển theo định hướng bền vững. 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Các yếu tố tác động đến sự tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch: Nhận thức của ngươi dân về giá trị tài nguyên là yếu tố quan trọng hình thành sự quan tâm về hoạt động du lịch tại Tỉnh Cà Mau. Kết quả nghiên cứu cho thấy người dân chỉ nhận biết và đánh giá cao tiềm năng về tài nguyên du lịch là các nét văn hoá đẹp, cụ thể: có chỉ số trung bình cao nhất là yếu tố ẩm thực của tỉnh với GTTB = 3.92 là yếu tố nên được giữ phong độ và phát huy cao hơn nữa nền văn hoá ẩm thực của Cà Mau. 1645
- Bảng 1. Đánh giá của người dân địa phương mức độ khai thác các tài nguyên du lịch tại Tỉnh Cà Mau Các yếu tố tài nguyên Mức độ khai thác* Ghi chú Các di tích lịch sử văn hóa 3.52 Các danh lam thắng cảnh 3.86 Các tập tục, lễ hội truyền thống 3.83 Các tài nguyên thiên nhiên khác 3.74 Người dân và cuộc sống của họ 3.69 Ẩm thực 3.92 Các làng nghề truyền thống 3.78 Ghi chú: * Theo thang đo từ 1: rất thấp đến 5: rất cao Bảng 2. Đánh giá của người dân địa phương về cơ hội việc làm của các hoạt động kinh tế tại Cà Mau Các hoạt động kinh tế Cơ hội việc làm* Trồng trọt 3.32 Chăn nuôi 3.43 Đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản 3.82 Làm vườn 3.52 Làm thủ công mĩ nghệ 3.53 Buôn bán nhỏ 3.53 Nhà hàng 3.62 Kinh doanh lưu trú 3.56 Dịch vụ du lịch giải trí 3.72 Vận tải, vận chuyển 3.53 Làm thuê mùa vụ 3.46 Ghi chú: * Theo thang đo từ 1: rất khó đến 5: rất dễ 1646
- Xem xét dưới góc độ cơ hội việc làm và thu nhập của du lịch so với các hoạt động khác, nếu so sánh mức độ đánh giá của từng hoạt động và kết hợp ý kiến đánh giá về cơ hội thu nhập thì có thể thấy xu hướng đánh giá tích cực hơn dành cho các hoạt động du lịch dịch vụ và đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản so với các hoạt động khác. Cụ thể, ý kiến của người dân về cơ hội việc làm và thu nhập trong hoạt động làm vườn, làm đồ thủ công mỹ nghệ, làm thuê thời vụ đều ở mức thấp ( ít có cơ hội). Trong khi họ đánh giá cao hơn về cơ hội thu nhập đối với các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch, giải trí, kinh doanh nhà hàng và đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản (Bảng 2). Bảng 3. Nhận thức của người dân địa phương về khả năng phát triển các dịch vụ du lịch bổ sung tại các di tích LSVH Các dịch vụ du lịch bổ sung Giá trị TB* Bán hàng lưu niệm địa phương 3.63 Cung cấp thức ăn đồ uống 3.67 Biểu diễn lễ hội 3.61 Sản xuất hàng thủ công 3.53 Trình diễn một số hoạt động sản xuất đặc trưng 3.63 Thuyết minh viên tại chỗ 3.71 Lưu trú tại nhà dân 3.69 Dịch vụ đi lại tại địa phương 3.77 Dịch vụ y tế cho du khách 3.67 Cho thuê các tiện nghi khác 3.69 Thông tin liên lạc 3.71 Tham gia chỉnh trang cảnh quan, môi trường quanh 3.63 các di tích Ghi chú: *Theo thang đo từ 1: rất thấp đến 5: rất cao Ý kiến đánh giá về khả năng phát triển các dịch vụ du lịch bổ sung tại các di tích LSVH của địa phương được tổng hợp ở Bảng 3. Kết quả điều tra cho thấy người dân chưa thực sự hiểu được các cơ hội tham gia của họ trong phát triển các dịch vụ du lịch bổ sung tại các di tích LSVH. Tuy nhiên, một số dịch vụ được nhận thức rõ hơn như dịch vụ thuyết minh viên tại chỗ (3.71), dịch vụ đi lại tại địa phương (3.77), dịch vụ cho thuê các tiện nghi khác (3.69), lưu trú tại nhà dân (3.69). 1647
- Bảng 4. Ý kiến của người dân về những khó khăn đã/ sẽ gặp phải khi tham gia phát triển các DVDLBS tại các di tích LSVH Các yếu tố rào cản về cơ chế và nguồn lực Mức độ khó khăn* Thủ tục kinh doanh khó khăn 3.4 Thiếu vốn kinh doanh 3.37 Không giao tiếp được với khách du lịch (ngoại ngữ ) 3.38 Chưa có cơ chế chính sách hỗ trợ từ chính quyền địa phương 3.38 Thiếu kiến thức, kỹ năng kinh doanh dịch vụ du lịch 3.39 Cơ sở vật chất nghèo nàn 3.36 Ghi chú:* theo thang đo từ 1: hoàn toàn không đồng ý đến 5: hoàn toàn đồng ý Các yếu tố rào cản về tổ chức hoạt động kinh doanh Mức độ khó khăn* Thuế kinh doanh dịch vụ cao 3.45 Thu nhập từ hoạt động DVDL thấp 3.42 Mùa vụ hoạt động du lịch và dịch vụ liên quan bấp bênh 3.5 Ghi chú:* theo thang đo từ 1: hoàn toàn không đồng ý đến 5: hoàn toàn đồng ý Nếu các rào cản về nhận thức tác động đến mức độ quan tâm và ý định tham gia của người dân thì các yếu tố cơ chế, nguồn lực và hoạt động là những nhân tố trực tiếp quyết định mức độ và kết quả tham gia hoạt động du lịch. Kết quả nghiên cứu cho thấy thủ tục kinh doanh khó khăn, thiếu vốn kinh doanh, thiếu kỹ năng ngoại ngữ và thiếu cơ chế chính sách hỗ trợ từ chính quyền là những yếu tố có tác động lớn đến sự tham gia của họ trong cung cấp các dịch vụ du lịch bổ sung tại các điểm di tích LSVH (Bảng 4). Bảng 5. Ý kiến của người dân về các giải pháp và hoạt động hỗ trợ cần thiết trong phát triển các dịch vụ du lịch bổ sung tại các di tích LSVH Các giải pháp/hoạt động hỗ trợ Giá trị TB* Hỗ trợ vốn (Sản xuất rau quả, thủ công mỹ nghệ, kinh doanh ăn uống...) 3.63 Hỗ trợ cải thiện đường sá, cơ sở hạ tầng du lịch đến các điểm trồng rừng 3.91 Cải thiện vệ sinh môi trường trong và quanh các DTLSVH 3.88 1648
- Hỗ trợ liên kết các doanh nghiệp du lịch trong kinh doanh DVDLBS 3.7 Hỗ trợ phát triển thị trường du lịch của các di tích LSVH 3.78 Nâng cao nhận thức cộng đồng về du lịch 3.83 Tập huấn kiến thức, kỹ năng làm du lịch 3.75 Hỗ trợ máy móc trang thiết bị 3.45 Sự hợp tác, hỗ trợ của các tổ chức xã hội địa phương (hội nông dân, phụ nữ...) 3.72 Xây dựng thương hiệu một số đặc sản địa phương 3.84 Tập huấn ngoại ngữ 3.83 Hỗ trợ xây dựng một số mô hình trình diện DVDL bổ sung 3.86 Ban hành các quy định, hướng dẫn rõ ràng về kinh doanh DVDL bổ sung 3.82 Chuyên gia tư vấn du lịch 3.62 Qui hoạch các khu vực kinh doanh DVDL bổ sung 3.55 Ghi chú:* theo thang đo từ 1 (Rất không cần thiết) - 5 ( Rất cần thiết ) Khi được hỏi về các giải pháp và hoạt động hỗ trợ cần thiết để tăng cường sự tham gia của người dân trong phát triển các dịch vụ du lịch bổ sung, đa số người trả lời đều nhấn mạnh sự cần thiết phải tập trung vào nhóm các giải pháp cơ chế và cải thiện nguồn lực của hộ dân như: hỗ trợ cải thiện đường sá, cơ sở hạ tầng du lịch đến các điểm trồng rừng, cải thiện vệ sinh môi trường trong và quanh các DTLSVH, hỗ trợ xây dựng một số mô hình trình diện DVDL bổ sung, xây dựng thương hiệu một số đặc sản địa phương và tập huấn ngoại ngữ các (Bảng 5). Bảng 6. Người dân địa phương đã tiếp cận đến du lịch bền vững tại Cà Mau qua những phương tiện nào Phương tiện truyền thông trực tiếp Đơn vị tính % Bạn bè nhắc đến 66 Hợp, hội tuyên truyền tại địa phương 25 Người thân tìm hiểu 9 Phương tiện truyền thông gián tiếp Đơn vị tính % 1649
- Điện Thoại 28 Truyền hình/ tivi 10 Báo chí 2 Internet (youtube, facebook, tik tok,...) 60 Ngày nay, người dân ngày càng tiếp cận được nhiều thông tin qua các phương tiện truyền thông nên người dân có thể tìm hiểu cũng như là có nhiều thông tin hữu ích, như chúng ta có thể thấy người dân được tiếp cận tới phát triển du lịch và phát triển du lịch bền vững qua bạn bè nhắc tới (66%), và internet (60%), những phương tiện dễ sử dụng và dễ tiếp cận thông tin. Bảng 7. Mức độ sẵn sàng ủng hộ của người dân địa phương về việc phát triển du lịch bền vững ở Cà Mau Mức độ sẵn sàng ủng hộ Giá trị TB* Tôi tin rằng du lịch nên được khuyến khích tích cực trong cộng đồng của tôi 3.84 Du khách thân thiện và hoà đồng với dân cư 3.72 Tôi sẵn sàng hỗ trợ khách du lịch trong cuộc sống thường ngày 3.66 Phát triển du lịch có mặt tích cực hơn là tiêu cực 3.67 Tôi ủng hộ du lịch và muốn thấy nó trở thành một phần quan trọng trong 3.89 cộng đồng Ghi chú:* theo thang đo từ 1: hoàn toàn không đồng ý đến 5: hoàn toàn đồng ý Theo bảng số liệu chúng ta nhận thấy được ý kiến của người dân về mực độ sẵn sàng ủng phát triển du lịch tại địa phương và mong muốn ủng hộ và muốn nó trở thành một phần quan trọng trong cộng đồng (3.89) và cho thấy được rằng người dân đã và dang chào đón du lịch tiến sâu hơn vào trong cộng đồng. Bảng 8. Thông tin cá nhân của người dân làm khảo sát Giới tính Đơn vị tính % Ghi chú Nam 40 Nữ 60 Độ tuổi Đơn vị tính %
- 18 - 25 88 26 - 35 3 36 - 55 2,5 >55 0 Trình độ văn hoá Đơn vị tính % Cấp tiểu học 0 Cấp trung học cơ sở - trung học phổ thông 4 Cao đẳng - Đại học 90 Sau đại học 6 Nghề nghiệp của Anh/ Chị Đơn vị tính % Học sinh, sinh viên 85 Văn phòng 12 Nông dân 1 Tự do 2 Số liệu điều tra cho thấy phát triển du lịch bền vững được tìm hiểu nhiều ở độ tuổi từ 18 đến 25 (88%) với nghiệp chủ yếu là học sinh - sinh viên (85%) với trình độ đại học cao đẳng (90%) , cho thấy giá trị cao để khai thác và phát triển du lịch tại dịa phương phải củng cố và được phát huy ở lớp trẻ, từ sự tìm hiểu cũng như lòng mong mong muốn quê hương Cà Mau ngày càng phát triển du lịch nhất là du lịch bền vững cần truyền bá sâu rộng hơn nữa. 4. NHÌN CHUNG Điểm mạnh: Cà Mau được thiên nhiên ưu ái là vùng đất lắm tôm nhiều cá, có rừng, có hệ sinh thái rừng ngập mặn, ngập ngọt… Đây là những điều kiện rất thuận lợi. Du lịch Cà Mau hiện nay cũng có thuận lợi về đường bộ, khách quốc tế đến thông qua đường hàng không. Điểm yếu: Chưa có các tiêu chí, tiêu chuẩn cho hoạt động và các sản phẩm, dịch vụ du lịch. Người dân địa phương và khách du lịch chưa có ý thức cao trong việc bảo vệ môi trường. Hạn chế về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho du lịch sinh thái. Chưa có hướng dẫn viên tại khu du lịch. Khó khăn về cơ sở hạ tầng. 5. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 1651
- Có kế hoạch xúc tiến, kêu gọi các nhà đầu tư chiến lược tham gia các dự án du lịch, khu vui chơi giải trí... mang tính động lực để thúc đẩy phát triển du lịch. Ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, bao gồm cơ sở hạ tầng giao thông để tăng khả năng tiếp cận nơi có tài nguyên du lịch. Tăng cường giáo dục và nâng cao ý thức trong cộng đồng dân cư về gìn giữ bảo vệ môi trường. Khuyến khích các công ty du lịch khi thiết kế tour có các chương trình đưa khách tham gia trồng cây và chăm sóc cây xanh. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cổng thông tin điện tử Tỉnh Cà Mau (04/06/2016), Tham luận “Thực trạng phát triển du lịch sinh thái Tỉnh Cà Mau” 2. Theo Điều 4, Chương I, Luật du lịch Việt Nam năm 2005 (ban hành ngày 14/6/2005) 3. https://baotintuc.vn/du-lich/ca-mau-danh-thuc-tiem-nang-du-lich-sinh-thai-du-lich-cong-dong- 20191103131927138.htm#:~:text=C%C3%A0%20Mau%20%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c%20 4. Giáo trình “Phát triển du lịch bền vững”, 2023. 5. Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Kinh tế và Phát triển; ISSN 2588–1205 Tập 126, Số 5D, 2017, Tr. 95–106 1652
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Triết lý yoga
5 p | 293 | 124
-
Hướng dẫn tập luyện thể dục thể hình part 9
5 p | 144 | 38
-
Huyết Mỹ Nhân - Trần Thanh Vân
540 p | 106 | 18
-
Truyện ngắn Bỉ vỏ: Phần 1
73 p | 201 | 15
-
từ thức gặp tiên - nxb mỹ thuật
33 p | 77 | 12
-
bốn thỏa ước - nxb tri thức
79 p | 66 | 9
-
Thưởng thức kem trà xanh đặc sản của Nhật
13 p | 81 | 6
-
chồn mật: phần 1
486 p | 43 | 6
-
Người Đàn Ông Ghét Lễ Giáng Sinh
3 p | 66 | 5
-
Đoán Án Kỳ Quan - Chương 2 (B)
18 p | 65 | 4
-
Lily
8 p | 60 | 4
-
Về với Nam Đàn
6 p | 91 | 3
-
Đặc điểm nhân khẩu học của người dân tập luyện thể dục thể thao thường xuyên tại khu vực miền núi Trung Bộ
5 p | 47 | 3
-
Ảnh hưởng của các đặc điểm nhân khẩu học đến phát triển du lịch bền vững: Trường hợp huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
21 p | 18 | 3
-
Hạnh phúc trọn vẹn
7 p | 82 | 2
-
Giá trị của thể thao thành tích cao trong điều kiện hiện nay ở nước ta
3 p | 24 | 2
-
Đánh giá sức hấp dẫn điểm đến du lịch Đồng Tháp
12 p | 8 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn