intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhận thức của người tiêu dùng về đại diện thương hiệu là người nổi tiếng

Chia sẻ: ViSatori ViSatori | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

244
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này tìm hiểu nhận thức của người tiêu dùng Việt Nam đối với các đại diện thương hiệu là người nổi tiếng trên các phương diện: Sự tin cậy, chuyên môn, sự thu hút. Nghiên cứu chỉ ra rằng yếu tố chuyên môn của người đại diện thương hiệu có sự tác động mạnh mẽ nhất đến hành vi mua, tiếp đến là sự tin cậy và sự thu hút.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhận thức của người tiêu dùng về đại diện thương hiệu là người nổi tiếng

<br /> <br /> QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP <br /> <br /> <br /> <br /> Nhận thức của người tiêu dùng về đại diện<br /> thương hiệu là người nổi tiếng<br /> Nguyễn Thị Hương Giang<br /> Phan Thuỳ Dương<br /> Ngày nhận: 23/07/2018 <br /> <br /> Ngày nhận bản sửa: 15/08/2018 <br /> <br /> Ngày duyệt đăng: 24/08/2018<br /> <br /> Cùng với sự ra đời của nhiều hình thức marketing hiện đại, việc sử<br /> dụng đại diện thương hiệu như một cách thức marketing mới đã dần<br /> trở nên quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam. Nghiên cứu này<br /> tìm hiểu nhận thức của người tiêu dùng Việt Nam đối với các đại<br /> diện thương hiệu là người nổi tiếng trên các phương diện: Sự tin cậy,<br /> chuyên môn, sự thu hút. Nghiên cứu chỉ ra rằng yếu tố chuyên môn<br /> của người đại diện thương hiệu có sự tác động mạnh mẽ nhất đến<br /> hành vi mua, tiếp đến là sự tin cậy và sự thu hút. Đồng thời, nghiên<br /> cứu cũng đề xuất cho các doanh nghiệp một số giải pháp giúp việc sử<br /> dụng người nổi tiếng làm đại diện thương hiệu trở nên hiệu quả hơn,<br /> tác động tích cực vào hành vi mua sắm của người tiêu dùng.<br /> Từ khoá: đại diện thương hiệu, người nổi tiếng, hành vi mua, nhận<br /> thức người tiêu dùng<br /> <br /> 1. Giới thiệu<br /> <br /> hình ảnh người nổi tiếng.<br /> Theo thống kê của công ty nghiên cứu thị<br /> trường Millward Brown, hơn 15% quảng cáo<br /> tại Mỹ có sự xuất hiện của người nổi tiếng,<br /> trong khi con số này tại Ấn Độ là 24% và Đài<br /> Loan lên tới 45% . Sử dụng người nổi tiếng<br /> được xem là một trong những chiến lược hiệu<br /> quả của các nhà tiếp thị trong việc nâng cao<br /> hình ảnh thương hiệu, thu hút khách hàng, hay<br /> tăng doanh số bán. Tại Việt Nam, cũng có rất<br /> nhiều các nhãn hàng sử dụng người nổi tiếng<br /> để quảng bá thương hiệu. Có thể kể đến những<br /> ví dụ rất thành công như Biti’s với hình ảnh đại<br /> diện là nam ca sĩ Sơn Tùng M-TP. Thay vào<br /> <br /> ỗi ngày khách hàng đều tiếp<br /> cận với hàng loạt các quảng<br /> cáo khác nhau từ các nhãn<br /> hàng. Nghiên cứu của tạp chí<br /> AdAge (2010) chỉ ra rằng,<br /> khách hàng tiếp nhận khoảng 3.000 hình ảnh<br /> quảng cáo mỗi ngày, nhưng thực tế chỉ có 150<br /> hình ảnh ảnh hưởng tới tiềm thức của khách<br /> hàng, trong số đó có 30 hình ảnh có thể tác<br /> động tới tâm thức của khách hàng. Một trong<br /> những cách thức để làm cho quảng cáo trở nên<br /> nổi bật và thu hút người tiêu dùng đó là sử dụng<br /> © Học viện Ngân hàng<br /> ISSN 1859 - 011X<br /> <br /> 54<br /> <br /> Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng<br /> Số 195- Tháng 8. 2018<br /> <br /> <br /> <br /> đó, cũng có không ít những doanh nghiệp gặp<br /> khó khăn khi chọn lựa những người nổi tiếng<br /> không phù hợp, vướng vào scandal như trường<br /> hợp Pepsi đã phải cắt hợp đồng đại diện thương<br /> hiệu của cầu thủ Phạm Văn Quyến sau khi cầu<br /> thủ này vướng vào nghi vấn bán độ. Câu hỏi<br /> được đặt ra là người nổi tiếng như thế nào sẽ<br /> là phù hợp để đại diện thương hiệu, và việc sử<br /> dụng hình ảnh của họ tác động ra sao tới thái<br /> độ hành vi người tiêu dùng tại Việt Nam thì<br /> chưa có nghiên cứu chính thống nào tiếp cận<br /> vấn đề này. Từ việc phân tích số liệu khảo sát,<br /> nghiên cứu này chỉ ra mối quan hệ giữa các yếu<br /> tố thuộc nhận thức của người tiêu dùng về đại<br /> diện thương hiệu là người nổi tiếng với hành<br /> vi tiêu dùng, qua đó đề xuất các giải pháp góp<br /> phần nâng cao hiệu quả của việc sử dụng đại<br /> diện thương hiệu.<br /> 2. Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu<br /> 2.1. Người nổi tiếng và đại diện thương hiệu<br /> Người nổi tiếng được dùng để chỉ những<br /> người được công chúng và truyền thông chú<br /> ý (McCracken,1989). Bên cạnh đó, người nổi<br /> tiếng thường có rất nhiều người yêu thích.<br /> Nhiều người trong số này có xu hướng “bắt<br /> chước” thần tượng của mình. Đây là cơ sở để<br /> nhiều thương hiệu sử dụng người nổi tiếng để<br /> quảng bá cho sản phẩm/dịch vụ của mình, nhằm<br /> thu hút sự chú ý từ phía công chúng.<br /> Đại diện thương hiệu (Brand Ambassador)<br /> đã xuất hiện từ lâu với nhiều định nghĩa khác<br /> nhau. Trong bài viết How to Become a Brand<br /> Ambassador trên trang Brand Ambassador<br /> World cho rằng “Đại diện thương hiệu là một<br /> người được thuê bởi một tổ chức hoặc công ty<br /> để đại diện cho một thương hiệu trong một hình<br /> ảnh tích cực giúp nâng cao nhận thức thương<br /> hiệu và bán hàng”.<br /> Trên thế giới đã có những nghiên cứu chỉ ra sự<br /> ảnh hưởng của việc sử dụng người nổi tiếng<br /> làm đại diện thương hiệu và xuất hiện trong<br /> các quảng cáo của doanh nghiệp. Rashid,<br /> Nallamuthu & Sidin (2002) đã tiến hành một<br /> nghiên cứu về “Nhận thức của người tiêu<br /> dùng đối với hình ảnh người nổi tiếng trong<br /> <br /> Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng<br /> <br /> QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP<br /> <br /> quảng cáo” tại Malaysia. Kết quả nghiên cứu<br /> chỉ ra rằng, người nổi tiếng có ảnh hưởng tới<br /> quyết định mua hàng và sử dụng dịch vụ của<br /> khách hàng. Tuy nhiên, một nghiên cứu khác<br /> của Hunter và Davidsson (2008) với nhan đề<br /> “Người nổi tiếng trong kinh doanh: Sức ảnh<br /> hưởng của thông tin tiêu cực từ người nổi tiếng<br /> tới doanh nghiệp” cho rằng những thông tin<br /> tiêu cực về người nổi tiếng sẽ có tác động tiêu<br /> cực tới thái độ và hành vi của khách hàng, từ<br /> đó có thể dẫn tới ảnh hưởng xấu tới hình ảnh<br /> thương hiệu hay sụt giảm doanh số bán hàng.<br /> Trong nghiên cứu “Người nổi tiếng trong<br /> quảng cáo và nhận thức người tiêu dùng” của<br /> Biswas, Hussain, & O’Donnell (2009) cho thấy,<br /> việc sử dụng người nổi tiếng khiến khách hàng<br /> chú ý tới thương hiệu nhiều hơn và có những<br /> tương tác với doanh nghiệp nhiều hơn.<br /> Nghiên cứu của Saleem & Abideen (2011) về<br /> “Quảng cáo hiệu quả và sức ảnh hưởng tới<br /> hành vi tiêu dùng” cũng đưa ra kết quả cho<br /> thấy, khách hàng có xu hướng mua sản phẩm<br /> từ những nhãn hiệu mà họ có cảm tình. Sự cảm<br /> tình đó được tạo ra từ hình ảnh, nhạc điệu,<br /> ngôn từ, và nhân vật xuất hiện trong quảng<br /> cáo của doanh nghiệp. Một nghiên cứu khác<br /> của Rafique (2012) cho thấy rằng việc sử dụng<br /> người nổi tiếng mang lại nhiều lợi ích cho các<br /> công ty. Khách hàng sẽ bị thu hút hoặc thậm chí<br /> là nâng cao khả năng nhận biết sản phẩm thông<br /> qua hình ảnh người nổi tiếng.<br /> 2.2. Các lý thuyết về đại diện thương hiệu<br /> Để xây dựng chiến lược marketing bằng đại<br /> diện thương hiệu hiệu quả, nhiều lý thuyết, mô<br /> hình đã được phát triển để lựa chọn những đại<br /> diện thương hiệu với các đặc điểm về cá nhân<br /> thích hợp.<br /> Lý thuyết về sự tin cậy<br /> Lý thuyết về tin cậy dựa trên cơ sở tâm lý học<br /> xã hội, cho rằng những đại diện sở hữu năng<br /> lực chuyên môn và sự tín nhiệm được xem là<br /> đáng tin cậy, và do đó có khả năng thuyết phục.<br /> Lý thuyết này đã được ứng dụng rộng rãi trong<br /> các nghiên cứu về người nổi tiếng, với kết quả<br /> nghiên cứu cho thấy những người nổi tiếng<br /> <br /> Số 195- Tháng 8. 2018<br /> <br /> 55<br /> <br /> QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP <br /> <br /> nhận được sự tín nhiệm sẽ là những đại diện<br /> thương hiệu hiệu quả (Ohanian, 1991; Atkin<br /> and Block, 1983).<br /> Sự tin cậy được định nghĩa là mức độ mà một<br /> người nổi tiếng “được nhận thức là có chuyên<br /> môn liên quan đến chủ đề truyền thông và đáng<br /> tin cậy trong việc đưa ra một ý kiến khách quan<br /> về chủ đề này” (Goldsmith và các cộng sự,<br /> 2000). Các yếu tố bao gồm khả năng chuyên<br /> môn và tính đáng tin cậy của người đại sứ giúp<br /> xác định sự tin cậy của người đại sứ.<br /> Chuyên môn phản ánh tính chính xác trong ý<br /> kiến của người nổi tiếng trong khi tính đáng tin<br /> cậy phản ánh niềm tin của người tiêu dùng vào<br /> tính chính xác của các nhận định mà người nổi<br /> tiếng đưa ra (Hovland và các cộng sự, 1953).<br /> Còn theo Ohanian (1990), chuyên môn của<br /> người đại sứ là nhận thức của người tiêu dùng<br /> về kiến thức, kinh nghiệm hoặc khả năng của<br /> người đại sứ đó về sản phẩm họ đại diện. Nhận<br /> thức của người tiêu dùng về sự tin cậy của<br /> người nổi tiếng càng cao, người nổi tiếng sẽ<br /> càng được coi là một nguồn thông tin đáng tin<br /> cậy về sản phẩm và thông tin thương hiệu.<br /> Lý thuyết về sự thu hút<br /> Lý thuyết về sự thu hút cũng được phát triển từ<br /> nghiên cứu tâm lý xã hội (McCracken, 1989),<br /> cho rằng hiệu quả của một thông điệp phụ<br /> thuộc vào tính quen thuộc, sự yêu thích, độ<br /> tương đồng, và sự hấp dẫn về thể lý của nguồn<br /> truyền thông điệp đối với những người nhận<br /> thông điệp. Tính thu hút đề cập đến nhận thức<br /> của người tiêu dùng về sự hấp dẫn thể chất của<br /> người đại diện thương hiệu (Ohanian, 1990).<br /> Nhìn chung, sự thu hút của nguồn (ở đây muốn<br /> nói đến người nổi tiếng) đến từ ngoại hình, tính<br /> cách, độ khả ái và sự tương đồng với người<br /> nhận.<br /> Hai đặc điểm gắn liền với lý thuyết về sự thu<br /> hút là tính khả ái (sự yêu thích) và sự tương<br /> đồng. Theo định nghĩa của Ohanian (1990),<br /> tính khả ái là sự hiện diện hoặc không hiện<br /> diện của những cảm xúc mà người nhận thông<br /> điệp có trước nguồn của thông tin mà họ nhận<br /> được. Những người thu hút không chỉ là những<br /> người được yêu thích (khả ái) trong mắt của xã<br /> hội, mà còn là những người tương đồng với đối<br /> <br /> 56 Số 195- Tháng 8. 2018<br /> <br /> tượng mục tiêu.<br /> Nếu người nhận thông điệp cảm thấy rằng<br /> nguồn thông điệp (ở đây là người nổi tiếng)<br /> cũng tương tự như họ về thái độ, quan điểm,<br /> hoạt động, nguồn gốc, địa vị xã hội hoặc lối<br /> sống, người nhận sẽ chịu ảnh hưởng bởi thông<br /> điệp của người đại diện (Ohanian, 1990). Sự<br /> thu hút về ngoại hình cũng được xem là có ảnh<br /> hưởng đáng kể đến hiệu quả mà đại diện mang<br /> đến (Chaiken, 1979).<br /> 2.3. Mô hình nghiên cứu<br /> Nhìn chung, các kết quả nghiên cứu đã chứng<br /> minh rằng sự tin cậy của người đại diện thương<br /> hiệu có ảnh hưởng tích cực đến hành vi mua<br /> (Goldsmith và các cộng sự, 2000; Lafferty<br /> và các cộng sự, 2002; Ohanian, 1990; 1991,<br /> Braunstein and Zhang, 2005). Trong nghiên cứu<br /> của mình về đại diện thương hiệu trong lĩnh vực<br /> thể thao, Braunstein and Zhang (2005) cũng<br /> cho rằng chuyên môn của người đại diện có ảnh<br /> hưởng đến doanh thu bán hàng. Theo Ahmed và<br /> cộng sự (2015), sự tin cậy và thu hút ảnh hưởng<br /> tích cực đến hành vi mua, trong đó sự tin cậy<br /> ảnh hưởng mạnh mẽ hơn sự thu hút. Các nghiên<br /> cứu cũng đã chứng minh ảnh hưởng của sự thu<br /> hút của người đại diện thương hiệu đến hành vi<br /> mua (Hakimi và các cộng sự, 2011, Kahle and<br /> Homer, 1985; Ohanian, 1991). Chính vì vậy,<br /> mô hình nghiên cứu được đề xuất như Hình 1.<br /> Hình 1. Mô hình nghiên cứu<br /> Sự tin cậy (TC)<br /> Chuyên môn (CM)<br /> <br /> Biến kiểm soát:<br /> giới tính, tuổi, địa lý<br /> (GIOITINH, TUOI,<br /> THANHPHO)<br /> Hành vi mua<br /> (HV)<br /> <br /> Sự thu hút (TH)<br /> <br /> Nguồn: Nghiên cứu của các tác giả<br /> <br /> 3. Phương pháp nghiên cứu<br /> Quá trình nghiên cứu trải qua các bước sau:<br /> <br /> Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng<br /> <br /> QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP<br /> <br /> <br /> <br /> Thiết kế bảng hỏi: Các câu hỏi liên quan đến<br /> các yếu tố trong mô hình được thiết kế dựa trên<br /> các nghiên cứu trước đây với một số điều chỉnh<br /> cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu ở Việt<br /> Nam. Cụ thể:<br /> + Các câu hỏi liên quan đến sự tin cậy gồm 5<br /> câu hỏi, trong đó 3 câu hỏi được tham khảo từ<br /> Ohanian (1990) và 2 câu hỏi từ Davis (2007).<br /> + Các câu hỏi liên quan đến chuyên môn của<br /> đại diện thương hiệu gồm 4 câu hỏi được xây<br /> dựng bởi Ohanian (1990).<br /> + Các câu hỏi liên quan đến sự thu hút gồm 5<br /> câu hỏi từ Ohanian (1990).<br /> + Các câu hỏi liên quan đến hành vi mua,<br /> nghiên cứu sử dụng 3 câu hỏi từ Tingchi Liu và<br /> <br /> các cộng sự (2007) và 2 câu hỏi từ Amit (2010).<br /> Các thang đo cho câu hỏi được trình bày trong<br /> Bảng 1.<br /> Các câu hỏi được chia làm 2 phần: Phần I gồm<br /> các câu hỏi khảo sát cơ bản về đối tượng khảo<br /> sát: tuổi, giới tính, nơi sinh sống, và các câu hỏi<br /> kiểm tra hiểu biết của người được hỏi về đại<br /> diện thương hiệu là người nổi tiếng. Các câu<br /> hỏi này nhằm đảm bảo rằng người được hỏi có<br /> hiểu biết đủ về đại diện thương hiệu để tham<br /> gia vào khảo sát; phần II gồm các câu hỏi nhằm<br /> đánh giá nhận thức của người tiêu dùng về đại<br /> diện thương hiệu là người nổi tiếng.<br /> Mẫu và thu thập dữ liệu<br /> - Nghiên cứu định lượng chính thức được thực<br /> <br /> Bảng 1. Thang đo cho các biến trong mô hình<br /> Biến<br /> <br /> Nguồn<br /> tham khảo<br /> <br /> Thang đo<br /> TC1 Đại diện thương hiệu là người nổi tiếng đáng tin cậy<br /> TC2 Đại diện thương hiệu là người nổi tiếng trung thực<br /> <br /> Sự tin<br /> cậy<br /> <br /> TC3<br /> <br /> Đại diện thương hiệu là người nổi tiếng thành thật khi đưa ra các nhận định<br /> về thương hiệu/sản phẩm trong quảng cáo<br /> <br /> TC4 Tôi tin tưởng những gì người nổi tiếng nói trong quảng cáo<br /> TC5 Tôi tin tưởng thương hiệu và sản phẩm mà người nổi tiếng chứng thực<br /> CM1<br /> <br /> Davis<br /> (2007)<br /> <br /> Đại diện thương hiệu là người nổi tiếng có kinh nghiệm trong sử dụng sản<br /> phẩm/thương hiệu.<br /> <br /> CM2 Đại diện thương hiệu là người nổi tiếng hiểu biết về sản phẩm/thương hiệu<br /> Chuyên<br /> môn CM3 Đại diện thương hiệu là người nổi tiếng đủ khả năng để chứng thực cho sản<br /> phẩm/thương hiệu<br /> CM4<br /> <br /> Ohanian<br /> (1990)<br /> <br /> Ohanian<br /> (1990)<br /> <br /> Đại diện thương hiệu là người nổi tiếng có kỹ năng sử dụng sản phẩm/<br /> thương hiệu<br /> <br /> TH1 Đại diện thương hiệu có ngoại hình hấp dẫn<br /> TH2 Đại diện thương hiệu thu hút<br /> Sự thu<br /> TH3 Đại diện thương hiệu sang trọng<br /> hút<br /> TH4 Đại diện thương hiệu thanh lịch<br /> <br /> Ohanian<br /> (1990)<br /> <br /> TH5 Đại diện thương hiệu quyến rũ<br /> HV1 Tôi sẽ cân nhắc việc mua sản phẩm/dịch vụ mà người nổi tiếng làm đại diện<br /> HV2 Tôi sẵn lòng giới thiệu cho những người khác mua sản phẩm này<br /> Hành vi HV3 Tôi sẽ mua sản phẩm/dịch vụ mà người nổi tiếng làm đại diện<br /> mua<br /> HV4 Tôi đã mua sản phẩm/dịch vụ mà người nổi tiếng làm đại diện<br /> Nhìn chung, tôi sẵn lòng mua sản phẩm/dich vụ mà người nổi tiếng làm đại<br /> HV5<br /> diện<br /> <br /> Tingchi<br /> Liu và các<br /> cộng sự<br /> (2007)<br /> Amit<br /> (2010)<br /> <br /> Nguồn: Tổng hợp từ nghiên cứu của các tác giả<br /> <br /> Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng<br /> <br /> Số 195- Tháng 8. 2018<br /> <br /> 57<br /> <br /> QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP <br /> <br /> Bảng 2.<br /> Đặc điểm cá nhân của mẫu nghiên cứu<br /> Đặc<br /> điểm<br /> Giới tính<br /> <br /> Tuổi<br /> <br /> Nơi ở<br /> <br /> Số<br /> lượng<br /> <br /> Tỷ trọng<br /> (%)<br /> <br /> Nam<br /> <br /> 55<br /> <br /> 29,9<br /> <br /> Nữ<br /> <br /> 129<br /> <br /> 70,1<br /> <br /> Dưới 18 tuổi<br /> <br /> 16<br /> <br /> 8,7<br /> <br /> Từ 19-25<br /> <br /> 131<br /> <br /> 71,2<br /> <br /> Từ 26-40<br /> <br /> 34<br /> <br /> 18,5<br /> <br /> Từ 41-60<br /> <br /> 3<br /> <br /> 1,6<br /> <br /> Hà Nội<br /> <br /> 109<br /> <br /> 59,2<br /> <br /> TP Hồ Chí Minh<br /> <br /> 34<br /> <br /> 18,5<br /> <br /> TP khác<br /> <br /> 41<br /> <br /> 22,3<br /> <br /> Giá trị<br /> <br /> Nguồn: Kết quả từ nghiên cứu của các tác giả<br /> <br /> hiện trên 250 người. Theo Hair và cộng sự<br /> (1998), đối với phân tích khám phá thì cỡ mẫu<br /> phải tối thiểu gấp 5 lần tổng số chỉ báo của<br /> các thang đo, còn theo Tabachnick và Fidell<br /> (1996), cỡ mẫu tối thiểu được tính bằng công<br /> thức: 50+ 8*m, trong đó m là số biến độc lập.<br /> Tổng hợp 2 yêu cầu trên, mẫu tối thiểu đạt yêu<br /> cầu cho nghiên cứu này là 90. Để đảm bảo số<br /> quan sát đạt yêu cầu, nhóm tác giả đã điều tra<br /> số lượng 250. Cách thức khảo sát mẫu theo kiểu<br /> lấy mẫu thuận tiện và phương pháp quả bóng<br /> tuyết (snowball), khảo sát được tiến hành cả<br /> theo cách thức trực tuyến và trực tiếp nhằm tiếp<br /> cận được nhiều đối tượng khác nhau và không<br /> bị giới hạn bởi yếu tố địa lý. Số liệu chính thức<br /> thu thập được phù hợp để đưa vào phân tích<br /> bằng phần mềm SPSS là 184.<br /> Nhóm tác giả đã tiến hành nghiên cứu định<br /> lượng chính thức theo tuần tự các bước như<br /> sau: kiểm định lại độ tin cậy của thang đo, kiểm<br /> định giá trị của thang đo bằng phương pháp<br /> phân tích nhân tố (EFA), phân tích tương quan<br /> nhằm kiểm tra mối liên hệ giữa các biến trong<br /> mô hình nghiên cứu, phân tích hồi quy bội để<br /> kiểm định giả thuyết và nghiên cứu ảnh hưởng<br /> của các biến độc lập tới biến phụ thuộc.<br /> - Kết quả thu thập số liệu khảo sát từ 250 người<br /> trả lời khảo sát cho thấy, có 184 người đã biết<br /> đến người nổi tiếng làm đại diện thương hiệu,<br /> chiếm 73,6%, số còn lại chưa từng biết đến bất<br /> <br /> 58 Số 195- Tháng 8. 2018<br /> <br /> kỳ một người nổi tiếng nào làm đại diện thương<br /> hiệu. Trong số 184 người này, theo cơ cấu về<br /> độ tuổi, dưới 18 tuổi chiếm 8,7% (19 người),<br /> từ 19- 25 tuổi chiếm đa số trong tổng thể mẫu<br /> nghiên cứu (131 người, chiếm 71,2%), số còn<br /> lại là 26- 40 tuổi chiếm 18,5% (34 người) và<br /> từ 41- 60 tuổi chiếm 1,6% (3 người). Theo cơ<br /> cấu về nơi ở, những người trả lời bảng hỏi sinh<br /> sống ở khắp các nơi khác nhau, trong đó đa<br /> số đến từ Hà Nội (59,2%), tiếp theo đó là các<br /> thành phố khác (Đà Nẵng, Thái Nguyên, Thái<br /> Bình, Hà Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Nghệ<br /> An, Kiên Giang, Nha Trang, Hải Dương, Bình<br /> Dương, Vĩnh Phúc…) (chiếm 22,3%), còn lại là<br /> TP. Hồ Chí Minh (18,5%).<br /> 4. Kết quả nghiên cứu<br /> 4.1. Nhận thức của người tiêu dùng về người<br /> nổi tiếng làm đại diện thương hiệu<br /> Theo kết quả điều tra từ khảo sát, một bộ<br /> phận lớn người tiêu dùng đã nhận biết và có<br /> thể kể tên một số người nổi tiếng hiện đang<br /> làm đại diện thương hiệu. Các kênh thông tin<br /> giúp người tiêu dùng nhận biết được người nổi<br /> tiếng nào hiện đang làm đại diện thương hiệu<br /> cho nhãn hàng nào chủ yếu thông qua Internet<br /> (71,1%) và truyền hình (59,9%), còn lại là các<br /> kênh khác như báo, tạp chí, radio, banner, trang<br /> cá nhân của người nổi tiếng... Người tiêu dùng<br /> biết đến người nổi tiếng làm đại diện thương<br /> hiệu chủ yếu thuộc các ngành hàng như hàng<br /> điện tử, điện máy (50,3%), hàng tiêu dùng<br /> (32%), mỹ phẩm- làm đẹp (29,4%), thời trang<br /> (29%), dịch vụ (8,1%).<br /> Xét về sự tin cậy, số lượng lớn người tiêu dùng<br /> chỉ đánh giá sự tin cậy của người nổi tiếng<br /> làm đại diện thương hiệu ở mức trung lập,<br /> họ không quá mất lòng tin vào sự tin cậy của<br /> người nổi tiếng khi làm đại diện thương hiệu,<br /> nhưng cũng không quá đánh giá cao sự tin cậy<br /> của những người nổi tiếng này. Khảo sát cho<br /> thấy, trong các tiêu chí đánh giá sự tin cậy của<br /> người đại diện, tiêu chí “Đại diện thương hiệu<br /> là người nổi tiếng đáng tin cậy” được đánh giá<br /> cao nhất (3.4185), thế nhưng họ lại không quá<br /> tin tưởng vào những gì mà người nổi tiếng nói<br /> <br /> Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0